Top 13 # Khu Du Lịch Đồng Xanh Gia Lai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Gia Lai: Nham Nhở Khu Du Lịch Đồng Xanh

(Đại Lộ) – Khi du khách trực tiếp một lần khám phá thì những “bản sắc văn hóa Tây nguyên” này lại được kinh doanh một cách nham nhở, bẩn thỉu, công viên hiện lên một cách khó nhìn.

Công viên Đồng xanh-một địa điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn xã An Phú, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai được biết đến là nơi an dưỡng, nghỉ ngơi, khám phá bản sắc văn hóa Tây nguyên. Tuy nhiên, cách phản cảm trong con mắt du khách! khi du khách trực tiếp một lần khám phá thì những “bản sắc văn hóa Tây nguyên” này lại được kinh doanh một cách nham nhở, bẩn thỉu, công viên hiện lên một cách nham nhở, bẩn thỉu, phản cảm trong con mắt du khách!

Công viên đồng xanh

Cách TP Pleiku 19km dọc theo quốc lộ 19, được đầu tư bởi Công ty Cổ phần văn hóa – du lịch Gia Lai, một tổng thể du lịch gồm có: Hồ, thác nước, cây xanh, quần thể động vật hoang dã, mô hình kiến trúc đậm chất văn hóa Tây nguyên như: nhà mồ, nhà dài, nhà rông cùng nhiều khu di tích lịch sử văn hóa như: đền thờ Vua Hùng, chùa Một cột. Đến với “Công viên Đồng xanh” đáng lẽ du khách được hòa mình vào thiên nhiên, văn hóa, lịch sử đậm chất Tây Nguyên thì lại bắt gặp rất rất nhiều ‘hạt sạn” trong khu du lịch, gây mất hứng thú, mất mỹ quan nghiêm trọng.

Đi từ ngoài vào trong, hàng dừa của khu du lịch chào đón khách du lịch bằng nét “tả tơi” đã lâu lắm không có ai chăm sóc, cây chết, cây thì trơ trụi, cây thì lá rũ xuống nghiêng ngả khiến “mặt tiền” mất điểm ngay khi du khách vừa bước chân vào tham quan.

Một khu vựa hai bên lối vào được thiết kế nhiều hồ nước khá rộng phục vụ các hoạt động như đi dạo, đạp vịt, mô phỏng nhiều nét văn hóa của bà con Tây Nguyên thì “tọa lạc” ngay trước mắt một cánh cổng sắt “rào dở” nửa mở nửa đóng đã hoen rỉ được cột lại bằng một dây sắt hết sức cẩu thả. Nếu chẳng may trẻ con rơi xuống hồ không biết chuyện đáng tiếc gì sẽ xẩy ra vì công tác tu sửa tệ như vậy. Rất nhiều lối đi bộ xung quang hồ nước không có lan can, hết sức nguy hiểm cho trẻ em.

Biển báo trong khu du lịch cái “đứng” cái “nằm” ngổn ngang. Cái đứng chẳng nói làm gì, cái nằm cũng chẳng nhân viên nào buồn “đỡ” nó dậy, nhìn rất bừa bộn. Phía sau “Quảng trường Huyền sử Tây Nguyên” một bãi rác với những đống thủy tinh vỡ vứt lộn xộn, chậu hoa bình gốm vỡ nát được tập kết ở đây, chắc Ban quản lý khu du lịch cho rằng du khách không bao giờ “đi lạc” vào những vị trí này nên tha hồ tập kết chai lọ vỡ, có lẽ phải đợi đến khi có du khách bị thương vì đống thủy tinh vỡ vứt lổm chổm khắp nơi ở đây thì may ra nó mới được dọn dẹp?

Khắp các lối đi của khu du lịch đường ống dẫn nước chạy vô tổ chức, ghế nằm ngang, nằm dọc giữa đường đi, dây và ổ cắm điện nằm chỏng chơ. Phía trong còn có một đài phun nước đã “hết hạn sử dụng” nước chẳng thấy đâu chỉ có lá rụng, rác thải tấp thành từng đống rất bẩn thỉu. Các chậu hoa, lối đi dạo cũng chẳng khá hơn khi đã lỗ chỗ rạn nứt, vỡ tan tành khiến nhiều mảng bê tông nằm vô duyên khắp nơi. Đáng buồn hơn là khu vực thác nước, nơi tập trung rất đông du khách tham gia chơi đùa, chụp ảnh lưu niệm thì lại xuất hiện nhiều vũng nước “đen sì” rác còn nổi lềnh bềnh, mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu.

Khu vực tham quan động vật hoang dã cũng không khá hơn. Chuồng hươu chẳng khác gì “chuồng bò”, thức ăn chất lại từng đống không có vẻ gì là để du khách “ngắm”. Những con cá sấu còn đáng thương hơn khi phải sống trong một cái hồ đầy rác, nào chai lọ, hộp cơm, gậy gộc thậm chí họ còn thả dép vào cho cá sấu đi! Không ai buồn dọn.

Một điều đáng lưu ý cho du khách đến tham quan khu du lịch Đồng xanh là nên “đi vệ sinh trước” bởi khu vệ sinh trong một khu vực rộng 8ha đã được Ban quản lý lấy băng keo bít lại, không thể sử dụng được! Chất lượng dịch vụ không đảm bảo nếu không muốn nói là quá tệ.

Trong tổng thể khu du lịch điều mà nhiều du khách bất bình nhất là những khu vực mang đậm tính văn hóa, lịch sử bị bỏ bê, rất phản cảm. Tượng Vua Lửa “Hỏa Xá” Pơ Tau Apui vốn phải trang nghiêm, linh thiêng lại vứt ngay một cái chổi ở đó. Lối vào có bức tượng đá trông khá đẹp chẳng hiểu sao lại đặt ngay một thùng “tương ớt” dưới chân, không hiểu mục đích của cái thùng này là gì?.

Trong khu du lịch nào khăn trải bàn, hộp đựng cơm, chai lọ bắt gặp khắp nơi. Đành rằng ý thức giữ gìn vệ sinh chung của nhiều du khách chưa cao nhưng Ban quản lý khu du lịch phải có trách nhiệm. Người ta trả tiền để đến đây nghỉ ngơi, tham quan chứ không phải để ngắm rác!

Nói đến du lịch không du khách nào lại mong muốn bỏ tiền “oan” vào những nơi không đáng. Nhiều du khách cho rằng vé vào khu du lịch Đồng Xanh khá cao, với 40.000 đồng/vé người lớn, 20.000 đồng/vé trẻ em một gia đình đến tham quan nghỉ dưỡng bao gồm tiền vé và phí các dịch vụ khác ít nhất cũng cả triệu đồng – số tiền không hề nhỏ đối với những gia đình có thu nhập trung bình. Nhưng phí dịch vụ có cao một chút đi chăng nữa nhưng tiền mà người dân bỏ ra đáng “đồng tiền bát gạo” thì chẳng nói làm gì, ở đây chất lượng phục vụ hết sức kém, không thể chấp nhận được.

Thiết nghĩ các cấp, các ngành có trách nhiệm trong hoạt động văn hóa – du lịch của tỉnh Gia Lai cần quan tâm hơn nữa tới hoạt động du lịch trên địa bàn. Tránh để một vài thiếu sót như thế này mà làm xấu đi hình ảnh xinh đẹp, huyền bí của núi rừng, mất đi sự trang nghiêm, thiêng liêng đậm bản sắc văn hóa, lịch sử của vùng đất Tây Nguyên.

Danh Tạo-Thiên Phú/VTOTO

DAILO.VN

Công Viên Đồng Xanh Gia Lai

29/04/2018, 18:35

Công viên Đồng Xanh – một không gian văn hóa của vùng Bắc Tây Nguyên, do Công ty Cổ phần Gia Lai CTC đầu tư xây dựng, thuộc địa phận xã An Phú, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai. Qua gần 20 năm đưa vào khai thác, Công viên Đồng Xanh vẫn luôn chứng tỏ sức hút bằng sự đổi mới liên tục, trở thành điểm đến nhộn nhịp nhất, mỗi năm đón tiếp hàng trăm ngàn du khách đến tham quan, vui chơi, giải trí.

Một “Tây Nguyên thu nhỏ”

Từ trung tâm phố núi Pleiku, dọc theo quốc lộ 19 khoảng 10km là du khách đã đến với Công viên Đồng Xanh. Công viên Đồng Xanh tọa lạc ngay giữa cánh đồng lúa bát ngát đã được “Tây Nguyên hóa” bởi rất nhiều công trình ý nghĩa.

Khu văn hóa các dân tộc được đầu tư bài bản với kiến trúc: Nhà rông, nhà dài, nhà sàn, kho lúa, nhà mồ, nhạc cụ T’rưng nước và hàng trăm bức tượng mô phỏng cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Du khách đến Đồng Xanh còn thích thú khi chiêm ngưỡng cây cổ thụ hóa thạch có niên đại hàng trăm triệu năm tuổi với đường kính hơn 1 mét, dài hàng chục mét được tìm thấy từ miệng núi lửa xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện)- quê hương “Vua Lửa” và một số công trình kiến trúc khác mang đậm màu sắc Tây Nguyên.

Những công trình văn hóa tâm linh

Bên cạnh những công trình mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên, Công viên Đồng Xanh cũng được đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình văn hóa tâm linh hướng về cội nguồn. Nơi đây, du khách có thể tìm thấy những xúc cảm yên bình khi thành kính bái lạy trước Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương được xây dựng với kiến trúc truyền thống, mái nhà rông cách điệu cao 18 mét.

Trong điện thờ là tượng Quốc tổ Hùng Vương uy nghiêm tạc bằng gỗ cao 6 mét, nặng gần 3 tấn sơn son thếp vàng, trước điện thờ là tượng 18 Vua Hùng uy nghi.

Điểm xuyết cho quần thể văn hóa này còn có lầu Thần tài, tượng Phật Quan Âm cứu khổ cứu nạn, cổng Tam Quan bằng đá Ninh Bình, bốn bên là các loại cây quý được bố trí hài hòa, đẹp mắt.

Dịp Lễ 30/4-1/5 này công ty Gia Lai CTC đã đầu tư thêm một khu vực dành cho các bạn trẻ thỏa sức selfie, cùng đắm mình trong không gian và sắc hoa Tam Giác Mạch; với những khung cảnh thơ mộng của xứ sở Hoa Anh Đào; xứ sở Kim Chi; cánh đồng cá Koi; khu vườn tình yêu; rực rỡ sắc màu với con đường ô dù và ngọn đồi chong chóng; hay ghi lại những khoảnh khắc cùng bạn bè tại cối xay gió.

Kim Yến

Khu Du Lịch Đồng Xanh

Khu du lịch Đồng Xanh rộng 8 ha, ngập tràn màu xanh cây cỏ và các tư liệu văn hóa – lịch sử không chỉ của Gia Lai mà của cả Tây Nguyên hùng vĩ.

Đi theo quốc lộ 19 từ Thành phố Pleiku xuống Quy Nhơn, con đường bỗng rộng hẳn ra. Ùa vào tầm mắt của khách là cánh đồng lúa thênh thang chẳng khác nào đồng lúa ở miền Nam. Đó là cánh đồng An Phú. Bạn sẽ nhìn thấy con đường đất đỏ dài chừng hơn trăm mét dẫn tới khu du lịch Đồng Xanh.

Bước chân vào đây, chúng ta ngay tức khắc cảm thấy lòng nhẹ nhàng. Thiết kế khung cảnh nơi đây khá công phu, tinh tế với những điểm nhấn là thế giới thu nhỏ về văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

Tượng hai chú voi làm bằng đá, tượng trưng cho việc người Tây Nguyên rất giỏi trong việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng để trở thành con vật trong nhà, được đặt ngay ở phía cổng chính. Bước qua cổng vào là hai chiếc cầu có mái vòm, đã nhìn thấy một hồ nước trong xanh. Thấp thoáng xa xa là guồng nước và chiếc cầu giả làm bằng tre để khách có thể ra giữa hồ ngắm cảnh. Hai con đà điểu trong góc hồ ngơ ngác nhìn khách. Những chú ngỗng bơi trong hồ tạo nên nét duyên dáng như chào mời chúng ta. Bên phải là một hồ sen, gặp mùa sen nở, thì cảnh quan lại càng hữu tình hơn…

Từng viền cỏ trên lối đi, từng hàng cây trên thảm cỏ được chăm chút cẩn thận. Cây ở Đồng Xanh tượng trưng của núi rừng Tây Nguyên được chọn lựa đem về. Hai hàng cau vua cao cả trên chục mét vươn cao, chen bên dưới là các loại hoa nở đủ màu. Một góc khác là những tượng nhà mồ hững hờ trên lối đi, khiến du khách có cảm giác như đang bước vào thế giới tâm linh của người Tây Nguyên.

Đồng Xanh cũng là nơi lưu giữ nhiều gỗ hóa đá thuộc loại lớn và có niên cao. Ngay lối vào, chúng ta sẽ thấy cây cổ thụ hóa đá hơn một triệu năm tuổi lớn nhất Việt Nam, được tìm thấy tại miệng núi lửa đã ngưng hoạt động ở xã Chư A Thái, huyện Ajunpa. Cây hóa đá cổ nhất Việt Nam dài hơn 12 mét, một phần được mang về đây hai khúc, đầu và thân cây, mỗi khúc nặng khoảng 7-8 tấn. Những thớ đá nổi rất đẹp và kỳ ảo. Ở những góc trưng bày khác cũng có những khúc gỗ hóa đá, nhưng không gây ấn tượng bằng cây gỗ hóa đá triệu năm tuổi kia.

Theo lối đi có hàng cây ken dài, bên dưới có những chiếc ghế đá, lá rụng rơi dày, đôi khi những chú chim bồ câu dạn dĩ bay lượn quanh. Vào sâu bên trong, chúng ta lại thấy một hồ nước khác. Một ngôi chùa mô phỏng Chùa Một Cột ở Hà Nội được dựng lên. Gần đó là tượng Vua Nước (Pờ Tau La) và Vua Lửa (Pờ Tau Pui) – hai vị vua linh thiêng của các dân tộc Tây Nguyên.

Trong không gian xanh còn có những ngôi nhà rông, nhà sàn của người dân các dân tộc Xê Đăng, Jơ Rai, Bahnar – nhưng là những ngôi nhà đã được bê tông hóa.

Đến với khu du lịch Đồng Xanh, chúng ta sẽ được thưởng thức những buổi biểu diễn do chính các nhóm nhạc của người dân tộc địa phương biểu diễn cùng các nhạc cụ như đàn Tơ – rưng, cồng, chiêng. Dĩ nhiên, không thể thiếu ngọn lửa đêm cháy bập bùng và ché rượu cần làm say lòng du khách.

Khách đến Đồng Xanh có thể ngả lưng trên thảm cỏ xanh để quên đi mệt mỏi, hay ngồi giữa cầu thả câu… Đồng thời trước lúc chia tay, khách có thể mua sắm được nhiều quà do bàn tay người dân các dân tộc Tây Nguyên làm ra, làm đẹp lòng du khách.

Du Lịch Xanh – Hành Trình Gắn Kết Tương Lai Xanh

Du lịch xanh là gì?

Du lịch xanh là hình thức du lịch dành cho những ai yêu thích cảm giác hòa mình vào thiên nhiên và kết hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường với mong muốn lan tỏa sự ảnh hưởng của cá nhân đến nhận thức của công động và chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Vì thế, xu hướng du lịch xanh với các tour du lịch theo hướng thân thiện với môi trường, đang được giới trẻ trên khắp thế giới lựa chọn. Không những giới trẻ mà du lịch xanh càng nhận được sự quan tâm rộng rãi của tất cả mọi độ tuổi, đặc biệt đối với những người có nhu cầu du lịch trải nghiệm.

Hạn chế dùng đồ nhựa

Thói quen sử dụng đồ nhựa, túi ni lông tuy tiện dụng nhưng lại mang đến tác hại khôn lường đến môi trường. Ngày nay, trong những chuyến du lịch, các bạn trẻ đã giảm thiểu tối đa việc sử dụng rác thải nhựa, đồ nhựa sử dụng một lần và thay vào đó là các vật dụng được làm bằng chất liệu thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, những khu nghỉ mát cũng nhanh chóng bắt trọn xu thế, trong các khu nghỉ dưỡng họ hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa, thay vào đó bằng những sản phẩm tranh, tre, gỗ và cung cấp túi vải, túi giấy cho du khách. 

Không những tự thay đổi nhận thức của chính mình, các bạn trẻ còn lan tỏa những thông điệp ý nghĩa về việc hạn chế sử dụng rác thải nhựa đến những người mà họ gặp trong chuyến hành trình du lịch của bản thân. Riêng đối với những người làm du lịch, họ dùng những hành động thiết thực kết hợp hình thức thân thiện với  môi trường và truyền tải ý nghĩa to lớn đến đến khách hàng của chính mình với mong muốn hình thành trong họ tình yêu và ý thức với môi trường.

#ChallengeForChange: Thử thách dọn rác

Đạp xe xuyên Việt – “Xanh” theo cách của bạn

Đạp xe xuyên Việt không những chỉ là cách để bạn thực hiện giấc mơ tự mình rong ruổi khắp nẻo đường đất nước mà còn là cách thức cho một hành trình du lịch xanh không khói bụi của động cơ xe gắn máy hay ô tô. Tuy nhiên, để có một chuyến du lịch đáng nhớ, bạn cần chuẩn bị cho bản thân những kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Đầu tiên, bạn phải lựa chọn hướng đi thích hợp cho bạn thân. Sau đó, đối với người bạn đồng hành là chiếc xe đạp, bạn cần lựa chọn, kiểm tra, bảo dưỡng thích hợp để đủ sức chịu đựng cùng bạn trong suốt chuyến đi. Cuối cùng, bạn cần rèn luyện cho bản thân sức khỏe dẻo dai đủ sức bền để có một chuyến đi hoàn hảo

Du lịch Nông nghiệp

Đây là loại hình du lịch mà du khách có thể khám phá vùng đất mới lạ, tìm hiểu nền văn hóa cũng như bản sắc văn hóa của vùng miền. Điều đặc biệt, bạn không những có thể tham quan, ngắm cảnh mà còn được tham gia vào các hoạt động của người dân bản địa. Đây là một hình thức du lịch gắn nông nghiệp với du lịch vừa đáp ứng nhu cầu mới mẻ, hòa mình vào thiên nhiên của du khách, vừa giải được bài toán tăng thu nhập cho người dân bản địa quanh năm chỉ sống nhờ mức thu nhập ít ỏi từ các hoạt động nông nghiệp. Cuối tuần, hòa mình vào những vùng quê bình dị, rời xa khói bụi thành phố, ngắm vẻ đẹp hoang sơ,bình dị nơi làng quê yên ả mang đến cho du khách những trải nghiệm bất ngờ. Đây là một hình thức thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên và môi trường.

Tour du lịch xanh – hành trình gắn kết tương lai