Top 3 # Giới Thiệu Du Lịch Hà Giang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

.:: Giới Thiệu Du Lich Hà Giang ::.

Giới thiệu du lich Hà Giang

Chào mừng du khách đến với Du lịch Hà Giang, mảnh đất địa đầu cực Bắc của Việt Nam, nơi có khí hậu quanh năm mát mẻ, không khí trong lành nên Hà Giang luôn là địa chỉ du lịch hấp dẫn và bổ ích đối với khách du lịch. Tour du lịch Hà Giang có địa hình hiểm trở, nhưng rất kỳ vĩ, có núi cao, cao nguyên và cả thung lũng nên nhiều sông suối, thiên nhiên đã kỳ tạo cho Hà Giang nhiều thắng cảnh hùng vĩ, ngoạn mục như cao nguyên Đồng Văn, đỉnh Tây Côn Lĩnh, Thác Thuý, Thác Bay, Thạch Nhũ Đôi, Cổng trời Quản Bạ, đỉnh Mã Pì Lèng, Cột cờ Lũng Cú – nơi đỉnh đầu của Tổ quốc, khu du lịch Tam Sơn – núi Tiên… cùng nhiều ghềnh thác, hang động với nhiều hình khối, đường nét kỳ thú và hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Đến với Hà Giang, du khách được tiếp cận với những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hoá độc đáo của cư dân miền núi, đó là các loại khăn thêu, túi vải, áo váy với các loại hoa văn rực rỡ, tinh tế. Du khách có dịp tham dự những phiên chợ vùng cao của cư dân địa phương và khám phá nhiều điều mới lạ.

Cùng đó, Hà Giang còn có cả một kho tàng văn hoá phong phú, đa dạng với hơn 20 dân tộc đang sinh sống, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng, độc đáo, thể hiện qua các phong tục tập quán, lễ hội, tôn giáo… và những di sản văn hoá dân gian như thơ ca, truyện cổ, thành ngữ, tục ngữ… đặc biệt là hình thức dân ca, dân vũ với nghệ thuật biểu diễn đạt đến đỉnh cao như khèn của người Mông, hát Lượn, Cọi của người Tày, Sli của người Nùng… Riêng về lễ hội, Hà Giang có tới 17 lễ hội, chủ yếu là các lễ hội dân gian, trong đó có những lễ hội mang tính cộng đồng điển hình như Lễ “Cấp sắc” của người Dao, “Gầu Tào” của người Mông, “Nhảy lửa” của người Pà Thẻn, “Lồng Tồng” của người Tày…

Giới Thiệu Về Du Lịch Hà Giang

GIỚI THIỆU VỀ DU LỊCH HÀ GIANG

Hà Giang mang đến nhiều trải nghiệm thú vị. Hà Giang không chỉ đẹp bởi phong cảnh hùng vĩ, những con đường uốn lượn quanh co dài bất tận, mà nó còn đẹp bởi Sắc Hoa và Tình Người. Hoa nở quanh năm với các mầu sắc diệu kỳ như: Vàng vàng của Hoa Cải, Tim Tím của Tam Giác Mạch, Trắng muốt của Hoa Mận, và một loài hoa đặc biệt nữa đó là “Hoa Đá” xám đen của những khối đá trên Cao Nguyên Đồng Văn.

Du Lịch Hà Giang “sôi động” cùng Lễ hội Khèn Mông

GIỚI THIỆU VỀ chương trình

Hà Giang mang đến nhiều trải nghiệm thú vị. nơi đâykhông chỉ đẹp bởi phong cảnh hùng vĩ, những con đường uốn lượn quanh co dài bất tận, mà nó còn đẹp bởi Sắc Hoa và Tình Người. Hoa nở quanh năm với các mầu sắc diệu kỳ như: Vàng vàng của Hoa Cải, Tim Tím của Tam Giác Mạch, Trắng muốt của Hoa Mận, và một loài hoa đặc biệt nữa đó là “Hoa Đá” xám đen của những khối đá trên Cao Nguyên Đồng Văn.

Các điểm du lịch nổi bật ở đây

Cổng trời và núi đôi Quản Bạ

Cổng trời Quản Bạ – cao 1500m so với mặt biển, đây là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn. Năm 1939, người ta dựng một cánh cửa khổng lỗ bằng gỗ nghiến dày 150cm ở ngay Cổng trời. Một thời, sau cánh cửa gỗ này là một “thế giới” khác – còn gọi là “Vùng tự trị của người Mèo”, gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc,Yên Minh và Đồng Văn.

Núi Đôi Quản Bạ, nằm cạnh quốc lộ 4C, cách thị xã Hà Giang 40 km. Giữa núi đá và ruộng bậc thang trùng điệp, nổi lên hai trái núi có hình dáng kỳ lạ, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hóa. Hai trái núi này gắn với truyền thuyết Núi Cô Tiên thi vị.

Cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Đây hiện là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.

Cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là một điểm nhỏ trên đoạn đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Nếu mô phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc thành một chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A pa Chải, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái, còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam

Dinh Vương

Sau con đường nằm bên hàng cây sa mộc cao vút, chiếc cổng đá bề thế của dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức ở Sà Phìn (Đồng Văn – Hà Giang) hiện ra trên đỉnh đồi. Vương Chính Đức là người đứng đầu dòng họ Vương của người Mông ở vùng này 1 thế kỷ trước. Giàu có nhờ hoạt động trồng, chế biến và buôn bán thuốc phiện xuyên biên giới với Trung Quốc, Miến Điện, ông đã thống lĩnh vùng cao nguyên này và xưng vương.

Phía sau cổng đá là tòa nhà tiền dinh hoành tráng của tòa dinh thự. Dinh thự họ Vương được xây trong 8 năm, tiêu tốn khoảng 150.000 đồng bạc trắng. Hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam và những tốp thợ giỏi nhất người Mông.

Đèo Mã Pí Lèng

Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.Tuy nhiên, theo một số người Hmong bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũi con mèo”.

Đỉnh Mã Pí Lèng thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) trong cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển, được tạo nên bởi một loạt trầm tích gồm đá vôi, đá phiến ánh, đá vôi silic chứa các hóa thạch cách đây khoảng 426 triệu năm, bao gồm trong đó nhiều vết trượt và vết nứt do các hoạt động tạo núi gây ra

Phương tiện ở mảnh đất này

Khoảng cách từ Hà Nội đến Hà Giang vào khoảng 300km, nếu bạn có hứng thú chinh phục vùng này hoàn toàn bằng xe máy thì có thể vác theo xe chạy từ Hà Nội, thời gian đi vào khoảng 8-10 tiếng tùy vào tốc độ cũng như số lượng thành viên trong đoàn của bạn. Còn nếu bạn không hào hứng lắm với việc chạy từ Hà Nội lên mảnh đất nàybạn hoàn toàn có thể đi xe giường nằm lên Hà Giang.

Một phương án mà hiện nay cũng được khá nhiều bạn lựa chọn đó là đi hành trình bằng xe khách. Từ Hà Nội sau khi đi xe giường nằm lên tới Hà Giang, các bạn tiếp tục sử dụng các tuyến xe đi các huyện vùng cao Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Tới trung tâm các huyện, các bạn có thể tiếp tục thuê xe ôm để di chuyển tới các điểm tham quan. Cách này có thể chỉ phù hợp với những bạn đi khoảng 1-2 người (nhất là các bạn nữ) và không thể đi được xe máy ở vùng cao.

Ẩm thực ở Hà Giang

Tuy không phải tín đồ ăn uống, nhưng bạn cũng biết vài món ăn nổi tiếng ở nơi này: bánh cuốn trứng, thắng cố, cơm lam Bắc Mê, cháo Ấu Tẩu (cái này đặc biệt), xôi ngũ sắc, thịt bò – trâu gác bếp và rượu ngô (cẩn thận rượu ngô Hà Giang, nếu không có chỗ quen biết thì không nên mua vì rượu nấu bằng men Trung Quốc uống rất đau đầu.

Ở Hà Giang tôi ăn đêm ở quán bánh cuốn Trung Lan, ngay gần quảng trường thành phố. Quán này bán đêm. Ở Đồng Văn bạn có thể ăn quán Xuân Bằng. Buổi sáng ăn bánh cuốn ở quán “bà cụ” nằm ngay phố cổ Đồng Văn.

HOTLINE: 0916 172 338

Giới Thiệu Về Thành Phố Hà Giang Từ A Đến Z

Tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Hà Giang) và 10 huyện (Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh).

Vị trí địa lý

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Điều kiện tự nhiên

Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao.

Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000 km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500 m – 2.500 m (10 ngọn cao 500 – 1.000 m, 24 ngọn cao 1000 – 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 – 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000 – 2.500 m). Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:

– Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst. ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng văn đã gia nhập mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu với tên gọi: CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn.

– Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.

Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. ở đây có mật độ sông – suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ.

Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân , Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt – Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh.

Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (1,1km/km 2 ), hệ số tập trung nước đạt 2,0km/km 2 . Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.

Về khí hậu, thành phố Hà Giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc…

Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,6 độ C – 23,9 độ C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 – 7 độ C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 40 độ C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,2 độ C (tháng l).

Lịch sử hình thành thành phố Hà Giang

Vào thời Hùng Vương, mảnh đất Hà Giang đã là một trong 15 bộ của quốc gia Lạc Việt. Thời Thục Phán An Dương Vương lập nước Âu Lạc, Hà Giang thuộc bộ lạc Tây Vu. Trong thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc kéo dài nghìn năm, khu vực Hà Giang vẫn nằm trong địa phận huyện Tây Vu thuộc quận Giao Chỉ.

Từ năm 1075 (đời nhà Lý). Miền đất Hà Giang lúc đó thuộc về châu Bình Nguyên. Vào đầu đời Trần, khu vực Hà Giang, Tuyên Quang lúc đó gọi là châu Tuyên Quang thuộc lộ Quốc Oai. Năm 1397 đổi thành trấn Tuyên Quang.

Địa danh Hà Giang lần đầu tiên được nhắc đến trong bài minh khắc trên chuông chùa Sùng Khánh (xã Đạo Đức, Vị Xuyên), được đúc nhân dịp trùng tu chùa vào đầu thời Vua Lê Dụ Tông, năm Ất Dậu 1707.

Năm Minh Mệnh thứ 16 (năm 1835), nhà Nguyễn bỏ châu Bảo Lạc, chia làm hai huyện: Vĩnh Điện (khoảng Bắc Mê, Yên Minh và một phần Quản Bạ ngày nay và huyện Để Định (khoảng huyện Bảo Lạc, Cao Bằng và một phần Đồng Văn, Mèo Vạc ngày nay). Lấy sông Lô phân giới để chia châu Vị Xuyên thành hai đơn vị hành chính mới: Khu vực phía hữu ngạn sông Lô được gọi là huyện Vĩnh Tuy, còn phía tả ngạn sông Lô là huyện Vị Xuyên.

Năm Thiệu Trị thứ tư (năm 1844), nhà Vua lại phê chuẩn cho các huyện châu thuộc tỉnh hạt biên giới phía Bắc, Tây Bắc, trong đó có Hà Giang, “vẫn theo như cũ đặt chức thổ quan”. Đến đời Tự Đức thì chế độ “thổ quan” bị bãi bỏ trên phạm vi cả nước.

Năm 1858, sau khi đánh chiếm hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, Bắc Kỳ, năm 1887, thực dân Pháp đánh chiếm Hà Giang và thay đổi chế độ cai trị bằng cách thiết lập các đạo quan binh. Ngày 20/8/1891, tỉnh Hà Giang được thành lập, bao gồm phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang).

Năm 1893, trong dịp cải tổ trong các quân khu, Hà Giang trở thành trung tâm của một quân khu và cùng với Tuyên Quang hợp thành Đạo quan binh thứ ba (quân khu 3). Ngày 17/9/1895, Toàn quyền Đông Dương ra Quyết định số 1432 chia khu quân sự thứ ba thành ba tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Quang và Hà Giang. Trong đó, Hà Giang bao gồm huyện Vị Xuyên (trừ tổng Phú Loan và Bằng Hành), cộng thêm các tổng Phương Độ và Tương Yên.

Ngày 28/4/1904, Toàn quyền Đông Dương lại ra quyết định sáp nhập tỉnh Bắc Quang và tỉnh Hà Giang thành Đạo quan binh Hà Giang. Đến thời điểm này, Đạo quan binh thứ ba Hà Giang đã được xác định ranh giới rõ ràng và tương đối ổn định.

Trước cách mạng tháng tám năm 1945, Hà Giang có 4 châu và 0 1 thị xã (Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, thị xã Hà Giang).

Ngày 23/3/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh giải tán Khu Lao – Hà – Yên, sáp nhập tỉnh Hà Giang vào Khu tự trị Việt Bắc. Đầu tháng 4/1976, tỉnh Hà Tuyên được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.

Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9, khoá VIII, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Tỉnh Hà Giang được tái lập gồm 10 đơn vị hành chính là thị xã Hà Giang và 9 huyện, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hà Giang.

Ngày 01/12/2003, Chính phủ ra nghị định số 146/NĐ-CP về việc thành lập huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Ngày 27/9/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về việc thành lập thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang.

Các dân tộc thiểu số sống tại địa bàn Hà Giang

– Dân tộc Hoa (Hán) – Dân tộc La Chí – Dân tộc Lô Lô – Dân tộc Mông – Dân tộc Cờ Lao – Dân tộc Pà Thẻn – Dân tộc Dao – Dân tộc Phù Lá

Giới Thiệu Về Hà Nội

Giới thiệu về Hà Nội – Vị trí và đặc điểm kiểu khí hậu

Hà Nội nằm ở tả ngạn sông Đà và hai bên đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp với tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, còn phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi được mở rộng, Hà Nội nằm trong top 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới với 3.324,92 km2. Với vị trí địa lý thuận lợi này, thành phố này dễ dàng trở thành trung tâm kinh tế – chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của cả nước. Hiện tại, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện.

Do có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên đến du lịch Hà Nội, bạn có thể thưởng thức đủ 4 mùa trong năm. Mỗi mùa đều có những đặc trưng riêng, cho bạn những cảm nhận khác nhau về cuộc sống, về cảnh vật và con người nơi đây. Hà Nội vào đông lạnh thì cũng lạnh lắm, vào hè nóng thì cũng nóng lắm nhưng không vì thế mà mất đi cái đẹp. Song có lẽ, đặc biệt nhất vẫn là mùa xuân, là mùa thu Hà Nội.

Giới thiệu về Hà Nội – Những điều có thể bạn chưa biết

Hà Nội từ thuở còn là Kinh thành Thăng Long cho đến nay vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất của cả nước. Vùng đất này đã sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều câu chuyện truyền thuyết, nhiều câu ca dao, tục ngữ, nhiều lễ hội dân gian và cả những vị anh hùng được ca ngợi, các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận.

Một điều khi giới thiệu về Hà Nội – một Hà Nội rất đặc biệt khi mang nhiều nền văn hóa khác nhau, và không đâu nhiều làng văn hiến như nơi này. Cùng với đó là những ngôi làng với kiến trúc Phật giáo, dân gian, kiến trúc Pháp nằm rải rắp khắp nơi, hiến du khách không khỏi thích thú khi lạc bước trên một thành phố sầm uất, phát triển như Hà Nội vẫn tìm thấy những giá trị văn hóa ngàn năm trước đó.

Hà Nội truyền thống ngàn năm văn hiến

Truyền thống Hà Nội hiện hữu từ những điều nhỏ nhặt nhất, từ lời nói “cảm ơn”, “xin lỗi” đến cách chào hỏi, cách mời nhau. Tất cả đã được thống nhất trong chuẩn mực giáo dục sao cho mọi người yêu mến. Truyền thống ấy còn được thể hiện ở những làng nghề truyền thống, các con phố buôn bán các mặt hàng độc đáo như gốm Bát Tràng, phố hàng Mã, hàng Bạc,…

Tôn giáo, tín ngưỡng đa dạng

Tôn giáo, tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thân của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung. Vùng đất này có nhiều tôn giáo như: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Đạo Tin Lành, Đạo Hồi, Cao Đài,… để phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân.

Cuộc sống và con người Hà Nội

Và bên cạnh nét cổ kính ngàn năm, bên cạnh những góc phố cũ và nếp sống bình lặng. Du khách sẽ vẫn cảm nhận được không khí nhộn nhịp của một thành phố vốn là Thủ đô của đất nước này. Sáng ra, trên những con đường tấp nập người đi kẻ lại, nhất là vào những giờ cao điểm. Tối về, Hà Nội lại trở về với bầu không gian đó, yên bình, cổ kính, rực rỡ trong ánh đèn đêm.

Giới thiệu về Hà Nội – Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Đây vốn là trường học cổ của Kinh Thành Thăng Long và trường đại học đầu tiên ở Đông Nam Á. Văn Miếu không chỉ là một di tích lịch sử, văn hóa cổ mà còn là nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện đậm đà bản sắc của người dân Thủ đô. Bên trong còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như: chuông Bích Ung đại chung, tưởng Khổng Tử82 bức bia ghi tên những người đỗ Tiến sĩ,… Nếu bạn là người yêu thích lịch sử Hà Nội và muốn tìm hiểu về văn hóa học thời xưa thì đây là một địa điểm lý tưởng.

Hồ Tây – mặt gương của Hà Nội

Hồ Tây có diện tích rộng hơn 500 ha với bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Cùng với hồ Trúc Bạch, Hồ Tây góp phần làm nên chất thơ cho thành phố. Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội, nếu dạo một vòng quanh hồ, bạn sẽ được thăm thú kha khá các di tích và thắng cảnh. Làng Nhật Tân với hoa đào nợ rộ khi xuân về, làng Xuân Tảo với Sóc thờ Thánh Gióng, làng làm giấy cổ tích Kẻ Bưởi,… và một số công trình được xây dựng quanh hồ làm quanh cảnh thêm đa dạng.

Hồ Hoàn Kiếm – lãng hoa giữa lòng thành phố

Được mệnh danh là lãng hoa giữa lòng thành phố, hồ Hoàn Kiếm được bao quanh bởi ba con đường Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay dài khoảng 1,8 km. Mặt nước trong xanh soi bóng những hàng cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha, những mái chùa, đền, tháp rêu phong, cổ kính và cả những tòa nhà mới cao tầng. Tới đây, bạn có thể dạo quanh một vòng ngắm nhìn khung cảnh êm đềm của hồ, hít hà bầu không khí trong lành hoặc đơn giản là tìm một góc để quan sát nhịp sống người Hà Nội,… cũng là trải nghiệm rất thú vị đó.

Chùa Một Cột – ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất

Khi giới thiệu về Hà Nội người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh ngôi chùa Một Cột. Ngôi chùa như một biểu tượng, gây thu hút với kiểu kiến trúc độc đáo với ngôi chùa hình vuông, mái cong, dựng trên cột đá hình trụ, trên một hồ nước phủ đầy sen. Công trình tuy nhỏ thôi nhưng vẫn có lối để bạn đi lên Phật đài thắp hương.

Khu phố cổ Hà Nội – nơi cất giấu thời gian

Phố cổ Hà Nội – khu phố cổ xưa độc đáo ở Việt Nam nằm ở quận Hoàn Kiếm, từng được du khách Tây ví như thành Venice cổ kính. Nó còn được gọi với cái tên khác là khu 36 phố phường, đây xưa là các phường hội thủ công, mỗi phố bán một món hàng hóa. Bên trong khu phố còn lưu giữ các ngôi nhà truyền thống, các công trình văn hóa, lịch sử còn giữ được kiểu kiến trúc của dân tộc Việt Nam và châu Á. Những hoạt động sinh hoạt, buôn bán, sản xuất, vui chơi, tạo nên sức sống trường tồn cho khu phố.

Ngoài những địa danh này thì du lịch Hà Nội còn có Đền Ngọc Sơn, Đền Kim Liên,Tháp Hòa Phong, Thành Cổ Hà nội, cột cờ Hà Nội, hồ Trúc Bạch, Phủ Chủ tịch, quảng trường Ba Đình, Nhà sàn Bác Hồ, Nhà hát lớn, Thư viện Quốc gia,…

Giới thiệu về Hà Nội – Nơi ẩm thực ghi dấu ấn

Không những Huế, ẩm thực Hà Nội cũng thể hiện sự trang trọng và tinh tế. Món ăn ở đây được cho rằng không lẫn vào đâu được. Ẩm thực Hà Nội đã đi vào ca dao tục ngữ, đó là những món ăn phổ biến trong mâm cơm gia đình (canh rau muống, cà dầm tương) đến những món ăn đặc sản như chả cá Lã Vọng, cốm Làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, bún chả, phở bò,…

Chả cá Lã Vọng: Chả cá Lã Vọng đã trở thành đặc sản nổi tiếng của đất Thủ đô với cách chế biến công phu, tỉ mỉ. Chả được làm từ cá lăng, lọc thịt tẩm ướp gia vị rồi đem nướng. Muốn ngon bạn phải ăn nó khi còn nóng, khi ăn sẽ kèm với bún, bánh đa nướng, rau thơm, lạc rang, hành củ và chấm với mắm tôm.

Bánh cuốn Thanh Trì: Đây là món ăn bình dị, quen thuộc, không cầu kỳ nhưng lại thể hiện được sự tinh tế như người Hà Thành. Bánh cuốn được tráng một cách khéo léo với lớp mọc bọc nhân, ăn kèm với chả, rau thơm và nước chấm.

Bún chả Hà Nội: Là món ăn quen thuộc của người dân ở đây, cũng là món ăn nhận được rất nhiều lời khen từ du khách gần xa nhờ phong vị đậm chất truyền thống.

Phở: Có lẽ đây là cái tên không thể không nhắc đến – món ăn đặc trưng từ bao đời nay. Phở Hà Nội có rất nhiều loại, trong đó phải kể đến phở bò, phở gà, phở áp chảo, phở cuốn,… mỗi loại mang hương vị riêng rất hấp dẫn.

Giới thiệu về Hà Nội – Kinh nghiệm du lịch tự túc

Với những yếu tố nói trên, Hà Nội trở thành một điểm đến hấp dẫn thu hút du khách gần xa, nhất là du khách nước ngoài.

Thời điểm thích hợp để du lịch Hà Nội

Như đã nói, Hà Nội thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, từ tháng 5 – tháng 9 (mùa hè) thời tiết khá nóng, mưa nhiều. Từ tháng 11 – tháng 3 năm sau (mùa đông) trời lạnh, khô ráo. Đặc biệt, giữa hai mùa này có thời kỳ chuyển tiếp. Theo đó, khoảng thời gian từ tháng 9 – tháng 11 hoặc từ tháng 3 – tháng 4, được xem là thời điểm du lịch Hà Nội lý tưởng nhất. Lúc này thời tiết ấm áp, dịu nhẹ, không quá nắng gắt.

Song, thường người ta vẫn thích nhất là mùa thu, tháng 10 mùa thu đẹp nhất. Cuối tháng 10, thời tiết se lạnh, những con đường ngập lá vàng rơi, bầu trời xanh ngắt, nắng hanh, muôn hoa bung nở,… rất thích hợp cho các hoạt động tham quan, ngắm cảnh.

Phương tiện di chuyển đến du lịch Hà Nội

Phương tiện đến Hà Nội: Nếu như ở xa, điều kiện kinh tế cho phép bạn nên đi máy bay. Hoặc không thì đi tàu hỏa để tiết kiệm chi phí cũng như thuận tiện để thăm thú các địa điểm trên đường. Còn nếu ở các tỉnh lân cận, cách Hà Nội không quá xa thì chọn xe khách hay xe máy. Đặc biệt, xe máy là hình thức được nhiều bạn trẻ ưu tiên bởi không chỉ chủ động mà còn mang lại nhiều cảm giác thú vị.

Phương tiện đi lại tại Hà Nội: Đến Hà Nội, du khách có chọn một trong các loại phương tiện sau: xe máy (giá thuê từ 100.000 – 200.000 VNĐ/ngày, tùy xe), xe taaxi (nhưng hãy cân nhắc vì giá thành hơi cao), xe bus và xích lô là cách di chuyển rẻ nhất. Ngoài ra, bạn có thể chọn đi xe điện – loại phương tiện du lịch xanh mới của Hà Nội.

Thông tin cụ thể hơn về khách sạn, địa chỉ ăn uống,… bạn có thể xem bài viết này “Kinh nghiệm du lịch Hà Nội tự túc chi tiết nhất 2020” để sắp xếp cho chuyến đi của mình.

Hiểu rõ thêm Hà Nội chắc chắn sẽ là điều kiện tốt để bạn có thể thỏa sức du lịch một cách dễ dàng và thú vị hơn. Hy vọng, qua bài giới thiệu về Hà Nội này, bạn sẽ yêu hơn vùng đất ngàn năm văn hiến.