Top 8 # Khái Niệm Du Lịch Ẩm Thực Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Các Khái Niệm Khái Niệm Phổ Biến Trong Marketing Du Lịch

Theo Hiệp hội Marketing Mỹ – AMA: Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Hiểu theo nghĩa đen marketing là tiếp thị, là cầu nối giữa thị trường và khách hàng

Còn theo cha đẻ của ngành Marketing, Philip Kotler: Marketing được hiểu là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi.

Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization – IUOTO): Du lịch trong khái niệm trong marketing du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…

Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8-5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch:T kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.

Du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội

Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.

– Theo Tổ chức Du lịch thế giới (The World Tourism Organization – UNWTO): “Marketing du lịch là một triết lý quản trị, mà nhờ đó tổ chức du lịch nghiên cứu, dự đoán và lựa chọn dựa trên mong muốn của du khách để từ đó đem sản phẩm ra thị trường sao cho phù hợp với mong muốn của thị trường mục tiêu, thu nhiều lợi nhuận cho tổ chức du lịch đó”.

– Theo Nhà kinh tế Mỹ Michael Coltman: “Marketing du lịch là một hệ thống những nghiên cứu và lập kế hoạch nhằm tạo lập cho tổ chức du lịch một triết lý quản trị hoàn chỉnh với các chiến lược và chiến thuật thích hợp để đạt được mục đích”.

Marketing du lịch là hoạt động quyết định sự sống còn của thị trường du lịch

– Từ góc độ quản lý du lịch: Marketing du lịch là sự ứng dụng marketing trong lĩnh vực du lịch. Marketing của điểm đến du lịch là sự hội nhập hoạt động của các nhà cung ứng du lịch nhằm vào sự thỏa mãn mong muốn của người tiêu dùng du lịch trên mỗi đoạn thị trường mục tiêu, hướng tới sự phát triển bền vững của nơi đến du lịch.

– Từ góc độ kinh doanh du lịch: Marketing du lịch là chức năng quản trị của doanh nghiệp du lịch, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp du lịch đều phải hướng vào mong muốn của thị trường mục tiêu, đảm bảo rằng doanh nghiệp đưa ra thị trường loại sản phẩm du lịch tốt hơn và sớm hơn sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh để đạt được mục đích. Marketing du lịch là công việc của tất cả mọi người trong doanh nghiệp du lịch, trong đó bộ phận marketing đóng vai trò then chốt.

Có nhiều khái niệm trong marketing du lịch về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó là: ” Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng” – Từ điển du lịch – Tiếng Đức NXB Berlin 1984.

Một số sản phẩm du lịch

Sản phẩm trong du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, hàng hóa và tiện nghi mà bạn cung cấp cho khách hàng của mình. Nhìn chung, sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố vô hình và hữu hình. Việc định giá sản phẩm phụ thuộc và các yếu tố như: thị trường thực tế tại thời điểm bán sản phẩm, chất lượng, khách mua,…

Nhìn chung các khái niệm trong marketing du lịch đều cho thấy “thị trường” là sự bao gồm tất cả các khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu và khách hàng hiện tại cùng có chung nhu cầu hay mong muốn và khả năng thực hiện mong muốn đối với sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn cung cấp. Quy mô của thị trường phụ thuộc vào số lượng khách hàng có nhu cầu và sẵn sàng chi trả cho nhu cầu đó để thỏa mãn mong muốn của họ.

Sự thỏa mãn của khách hàng chính là trạng thái cảm nhận của khách hàng qua việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ trên thực tế so với những gì mà họ kỳ vọng.

Đối với những công ty, doanh nghiệp làm du lịch thì sự thỏa mãn của khách hàng là cực kỳ quan trọng. Traveloka được đánh giá là một trong những đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ được đánh giá số 1 về phương diện thỏa mãn khách hàng mà đạt được sự tăng trưởng cao trong ngành du lịch.

Lợi ích trong marketing du lịch gồm 2 khía cạnh: một là lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được từ sản phẩm, dịch vụ khi sử dụng chúng, hai là lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ sẽ mang lại cho khách hàng nếu họ sử dụng chúng.

Chúng ta đều biết, mỗi người đều có một trình độ hiểu biết khác nhau, mức thu nhập khác nhau và kinh nghiệm mua hàng khác nhau. Và những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định sử dụng sản phẩm nào, của ai và với số lượng bao nhiêu để đem lại lợi ích tối đa cho họ khi dùng những sản phẩm đó. Do đó, để thỏa mãn được lợi ích của khách hàng, các công ty, doanh nghiệp, nhà sản xuất nên cân đối các chi phí để khách hàng có cả sản phẩm và sự hài lòng.

Chi phí trong khái niệm marketing du lịch là toàn bộ chi phí mà khách hàng đã phải bỏ ra để sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong tâm thế thỏa mãn nhất. Bao gồm: chi phí sản phẩm, dịch vụ (tất nhiên), chi phí thời gian, chi phí tinh thần và sức lực khi tìm và chọn mua sản phẩm, chi phí các dịch vụ đi kèm…

Cốt lõi của quá trình mua – bán là người mua mua được thứ mình mong muốn và người bán bán được sản phẩm mình cần bán. Tuy nhiên, người bán phải biết được mong muốn của người mua, họ có hài lòng không? liệu sản phẩm có phù hợp và mang lại cho họ sự thỏa mãn không? dịch vụ chăm sóc khách hàng đã tốt chưa,… và quan trọng nhất là tất cả những điều này đã phù hợp với chi phí khách hàng bỏ ra khi sử dụng sản phẩm của mình hay chưa?

– Trao đổi là một khái niệm cốt lõi của marketing nói chung và marketing du lịch nói riêng. Trao đổi là cách người ta có được thứ mình muốn khi trao đi một giá trị tương xứng. Chẳng hạn, khách hàng bỏ tiền ra để mua sản phẩm, dịch vụ của bạn, nên bạn cũng phải đưa lại cho họ sản phẩm, dịch vụ tương xứng với chi phí họ đã bỏ ra.

– Giao dịch là đơn vị cơ bản nhất của trao đổi. Giao dịch chỉ diễn ra khi 2 bên cùng đạt được tiếng nói chung và thống nhất một thỏa thuận nào đó. Các bạn cần lưu ý, giao dịch khác với chuyển giao. Chuyển giao là bên A đưa cho bên B một sản phẩm nhưng không nhận lại được gì hoặc nhận lại những giá trị không rõ ràng. Còn giao dịch lại là trao đổi ngang bằng và rõ ràng để cùng đạt được lợi ích cụ thể.

Để hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả và thu được lợi nhuận mong muốn, không thể thiếu “khách hàng tiềm năng”. Vậy khách hàng tiềm năng là ai? Họ là những người đang có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ và có khả năng chi trả để sở hữu sản phẩm/dịch vụ đó.

Khái Niệm Về Du Lịch Bụi

Du lịch bụi (hay còn gọi là du lịch ba-lô, tiếng Anh: Backpacking Tourism) là loại hình du lịch thường được các cá nhân hay một nhóm nhỏ áp dụng. Loại hình du lịch này là sự chọn lựa của một hoặc vài cá nhân đơn lẻ, đa phần là giới trẻ, họ tự vạch ra lộ trình và đích đến cũng như mục đích của chuyến đi, họ không đi theo những chương trình mà các công ty du lịch cung cấp. Hình thức du lịch bụi phù hợp cho việc khám phá thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống thường ngày của dân địa phương, du khách sẽ không bị bó buộc trong một không gian, cũng không bị giới hạn thời gian theo lịch trình của chuyến đi.

Với hình thức du lịch này nếu biết cách bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều khoản chi tiêu. Chỉ cần một số tiền nhỏ và một ít kiến thức bạn có thể đi bất cứ nơi đâu miễn là bảo đảm được mức chi tiêu và biết cách tận dụng những mối quan hệ sẵn có ở những nơi mà bạn dự định đến. Theo quan điểm của bạn LuckyBaby về một chuyến du lịch bụi thì “Bạn cần một chiếc xe gắn máy hay một chiếc xe đạp, và một balo đầy những vật dụng cần thiết và ít quần áo cho chuyến đi.

Và có một số khái niệm khác về hình thức du lịch bụi được đưa ra:

Du lịch bụi là hình thức du lịch tự túc. Là do một người hay nhiều người, tập hợp lại thành một nhóm để cùng thực hiện một chuyến du lịch. Tự đi, tự ăn, ở mà không cần thông qua bất cứ công ty lữ hành nào. Họ sẽ là người chủ động trong chuyến đi. Hành trang gồm quần áo, bản đồ, điện thoại, tài khoản ngân hàng và một ít tiền mặt, dụng cụ cá nhân, thuốc men, lương thực. Quan trọng nhất là phải biết ít nhiều về nơi mà họ muốn đến: văn hóa, tôn giáo, dân tộc.

Đối với bản thân tôi thì:

Du lịch bụi là một hình thức du lịch trải nghiệm thông qua một chuyến hành trình đích thực hơn là những tour du lịch trọn gói mang tính sắp đặt, là chuyến đi mà thời gian do mình làm chủ, địa điểm do mình tự quyết, nội dung khám phá do mình tự chọn. Chỉ cần có thời gian, có phương tiện cá nhân như xe gắn máy chẳng hạn (nếu không có phương tiện cá nhân thì tận dụng các phương tiên công công giá rẻ như xe buýt, xe lửa), một số tiền vừa đủ cho cuộc hành trình, vác balo đi khắp nơi, đi đến bất cứ nơi nào mình thích miễn là tuân thủ đúng theo pháp luật quy định của nơi đó và đảm bảo chi tiêu cá nhân.

Đặc điểm du lịch bụi

Sử dụng các phương tiện công cộng, làm phương tiện di chuyển chính cho chuyến hành trình. Ở Việt Nam các nhóm Du Lịch Bụi thường sử dụng xe gắn máy làm phương tiện chính cho hành trình.

Lưu trú tại các khách sạn, các phương tiện lưu trú giá rẻ, cắm trại, ngủ nhờ nhà dân địa phương.

Hình ảnh của khách du lịch bụi gắn liền với ba lô, sách hướng dẫn du lịch, bản đồ.

Thời gian đi du lịch thường kéo dài hơn so với các loại hình du lịch khác.

Lịch trình chuyến đi mang tính độc lập và linh động. “The plan is there is no plan” (kế hoạch là không có kế hoạch nào cả). Mục tiêu khi đi du lịch là được trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu phong cách sống và được gặp gỡ người dân nước bản địa.

Tham gia nhiều vào các hoạt động khám phá, giải trí.

Vẻ đẹp hùng vĩ hoang sơ của Đồng Nai Thượng.

Du lịch “bụi” sẽ tiết kiệm khá nhiều chi phí bỏ ra và thu gom về cho du khách khá nhiều trải nghiệm thú vị. Đó là lý do tại sao các bạn trẻ ngày nay lại thích loại hình du lịch này và khái niệm du lịch “bụi” ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Trên thế giới

Xét về góc độ lịch sử, Giovanni Francesco Gemelli Careri (1651-1725) được xem là người khai sinh ra loại hình du lịch bụi. Sinh ra ở vùng Radicena, (ngày nay là Taurianova) Calabria, Italia vào năm 1651, Giovan Francesco Gemelli Careri là một quan tòa làm việc tại tòa án Naples. Tuy nhiên ông đã không thành công trong công việc của mình.

Năm 1685, ông đã đi du lịch Châu Âu. Một năm sau, ông trở lại quê hương và tiếp tục làm công việc của một vị quan tòa. Tuy nhiên ông không thỏa mãn với cuộc sống của mình, ông luôn muốn thấy được nhiều thứ mới mẻ. Đó cũng là lý do vào năm 1693, ông bắt đầu chuyến hành trình vòng quanh thế giới kéo dài trong 5 năm.

Sau khi kết thúc chuyến hành trình, ông đã viết sách về chuyến hành trình của mình. Cuốn sách đó đã được tái bản năm lần ở Italia và được dịch thành nhiều thứ tiếng.

Trong tác phẩm ”Around the World in 80 Days” tác giả Jule Vernes cũng đã giới thiệu về chuyến hành trình của Giovan Francesco Gemelli Careri.

Tại Việt Nam

Trong những năm gần đây các thuật ngữ như: du lịch bụi, du lịch ba lô, ta ba lô hay phượt được giới trẻ sử dụng rất nhiều. Du lịch bụi đã và đang trở thành một trào lưu thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia, nhiều trang blog, diễn đàn du lịch cũng vì thế được ra đời.

Tuy nhiên, với bất kỳ hình thức du lịch nào thì sức khỏe, sự an toàn của chính bản thân và những người cùng đi là quan trọng. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ những nơi các bạn sẽ đến về mọi mặt: địa lý, điều kiện thời tiết, khí hậu, văn hóa và phong tục tập quán để chọn thời điểm thích hợp cũng như chuẩn bị hành trang phù hợp cho chuyến hành trình của mình.

Khái Niệm Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch

– Thỏa mãn đầy đủ nhất các nhu cầu của khách tại điểm đến.

– Nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.

– Phát triển sản xuất – kinh doanh.

– Tạo nhiều việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương.

– Phát triển một cách bền vững

– Sản phẩm du lịch không phải chỉ là một hoạt động được thực hiện riêng rẽ mà là một quá trình gắn kết với nhau của nhiều sản phẩm, hàng hóa do các chủ thể tại điểm đến cung cấp cho khách. Một sản phẩm du lịch trong một điểm đến là tập hợp của nhiều trải nghiệm mà khách có thể nhận được không chỉ là các cơ sở lưu trú để ở, các nhà hàng để ăn, uống, các điểm tham quan, các bảo tàng, công viên, nhà hàng, rạp chiếu phim, cửa hàng mua sắm… mà bao gồm cả các phương tiện vận chuyển, sự giao tiếp với cộng đồng dân cư, cách ứng xử của các cấp chính quyền… Vì thế, phạm vi và quy mô của sản phẩm du lịch là những gì thu hút khách du lịch đến và phục vụ khách với chất lượng cao.

– Chính sách phát triển tổng thể của một điểm đến du lịch phải được nằm trong các ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, vùng hoặc tỉnh, thành phố trong đó có ngành Du lịch. Việc xác định cơ hội phát triển sản phẩm du lịch phải phù hợp với các chiến lược này.

– Phát triển sản phẩm du lịch phải được xác định dựa trên sự hiểu biết về thị trường du lịch, xu hướng và thị hiếu khách du lịch. Vì vậy, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm và tiếp thị là một sự kết nối liên tục trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch. Sự liên kết giữa thị trường và sản phẩm phải tuân theo các quy luật cơ bản của thị trường, đó là các quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị.

– Phát triển sản phẩm du lịch có thể tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau như:

+ Theo một hướng tiếp cận khác, phát triển sản phẩm du lịch bao gồm phát triển những điểm tham quan, các hoạt động và các dịch vụ đa dạng phục vụ khách.

Trong hai cách tiếp cận trên, cách thứ nhất đóng một vai trò quyết định đến việc phát triển sản phẩm du lịch tại các điểm đến du lịch.

Mặt khác, phát triển sản phẩm du lịch của một điểm đến không chỉ phục vụ cho khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa mà cả đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư xung quanh.

Phát triển sản phẩm du lịch là một quá trình mà trong đó các giá trị của một địa điểm cụ thể được sử dụng tối đa để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước, khách du lịch quốc tế và người dân địa phương.

Châu Anh

Khái Niệm Về Du Lịch Và Loại Hình Du Lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất.

Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa.

Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”.

Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara– Edmod đưa ra định nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”

Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh…”. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.

Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là:

Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.

Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.

Phân chia theo môi trường tài nguyên

Phân loại theo mục đích chuyến đi

Du lịch tham quan

Du lịch giải trí

Du lịch nghỉ dưỡng

Du lịch khám phá

Du lịch thể thao

Du lịch lễ hội

Du lịch tôn giáo

Du lịch nghiên cứu (học tập)

Du lịch hội nghị

Du lịch thể thao kết hợp

Du lịch chữa bệnh

Du lịch thăm thân

Du lịch kinh doanh

Phân loại theo lãnh thổ hoạt động

Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch

Phân loại theo phương tiện giao thông

Du lịch xe đạp

Du lịch ô tô

Du lịch bằng tàu hoả

Du lịch bằng tàu thuỷ

Du lịch máy bay

Phân loại theo loại hình lưu trú

Phân loại theo lứa tuổi du lịch

Du lịch thiếu niên

Du lịch thanh niên

Du lịch trung niên

Du lịch người cao tuổi

Phân loại theo độ dài chuyến đi

Phân loại theo hình thức tổ chức

Phân loại theo phương thưc hợp đồng