Ngày đăng: 18/03/2015, 14:03
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN ĐỨC THỌ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng – Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỆP Phản biện 1: TS. LÊ BẢO Phản biện 1: PGS.TS. BÙI THỊ TÁM Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Đại học Đà Nẵng ngày 22 tháng 02 năm 2014. Có thể tìm hiểu Luận văn tại: – Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng – Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế – xã hội và thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; cũng như đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí…để bảo tồn, phát triển tài nguyên du lịch. Trong nhiều văn kiện của Đảng bộ tỉnh và của chính quyền đều xác định Quảng Bình có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch và quyết tâm đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Thực tiễn cho thấy so với tiềm năng, kết quả đạt của ngành du lịch của Quảng Bình còn ở mức khiêm tốn. Du lịch Quảng Bình còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức…Để phát triển Du lịch Quảng Bình một cách bền vững và đạt hiệu quả hơn trong tương lai thì đòi hỏi chúng ta phải tiến hành giải quyết hàng loạt các vấn đề. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp khắc phục là một yêu cầu bức thiết để hoạt động kinh doanh du lịch thật sự có hiệu quả, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Với những lý do trên, nên bản thân tôi chọn đề tài:”Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình” làm luận văn của mình. Nghiên cứu này hy vọng sẽ tìm ra được những cơ sở khoa học nhằm cung cấp thông tin cơ bản về thực trạng, nguyên nhân của các vấn đề còn tồn tại cần phải được giải quyết, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp cho ngành Du lịch Quảng Bình ngày càng phát triển trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu – Phân tích thực trạng phát triển của du lịch tỉnh Quảng Bình thời gian qua. – Nhận diện các yếu tố hạn chế, tồn tại và nguyên nhân tồn tại của phát triển du lịch Quảng Bình – Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế và phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Bình tương xứng với tiềm năng và lợi thế. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Quảng Bình. – Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên phạm vi địa bàn tỉnh Quảng Bình. + Về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 – 2012 và một số năm trước đó; từ đó đề ra các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình trong trung và dài hạn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn; thông qua việc phân tích, đánh giá các số liệu kinh tế và nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 – 2012 và một số năm trước đó. Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu cơ bản là Chương trình phát triển Du lịch của tỉnh giai đoạn 2006 – 2010; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025; quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu vực Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng giai đoạn 2010 – 2020, tấm nhìn đến 2025. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5.1. Ý nghĩa lý luận Với cách tiếp cận hệ thống, đề tài sẽ góp phần đem lại những phương pháp phân tích tổng thể để nhận diên và phân tích toàn diện thực trạng phát triển du lịch và đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm phát triển ngành du lịch tại địa phương. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả thực tế của đề tài sẽ nhận diện được các hạn chế trong quá trình phát triển của du lịch Quảng Bình, đồng thời trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế này. 3 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương, cụ thể: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch. Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua. Chương 3. Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 7. Tổng quan tài liệu Du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và hiện đã có một số công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này, điển hình một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn như sau: – Trịnh Đăng Thanh (2204), “Một số suy nghĩ về công tác quản lý Nhà nước đối với ngành du lịch”, Tạp chí quản lý Nhà nước, số 98. – GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế Du lịch, NXB Lao động và Xã hội. Tại tỉnh Quảng Bình có một số đề tài nghiên cứu du lịch: – ThS. Lê Thị Nga (2010), “Tiền năng du lịch và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Quảng Bình”. – Phan Hòa (2012),”Du lịch Quảng Bình trước xu thế phát triển”. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch a. Khái niệm về du lịch Theo Luật du lịch Việt Nam tại Điều 4, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. 4 b. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch ( Điều 4, Luật du lịch). c. Sản phẩm du lịch và những đặc tính của sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. d. Khách du lịch Xem xét một cách tổng quát thì khách du lịch có một số điểm chung nổi bật như sau: – Khách du lịch phải là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình. – Khách du lịch có thể khởi hành với mọi mục đích khác nhau, loại trừ mục đích lao động để kiếm tiền ở nơi đến. – Thời gian lưu lại nơi đến ít nhất là 24 giờ, nhưng không được quá một năm. e. Các loại hình du lịch – Phân loại theo quốc tịch của khách: Du lịch có thể chia ra: Du lịch nội địa và du lịch quốc tế. – Phân loại theo mục đích của du khách: Du lịch có thể được chia ra các loại sau: Du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch công vụ, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch vui chơi giải trí, du lịch hoài niệm, du lịch hành hương và du lịch mang tính chất xã hội. – Phân loại theo đặc điểm của các cơ sở lưu trú: Du lịch có thể 5 được chia ra các loại sau: Du lịch khách sạn, du lịch Motel, du lịch cắm trại và du lịch nhà trọ. – Phân loại dựa vào thời gian đi du lịch: Du lịch có thể được chia ra các loại: Du lịch dài ngày (thường là một vài tuần) và du lịch ngắn ngày (dưới hai tuần). – Phân loại dựa vào phương tiện giao thông của khách: Du lịch có thể được chia ra: Du lịch bằng xe đạp, du lịch bằng mô – tô, du lịch bằng tàu hoả, du lịch bằng tàu thuỷ, du lịch bằng ô-tô, du lịch bằng máy bay và du lịch bằng thú lớn. – Phân loại theo cách tổ chức chuyến đi cho du khách: Du lịch có thể được chia ra các loại sau: Du lịch theo đoàn và du lịch cá nhân. 1.1.2. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trƣờng Du lịch phát triển làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài; củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Đồng thời làm tăng nguồn thu ngân sách địa phương, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế; trùng tu, tôn tạo các ngành nghề, làng nghề thủ công mỹ nghệ, giữ gìn và phát triển các lễ hội truyền thống văn hóa, các sản phẩm truyền thống của địa phương. Giải quyết việc làm cho xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. 1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.2.1. Quy hoạch phát triển du lịch Quy hoạch phát triển du lịch có thể được coi là một hoạt động đa chiều và hướng tới một thể thống nhất trong tương lai. Trong chiến lược phát triển du lịch, công tác xây dựng quy hoạch tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tiêu cực mà du lịch có thể mang lại cho cộng đồng. 6 1.2.2. Phát triển sản phẩm du lịch Phát triển sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, gồm: phát triển các dòng sản phẩm chính, sản phẩm mang đặc trưng theo các vùng; đồng thời đa dạng hóa sản phẩm phục vụ các đối tượng du khách với những nhu cầu đa dạng. 1.2.3. Phát triển thị trƣờng du lịch Phát triển thị trường du lịch nhằm mở rộng thị trường du lịch trên cơ sở cung cấp thông tin về sản phẩm và thế mạnh du lịch của địa phương cho du khách để thu hút ngày càng nhiều du khách. Phát triển thị trường du lịch phải dựa trên cơ sở xây dựng các chiến lược về sản phẩm để mở rộng thị trường với việc xây dựng đan xen sản phẩm và thị trường với nhau sao cho hoạt động kinh doanh du lịch có được hiệu quả. 1.2.4. Đầu tƣ phát triển du lịch Vốn đầu tư là yếu tố giúp duy trì, nâng cấp và mở rộng phát triển các sản phẩm du lịch; để thu hút khách du lịch trước hết cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông, hệ thống khách sạn nhà hàng, phương tiện vận chuyển, đồng thời phải tôn tạo, trùng tu các khu du lịch, khu di tích, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống để tạo tính đa dạng trong các sản phẩm du lịch, tạo sức hấp dẫn, phong phú. 1.2.5. Phát triển nguồn nhân lực Đối với ngành du lịch, nguồn nhân lực là lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển du lịch, bao gồm trực tiếp và gián tiếp, nếu nguồn nhân lực được trang bị đúng, đủ kiến thức, kỹ năng quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, trình độ quản lý, ngoại ngữ, thì đó là những yếu tố thuận lợi để thúc đẩy ngành du lịch phát triển. 1.2.6. Khai thác và bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch Du lịch và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du 7 lịch. Vì vậy, phát triển du lịch có tác động thúc đẩy cải tạo môi trường, làm cho cảnh quan, môi trường sinh thái xanh, sạch đẹp hơn. Mặt khác, phát triển du lịch là động lực thúc đẩy xây dựng các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng quốc gia 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH – Tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới và khu vực – Tình hình phát triển kinh tế của đất nước – Nhu cầu của du khách – Môi trường ngành du lịch – Năng lực phát triển du lịch của địa phương + Công tác quản lý Nhà nước về du lịch + Tình hình cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật + Yếu tố tài nguyên du lịch + Dân cư và lao động + Hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành và liên kết ngành, vùng 1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH Tỉnh Quảng Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế và bài học kinh nghiệm. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH QUẢNG BÌNH VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 2.1.1. Khái quát về tỉnh Quảng Bình Quảng Bình là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là 8 tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng, nằm trên hành lang Kinh tế Đông Tây của Việt Nam. Giai đoạn 2006 – 2012 tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Bình đã có những sự chuyển biến tích cực và cơ bản đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005 – 2012 Ngành, nghề Cơ cấu kinh tế (%) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Công nghiệp, xây dựng 34,8 34,9 35,4 36,6 37,5 37,7 37,7 36,2 Dịch vụ, du lịch 37,4 38,4 38,8 39,2 39,5 40,6 41,2 42,4 Nông, lâm, thủy sản 27,8 26,7 25,8 24,2 23 21,7 21,1 21,4 Tổng cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình năm 2005-2012) 2.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình a. Tài nguyên du lịch tự nhiên – Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng – Tài nguyên biển đảo – Tài nguyên rừng – Tài nguyên về hệ sinh thái – Tài nguyên du lịch nước khoáng b. Tài nguyên du lịch nhân văn – Các di tích lịch sử – văn hóa – Các lễ hội dân gian – Làng nghề truyền thống […]… Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thời gian qua a Quy hoạch phát triển du lịch b Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch c Công tác phát triển thị trường d Công tác đầu tư và thu hút đầu tư phát triển du lịch e Lao động và đào tạo nguồn nhân lực du lịch f Tình hình khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch 2.2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch Quảng Bình a Tình hình… và hạ tầng kỷ thuật du lịch chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch đang ngày càng tăng Kinh nghiệm quản lý, năng lực kinh doanh … của đội ngũ cán bộ, người lao động trong lĩnh vực du lịch còn nhiều mặt hạn chế 3.3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020 3.3.1 Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020… GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020 3.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020 3.1.1 Các quan điểm phát triển du lịch Quảng Bình Quan điểm phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Bình dựa trên cơ sở Quyết định số 1928/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2011 của 16 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đó là: – Phát triển bền vững – Phát triển toàn diện – Khai thác tiềm… Mục tiêu phát triển ngành du lịch Quảng Bình đến năm 2020 Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 được thể hiện tại Quyết định số 1928/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025 a Mục tiêu chung b Mục tiêu cụ thể c Các chỉ tiêu cụ thể – Khách du lịch – Thu… thích phát triển du lịch; ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các trọng điểm phát triển du lịch, các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng sâu vùng xa – Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, Xã hội hóa đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch – Xây dựng chính sách, giải pháp tạo và sử dụng vốn phát triển du lịch, … tác tuor du lịch để tăng tính cạnh tranh quốc tế 3.3.3 Đầu tƣ và thu hút nguồn vốn cho phát triển du lịch Bất cứ ngành kinh tế nào muốn phát triển nhanh chóng cũng cần có sự đầu tư vốn thỏa đáng, ngành du lịch cũng vậy Trên cơ sở quy hoạch du lịch và đạt được các mục tiêu phát triển du lịch Quảng Bình 19 đến năm 2020, tỉnh Quảng Bình cần tập trung đầu tư để đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch – Tập… ngành kinh tế mũi nhọn”, tỉnh Quảng Bình cũng đã phê duyệt Quy hoạch quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025; đây là cơ sở để tạo đà cho ngành du lịch tỉnh Quảng Bình phát triển trong thời gian tới Đề tài cũng đã thể hiện được các tiềm năng, lợi thế du lịch của tỉnh; đồng thời cho thấy được những mặt mà ngành du lịch tỉnh Quảng Bình làm được và chưa làm được… khách du lịch cho toàn thể nhân dân Quảng Bình Quảng Bình nên có kế hoạch ưu tiên mở trường quản lý, đào tạo nghiệp vụ du lịch 3.3.6 Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch Bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, phải có một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực, hạn chế những áp lực từ môi trường đến hoạt động du lịch Một số nhóm giải pháp chủ… kinh doanh du lịch chưa cao Ngành du lịch cần phải thật sự coi trọng công tác quảng bá, tiếp thị đây là một khâu hết sức quan trọng để đem lại hiệu quả kinh doanh thúc đẩy sự phát triển du lịch c Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch * Doanh thu du lịch Qua bảng số liệu 2.3, ta thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch của tỉnh Quảng Bình qua các năm là khá cao Bảng 2.3: Doanh thu du lịch Quảng Bình giai… là: a Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách b Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch c Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý d Nhóm giải pháp về môi trường e Nhóm giải pháp về liên kết với cộng đồng địa phương f Nhóm giải pháp về truyên truyền quảng cáo g Nhóm giải pháp về đào tạo, giáo dục môi trường Để môi trường hoạt động du lịch phát triển bền vững cũng như kích thích các ngành kinh tế khác phát triển, đảm . 3.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020 3.3.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm. sau: Du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch công vụ, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch vui chơi giải trí, du lịch hoài niệm, du lịch hành hương và du lịch. lý luận cơ bản về phát triển du lịch. Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua. Chương 3. Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.