Top 8 # Khái Quát Về Ngành Du Lịch Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Khái Quát Phát Triển Du Lịch Việt Nam Giai Đoạn 2010

– Trong giai đoạn vừa qua, Du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Nhiều điểm đến trong nước được du khách quốc tế yêu thích và bình chọn. Sản phẩm du lịch ngày càng được nâng cao về chất lượng và tính cạnh tranh. Cơ sở vật chất của ngành Du lịch từng bước được đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại. Đóng góp của ngành Du lịch ngày càng cao trong nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.

Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách tạo đà cho du lịch phát triển

Thời gian qua ngành Du lịch đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, từ Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cho đến người dân trên cả nước. Qua đó hệ thống cơ sở pháp lý của ngành đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Luật Du lịch đã được Quốc hội thông qua tháng 6/2005 trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh Du lịch, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Qua 10 năm triển khai thực hiện, để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho sự phát triển của Ngành, Tổng cục Du lịch đang tập trung hoàn thiện Luật Du lịch (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét. Tổng cục Du lịch cũng đang xây dựng và trình Chính phủ, Bộ Chính trị Đề án phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Gần đây, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các nghị quyết và chỉ thị nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tháo gỡ khó khăn cho ngành Du lịch như Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/06/2015 về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch…

Chính phủ đang từng bước tháo gỡ những hạn chế về chính sách visa, tạo thuận lợi để thu hút khách bằng việc ban hành Nghị quyết 39/NQ-CP ngày 01/06/2015 về việc miễn thị thực có thời hạn đối với công dân nước Cộng hòa Belarus; Nghị quyết 46/NQ-CP ngày 18/06/2015 về việc miễn thị thực có thời hạn đối với công dân các nước: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia và tiếp tục được gia hạn 01 năm (đến 30/6/2017) bằng Nghị quyết 56/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/6/2016. Đồng thời triển khai áp dụng miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam bằng việc ban hành Nghị định số 82/2015/NĐ-CP ngày 24/9/2015.

Đóng góp của ngành Du lịch ngày càng cao trong nền kinh tế quốc dân

Kết quả đạt được trong giai đoạn 2010-2015, khách quốc tế đến duy trì đà tăng trưởng trung bình hàng năm cao hơn so với giai đoạn 2006 – 2010 (9,48% so với 8,95%). Năm 2015, ngành Du lịch đã đón trên 7,94 triệu lượt khách quốc tế, tăng 1,57 lần so với năm 2010 là 5,05 triệu; khách du lịch nội địa đạt 57 triệu lượt, tăng hơn 2 lần so với 28 triệu lượt của năm 2010; tổng thu từ khách du lịch đạt 338.000 tỷ đồng, tăng hơn 3,5 lần so với 96.000 tỷ đồng của năm 2010. Theo Báo cáo tác động kinh tế của ngành Du lịch của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), năm 2015 đóng góp của du lịch Việt Nam xếp hạng 40 thế giới; về giá trị tương đối (tỷ lệ đóng góp trong GDP), du lịch Việt Nam xếp hạng 55 trên thế giới. Theo Tổng cục Thống kê, trong 5 năm 2011-2015, xuất khẩu dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của nước ta, trong khoảng 67-71% (năm 2015 tính sơ bộ khoảng 7,3 tỷ đô-la Mỹ).

Đẩy mạnh liên kết trong phát triển sản phẩm du lịch

Trong giai đoạn toàn ngành đã tập trung khai thác, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, dựa trên 4 dòng sản phẩm chủ đạo là du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch gắn với thiên nhiên và du lịch thành phố. Việc liên kết đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo 7 vùng (Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Vùng Bắc Trung bộ, Vùng duyên hải Nam Trung bộ, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Vùng Đông Nam bộ) được chú trọng trong thời gian qua, tạo ra sự độc đáo, khác biệt và thu hút được nhiều du khách trong nước và quốc tế. Từng bước hình thành rõ hơn các vùng động lực phát triển của du lịch Việt Nam, bao gồm: Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình; Quảng Bình -Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam; Khánh Hòa – Lâm Đồng; Bình Thuận – Bà Rịa-Vũng Tàu – Thành phố Hồ Chí Minh – Kiên Giang (Phú Quốc). Việc liên kết hỗ phát triển sản phẩm du lịch giữa các địa phương được thực hiện trên nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, triển khai đồng bộ và thiết thực hơn, góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa giữa các vùng và các địa phương. Phát triển du lịch cộng đồng được ưu tiên phát triển trên cơ sở khai thác những giá trị, bản sắc văn hóa của mỗi địa phương được triển khai rộng khắp trên toàn quốc, tạo việc làm ổn định cho bà con các dân tộc, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước được đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại

Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cơ sở hạ tầng hàng không, đường bộ và các cảng biển cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở vật chất ngành Du lịch đã góp phần kết nối điểm đến du lịch Việt Nam và quốc tế. Tốc độ tăng trưởng trung bình về lưu lượng hành khách qua các cảng hàng không tăng 16%/năm trong giai đoạn 2005-2015; đạt 63 triệu lượt năm 2015, tăng 24,3% so với năm 2014. Việt Nam hiện có 52 hãng hàng không quốc tế đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 54 đường bay quốc tế kết nối với Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang… Bên cạnh đó, phải kể đến sự tham gia vào thị trường hàng không của các hãng hàng không giá rẻ như AirAsia Berhad, Jetstar Asia, Tiger Airways, Thai AirAsia, Cebu Pacific, Lion Air, Indonesia AirAsia… đã đem lại cơ hội đi du lịch thuận lợi cho du khách. Với 48 đường bay nội địa hiện nay đã kết nối chặt chẽ các điểm đến du lịch trong nước tương đối dễ dàng. Hệ thống đường bộ cao tốc được xây dựng và nâng cấp trong cả nước, nâng cao khả năng kết nối và liên kết phát triển du lịch giữa các vùng và các địa phương, đem lại sự thuận tiện cho du khách.

Du lịch phát triển còn thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư của xã hội cho hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành. Đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn đầu tư chiến lược trong nước như VinGroup, SunGroup, Mường Thanh, FLC, BIM, Tuần Châu… xây dựng các khu vui chơi giải trí, khách sạn có quy mô và chất lượng mang tầm quốc tế tại các địa bàn du lịch trọng điểm như Hạ Long, Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang và hơn 30 tỉnh/thành trong cả nước tạo ra động lực và đòn bẩy cho sự phát triển du lịch của điểm đến. Sự đầu tư đó đã từng bước hình thành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại, đồng bộ tại nhiều địa phương trong cả nước, nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước khẳng định thương hiệu du lịch Việt Nam theo hướng chất lượng.

Cùng với đó là sự gia tăng không ngừng cả về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành và cơ sở lưu trú. Năm 2010, cả nước có 12.352 cơ sở lưu trú với hơn 237.000 buồng thì đến hết năm 2015, cả nước có 18.800 cơ sở lưu trú với hơn 355.000 buồng, tăng khoảng 1,5 lần, tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2010-2015 là 8,76%/năm về số cơ sở và 8,42%/năm về số buồng. Đáng lưu ý, trong giai đoạn 2010-2015, số lượng các khách sạn từ 3-5 sao tăng cao hơn mức tăng trung bình chung (tăng 16% đối với khách sạn 5 sao, 14% đối với khách sạn 4 sao và 13% đối với khách sạn 3 sao). Về doanh nghiệp lữ hành quốc tế, năm 2010 cả nước có 888 doanh nghiệp thì đến hết năm 2015 có 1.573 doanh nghiệp, tăng 1,77 lần, tốc độ tăng trung bình khoảng 12,1%/năm.

Hình ảnh Việt Nam ngày càng được nâng cao thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch

Trong thời gian qua, hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng được nâng cao, bạn bè trên thế giới càng hiểu biết hơn về đất nước và con người Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện; góp phần củng cố tình hữu nghị, giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế giữa Việt Nam với các nước. Nhiều tổ chức, website và báo chí quốc tế đã bình chọn Việt Nam là điểm đến lý tưởng hấp dẫn đối với du khách…

Nhận thức về vai trò phát triển du lịch của các cấp, các ngành và toàn xã hội chuyển biến theo hướng tích cực. Qui mô và phạm vi hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và quốc tế được đầu tư mở rộng. Chất lượng hoạt động xúc tiến du lịch được cải thiện, công tác xúc tiến từng bước chuyên nghiệp hơn. Nhằm tạo đột phá cho phát triển du lịch gần đây Chính phủ đã đồng ý với chủ trương cho phép thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch trên cơ sở xã hội hóa với một phần vốn nhà nước, trong đó có mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến cho du lịch Việt Nam.

Khái Quát Về Mảnh Đất Và Con Người Miền Tây Nam Bộ

1. Vài nét về miền Tây Miền Tây nổi tiếng với nhiều kênh rạch chằng chịt, sông ngòi dày đặc. Các con sông này nguồn nước dẫn chủ yếu là từ sông Cửu Long (Cửu Long giang), là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ của Việt Nam. Từ Phnom Penh, sông Mê Kông chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Ba-thắc (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220–250 km mỗi sông.

Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long. Lưu lượng hai sông này rất lớn, cung cấp nguồn phù sa cho khắp vùng đồng bằng Nam Bộ. Nhờ vậy, cây trái tốt tươi, tạo nên nhiều vườn cây ăn trái trĩu quả. Chính vì thế, vùng đồng bằng sông Cửu Long hay miền Tây Nam Bộ, hình thành nên văn hóa sông nước và văn hóa miệt vườn.

Đồng bằng sông Cửu Long có đường bờ biển dài trên 700 km, phía Tây Bắc giáp Campuchia, Đông Bắc tiếp giáp Vùng Đông Nam Bộ, Đông giáp biển Đông, Nam giáp Thái Bình Dương, Tây giáp vịnh Thái Lan. Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí đắc địa, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Về mặt khí hậu, địa chất: Nhiệt độ trung bình khoảng 28 độ C, hầu như ổn định quanh năm, mưa thuận gió hòa, ít xảy ra tình trạng thiên tai. Một năm thường có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Mùa nước nổi thường diễn ra từ khoảng tháng 7 đến tháng 11 dương lịch, có nơi từ tháng 9 đến tháng 10, tùy năm. Đến tham quan miền Tây mùa nào cũng có những điều thú vị riêng.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long nhờ lượng phù sa từ dòng sông bồi đắp nên nghề chính ở đây vẫn là nông nghiệp, gắn liền với cây lúa nước (đất phù sa chiếm khoảng 30%). Đất ở đồng bằng sông Cửu Long ngoài việc để sản xuất nông nghiệp còn được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra, ở nhiều nơi ở vùng này rất dồi dào nguồn than bùn dùng để làm chất đốt, làm gạch ngói.

Về hệ sinh thái: Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và sông, từ lâu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo. Đó là hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt (Vườn quốc gia Tam Nông, rừng Trà Sư, vùng Đồng Tháp Mười), hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển (Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn quốc Gia U Minh Hạ), hệ sinh thái nông nghiệp.

Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre… có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, giữ cân bằng môi trường sinh thái toàn khu vực. Hệ sinh thái rừng ngập mặn đã hình thành nên hệ thực vật ngập mặn rất phong phú và đa dạng, nhưng phổ biến ở vùng này như các loài mắm trắng, đước, bần trắng, bần chua, vẹt tách, dà quánh, dà vôi, giá, cóc vàng, dừa nước…

2. Con người miền Tây Cư dân sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và Chăm trong đó người Kinh chiếm đại đa số. Còn lại, người Hoa tập trung nhiều ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng; người Chăm sống chủ yếu ở An Giang; người Khmer có mặt đông đúc ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang.

Người miền Tây Nam Bộ ảnh hưởng sâu đậm văn hóa sông nước hay còn gọi là tính sông nước. Người miền Tây có thói quen di chuyển bằng xuồng, nhà ở gần kênh rạch. Nguồn thực phẩm họ ăn hằng ngày cũng từ thủy sản, những con vật sống ở dưới nước như cá, tôm, cua, lươn, ốc… Từ nguyên liệu chính này, họ có nhiều cách chế biến để có bữa ăn ngon như luộc, kho, chiên, nướng, hấp, nấu chua, nấu ngọt, làm gỏi, làm chả, làm khô, làm mắm…

Người miền Tây nổi tiếng phóng khoáng, rộng rãi, bụng dạ thật lòng, muốn nói điều gì là nói ra điều ấy ngay chứ không nói vòng vo tam quốc như phong cách của người Bắc. Có được điều này có lẽ cũng do đời sống hằng ngày của họ là sự chung sống hài hòa giữa các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm và Khmer. Ở mỗi dân tộc họ có phong tục riêng, tôn giáo khác nhau nhưng những người miền Tây nói chung họ sống rất hòa hợp, tôn trọng tín ngưỡng lẫn nhau.

Người miền Tây có những tính cách trái ngược nhau với biên độ khá rộng: “đã làm thì làm chết thôi, còn chơi thì chơi xả láng, Thương thì thương mút mùa Lệ Thủy, ghét thì ghét mãn kiếp. Khi không ưng thì cạy miệng cũng không nói, lúc đã thuận tình thì mở gan ruột cho xem”. Phong cách của người miền Tây là thế. Điều này nó thể hiện ở nếp suy nghĩ và đời sống hằng ngày ở nơi đây. Đa số họ làm và ăn, ít tằn tiện tích góp như người miền Trung. Người miền Tây sống thực tế, tới đâu hay tới đó, làm đủ ăn, có bao nhiêu xài bao nhiêu. Có lẽ, một phần vì thiên nhiên ở đây ưu đãi, mưa thuận gió hòa, trên bờ hái nhúm rau, cái khế, dưới sông bắt con cá chốt cũng xong bữa cơm nên họ ít lo nghĩ sâu xa hơn dân các miền khác.

Người miền Tây dễ thay đổi cách sống, chỗ ở, nhiều người sẵn sàng chấp nhận từ bỏ quê hương đến những vùng đất mới để hy vọng được đổi đời. Văn hoá Nam Bộ đánh giá cao những con người bản lĩnh, dám chấp nhận di chuyển. Có lẽ điều này là sự thừa hưởng tính cách của ông cha ngày trước, đến vùng đất này thời khai hoang, lập đất. Người miền Tây có tính trọng nghĩa tình, xởi lởi, chữ “nghĩa” đối với họ đôi khi còn quan trọng hơn cả chữ “tình”, “hết tình còn nghĩa”, đó là quan điểm sống của họ. Người miền Tây coi nhẹ tiền tài, của cải vật chất, họ thích cuộc sống hưởng an nhàn bên sông nước, bờ lau, ít nghĩ đến việc ngày mai.

Người miền Tây nổi tiếng hiếu khách, hào hiệp, sẵn sàng cho người khách lữ hành lỡ bước tá túc ở nhà, họ đãi cơm rượu như người bà con xa mới về. Tính cách này cuả người miền Tây có lẽ do ảnh hưởng tự sự ưu đãi của thiên nhiên, đất rộng, người thưa, hoa trái quanh năm xum xuê tươi tốt. Người miền Tây có lối sống giản dị, mộc mạc, không cầu kỳ lễ nghĩa như văn hóa người Bắc. Họ trọng nội dung hơn hình thức; họ thích hài hước, nhẹ nhàng, thích nói xạo, nói dóc cho đời vui vẻ.

3. Du lịch về miền Tây

An Giang: An Giang được biết đến với các địa điểm du lịch rất nổi tiếng, như là núi Cấm, núi Sam, miếu bà Chúa Xứ, rừng tràm Trà Sư… Du lịch An Giang còn thu hút đông đảo du khách đến tham quan vào các dịp diễn ra lễ hội như lễ hội vía bà chúa xứ, lễ hội đua bò vùng Bảy Núi, lễ hội Chol Chnam Thmay…

Bạc Liêu: Nói đến Bạc Liêu nhiều người sẽ nghĩ ngay đến giai thoại về công tử nổi tiếng phong lưu khắp Lục tỉnh Nam Kỳ khi xưa. Ngày nay, nhà công tử Bạc Liêu là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng ở Bạc Liêu. Ngoài ra còn có một số nơi nổi tiếng khác như là vườn nhãn cổ trên trăm tuổi, vườn chim Bạc Liêu, đền thờ Bác Hồ…

Bến Tre: Bến Tre nơi được mệnh danh là xứ dừa, vì nơi đây trồng dừa nhiều nhất Việt Nam. Ngoài ra, Bến Tre còn có nhiều vườn cây ăn trái xum xuê, là nơi cung ứng nguồn trái cây cho các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, nhất là ở miệt Chợ Lách, Châu Thành. Đi du lịch Bến Tre du khách có thể đi theo Tour du lịch miền tây 1 ngày, Tour vào vườn cây trái Cái Mơn, tham quan cồn Phụng, cồn Ốc, cồn Tiên, sân chim Vàm Hồ…

Cà Mau: Vì nơi này còn tồn tại vùng rừng nước ngập mặn, rừng ngập nước, với bạt ngàn thảm rừng ngập măn xanh thẳm vươn xa ra phía biển nên rất có tiềm năng về du lịch sinh thái. Đến Cà Mau du khách sẽ tận hưởng được khung cảnh thiên nhiên hoang hã, nguyên sinh như trong phim, ảnh. Đặc biệt, vùng đất Mũi Cà Mau là nơi tạo ấn tượng với du khách ở cột mốc ghi dấu điểm cuối của Tổ quốc. Du khách có thể tham quan rừng U Minh, các vườn chim Cà Mau, mũi Cà Mau, đảo Hòn Khoai… khi đến Cà Mau.

Cần Thơ: Về Cần Thơ du khách thường đi chợ nổi Cái Răng trước tiên. Ngoài ra ở đây còn có nhiều vườn cây ăn trái cho du khách tham quan. Cần Thơ được xem là Tây Đô của thời trước, đây là trung tâm văn hóa, kinh tế lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Du khách đi du lịch Cần Thơ có thể tham quan vườn cò Bằng Lăng, chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền, nhà cổ Bình Thủy, miệt vườn Cần Thơ…

Đồng Tháp: Vùng Đồng Tháp Mười đẹp nhất là mùa nước nổi. Du khách về đúng mùa này sẽ cảm nhận hết từng con nước lên, nước xuống ở miền Tây, hiểu về văn hóa miền sông nước qua khung cảnh thiên nhiên, qua món ăn, qua đời sống thường ngày của người dân Đồng Tháp. Du khách sẽ thấy được những cánh đồng lúa phì nhiêu, những cánh đồng sen thơm mát, được đi xuồng ba lá, được dạo chơi ngắm cảnh vùng “lóng lánh cá tôm”. Các địa điểm tham quan ở đây gồm Lăng cụ phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, khu di tích Gò Tháp, vườn sếu quý hiếm ở Tam Nông, vườn quốc gia Tràm Chim, làng hoa kiểng Sa Đéc…

Hậu Giang: Hậu Giang được tách ra từ Cần Thơ cũ, vì thế đây cũng được xem là trung tâm giao thương của các tỉnh miền Tây. Đi du lịch về miền đất Hậu Giang du khách có thể tham quan chợ nổi Phụng hiệp (chợ nổi Ngã Bảy), di tích Long Mỹ, khu căn cứ tỉnh ủy…

Kiên Giang: Trong các tỉnh miền Tây có lẽ thiên nhiên đã ưu đãi cho Kiên Giang nhiều thắng cảnh nhất. Các cảnh đẹp ở Kiên Giang hội tụ ở vùng đất Hà Tiên, đặc biệt là ở khu đảo Ngọc, du lịch Phú Quốc phát triển nhất nơi đây. Hà Tiên được đánh giá là nơi có nhiều cảnh đẹp với nhiều núi non hang động, chùa chiền, lăng mộ và nhiều hòn đảo gần xa.

Long An: Long An có nhiều di tích tiền sử và gần 100 di chỉ văn hóa Óc Eo được phát hiện, các di tích nổi tiếng như là Bình Tả, nhà Trăm Cột, chùa Tôn Thạnh. Du khách tham quan Long An có thể ghé khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười để thưởng thức các món ngon đặc sản miền Tây.

Sóc Trăng: Sóc Trăng có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng, có lịch sử lâu đời như chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Chén Kiểu… Đến du lịch Sóc Trăng ngoài tham quan các danh lam, du khách có thể đến khu du lịch Bình An, thăm chợ nổi Ngã Năm hay đi một chuyến đến các cù lao có những vườn cây trái oằn cành.

Tiền Giang: Du khách đi du lịch về Tiền Giang sẽ có cơ hội chèo xuồng ba lá ngắm cảnh sông Tiền và ngắm nhà dân 2 bên bờ. Địa hình Tiền Giang chia thành ba vùng rõ rệt vùng cây trái ven sông Tiền, vùng Đồng Tháp Mười và vùng ven biển Gò Công. Du khách đến Tiền Giang có thể đến tham quan các địa điểm nổi tiếng như như Cồn Thới Sơn, miệt vườn Cái Bè, chợ nổi Cái Bè, chùa Vĩnh tràng, trại rắn Đồng Tâm…

Trà Vinh: Trà Vinh có rất nhiều ngôi chùa đẹp và cổ kính của cộng đồng người Khmer, người Việt, người Hoa. Có khoảng 140 ngôi chùa của cộng đồng người Khmer, 50 ngôi chùa của người Kinh và 5 ngôi chùa của cộng đồng người Hoa, trong đó các chùa nổi tiếng là chùa Âng, chùa Cò, chùa Hang… Du lịch hành hương về Trà Vinh du khách có thể tham quan các ngôi chùa này hoặc đến những điểm du lịch khác ở Trà Vinh như Ao Bà Om, bãi biển Ba Động…

Vĩnh Long: Du lịch đến Vĩnh Long, du khách sẽ có dịp lênh đênh cùng sông nước miền Tây, đi giữa màu xanh thiên nhiên với những vườn cây trái xanh mướt, trĩu quả. Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở đây như khu du lịch sinh thái – trang trại Vinh Sang, cù lao An Bình, Văn Thánh miếu, chùa Tiên Châu…

4. Món ngon, đặc sản, ẩm thực miền Tây.

Trái cây miền Tây Miền Tây được xem là vựa trái cây của khu vực miền Nam. Nơi đây đã sản sinh ra rất nhiều loại trái cây đặc sản, thơm ngon nổi tiếng như cam sành, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, sầu riêng Cái Mơn, quýt hồng Lai Vung, chôm chôm, măng cụt, nhãn, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lờ Rèn, dừa sáp Cầu Kè, mít ruột đỏ, mít tố nữ… Đến du lịch miền Tây mùa nào du khách cũng có thể thưởng thức những hương vị trái cây thơm ngon ở chính tại vùng đất này trồng nên. Một số loại trái cây đặc sản đạt tiêu chuẩn VietGap, Global Gap được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Nguồn còn lại cung cấp cho cả nước nhất là vào các dịp lễ, Tết Nguyên đán…

Món ngon miền Tây Văn hoá ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long mang nhiều nét của một miền quê sông nước. Do đặc điểm địa hình, thực phẩm chính vẫn là lúa gạo, cá tôm và rau quả nên văn hoá ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long dù đa dạng nhưng vẫn là được chế biến từ nguồn thực phẩm này. Mặc dù quan niệm là ăn để sống, nhưng người dân miền Tây rất chú trọng đến chất lượng món ăn nên họ hay chế biến sáng tạo để thay đổi khẩu vị. Ví dụ như từ con cá lóc, người ta có thể chế biến thành các món: cá lóc kho tộ, canh chua cá lóc, cháo cá lóc, cá lóc nướng trui, cá lóc hấp, khô cá lóc, mắm cá lóc… Hoặc cũng là canh chua, nhưng người ta có thể thay đổi khẩu vị bằng cách nấu với bông điên điển hay bông so đũa, hoặc thay cá lóc bằng cá linh…

Bên cạnh đó, do miền Tây có nhiều thành phần cư dân sinh sống (dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm) cho nên văn hóa ẩm thực cũng có sự pha trộn, giao thoa tạo nên nhiều món ăn ngon, lạ. Tuy vậy, ở mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có những món ăn ngon đặc sản riêng, chế biến theo phong cách riêng, nêm nếp gia vị cũng khác. Tóm lại, du khách đến du lịch miền Tây có thể khám phá được nhiều điều đặc sắc từ các món ăn ngon, dân dã ở đây như canh chua, cá kho tộ, lẩu mắm, bún nước lèo, bún mắm, canh xiêm lo, heo quay, vịt tiềm, vịt khìa, canh thuốc bắc, hột vịt muối…

Chúc Quý khách có kỳ nghỉ vui vẻ, nhiều khám phá bất ngờ thú vị về miền Tây!

Giới Thiệu Khái Quát Huyện Nam Giang

Giới thiệu khái quát huyện Nam Giang

– Nam Giang là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Quảng  Nam. Tổng diện tích tự nhiên: 1.842,88 Km2, có đường Biên giới chung với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dài 70 Km.                 

– Tổng diện tích tự nhiên của huyện chia theo tình hình sử dụng đất : 184.288,66 ha. Trong đó:

1. Diện tích đất nông nghiệp: 153.526,4 ha, phân ra:

+ Đất sản xuất nông nghiệp:  5.263,05 ha

+ Đất lâm nghiệp:                     184.232,3 ha

+ Đất nuôi trồng thủy sản:       23,44 ha

2. Đất phi nông nghiệp:           4.261,06 ha

3. Đất chưa sử dụng:               26.354,99 ha

– Huyện có 11 xã và 01 Thị trấn với tổng dân số 24.469 người, gồm các dân tộc anh em, trong đó, được chia theo hộ gia đình:

+ Cơ tu: 3.215 hộ

+ Gié- Triêng: 1.131 hộ

+ Kinh: 1.076 hộ

+ Dân tộc khác: 108 hộ

– Do điều kiện của một huyện miền núi vùng cao nên địa hình của huyện có nhiều núi non hiểm trở, nhiều sông suối chia cắt, giao thông đi lại còn khó khăn.

– Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.

– An ninh Quốc phòng của huyện trong những năm qua được giữ vững, tuyến biên giới Việt- Lào được củng cố tăng cường (Hiện có 03 Đồn Biên phòng đóng quân trên vùng Biên giới của huyện đó là các Đồn Biên phòng 653, 657, 661)

– Sự nghiệp Y tế- giáo dục phát triển khá. Hầu hết các xã trong huyện đều đã có Trạm y tế xã (12 trạm), với tổng số 137 cán bộ, trong đó nữ có 86 người. Ngành y có 68 người, dược có 07 người.

Về giáo dục: Có 28 cơ sở công lập, trong đó có 02 Trường THPT: THPT Nam Giang và THPT Nguyễn Văn Trỗi

– Giá trị sản xuất Nông- lâm nghiệp của huyện năm 2012 đạt 190.650,373 triệu đồng

– Giá trị sản xuất Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp của huyện năm 2012 đạt 28.614,1

– Thực hiện thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2012 là 439.714,986 triệu đồng. Chi ngân sách năm 2012 là 306.324,59 triệu đồng.

– Tài nguyên khoáng sản:

+ Có vàng sa khoáng hiện đang được các cơ quan thẩm quyền cho một số đơn vị triển khai thăm dò

+ Trữ lượng đá vôi ở Thạnh Mỹ khá lớn, nhà máy xi măng Thạnh Mỹ đang xây dựng và sắp đưa vào sử dụng

+ Do địa hình của huyện có nhiều sông suối, có tiềm năng lớn về thủy điện. Hiện nay, các công trình thủy điện đang được xây dựng và vận hành như: Thủy điện Sông Bung 2, Sông Bung 4, Sông Bung 5, Sông Bung 6.

+ Có khu du lịch sinh thái thác Grăng, hiện đang trong quá trình đầu tư xây dựng để khai thác du lịch

– Huyện được Chính phủ cho mở cửa khẩu biên giới với nước bạn Lào. Hiện nay việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng cửa khẩu đã được hai Quốc gia đầu tư xây dựng.

Giới thiệu về tiềm năng phát triển du lịch Nam Giang

Huyện Nam Giang là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Cách thành phố Đà Nẵng gần 70 km về phía Tây Nam, cách tỉnh lỵ Tam kỳ 120 km về phía Tây Bắc, cách cửa khẩu Đắc Ốc – Đắc Tà Ọc 70 km về phía Đông. Có chung đường biên giới hơn 70 km với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Toàn huyện có 12 xã, thị trấn với 63 thôn. Dân số toàn huyện có trên 23.000 người.

    Theo quốc lộ 14B, cách Đà Nẵng 60km về phía Tây, du khách sẽ ngược về Nam Giang, nơi đây là địa bàn sinh sống của đồng bào các dân tộc, Cơ Tu, Ve, Tà riềng…. phong cảnh hữu tình trải suốt chiều dài 60 km, một bên là núi một bên là dòng sông Vu Gia huyền thoại, ở hạ lưu trước khi phân 2 nhánh, 1 nhánh đổ vào sông yên, một đổ vào sông thu bồn, sông vu gia đã làm ta gợi nhớ đến câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Thanh Quế “trước nhà em sông Vu Gia, sau nhà em cũng lại là dòng sông, hay nước sông con đổ vào sông cái – anh trai Thu Bồn em gái Hà Nha – chiều nay hò hẹn đôi ta, mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên. Không khí u hoài của núi rừng có thể sẽ khiến du khách mang một chút băn khoăn nhưng chỉ là một thoáng thôi bởi những đồi thơm đẹp mê hồn đâu đó trên đường xe chạy, những vườn keo thẳng tắp, xanh rì sẽ đưa tâm trí du khách theo tầm mắt.chỉ cách đô thị lớn nhất miền trung hơn 1 giờ xe chay, Nam Giang là vùng đất của những chiến công hiển hách của lịch sử, những địa danh, Thạnh mỹ, Bến Giằng, làng Rô đã làm nên một tên tuổi huyện giằng nổi tiếng trong thi ca.

Ngược dòng sông Cái lên trung tâm hành chính bến Giằng, nơi 2 con sông Bến Mỹ, Sông Thanh, một trong một đục gặp nhau mà nghe chan chứa tâm sự trong lòng, có truyền thuyết kể rằng, trên đường xuôi Nam, Huyền Trân công chúa đến vùng thượng đạo Quảng Nam. Khi đến một bến sông nước trong vắt, xót cho phận mình, Huyền Trân công chúa nhỏ giọt nước mắt. Kỳ lạ thay, giọt nước mắt ấy lắng xuống đáy sông, kết tinh thành một viên ngọc màu đỏ, mỗi đêm ngọc nổi một lần, chiếu sáng cả dòng sông. Để rồi bến sông, nơi công chúa nhỏ giọt nước mắt ấy được gọi là bến Giằng, nay thuộc huyện vùng cao Nam Giang, huyện giáp giới với tỉnh bạn Lào.

    Quả thật, đến Nam Giang, không chỉ nghe truyền thuyết về Bến Giằng, người ta còn có thể nghe nhiều câu chuyện lý thú và hấp dẫn. Đặc biệt, được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú và hùng vĩ của vùng cao Nam Giang, với khung cảnh hoang sơ, những khu rừng nguyên sinh, trùng trùng điệp điệp những ngọn núi cao chót vót, những vực thẳm sâu hun hút, những vách đá cheo leo, hiểm trở, không kém phần ngoạn mục như bức tranh kỳ vĩ làm say hồn du khách. Xuất phát từ Bến Giằng, theo con đường ngoằn ngoèo, như con rắn trườn dần lên vách núi. Nhiều đoạn vô cùng ngoạn mục: một bên đường dựa vào vách núi, khoét theo vách núi, bên kia là vực sâu thăm thẳm. Núi cao, vực sâu, những khu rừng nhấp nhô khi thì bên trái, khi sang bên phải, với các thảm thực vật đa sắc màu, góp phần tạo nên phong cảnh đẹp lạ lùng và cũng thật hiếm có của mảnh đất Nam Giang. Khi đã thấm mệt với cuộc hành trình, du khách có thể nghỉ lại một Gươi bất kỳ nào đó để thưởng thức Rượu Tà vạt, đây là thứ nước được lấy từ buồng của cây tà vạt, một loại cây có hình thức giống như cây dừa nhưng to hơn, lá dài hơn, rồi hòa cùng ít vỏ cây chuồn, thành một thứ rượu mà khi uống không bao giờ đau đầu.

     Một năm được mùa; cái rẫy lên xanh tốt. Cây bắp trái to như đầu gối. Cây lúa hạt oằn cả thân. Thấm thoắt, hạt lúa ngả sang màu vàng chóe, trái bắp sắp khô vỏ thì có lũ khỉ lén lút vào tuốt lúa, bẻ bắp để ăn. Cụ già giữ rẫy tiếc của, tiếc công sức mình, giận lũ khỉ, kiên trì rình rập ngày đêm. Ở cạnh rẫy, có cây tà vạt. Trước khi vào bẻ bắp, tuốt lúa, lũ khỉ thường đu mình qua buồng tà vạt để vào rẫy. Tức mình, cụ già liền chặt phứt đi nhằm làm cho chúng không thể qua lối này nữa. Khi vừa chặt xong, có những giọt nước từ trong ấy chảy ra. Tò mò, cụ dùng tay hứng rồi nhấm thử. Chất nước ngòn ngọt, mát lạnh khiến cụ cảm thấy khỏe khoắn lạ lùng. Thế là, cụ tìm đốt lồ ô ra hứng cho kỳ hết. Những ngày sau đó, cụ lặn lội tận rừng sâu tìm các loại vỏ cây hòa vào thứ nước ấy. Cuối cùng, lúc thử vỏ cây chuồn, nước sủi bọt, lên men, có mùi vị không khác gì một loại rượu nhẹ. Và, nhờ sự khám phá tình cờ của cụ, rượu tà vạt dần dần được dân bản ưa chuộng và nhanh chóng trở thành thứ nước giải khát phổ biến giữa chốn núi rừng heo hút trong những ngày hè oi bức, nếu khách du lịch thích thổ cẩm thì chỉ cần quá bộ lên làng dệt zơ ra để thấy những người phụ nữ cơ tu đang dệt những chiếc túi, những bao gối, khăn thổ cẩm… trên đường đến làng du lịch Tà Bhing du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác trên những chiếc cầu treo đung đưa, hòa mình vào tiếng rì rào của thác nước, rì rào của gió đưa là rừng đạt ngàn trường sơn hùng vĩ.

    Lên non tắm thác, về làng xem… tay”, đó hẳn là sự trải nghiệm thú vị của những ai đã từng  rong ruổi trên đường Hồ Chí Minh huyền thoại, qua bến Giằng và ngược lên thác Grăng, huyện Nam Giang hay tiếp tục lang thang qua các địa danh như làng Rô, đèo Lò Xo cho đến Khâm Đức (Phước Sơn). Mỗi địa danh đi qua ngoài sự trải nghiệm thú vị khi được chiêm ngưỡng phong cảnh núi non hùng vĩ, nhiều tầng thác đẹp như huyền thoại du khách còn được say sưa ngắm nghía bàn tay thoăn thoắt của những phụ nữ Cơtu bên khung dệt, bên những sợi đan lát trong các làng nghề truyền thống.

     Và nếu chỉ muốn khám phá một địa chỉ du lịch có tên Nam Giang, bạn chỉ mất khoảng 30 phút từ Đại Lộc trên quốc lộ 14B là dừng chân ở làng Rô, nơi che chở nuôi nấng cố nhà thơ Tố Hữu cùng nhiều chí sĩ cách mạng trong những lần băng rừng vượt ngục. Rồi dừng chân ở bến Giằng để lắng nghe khúc giao thủy của dòng sông Bung từng một thời là địa điểm gắn với các chiến công oai hùng. Là mạch nguồn của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sông Thanh. Những điều thú vị bỗng chốc ùa đến với bạn khi được tận mắt chiêm nghiệm những điều đã từng biết, đọc qua ở đâu đó hoặc với cảnh núi non hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn bắt đầu từ ngã ba sông Bung.

      Từ đây bạn có thể ngược trên quốc lộ 14D như dải lụa mềm vắt lưng chừng núi. Một ngã ba có biển hướng dẫn, rẽ qua rẫy lúa, nương bắp, lúc ngang dọc qua suối là con đường dẫn đến thác Grăng. Đây là đoạn đường để lại dấu ấn nhiều nhất nơi du khách trong hành trình chinh phục “tam thác Grăng” bởi phải qua nhiều đoạn dốc, đường hẹp, ghềnh đá hiểm trở. Nhưng, bạn sẽ không dễ bỏ cuộc khi trên đường vào Grăng đã được kiến tạo sẵn những bộ ván dã chiến bằng thân cây, nhiều chiếc võng rừng bằng rễ cây tự nhiên làm những trạm nghỉ chân tiếp sức cho du khách. Tất cả khó khăn sẽ tan biến khi bạn đang đứng trước thác Grăng tung bọt trắng xóa, bồng bềnh trong cõi âm u Trường Sơn. Đẹp nhất ở Grăng có lẽ là thác 3 với độ cao hơn 30 mét, tung bụi nước mịt mù, xõa trắng trên những vách đá bám rêu.

     Nam Giang không những đẹp mà giá trị hơn nữa chính là việc bảo tồn văn hóa truyền thống cồng chiêng, Du khách hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt nhìn thấy những em bé mới chỉ học lớp 5 lớp 6 mà đánh chiêng điêu luyện. Đôi tay mềm mại gõ từng nhịp tấu lên bản nhạc chiêng đón khách khiến ai cũng phải mê mẩn

     Trước kia, người dân ở đây chỉ biểu diễn cồng chiêng những khi có sự kiện đặc biệt nào đó nhưng hiện nay, ngoài những lễ hội đặc biệt của họ, biểu diễn cồng chiêng cho du khách xem là dịp để giao lưu, trao dồi, cố kết cộng đồng ngày thêm bền chặt, trao truyền cho thế hệ kế tiếp, chứ không hề thương mại hóa, làm qua loa chiếu lệ”. Những nghệ nhân của làng chào đón du khách qua bài đầu tiên với âm thanh thật trong trẻo, rộn rã như tiếng suối chảy, tiếng chim hót trong rừng thẳm.Thỉnh thoảng họ lại đồng loạt cất tiếng hú bi hùng, họ đang gọi mời Thần linh về tham dự lễ hội cùng với họ. Sau một lúc ngỡ ngàng lặng đi vì xúc động, nếu thích thú du khách có thể cùng hòa vào vòng xoay theo nhịp cồng, tiếng chiêng, những tiếng cồng chiêng trầm hùng, tiếng đinh tút réo rắt ngân nga đem lại cho người xem nhiều cảm xúc khó tả. Mỗi giai điệu như đưa người xem quay về với những câu chuyện tình yêu lứa đôi, các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, săn bắn, chống kẻ thù, thú dữ; những lễ hội mừng lúa mới, mừng làng mới của đồng bào dân tộc sống trên dãy trường sơn hùng vĩ từ bao đời. cùng với sưu tầm truyện cổ, văn hóa ẩm thực cồng chiêng  cũng là nét văn hóa truyền thống mà huyện đang gìn giữ và phát triển.

      Đến  Nam Giang không những được ngắm cảnh thiên nhiên kỳ diệu, ngoạn mục của miền tây đất Quảng, được tận mắt nhìn thấy cột mốc biên giới của Tổ quốc với nhiều cảm xúc dạt dào…, mà còn được thưởng thức hương vị tuyệt vời của rượu tà vạt giữa khung cảnh núi rừng, trên độ cao gần nghìn mét của đại ngàn Trường Sơn.

      Nam Giang không chỉ hùng vĩ mà còn mang vẻ đẹp vừa hoang sơ, vừa lạ lùng, có sức cuốn hút lạ kỳ. Nếu được đầu tư đúng mức, quảng bá bài bản, có chiều sâu, Nam Giang sẽ là địa điểm du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm rất hấp dẫn với du khách gần xa…

Một Vài Nét Khái Quát Về Du Lịch Phú Quốc

– Cần chuẩn bị những gì khi đi du lịch Phú Quốc

– Du lịch Phú Quốc có gì hấp dẫn du khách?

1. Những nét khái quát về du lịch Phú Quốc

Nằm trong vùng vịnh Thái Lan, Phú Quốc là một hòn đảo du lịch lớn nhất của Việt Nam thuộc tỉnh Kiên Giang. Từ lâu, Phú Quốc đã trở nên nổi tiếng với khách du lịch khắp mọi miền đất nước và quốc tế.

Điều này không chỉ vì Phú Quốc là một hòn đảo du lịch xinh đẹp vốn được mệnh danh là thiên đường rực nắng, mà nơi đây còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà không phải ai cũng có thể khám phá hết được.

Khái quát về du lịch ở Phú Quốc, du khách có thể trải nghiệm nhiều bãi biển đẹp trải dài từ phiá bắc đến phía nam, có 99 ngọn núi đồi và dãy rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú.

Phía Nam của đảo có 12 hòn đảo nhỏ to khác nhau thuộc quần đảo An Thới, hay ở phía Bắc có hòn Móng Tay, hòn Đồi Mồi, hòn Bần và hòn Thầy Bói, … là điểm du lịch Phú Quốc lý tưởng cho du khách thâm gia các hoạt động du thuyền, câu cá, lặn ngắm san hô, khám phá đảo hoang và dã ngoại, …

Phú Quốc ngày nay đã thay da đổi thịt và có thể làm ngỡ ngàng với những ai đã từng đến đây những năm cuối thế kỷ trước. Du khách đi tour du lịch Phú Quốc là đến với thiên nhiên hoang sơ và hơn hết là để chinh phục vùng đất tận cùng xa xôi của đất nước.

Ngành du lịch Phú Quốc đã có sự chuyển biến rõ rệt, hệ thống khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, … trên đảo hôm nay đã có thể sẵn sàng đón nhận khách du lịch từ khắp mọi nơi đến Phú Quốc để nghỉ dưỡng hay thỏa chí khám phá đảo xanh…

2. Thời điểm thích hợp nhất để du lịch Phú Quốc

Khái quát về du lịch tại Phú Quốc cho biết trong đó thì đẹp nhất vẫn là những ngày từ tháng 10 năm ngoái tới tháng 3 năm sau, tức là mùa khô ở Phú Quốc. Đồng thời đây cũng là mùa cao điểm du lịch.

Khi tìm hiểu những nét khái quát về chuyến du lịch Phú Quốc, cũng như thời điểm tốt nhất để tới đây du lịch, bạn cũng không thể bỏ lỡ mùa hè từ từ tháng 4 – 9 trong năm. Nếu đi vào thời điểm này bạn sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí du lịch tại Phú Quốc.

Khoảng thời gian trên là mùa du lịch giá rẻ ở Phú Quốc nên lượng khách đổ về đây nghỉ mát cũng sẽ rất động. Đặc biệt là thời gian này cũng là dịp nghỉ hè. Mà các bạn biết rồi đấy, hè thì người ta thường đi du lịch biển mà Phú Quốc lại là một điểm vô cùng hút khách.

3. Di chuyển tới Phú Quốc

Để thực hiện hành trình du lịch tới Phú Quốc, việc tìm kiếm thông tin để lựa chọn phương tiện di chuyển tới đây rất quan trọng. Có khá nhiều phương tiện cùng cách thức di chuyển cho bạn lựa chọn như máy bay, tàu siêu tốc, …

Máy bay

Lựa chọn đi máy bay tới sân bay Phú Quốc, có rất nhiều hãng hàng không nội địa Việt Nam phục vụ như VietJet Air, Jetstar, Vietnam Airline, … Khái quát du lịch Phú Quốc chia sẻ nếu đi từ Hà Nội, bạn sẽ có mức vé từ 2,5 triệu tùy từng hãng bay, giờ bay và loại ghế ngồi.

Tàu cao tốc

Ngoài máy bay, hiện nay Phú Quốc khai thác những tuyến là Rạch Giá – Phú Quốc và chiều ngược lại. Với giá vé là 240.000 VNĐ/trẻ em và 330.000 VNĐ/người lớn. Với người cao tuổi và người khuyết tật thì giá vé sẽ thấp hơn.

Tuy nhiên, khái quát về du lịch ở Phú Quốc khuyên bạn nên di chuyển bằng xe khách tới Rạch Giá và tiếp đó đi tàu cao tốc.

Có nhiều hãng xe khách uy tín cho hành trình của bạn như nhà xe Phương Trang, Mai Linh, Kumho, … Giá vé là từ 170.000 VNĐ/người nếu bạn đi từ TP. Hồ Chí Minh. Còn đi từ bến xe miền Tây có các xe Châu Hà, Tuyết Hon, … với giá vé từ 110.000 VNĐ/người.

4. Chơi gì khi đi du lịch Phú Quốc?

Tổng quan về du lịch Phú Quốc, nhất định bạn phải tìm hiểu về các địa điểm du lịch, địa điểm vui chơi ở đây rồi phải không?

Phú Quốc với 3 hướng tham quan chính, mà bất cứ ai khi tới đây cũng nhất định phải khám phá hết là Bắc đảo, Nam đảo và Đông đảo.

Bắc đảo

Cùng đừng quên tắm biển Bãi Dài – bãi biển đẹp nhất Phú Quốc với làn nước biển xanh trong, hàng cát trắng muốt và những hàng cây cao xanh rì rào.

Nam đảo

Bạn có biết khu vực Nam đảo nổi tiếng với địa điểm du lịch nào gắn với lịch sử Việt Nam không? Theo tổng quan du lịch Phú Quốc thì đó chính là nhà tù Phú Quốc. Nơi ấy đã giam cầm biết bao người yêu nước trong thời kì kháng chiến.

Tới đây, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những hình ảnh còn sót lại về một thời kì của những con người vì nước ấy. Tìm hiểu khái quát du lịch Phú Quốc tại phần Nam đảo, bạn cũng sẽ không thể bỏ lỡ Suối Tranh.

Suối Tranh với thác ba tầng đổ xuống những dòng nước mạnh mẽ, mát lạnh. Hay có thể chọn bãi Khem, một nơi thơ mộng với màu xanh êm đềm của biển cả.

Đông đảo

Và đến với khái quát du lịch Đông đảo Phú Quốc thì 2 địa danh nổi tiếng nhất là chợ đêm Dinh Cậu và nhà thờ Nam Ninh.

Tại chợ đêm Dinh Cậu, bạn sẽ tìm thấy những món đồ lưu niệm. Không chỉ vậy, bạn còn được thưởng thức những món ăn ngon đặc trưng của hòn đảo xinh đẹp này. Còn nếu đến với khu làng chài Nam Ninh thì bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống của những người dân làng chài.

Theo như khái quát về du lịch đảo Phú Quốc thì đây là cơ hội để khám phá các loại cá, ốc, cùng người dân đi câu cá, mực đêm; hay mua được những loại hải sản tươi ngon giá rẻ.

5. Ăn gì khi du lịch Phú Quốc?

Khám phá những nét khái quát về du lịch tại “đảo Ngọc”, các món ngon nơi đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đưa hình tượng địa điểm du lịch Phú Quốc đến với đông đảo du khách hơn.

Nếu có cơ hội, đừng bỏ lỡ gỏi cá trích, gỏi cá nhống, còi chôm chôm, nhum, ghẹ Hàm Ninh, ốc nhảy lớn, … Và vô số các món ngon hấp dẫn khác nữa chỉ ở Phú Quốc mới mang lại cho bạn hương vị thơm ngon đặc trưng của biển khơi được.

Chia sẻ với mọi người nếu bạn thấy nội dung hữu ích – Du lịch giá rẻ Onetour