Top 5 # Khu Du Lịch Một Thoáng Việt Nam Tphcm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Khu Du Lịch Một Thoáng Việt Nam

Một thoáng Việt Nam không chỉ được xem là vùng đất hội tụ những tinh hoa văn hóa, những nét đẹp thuần Việt mà còn là một kho tàng hiện vật cổ, tái hiện những di tích lịch sử ấn tượng.

Rời chiến trường, bà Trần Thị Tuyết Nga ấp ủ kế hoạch lưu lại lịch sử hào khí của đất nước, và những giá trị đặc sắc để quản bá hình ảnh Việt Nam cho bạn bè thế giới.

Khu vực cổng chào của “Một Thoáng Việt Nam” – Ảnh: Sưu tầm

Từ một đầm lầy chi chít hố bom do chiến tranh để lại, sau 20 năm bồi đắp cải tạo, vùng đất thép Củ Chi giờ trở thành vùng đất màu mỡ, hội tụ đủ các loại cây trồng và làng nghề truyền thống. Để hoàn thiện khu Làng nghề Một Thoáng Việt Nam, bà Nga và những người cộng sự đã phải “trực chiến” và từng “sống chết” tại công trình.

Nét thôn quê được tái hiện lại rất rõ thông qua các mô hình tại đây – Ảnh: Sưu tầm

“Một Thoáng Việt Nam” được khởi công từ năm 1991, theo ý tưởng về một khu bảo tồn làng nghề và văn hóa Việt, giới thiệu lịch sử và hoạt động của gần 20 nghề phân bố theo các vùng miền đất nước. Với số tiền đầu tư hơn 20 triệu USD (gần 400 tỉ đồng), bà Nga và những người trong ê-kíp phải cầm cố nhà cửa, tài sản hoặc đi vay mượn…

Hoa sen – loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp của Việt Nam – Ảnh: Sưu tầm Xem thêm: Khách sạn tại thành phố Hồ Chí Minh

Bà Trần Thị Tuyết Nga, người khởi xướng ý tưởng phát triển khu du lịch tâm sự: “Để có hình hài của Một thoáng Việt Nam, những người trong ê-kíp đã có một khoảng thời gian khá dài với cuộc sống trầy trật. Có tiền đến đâu chúng tôi làm đến đó, một thời gian không còn gạo để nấu cơm cho công nhân, khi đó nhiều người dân xung quanh mang gạo, nước mắm đến ủng hộ. Dù khó khăn nhưng mọi người quyết không bỏ cuộc. Rất may, nhiều người cũng có tâm huyết nên tình nguyện làm không lương trong suốt gần 5 năm, một số thợ xây chấp nhận hợp tác và vài tháng đến một năm lãnh lương một lần. Khi đó, chúng tôi tuyển được một đội ngũ thợ làm mỹ nghệ và tất cả lợi nhuận từ việc xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đều đổ hết vào công trình”.

Ấn tượng Việt Nam thu nhỏ – Ảnh: Sưu tầm

Với rất nhiều “kỷ lục” trong quá trình hình thành, những ai từng biết về dự án đều cảm nhận được tấm lòng nhiệt huyết, tình yêu văn hóa Việt Nam của những người sáng lập. Chị Nguyễn Thị Thanh Trà, người phụ trách quản lý nhân sự cho biết thêm: Nhiều người không chịu được cuộc sống kham khổ nên bỏ về, nhưng một số khác thì khá nhiệt huyết, họ tình nguyện về đây làm và quyết tâm bám trụ đến cùng.

Những hình ảnh mộc mạc, bình dị cùng với cái tên “Một Thoáng Việt Nam” như muốn mọi người nhớ đến những gì tinh túy nhất.- Ảnh: Sưu tầm

“Một Thoáng Việt Nam” thuộc ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi, Làng nghề được chia thành 5 khu chính: Khu không gian đất nước; Khu ca múa và đờn ca tài tử; Khu nhà 3 miền; Khu các làng nghề truyền thống; Khu nhà hàng và ẩm thực ven sông. Lấy ý tưởng từ bọc Âu Cơ trăm trứng, kết hợp sự tích Mai An Tiêm – bánh chưng bánh giầy, để tạo nên cổng chào hình quả trứng khá ấn tượng trong lòng du khách. “Một Thoáng Việt Nam” đã tái hiện sinh động quê hương Việt Nam một cách sâu sắc và rõ nét.

Cổng chào hình quả trứng lấy ý tưởng từ bọc Âu Cơ trăm trứng, kết hợp sự tích Mai An Tiêm – bánh chưng bánh giầy – Ảnh: Sưu tầm

Với tổng diện tích hơn 22,5 ha, nằm cạnh rạch Bò Cạp, gần sông Sài Gòn, “Một Thoáng Việt Nam” gồm quần thể làng nghề thủ công truyền thống với 30 hạng mục: Đền thờ đất nước, sa bàn nước Việt Nam, lầu vọng, ba khu nhà Bắc – Trung – Nam, cùng với khu văn hóa ẩm thực, đảo nuôi chim thú tự nhiên, khu chợ hàng tiểu thủ công nghiệp, chợ trên sông, vườn cây ăn trái…

Giàn bầu đơm hoa kết trái – Ảnh: Sưu tầm

Bên cạnh đó, để đi sâu hơn về đời sống vật chất cũng như tinh thần người Việt, “Một Thoáng Việt Nam” còn có các khu không gian như khu nhà Ba gian (đặc trưng vùng nông thôn), nhà Rông (biểu tượng văn hóa cộng đồng của dân tộc Tây Nguyên), nhà rường Huế, nhà mái lá Bình Định, hình ảnh bản đồ Việt Nam nằm trên nền trống đồng Đông Sơn, một không gian Xã Tắc được xây dựng bằng Đất và Nước thiêng từ 64 tỉnh thành của Tổ quốc, từ Lũng Cú đến Mũi Cà Mau tạo nên hình ảnh một đất nước Việt thân quen, gần gũi…

Nhà Rông Tây Nguyên – Ảnh: Sưu tầm

Cùng với hình ảnh lũy tre làng, bát nước chè xanh, giọng hát Quan họ hội Lim ngọt ngào hay cải lương, đờn ca tài tử… giúp cho mọi người có thể cảm nhận những tinh hoa của đất nước Việt ở mọi giác quan.

Khách du lịch thích thú với điệu múa sạp – Ảnh: Sưu tầm Xem thêm: Tour du lịch thành phố Hồ Chí Minh

Những người thợ thủ công, nghệ nhân của một số nghề truyền thống tiêu biểu như đan lát mây tre, dệt tơ lụa và thổ cẩm, gốm sứ, chằm nón, thêu ren, làm giấy dó, in khắc tranh, điêu khắc đá, điêu khắc mộc, canh tác lúa nước… dù đến từ những vùng miền khác nhau, nhưng họ điều có chung “tâm huyết” là lưu giữ những nét đặc trưng của nghề thuyền thống mà mình may mắn được sở hữu. Họ cùng nhau sản xuất, đoàn kết như một đại gia đình. Du khách đến thăm “Một Thoáng Việt Nam” sẽ được tận mắt nhìn thấy những đôi tay tài hoa của các nghệ nhân tạo ra sản phẩm mỹ nghệ đặc sắc.

Cô gái đang dệt thổ cẩm – Ảnh: Sưu tầm Các nghệ nhân đang dệt chiếu – Ảnh: Sưu tầm Bà Trần Thị Tuyết Nga – Ảnh: Sưu tầm

Không có những điểm vui chơi giải trí hiện đại, không náo nhiệt, sầm uất, “Một thoáng Việt Nam” như một làng quê yên tĩnh, bình dị, mộc mạc, gợi nên lịch sử hào hùng, những hình ảnh thân quen… Hình ảnh đại gia đình các dân tộc Việt Nam được thiết kế theo kiểu hình xoắn ốc, thể hiện sự đoàn kết, tinh thần che chở cho nhau sẽ là động lực giúp đất nước không ngừng lớn mạnh.

Với tên gọi “Một thoáng Việt Nam”, những người sáng lập khu du lịch hy vọng khi rời khỏi nơi đây, trong trí nhớ mỗi người sẽ là những bức phác thảo rõ nét nhất một Việt Nam thu nhỏ gần gũi và đẹp đẽ. Điều này không chỉ góp phần khôi phục những làng nghề truyền thống đã và đang bị mai một theo thời gian mà còn giáo dục thế hệ trẻ nhớ về cội nguồn.

Ấn Tượng Khu Du Lịch “Một Thoáng Việt Nam”

Ngoài ra, du khách còn được hít thở không khí trong lành, mùi cỏ cây đồng nội của một không gian êm ả… Làng nghề truyền thống “Một thoáng Việt Nam” để lại ấn tượng đẹp với bao câu chuyện thú vị về lịch sử, văn hóa Việt Nam.

Mười tám năm trước, nơi đây chỉ là một khu đất hoang vu sình lầy, đầy rẫy hố bom của vùng “đất thép” Củ Chi (ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi) mà nếu không có một sự gắn bó sâu nặng, một ý chí mạnh mẽ để thực hiện ước vọng của mình thì có thể những người khai sinh ra làng nghề đã bỏ cuộc.

Khoảng 700.000 mét khối đất san lấp, hơn 4.000 cây cừ tràm được đóng xuống, gần 8.000 mét đường nội bộ, 2,3 ki lô mét kênh dẫn nước, 53 căn nhà… với tổng kinh phí gần 100 tỉ đồng và rất nhiều tâm huyết, công sức bỏ ra, tất cả chỉ để biến khu vực rộng gần 20 héc ta này thành nơi giới thiệu một góc của bức tranh tổng thể về con người Việt Nam với cội nguồn, nền tảng văn hóa truyền thống bằng các hoạt động, các biểu trưng vật thể và phi vật thể.

Giờ đây, tuy vẫn còn phải tiếp tục hoàn thiện nhưng cơ ngơi của làng nghề “Một thoáng Việt Nam” khá bề thế với các khu vực như không gian đất nước – con người, khu làm nghề, khu nhà đặc trưng một số vùng miền, khu văn hóa ẩm thực, khu văn thơ, khu hoa thơm cỏ lạ, khu nhà nghỉ… nằm ẩn mình trong vùng cây xanh mát.

Gây ấn tượng mạnh với khách tham quan khi bước chân vào đây là cái chất lịch sử – văn hóa rất đậm. Một khu trưng bày hình ảnh, hiện vật thể hiện công cuộc dựng nước và chiến đấu giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thời đồ đá, đồ đồng qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… cho đến thời hiện đại.

Một đền thờ Xã tắc (sơn hà xã tắc) với bàn thờ được đắp bằng đất và nước lấy từ các danh thắng, các địa điểm lịch sử ở 63 tỉnh, thành trong cả nước như đất ở Lũng Cú, Điện Biên, ở đỉnh Hồng Lĩnh, núi Tản Viên, Cổ Loa, Lam Sơn, thành nhà Mạc, nhà Hồ, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, ở một đảo nhỏ ngoài vịnh Hạ Long, mũi Cà Mau… Trước đền Xã tắc còn trưng bày ba cây cọc gỗ Bạch Đằng, những cây cọc từng làm đắm thuyền giặc trên dòng sông lịch sử này.

Bà Trần Thị Tuyết Nga, Chủ nhiệm làng nghề, cũng chính là người đã làm lễ rước ba cây cọc từ Quảng Yên vào đây, cho biết: “Cọc làm bằng gỗ lim, nặng và rắn như sắt. Cây dài nhất khoảng 3 mét. Xem kỹ mới biết những cây cọc này có độ tuổi gỗ (non, già) khác nhau. Tôi nghiệm ra rằng để có đủ cọc cho các trận chiến, cha ông ta thời ấy đã phải sử dụng mọi cây lớn nhỏ tìm được, một cuộc “tổng động viên” cả cây cối”. Trong “khu không gian đất nước – con người” còn có một sa bàn bản đồ Việt Nam có chiều dài 55 mét trên nền hoa văn trống đồng được đắp bằng đá ong cùng với những hình ảnh, sơ đồ, hiện vật giới thiệu về lịch sử và địa lý Việt Nam.

Từ lịch sử qua văn hóa, khu nhà ở đặc trưng của các vùng miền là một cuộc triển lãm lộ thiên về nếp ở của người Việt từ đồng bằng đến vùng cao mà nét độc đáo của nó cho thấy một trình độ cao về kiến trúc và mỹ thuật. Đó là căn nhà tiêu biểu các vùng Bắc bộ, Nam bộ, nhà đất cổ ở Bình Định, nhà rường Huế, nhà rông Tây Nguyên, nhà dài Êđê, nhà pơmu của người Mông…

Cái đặc sắc ở đây là các kiến trúc này đều được thực hiện đúng như trong thực tế, bằng chính vật liệu và người thợ địa phương. Chẳng hạn, nhà rông Tây Nguyên là do chính người Bana từ Buôn Ma Thuột xuống làm, nhà gỗ pơmu (dùng gỗ pơmu cũ mua lại) thì do chính người Mông thực hiện hoàn toàn bằng rìu… Hoặc như căn nhà đất hai lớp mái độc đáo ở Bình Định (một lớp tranh dày làm mái ở trên và ngay bên dưới là một lớp đất làm trần cũng rất dày có tác dụng chống cháy và điều hòa nhiệt độ trong nhà) phải đưa thợ từ Bình Định vào làm trong hơn một năm ròng… “Chúng tôi muốn mọi cái đều thật, như thế mới có ý nghĩa, mới thuyết phục”, bà Tuyết Nga nói.

Cũng với tinh thần “làm thật”, ở khu làm nghề là một số nghề thủ công truyền thống như dệt lụa, khắc gỗ, làm gốm, chằm nón, đan mành tre, làm bánh tráng… Đặc biệt ở “Một thoáng Việt Nam” còn có những nghề ít người biết đến như nghề làm giấy dó, nghề làm vàng quỳ (vàng, bạc dát mỏng thành lá), nghề sơn son thếp vàng.

Thợ thủ công ở đây được tuyển từ các làng nghề địa phương, phần lớn là các làng nghề ở phía Bắc. Công việc của họ là sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu cho làng nghề nhưng họ cũng sẵn sàng giải thích và “biểu diễn” cho khách tham quan cách làm và các công đoạn sản xuất. Ở điểm làm giấy dó chẳng hạn, khách có thể cầm xem vỏ cây dó phơi khô, xem cách người thợ xeo giấy… Đã có một số trường phổ thông đưa học sinh đến đây tham quan, tập đan lát, làm đồ gốm.

“Một thoáng Việt Nam” còn là một bảo tàng thực vật Việt Nam thu nhỏ. Hơn 500 loài cây, từ cây lúa, chuối, bầu, bí, mướp, cây bông vải… trồng rải rác khắp làng cho đến những loài cây đặc biệt hiếm thấy trong khu “hoa thơm cỏ lạ” như cây hoa súng có lá to bằng cái nia, cây súng có hoa đổi màu theo ánh nắng, cây nắp ấm có 20 giống khác nhau và đặc biệt là tre có đến 50 giống sưu tập cả ở trong và ngoài nước.

Bà Tuyết Nga cho biết, làng nghề đang tập trung nghiên cứu giống tre để tìm lời giải đáp cho điều nghịch lý: Việt Nam là một trong những quê hương của cây tre, cây tre gắn bó với người Việt từ nhỏ cho đến già, thế nhưng sản phẩm từ tre đến nay hầu hết vẫn là vật dụng đơn giản, hàng thủ công mỹ nghệ, trong khi nhiều nước như Hàn Quốc, Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan đã phát triển công nghệ chế biến tre rất cao (công nghệ nanô), làm ra những sản phẩm sinh thái cao cấp như nước hoa, xà phòng, tấm lọc, sợi vải… từ than tre.

Hẳn nhiên, “Một thoáng Việt Nam” không thể thiếu khu văn hóa ẩm thực với các món ăn dân dã truyền thống được chế biến tại chỗ và một khu vui chơi với những trò chơi dân gian. Ngoài ra, một khu văn thơ dành cho khách yêu văn nghệ với tranh ảnh, thư pháp, tượng điêu khắc một số tác giả, nhân vật nổi tiếng trong văn học Việt Nam như nhà thơ Nguyễn Công Trứ với hai cây thông biểu tượng trước sân minh họa cho hai câu thơ bất hủ: “Kiếp sau xin chớ làm người. Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”, tượng Chí Phèo và Thị Nở, sắp tới sẽ có tượng “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương… Những khu vực sinh hoạt này sẽ giúp mọi người thư giãn nhẹ nhàng, lành mạnh.

Có lẽ khó kể hết những điều thú vị cùng những kiến thức mới mẻ, bổ ích về lịch sử, thiên nhiên và văn hóa dân tộc mà làng nghề truyền thống “Một thoáng Việt Nam” đem đến cho du khách khi đến đây, nhất là các em học sinh. Thực tế, làng nghề này đã vượt ra khỏi giới hạn của một trung tâm bảo tồn nghề truyền thống hay một khu du lịch, giải trí thuần túy. Và đó cũng chính là điều mong mỏi của những người sáng lập làng nghề.

“Chúng tôi muốn làm một điều đó để giữ gìn, quảng bá và phát huy văn hóa dân tộc một cách hiệu quả. Một khi văn hóa dân tộc bị suy tàn hay mất đi thì đất nước sẽ ra sao?”, điều trăn trở và cũng là động lực tinh thần thôi thúc bà Tuyết Nga cùng các thân hữu cùng chí hướng đã dốc trọn tâm huyết và vốn liếng của mình để tạo dựng một không gian văn hóa đặc sắc và bề thế.

Yêu Thương Một Thoáng Việt Nam

Từ điểm đến về nguồn địa đạo Củ Chi, đi thêm khoảng 10km, du khách có thêm một khám phá mới: Khu du lịch làng nghề “Một thoáng Việt Nam”.

Khu du lịch đón khách bằng biểu trưng cảm động về tình dân tộc, nghĩa đồng bào – những người con sinh ra từ một bọc trứng, gắn với sự tích Lạc Long Quân – Âu Cơ.

Bản đồ trên nền đất – Ảnh: Sưu tầm

Theo những con đường làng rợp bóng tre, du khách đi qua những vườn cây, dưới những giàn bầu bí lúc lỉu trái, cảm giác thân quen như bất cứ làng quê nào trong ký ức tuổi thơ mỗi người.

Nơi lý tưởng để nghỉ ngơi – Ảnh: Sưu tầm

Các nhóm du khách đều ghé viếng ngôi đền Xã Tắc đẹp giản dị, bàn thờ có nước và đất lấy từ Đền Hùng Phú Thọ, cùng mũi tên đồng Cổ Loa, cọc gỗ Bạch Đằng… là các di vật nguyên bản. Trong tiếng chiêng trống và thoang thoảng hương trầm, mọi người cùng thành tâm nhớ ơn Quốc Tổ.

Giếng nước cổ – Ảnh: Sưu tầm

Khu nghề chạm khắc gỗ có nhiều tượng thờ cúng, tượng trang trí khá đẹp, lưu lại dấu ấn tay nghề nghệ nhân tạc tượng, sơn son thếp vàng đình chùa xưa, lộng lẫy và tinh xảo như bộ đôi tượng Ngọc Nữ:

Khu nhà các vùng miền rất thu hút du khách với các mẫu nhà thật, điển hình cho từng vùng miền văn hóa Bắc Trung Nam, có cả nhà rông Tây Nguyên và nhà sàn Tây Bắc. Không chỉ công phu về kiến trúc, phong phú các hiện vật nội thất sưu tập, bày biện bắt mắt, mỗi ngôi nhà còn được chú ý dựng cảnh quan cây, vườn xung quanh tạo không gian đặc trưng của mỗi địa phương.

Kiến trúc đơn sơ – Ảnh: Sưu tầm

“Một thoáng Việt Nam” trải rộng trên khu đất hơn 20ha, địa hình đa dạng có đủ sông hồ, cảnh trí thoáng rộng thân thuộc. Cách trung tâm thành phố khoảng 60km, nhóm bạn trẻ có thể dành một ngày nghỉ du ngoạn bằng xe máy hoặc bằng xe bus từ bến xe An Sương đi Củ Chi, rẽ vào Ngã tư Tân Quy, đổi xe đi An Phú tới ngã ba lối vào khu du lịch, hoặc kết hợp với chuyến thăm Địa đạo để có thêm trải nghiệm “Một thoáng Việt Nam” đầy ngỡ ngàng thú vị.

Kinhnghiemditour.vn – Nguồn: tổng hợp

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.

Khu Du Lịch Một Thoáng Việt Nam Có Gì Hay? Khám Phá Ngay

Người ta nói Sài Gòn tấp nập và hối hả lắm, nhưng có ai biết rằng đâu đó trong khu phố thị phồn vinh này có một địa điểm mang đến cho các bạn sự nhẹ nhàng, thư thái và yên bình. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi hội tụ nhiều nét tinh hoa văn hóa Việt, con người Việt từ bao đời nay, đã và đang thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Tất cả vẻ đẹp ấy hiện hữu tại KDL một thoáng Việt Nam – nơi mà Ximgo mang đến cho các bạn trong bài viết này.

1. Giới thiệu về KDL một thoáng Việt Nam

“Một Thoáng Việt Nam” được khởi công từ năm 1991, theo ý tưởng về một khu bảo tồn làng nghề và văn hóa Việt, giới thiệu lịch sử và hoạt động của gần 20 nghề phân bố theo các vùng miền đất nước. Với số tiền đầu tư hơn 20 triệu USD (gần 400 tỷ đồng), bà Nga và những người trong ê-kíp phải cầm cố nhà cửa, tài sản hoặc đi vay mượn…

Với rất nhiều “kỷ lục” trong quá trình hình thành, những ai từng biết về dự án đều cảm nhận được tấm lòng nhiệt huyết, tình yêu văn hóa Việt Nam của những người sáng lập. Chị Nguyễn Thị Thanh Trà, người phụ trách quản lý nhân sự cho biết thêm: Nhiều người không chịu được cuộc sống kham khổ nên bỏ về, nhưng một số khác thì khá nhiệt huyết, họ tình nguyện về đây làm và quyết tâm bám trụ đến cùng.

Nằm cách trung tâm chúng tôi khoảng 40km, tọa lạc tại Bến Bò Cạp, ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Khu du lịch “Một Thoáng Việt Nam” là một “ngôi nhà” của làng nghề thủ công truyền thống, mang trong mình một vẻ đẹp trầm tĩnh, khác lạ khiến những cho những bước chân đến đây không khỏi ngỡ ngàng. Dường như cái nắng nóng, ngột ngạt nơi phố thị đông đúc cũng bỗng chốc tan biến khi các bạn được hòa mình, trải nghiệm những điều tuyệt vời ở nơi đây.

2. Tham quan của KDL một thoáng Việt Nam

Với diện tích 22,5 ha đất bưng biền, nằm cạnh rạch Bò Cạp, gần sông Sài Gòn. Khu du lịch một thoáng Việt Nam bao gồm 30 hạng mục với: đền thờ đất nước, sa bàn nước Việt Nam, lầu vọng, ba khu tiêu biểu cho ba miền đất nước. Bên cạnh là khu văn hóa ẩm thực, đảo nuôi chim thú tự nhiên, khu chợ hàng tiểu thủ công nghiệp, chợ trên sông, vườn cây ăn trái…

Bên cạnh đó, làng nghề được chia thành 5 khu chính: Khu không gian đất nước; Khu ca múa và đờn ca tài tử; Khu nhà 3 miền; Khu các làng nghề truyền thống; Khu nhà hàng và ẩm thực ven sông. “Một Thoáng Việt Nam” đã tái hiện sinh động quê hương Việt Nam một cách sâu sắc và rõ nét. Bằng việc lấy ý tưởng từ bọc Âu Cơ trăm trứng, kết hợp sự tích Mai An Tiêm – bánh chưng bánh giầy, để tạo nên cổng chào hình quả trứng đã gây được những sự ấn tượng đầu tiên khi các bạn đặt chân đến đây.

Không dừng lại ở đó! “Một Thoáng Việt Nam” còn có các khu không gian như khu nhà Ba gian (đặc trưng vùng nông thôn), nhà Rông (biểu tượng văn hóa cộng đồng của dân tộc Tây Nguyên), nhà rường Huế, nhà mái lá Bình Định, hình ảnh bản đồ Việt Nam nằm trên nền trống đồng Đông Sơn, một không gian Xã Tắc được xây dựng bằng Đất và Nước thiêng từ 64 tỉnh thành của Tổ quốc, từ Lũng Cú đến Mũi Cà Mau tạo nên hình ảnh một đất nước Việt thân quen, gần gũi… để các bạn có thể tìm hiểu sâu sắc hơn về đời sống vật chất cũng như tinh thần người Việt Nam ta đã trải qua biết bao nhiêu bề dày lịch sử.

Sẽ thật tuyệt vời nếu các bạn đặt chân đến “Một Thoáng Việt Nam” để được chiêm ngưỡng hết thảy vẻ đẹp cũng như tinh hoa văn hóa của đất nước Việt ta, chúng tớ tin rằng nơi đây sẽ dành tặng cho các bạn những sự trải nghiệm vô cùng tuyệt vời.

3. Ăn gì khi đến KDL một thoáng Việt Nam?

3.1 Bánh khọt

3.2 Bò lá lốt

Nhắc đến những món ăn Sài Gòn ngon nức tiếng chắc chắn không thể thiếu cái tên bò cuốn lá lốt. Có gì lạ đâu, chỉ là những xiên thịt chắc nịch, được cuốn trong lá lốt xanh, nướng xèo xèo trên bếp than hồng nghi ngút khói. Nhưng chẳng ai có thể chối từ được trước những xiên thịt thơm ngon nóng hổi, ăn kèm rau sống và chấm trong phần nước mắm tỏi ớt siêu ngon này.

3.3 Cà ri cua

Với sự ấn tượng của vị béo ngậy, mùi thơm khó cưỡng từ nước dừa, ớt, bột cà ri, húng quế hiện hữu trong món cà ri cua, điều đó đã khiến cho món ăn này ngon đến nỗi mà ai ai cũng ao ước được ăn thử một lần trong đời. Các bạn thưởng thức cà ri cua với bánh mì nóng, hoặc cơm trắng trộn cùng cũng rất ngon.

Nguồn ảnh: internet/ IG