Top 3 # Khu Du Lịch Núi Cấm An Giang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Núi Cấm An Giang

Cách đi núi Cấm An Giang

Núi Cấm cách thành phố Châu Đốc khoảng 40km, cách thành phố Long Xuyên khoảng 70km và cách Sài Gòn hơn 250km. Nếu đi từ Sài Gòn hoặc Cần Thơ bạn nên đi bằng xe buýt hoặc xe máy. Nếu đi từ các tỉnh miền Trung hoặc miền Bắc thì bạn nên đi máy bay đến sân bay Cần Thơ sẽ gần An Giang hơn. Sau đó di chuyển bằng xe buýt hoặc thuê xe máy khám phá núi Cấm, An Giang.

Di chuyển đến núi Cấm bằng xe buýt

Di chuyển từ Sài Gòn hoặc Cần Thơ đến Châu Đốc bằng xe buýt. Bạn nên di chuyển bằng xe Hùng Cường, Thành Bưởi hoặc Phương Trang (Đây là 3 hãng xe lớn và có uy tín lâu năm) để an toàn hơn các xe dù khác (Giá vé từ Cần Thơ: 100.000đ/vé, từ Sài Gòn là 150.000đ/vé).

Từ bến xe Châu Đốc có 1 tuyến xe bus đi đường tỉnh lộ qua núi Sam, Tri Tôn và cả núi Cấm. Bạn dừng lại ở chân núi Cấm và tiếp túc di chuyển lên đỉnh.

Ngoài ra nếu từ thành phố Long Xuyên có 1 trạm xe buýt ở trước Coop Mart Long Xuyên. Bạn bắt xe bus đến trạm Lộ Tẻ – Tri Tôn, sau đó bắt tiếp chuyến xe đến Tịnh Biên.

Đi phượt núi Cấm bằng xe máy

Nếu đi xe máy từ Sài Gòn, bạn nên đi đường Quốc Lộ 1A đến thẳng chân núi Cấm. Đoạn đường này tương đối dễ đi hơn và có nhiều điểm dừng vui chơi hơn khi đi qua Tiền Giang, Đồng Tháp. Sau đi đến chân núi, bạn bắt buộc phải gửi xe lại nhà dân. Sau đó đi bộ 1 đoạn đường lên thẳng núi Cấm. Bạn có 3 lựa chọn để lên đỉnh là: đi bộ, xe ôm và cáp treo.

Giá vé cáp treo lên núi Cấm 2020

Giá vé cáp treo lên đỉnh núi Cấm năm 2020:

Người lớn: 180.000đ (Khứ hồi), 120.000đ (Một chiều lên), 100.000đ (Một chiều xuống).

Trẻ em: 90.000đ (Khứ hồi), 60.000đ (Một chiều lên), 50.000đ (Một chiều xuống).

Lưu ý: Giá vé cáp treo đã bao gồm giá vé tham quan (Người lớn hoặc trẻ em).

Giá vé tham quan núi Cấm:

Người lớn: 20.000đ.

Trẻ em: 10.000đ.

Quy định: Trẻ em cao từ 0,9m – 1,2m. Dưới 0,9m miễn phí giá vé và cáp treo.

Thời gian di chuyển bằng cáp treo lên đỉnh Thiên Cấm Sơn mất khoảng 15 phút.

Mẹo đi xe ôm lên đỉnh núi

Nếu đi bộ lên đỉnh núi bạn sẽ gặp nhiều người mời gọi đi xe ôm. Hoặc bạn có thể dừng lại trước các quán cà phê dưới chân núi để nhờ gọi dùm. Nhiều người chuyên chở du khách từ chân núi lên đỉnh núi bằng xe máy. Đó là những người xe ôm chuyên nghiệp thường xuyên lên xuống núi nên bạn có thể an tâm về độ an toàn.

Mức giá: 50.000đ/1 lượt hoặc 100.000đ/khứ hồi.

Tuy vậy nếu bạn chọn con đường đi bộ lên những bậc thang từ dưới chân núi. Bạn thường mất cả 1 buổi để leo được tới đỉnh. Tuy vậy bạn cũng có thể “tạo sự lựa chọn khác”. Khi đi giữa đường bạn có thể hỏi 1 số người bán hàng dọc cầu thang. Bạn sẽ được ship 1 anh chở xe ôm đến nơi để chở bạn lên. Bạn cũng có thể deal mức giá xuống nếu đã đi bộ khoảng đường dài.

Điểm tham quan trên đỉnh núi Cấm

Khi đến đỉnh núi Cấm bạn có thể tham quan và nghỉ lại qua đêm. Đến núi Cấm ngắm bình minh khá là thú vị. Nếu chỉ đi ngắn ngày thì nên đến sớm và di chuyển bằng xe ôm hoặc cáp treo.

Hồ Thủy Liêm

Hồ Thủy Liêm nằm ngay giữa không gian đỉnh núi Cấm. Diện tích hồ: 60.000m2. Ở hồ có nuôi nhiều cá chép và cá vàng. Nơi đây khá đa dạng các loài cá vì hàng năm đều có khách thập phương đến phóng sinh. Hồ có 1 cây cầu bắt ngang. Nó nối chùa Phật Lớn với các điểm dân cư xung quanh. Quanh hồ cũng xây dựng các con đường xi măng để khách thập phương đi bộ tham quan.

Hiện nay hồ Thủy Liêm ở núi Cấm cũng không phải là một cảnh quan quá hoành tráng để tham quan. Tuy vậy nó như là 1 công viên thanh tĩnh với khung cảnh thiên nhiên trong lành. Mọi người khi tham quan có thể đi bộ, ngắm cảnh và chụp hình check in. Hồ nằm cạnh chùa Phật Lớn, hướng ra chùa Vạn Linh. Nơi đây góp phần tạo nên khung cảnh đặc trưng của vùng núi Cấm thanh tịnh.

Chùa Phật Lớn

Chùa Phật Lớn hình thành từ năm 1912. Chùa tên Phật Lớn là vì chùa có 1 tượng Phật cao 1,8m là tượng cao nhất ở vùng đất núi Cấm. Ngoài ra nó dùng để phân biệt với chùa Phật Nhỏ cũng nằm trên núi Cấm. Hướng chùa nhìn ra hồ Thủy Liêm, bạn chỉ cần đi bộ vài bước chân từ chùa là đến khu vực hồ.

Chùa có chánh điện kiến trúc 3 mái, đậm nét kiến trúc chùa miền Bắc. Khuôn viên phía sau khá rộng lớn. Nhiều kiến trúc Phật giáo trên khuôn viên rộng lớn.

Tượng Phật Di Lặc lớn

Nhiều người nhầm lẫn tượng Phật Di Lặc nằm trong địa phận chùa Phật Lớn. Tuy vậy 2 địa điểm này hoàn toàn nằm cách xa nhau. Nó nằm đối diện nhau, cách bởi hồ Thủy Liêm. Tượng Phật Di Lặc ở đỉnh núi Cấm cao 33,6m. Tượng bắt đầu thi công xây dựng năm 2004, mãi đến năm 2005 mới hoàn thành xây dựng. Nó là tượng Phật Di Lặc lớn nhất nằm trên đỉnh núi ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Chùa Vạn Linh

Chùa Vạn Linh hình thành từ năm 1927. Tuy chùa không phải là cổ nhất hay mang những nét đặc trưng văn hóa lâu đời ở núi Cấm. Nhưng nó là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và hoành tráng nhất hiện nay trên đỉnh núi. Từ trên bảo tháp bạn có thể nhìn thấy hầu hết khung cảnh các công trình tại núi Cấm. Ngoài ra không gian rộng rãi, nhiều cây cối và các kiến trúc đẹp biến Vạn Linh thành ngôi chùa nổi bật nhất hiện nay ở đỉnh Thiên Cấm Sơn.

Cổng chùa Vạn Linh là cổng tam quan với mái ngói âm dương. Cổng được sơn trắng toàn bộ. Đi thẳng vào bên trong bằng lối mòn, đi qua vườn rau, khám phá khuôn viên bên trong chùa.

Bảo các Quan Âm 9 tầng (bao gồm tầng dưới và tầng nóc) theo kiến trúc Bồ Đề Đạo Tràng của Ấn Độ, cao 35m đặt ở giữa. Đây là công trình thờ phụng nhiều vị Phật, Bồ Tát khác nhau ở mỗi tầng. Tầng dưới thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, tầng 1 thờ Di Lặc, tầng 2 thờ Địa Tạng, tầng 3 thờ Phổ Hiền, tầng 4 thờ Văn Thù, tầng 5 thờ Đại Thế Chí, tầng 6 thờ Quan Thế Âm, tầng 7 thờ Thích Ca. Tuy vậy bảo các chỉ mở cửa vào các ngày cuối tuần (Ngày thường khóa cổng vào).

Đi thẳng vào là Chánh Điện uy nghiêm 7 tầng (2 tầng chánh điện và 5 tầng mái). Bên trong tầng dưới là tượng Phật Thích Ca thiền định nặng 2 tấn (Đúc từ năm 1997). Hai bên là 2 bức phù điêu cổ khắc nổi Quan Thế Âm và Địa Tạng Bồ Tát (điêu khắc năm 1996). Background tường là hình tượng gốc bồ đề. Phía sau Chánh điện là Tổ điện thờ Đạt Ma Tổ Sư.

Tháp Hòa Thượng Khai chùa Thích Thiện Quang (Ông là người dựng lên Chùa Vạn Linh từ thuở ban đầu) cao 3 tầng ở bên phải Bảo các Quan Âm. Bên trong có thờ phụng di cốt của Hòa Thượng.

Tháp chuông 2 tầng hình bát giác ở bên trái Bảo các Quan Âm. Tầng dưới đặt tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đá cẩm thạch trắng và đại hồng chung nặng 1,2 tấn. Tầng trên đặt tượng Phật A Di Đà cũng bằng đá cẩm thạch trắng.

Phía sau kiến trúc lớn sân vườn rộng rãi với nhiều kiến trúc, tiểu cảnh Phật giáo: Vườn Lâm Tỳ Ni, Phật giảng đạo 5 vị Trần Kiều Như, 18 tượng Thập Bát La Hán, Phật Thích Ca niết bàn dưới gốc bồ đề,… Ngoài ra còn nhiều kiến trúc khác như Giảng đường, nhà ăn, phòng ở của các sư trong chùa,…

Công viên nước Thanh Long

Một công viên nước nằm ngay đỉnh núi và giữa những rừng cây bí ẩn. Khu công viên có nhiều trò chơi cảm giác mạnh, những trò chơi thú vị với nước. Nơi đây có 1 bể tạo sóng có diện tích 3500m2, các máng trượt, vòng xoắc ốc dài, suối nhân tạo, hồ vô cực… và đặc biệt là khu vui chơi dành riêng trẻ em Amazon Kids đầy thú vị.

Giá vé:

Người lớn: 100.000đ.

Trẻ em: 50.000đ.

Vồ Bồ Hong (Đỉnh núi Cấm)

Vồ Bồ Hong là điểm cao nhất trên đỉnh núi Cấm. Nhiều người tưởng nhầm rằng khu vực trung tâm ở chùa Phật Lớn là đỉnh, tuy vậy bạn cần di chuyển gần 2km đường núi để lên đến đỉnh. Nơi đó có 1 tượng thờ Ngọc Hoàng Đại Đế. Bạn sẽ phải đi qua những đoạn đường dốc và những bậc cầu thang để lên đến đỉnh.

Đứng trên đỉnh Bồ Hong bạn có thể nhìn một phần khung cảnh chùa Phật Lớn và hồ Thủy Liêm. Nếu trời trong bạn có thể nhìn ra cả Hà Tiên (Mình nghe các chú xe ôm kể lại như thế).

Mẹo: Bạn có thể đi xe ôm khứ hồi ngay tại trung tâm đỉnh núi Cấm với mức giá 40.000đ. Hoặc lượt xuống với giá 20.000đ (Ngày cuối tuần đông khách giá có thể tăng lên 50.000đ).

Kinh nghiệm du lịch núi Cấm An Giang

Bạn có thể tiết kiệm được 20.000đ tiền vé tham quan nếu đi xe ôm từ chân núi lên đỉnh núi Cấm. Những người xe ôm sẽ đi vòng đường núi để tránh trạm soát vé.

Nếu bạn sắp xếp nghỉ lại ở đỉnh núi Cấm thì có thể trải nghiệm trekking đi bộ từ chân núi lên đỉnh núi (Thường mất khoảng 3-4 tiếng). Khi mệt bạn có thể dừng lại và nhờ người dân gọi xe ôm dùm (Đôi khi người dân gần đó cũng là tài xế xe ôm). Nhưng nếu bạn bị hạn chế thời gian, hãy sắp xếp đi cáp treo hoặc xe ôm 100% để tiết kiệm thời gian hơn.

Đặc sản núi Cấm là bánh xèo. Bánh xèo miền Tây khá rẻ và ngon luôn. Đặc biệt là rau rừng hái trên núi khá lạ và ngon. Nhiều quán bán dọc bên đường chính gần hồ Thủy Liêm. Giá khá là rẻ với 10.000đ/bánh xèo chay và 20.000đ/bánh xèo mặn.

NƠI NGỦ MIỄN PHÍ Ở NÚI CẤM: Nếu bạn xin ngủ lại chùa Phật Lớn sẽ tiết kiệm chi phí cho chuyến đi. Ở chùa Phật Lớn có sẳn chiếu, mùn cho khách thập phương xin ở lại (Bạn cần gửi Chứng minh nhân dân lại cho sư ở chùa). Bạn sẽ có khu vực riêng ở chung với mọi người. Tuy vậy khi ngủ sẽ có phần thiếu an tâm nếu bạn đem vật dụng đắt giá.

Thời điểm đẹp để du lịch núi Cấm An Giang

Sở dĩ núi Cấm có tên gọi là Đà Lạt của miền Tây là vì không khí quanh năm đều khá mát mẻ và trong lành. Theo định luật cứ lên cao 100 mét so với mặt nước biển thì nhiệt độ lại giảm 0,6 độ.

Với độ cao trên 700m thì nhiệt độ núi cấm sẽ giảm khoảng 4 độ so với chân núi.

Vì vậy, bạn chỉ cần tránh đi vào thời tiết mưa là ổn nhất. Tuy nhiên nếu muốn kết hợp tham quan các địa điểm khác như rừng tràm thì bạn nên đi vào tháng 9,10 hay 11. Thời điểm này là cao điểm của mùa mưa nhưng cũng là mùa nước nổi. Khi ấy rừng tràm sẽ có bèo phủ khắp mặt nước. Bạn cũng sẽ được thưởng thức nhiều hơn các đặc sản ở An Giang như cá linh, bông điên điển,…

Tips: Buổi sáng trời lạnh bạn có thể săn mây khá đẹp ở núi Cấm. Đặc biệt cho những ai đem flycam sẽ chụp khá đẹp.

Những câu chuyện huyền bí ở núi Cấm

Ý nghĩa của cái tên Núi Cấm ở An Giang

Núi Cấm hay còn gọi là núi Ông Cấm. Theo lịch sử trước đây Thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên) từng ra lệnh cấm tín đồ của mình đặt chân đến núi Cấm lập am, miếu. Ông sợ rằng mọi người làm ô uế sự trong lành, linh thiêng của núi ngọn núi. Từ đó núi hay được gọi núi Ông Cấm, sau này rút gọn thành núi Cấm. Đây là lý do được xem xác thực nhất.

Một tích khác là khi chúa Nguyễn Ánh đến núi Cấm lẫn trốn quân Tây Sơn. Ông đã ra lệnh quân lính ngăn chặn không cho dân vào bên trong núi.

Một thuyết pháp khác do Giáo Sư Nguyễn Văn Hầu kể lại, nhưng ông cũng cho là không đúng:

Có người lại nói rằng sở dĩ tên núi Cấm được đặt ra là vì vùng núi này cao nhất, cây cối mọc tràn lan dày bịt, đá nằm ngang dọc gồ ghề, khi trước không thấy khoảng trống, chẳng có đường mòn, khó cho nhà chức trách đến mà khám xét được. Cảnh hoang vu tịch mịch đó rất thuận tiện cho những tay “Lương Sơn Bạc” tụ tập để gây rối cho xóm làng và các vùng phụ cận. Muốn giữ sự yên tịnh cho dân tình, nhà chức trách ở tỉnh đương thời mới đem ra lịnh cấm họ ở trong vùng này. Còn cái thuyết nói tướng cướp Đơn Hùng Tín – bị Sở Mật Thám Mỹ Tho hạ sát năm 1926 – cấm dân gian bén mảng đến vùng núi này, nơi hùng cứ của y, chắc là không đúng.

Giáo sư Nguyễn Văn Hầu.

Rắn ở núi Cấm An Giang

Năm 2019 một nhóm công nhân và kỹ sư người Ấn Độ đã trông thấy và bắt được 1 cặp rắn hổ mây nặng 60kg. Thân rắn to bằng cả 2 bàn tay chụp lại. Sau 1 thời gian chăm sóc cặp rắn này được thả lại vùng núi Cấm, nhưng cách xa khu dân cư và vùng khách du lịch thường ghé tham quan.

Anh Nguyễn Văn Long (Tài xế xe ôm) chia sẻ: “Cặp rắn vừa bắt ở núi Cấm cũng chỉ là cặp rắn bình thường thôi. Từ xưa, người ta đã thường trông thấy những con rắn nặng cả 100 kí. Rắn ở núi Cấm linh thiêng, vùng núi này lại ít được khai phá nên chúng cứ tự nhiên phát triển. Động vật ở đây con nào cũng lớn, có lần tôi còn thấy cả con trăn 200-300 trăm kí.”

Chị Trần Thị Hồng Nhung (Sinh sống ở khu vực dưới núi) nói: “Núi Cấm có nhiều câu chuyện li kỳ, huyền bí. Từ xưa ông bà hay kể ở đó có nhiều con vật thành tinh. Chúng tu luyện ở các vùng hang sâu trong núi. Vì thành tinh nên chúng cũng thông linh hiểu chuyện. Nơi vùng con người đến thì chúng không xâm phạm mà sống riêng lãnh thổ lâu năm của mình.”

Núi Cấm là vùng núi cao nhất trong dãy núi Thất Sơn ở An Giang. Nơi đây từng nhiều hòa thượng, đạo sĩ tu luyện. Những câu chuyện li kỳ, huyền bí thỉnh thoảng vẫn được lan truyền khắp dân gian trong vùng. Đôi khi những câu chuyện về rắn hổ mây ở núi Cấm cũng trở nên bình thường ở đây.

Sự tích thần Bạch Hổ núi ông Cấm

Truyện kể về những thế kỷ 19, vùng đất núi Cấm có ông Đạo Điền tu luyện, biết nhiều phép thuật. Gần đó có 1 con Bạch Hổ to lớn, hung tợn. Nó thường giết hại những động vật xung quanh để làm thức ăn, kể cả người lạc vào cũng bị nó ăn thịt, oán khí ngập trời. Lúc ấy làm kinh động đến ông Đạo Điền tu luyện gần đó, bằng phép thuật ông đã thu phục được con Bạch Hỗ hung tợn.

Sau đó ông đưa nó về cùng tu hành. Hàng ngày ông đọc kinh, giảng dạy đạo lý cho Bạch Hổ. Dần dần oán khí của con thú dữ dần biến mất, thiện tính dần xuất hiện. Tuy vậy những người và con vật chết oan ngày trước thấy Bạch Hổ an lành tu hành, khiến chúng không cam tâm. Oán khí biến chúng thành những con ma xó lảng vảng dương gian. Chúng lập mưu ám hại Bạch Hổ để trả thù.

Một ngày nọ có hàng chục người tay cầm vũ khí bén nhọn tiến đến nơi ông Đạo Điền tu luyện. Họ đòi ông giao ra Bạch Hổ để giết chết nó. Chúng đe dọa nếu không giao ra sẽ giết chết cả ông. Ông nhìn họ bình thản không nói gì mà chỉ tụng niệm tiếp. Một người nhào đến muốn đâm ông Đạo Điền, Bạch Hổ thấy vậy từ trong nhào ra đỡ lấy. Khi ấy mọi người mới chịu rút khỏi.

Ông Đạo Điền thương tiếc chôn cất Bạch Hổ. Khi đó ông nhẩm tính thì biết là do các con ma quỷ quấy phá kích động thù hằn của mọi người. Ông cho đệ tử dán các lúa bùa trấn quỷ khắp nơi, trừ hại nhân gian. Tuy vậy ma quỷ luôn rất khó diệt trừ.

Một buổi tối, khi đang nghỉ ngơi thì ông mơ thấy Bạch Hổ xuất hiện cùng những con hổ trong bầy của mình. Bạch Hổ lại nằm sát bên bàn thờ vong, những con hổ khác thì nhảy múa quanh bàn thờ. Những con ma từ xa trông thấy mà kinh sợ không dám lại gần. Sáng hôm sau ông Đạo Điền thỉnh nanh Bạch Hổ lên lập bàn thờ. Từ đó lũ ma quỷ dần bị tiêu diệt và không dám quấy phá như trước nữa.

Sau này trên đường lên núi Cấm bạn sẽ bắt gặp 1 điện Ông Hổ. Đó là nơi tu luyện của ông Đạo Điền xưa và bàn thờ Bạch Hổ được lập ngay nơi này.

Thất sơn huyền bí

Tu Phật Phú Yên, tu Tiên bảy núi

Câu nói lưu truyền xa xưa và vẫn nổi tiếng đến ngày nay. Nếu nhìn lại lịch sử nhiều đạo thống như Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Dừa, Cao Đài,… đều có hình bóng của những nhà tu đạo trên đỉnh núi Thất Sơn. Tuy vậy cũng khá dễ hiểu vì cả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng chỉ có An Giang là có vùng núi cao. Những nhà tu đạo lánh xa trần thế và tu luyện những khu vực thiên nhiên trong lành cũng chỉ có thể lên đây.

Vùng Thất Sơn trước đây đến ngày nay cũng là nơi sinh sống của nhiều người Khmer. Nếu tìm hiểu về văn hóa sâu hơn, bạn dễ dàng những câu chuyện bùa chú đều xuất phát từ người Khmer. Dân tộc nổi tiếng ếm, ngải đầy sắc thái truyền kỳ. Đến vùng Thất Sơn ai cũng phải lễ phép, lịch sự vì sợ nói bậy thì bị bỏ bùa. Nếu ăn bậy, phá bậy thì về không thầy lang nào cứu nổi, chỉ có đạo sĩ cao tay ấn mới mong chữa hết. Năm 2019 từng có bộ phim nói về đề tài này (Nhưng thất vọng là nó chưa lột tả đúng nét huyền bí thật sự).

Những điều thú vị về núi Cấm An Giang

Núi Cấm là 1 trong 7 ngọn núi Thất Sơn của An Giang

Thất Sơn (Bảy Núi) là cái tên gắn liền nhiều huyền thoại ở An Giang. Năm 1882 dãy núi này lần được được ghi nhận chính thức vào sử sách trong cuốn Đại Nam Nhất Thống Chí (Được biên soạn thời vua Tự Đức). Cuốn sách biên soạn hoàn toàn bằng tiếng Hán và có ghi nhận 7 cái tên:

Tượng, Tô, Cấm, Ốc Nhẫm, Nam Vi (南為山), Tà Biệt và Nhân Hòa (人和山)

Hiện nay, Thất Sơn bao gồm 7 ngọn núi:

Núi Cấm (禁山) (Thiên Cấm Sơn) với độ cao 705m.

Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn) với độ cao 265m.

Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) với độ cao 614m.

Núi Dài (Ngọa Long Sơn) với độ cao 580m.

Núi Tượng (象山) (Liên Hoa Sơn) với độ cao 145m.

Núi Két (Anh Vũ Sơn) với độ cao 225m.

Núi Nước (Thủy Đài Sơn) với độ cao 54m.

Thất Sơn thuộc địa phận của huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên.

Theo quy định Liên Hợp Quốc hiện nay độ cao thấp nhất khi gọi là núi phải từ 300m trở lên. Tuy vậy trước đây Thất Sơn hình thành từ dân gian và ghi sử sách trước cả khi Liên Hợp Quốc hình thành. Sở dĩ như vậy có 2 nguyên nhân chính là vì Đồng Bằng Sông Cửu Long có địa hình bằng phẳng, rất hiếm có những vùng núi cao. Nên nhiều mảnh đất nhô lên tuy nhỏ nhưng vẫn được dân gian gọi là núi. Lý do thứ 2 là vì Thất (7) gắn liền với con số phong thủy nhất định. Nên người xưa thường tìm đủ 7 vùng cao gom đủ thành 7 ngọn núi khác nhau.

Núi Cấm cao bao nhiêu?

Núi cấm cao 705m. Núi cấm là ngọn núi cao nhất trong hệ thống 7 núi ở An Giang. Nó cũng là ngọn núi cao nhất ở miền Tây.

Núi Cấm thuộc huyện tỉnh nào?

Núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nó nằm cách thành phố Châu Đốc khoảng 35km, cách thành phố Long Xuyên khoảng 90km.

5 chóp cao nhất trên đỉnh núi Cấm

5 chóp đồi cao nằm trên đỉnh núi Cấm:

Ngoài ra núi Cấm còn rất nhiều chóp cao khác như: Chư Thần, Cây Vôi, Mồ Côi, Đá Dựng, Pháo Bình, Bạch Tượng,…

Theo Wikipedia

Những nhà nghỉ, khách sạn và resort gần núi Cấm An Giang

Ngoài ra trên đường lên đỉnh núi Cấm khá nhiều nhà trọ, nhà nghỉ nhỏ lẻ khác. Đôi khi chỉ lót võng và có khu vực ngủ nghỉ tại chỗ. Bạn cũng có thể xin ngủ lại chùa Phật Lớn miễn phí.

Tìm hiểu thêm về điểm du lịch nổi tiếng ở An Giang: Rừng tràm Trà Sư.

Khu Du Lịch Lâm Viên Núi Cấm (An Giang)

12/03/2013

Mang vẻ đẹp đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước Cửu Long, tỉnh An Giang không chỉ được biết đến là vựa lúa lớn đứng đầu cả nước với sản lượng hai triệu tấn mỗi năm, với nguồn cá Ba sa xuất khẩu đem lại nhiều cải thiện cho đời sống bao người…, mà còn nổi tiếng bởi nhiều vùng cảnh quan thiên nhiên nhuốm màu sắc huyền bí, trong đó phải kể đến vùng Bảy Núi hay Thất Sơn mà chỉ riêng tên gọi cho đến nay vẫn còn là sự đánh đố làm đau đầu các nhà nghiên cứu.

Huyền bí Thiên Cấm Sơn – Ảnh: nguồn chúng tôi

Nổi bật trong dãy Thất Sơn và chỉ cách thị xã Châu Đốc chừng 30km là ngọn núi Cấm, cao nhất và ở vào vị trí trung tâm, với nhiều tiềm năng về du lịch. Nơi đây cảnh trí sơn thủy hữu tình, khí hậu mát mẻ được ví như một phiên bản “Đà Lạt” của miền Tây, hiện đang được tỉnh An Giang từng bước chăm chút để sớm trở thành một khu du lịch sinh thái tâm đắc với mọi người…

Nói đến “Thất Sơn” không ai ở An Giang là không biết đến, kể cả biết bao khách du lịch hàng năm đổ về hành hương viếng Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc. Vậy mà, nếu có ai đó truy vấn “Thất Sơn” là bảy ngọn núi nào thì có lẽ người được hỏi cũng đâm ra lúng túng, bởi ngay cả giới nghiên cứu cũng chưa đưa ra được lời giải đáp đủ sức thuyết phục. (!)

Dãy Thất Sơn – Ảnh: Võ Ngọc (nguồn chúng tôi

Trong “Gia Định thành thông chí” biên soạn trước năm 1820 của tác giả Trinh Hoài Đức, tuy mô tả trên vùng đất An Giang có 19 núi non nhưng tuyệt nhiên không thấy đề cập đến địa danh Thất Sơn. Sau này “Đại Nam nhất thống chí” do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn từ năm 1865, trong phần An Giang tỉnh mới thấy xuất hiện tên “Thất Sơn” trong số 24 núi non của tỉnh được cập nhật. Điều này giúp đoán định địa danh Thất Sơn đã ra đời khoảng giữa thế kỷ XIX, riêng vì sao tại vùng này có đến hàng chục quả núi mà chỉ gọi là “Bảy Núi – Thất Sơn” thì vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Thực tế trên địa bàn tình An Giang ngày nay đã thống kê được 37 quả núi có tên gọi, riêng vùng Châu Đốc, Tri Tôn, Tịnh Biên (vùng Thất Sơn) đã có đến 27 quả núi.

Núi Dài (Ngọa Long Sơn) – Ảnh: nguồn chúng tôi

Lý giải về cái tên “Thất Sơn”, có người cho rằng nó trùng hợp với tâm thức của người dân Nam bộ khi trong dân gian quen có câu nói “nam thất, nữ cửu”, và vì đã có “Cửu Long” ắt phải có “Thất Sơn” để âm dương được hòa hợp. Có người lại dựa theo bảng giải mã của Lạc Thư với các con số dương 3-5-7 nằm từ hướng Đông sang Tây để giải thích, cho rằng đã có Tam Đảo (miền Bắc), Ngũ Hành (miền Trung) thì cũng phải có Thất Sơn (miền Nam) mới trọn vẹn ý nghĩa, thể hiện sự tốt đẹp, thống nhất và vĩnh cửu. Có người lại gắn “Thất Sơn với biểu tượng tín ngưỡng, tương ứng với tứ linh “Long, Lân, Qui, Phụng” và thế “Voi chầu, Hổ phục”: 6 ngọn núi với tên của sáu con vật qúy bao quanh, bảo vệ ngọn núi trung tâm là Thiên Cấm Sơn…

Núi Két – Ảnh: nguồn chúng tôi

Năm 1984 khi viết “Những trang về An Giang”, Trần Thanh Phương đã liệt kê Thất Sơn gồm các núi: núi Nước (Bích Thủy Sơn, Thủy Đài Sơn), núi Tô (Phụng Hoàng Sơn), núi Két (Ô Thước Sơn, Anh Vũ Sơn), núi Dài (Ngoạ Long Sơn), núi Cấm (Thiên Cấm Sơn, Bạch Hổ Sơn), núi Năm Giếng (Giài Năm Giếng, Ngũ Hồ Sơn) và núi Tượng (Liên Hoa Sơn). Điều này xem ra khá trùng hợp với quan niệm của người dân tại địa phương.

TỪ NÚI CẤM ĐẾN KHU DU LỊCH LÂM VIÊN

Nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ, núi Cấm hay theo cách gọi của người dân địa phương – núi Ông Cấm là một ngọn núi cao 710m, cao nhất và lớn nhất thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách trung tâm thành phố Long Xuyên chừng 90km theo quốc lộ 91, rẽ qua tỉnh lộ 948. Núi Cấm sở hữu khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp với cây cối bốn mùa xanh tươi. Ngay từ xa xưa núi Cấm đã được tôn vinh là ngọn núi linh thiêng, hùng vĩ nhất vùng Bảy Núi với bao nhiêu truyền thuyết kỳ bí…

Kỳ quan Cấm Sơn trong lòng thị xã – Ảnh: nguồn chúng tôi

Đẹp lắm đường lên núi Cấm – Ảnh: nguồn chúng tôi

Đường lên núi Cấm có dốc thoai thoải, được tráng nhựa rất thuận tiện cho việc tham quan. Du khách có thể thưởng ngoạn phong cảnh đep như tranh thủy mạc, từ suối Thanh Lương, động Thủy Liêm, hang Bồ Vông… đến hồ Thủy Liêm được xây dựng năm 2007 với sức chứa 300.000 khối nước, Thiền viện Phật Lớn khởi công từ tháng 7-2008 trên cơ sở chùa Phật Lớn, những thảm cỏ và vườn cây trái xanh tươi… Dưới chân núi về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm có diện tích khoảng 100ha, với các dịch vụ giải trí đa dạng, khu nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản Bảy Núi…

Chùa Vạn Linh trên đỉnh núi Cấm – Ảnh: Võ Văn Tường (giacngo.vn)

TƯỢNG PHẬT DI LẶC TRÊN ĐỈNH NÚI LỚN NHẤT CHÂU Á

Tọa lạc trong khuôn viên chùa Phật Lớn (nay là Thiền viện Phật Lớn) ở độ cao 535m, tượng Phật Di Lặc là một công trình văn hóa nghệ thuật tôn nghiêm, được thiết kế bởi Công ty TNHH Nam Long và thi công với sự cộng tác chủ trì phần nghệ thuật của kiến trúc sư Lữ Trúc Phương cùng nhà điêu khắc Thụy Lam, hai nghệ nhân từng được biết đến với những công trình kiến trúc độc đáo, trong đó nổi bật phải kể đến tác phẩm gà chín cựa bằng bê-tông vỏ mỏng ở làng Gà (làng K’long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng – Lâm Đồng) và con rồng tại khu thủy lợi Hồ Rồng (nay là khu du lịch Đồi Mộng Mơ ở Đà Lạt).

Tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm – Ảnh: Nguyễn Mạnh (xomnhiepanh.com)

Được khởi công ngày 4-3-2004 và hoàn thành sau ba năm nỗ lực, tượng Phật Di Lặc có chiều cao từ dưới chân đế đến đỉnh đầu 33,6m, tổng trọng lượng gần 1.700 tấn gồm bê-tông và cốt thép. Mặt bằng tổng thể của khu tượng đài là một công viên rộng 2,2ha với nhiều thảm hoa, kiếng, được bố cục hài hòa với hai mảng vuông – tròn biểu thị đất – trời. Tượng được đặt trên chân đế có diện tích 22 x 27m, là một khối kính phản xạ màu xanh ve, bên ngoài có dòng chảy tạo nên vẻ đẹp sinh động lung linh.

Chăm chút cho từng ngón tay Phật – Ảnh: nguồn chúng tôi

Tượng trưng cho đức từ bi hỉ xả, hình ảnh Phật Di Lặc với cái bụng lớn quá khổ, khuôn mặt đôn hậu cùng nụ cười hồn nhiên, đã trở thành quen thuộc đối với các Phật tử, đặc biệt với người dân Nam bộ. Bằng kỹ thuật bê-tông vỏ mỏng, các nghệ nhân đã thể hiện cách dí dỏm thần thái siêu phàm và nét an nhiên tự tại của Phật Di Lặc.

Tạo tác khuôn mặt Phật Di Lặc – Ảnh: nguồn chúng tôi

Tận dụng không gian đồ sộ bên trong tượng Phật, những người thiết kế đã bố cục thành một giả hành sơn hang động, bố trí nhiều hướng đi cao thấp, uốn lượn theo mọi ngóc ngách hoặc tỏa ra khắp bốn phương tám hướng, đã tạo nên một không gian huyền bí thể hiện cách thâm thúy triết lý của nhà Phật. Đức Phật đã phải trải qua sáu chặng thử thách nhãn, nhỉ, tỉ, thiệt, thân, ý và thắng vượt những dục vọng tầm thường để trở thành Phật, từ đó đã truyền lại cho chúng sinh một tín hiệu lạc quan: “Ta là Phật đã thành còn các ngươi là Phật sẽ thành” …

Phật Di Lặc với thần thái an nhiên tự tại – Ảnh: nguồn chúng tôi

Tượng Phật Di Lặc núi Cấm đã được xác lập kỷ lục Việt Nam ngày 2-1-2006 và đến ngày 2-3-2013 đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục tượng Phật Di Lặc trên núi lớn nhất châu Á.

Với một không khí mát lạnh của miền cao, lại có những cảnh quan nhuốm màu huyền bí của núi rừng, không lạ khi Thiên Cấm Sơn ngày càng thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng. Song song với việc hình thành các công trình tôn giáo độc đáo như Thiền viện Phật Lớn, chùa Vạn Linh, tượng Phật Di Lặc…, chính quyền tỉnh An Giang cũng đã có những đầu tư nhất định cho du lịch Cấm Sơn phát triển. Hy vọng những phát triển này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng mà còn góp phần đưa du lịch An Giang vươn lên tầm cao mới…

Núi Cấm Châu Đốc An Giang

Núi Cấm Châu Đốc An Giang – ngắm trọn sự hùng vĩ AG

Lại thêm 1 địa điểm du lịch An Giang mà bạn không thể bỏ qua khi đu lịch An Giang, đó chính là Núi Cấm Châu Đốc An Giang, đến với nơi đây bạn có thể ngắm trọn sự hùng vĩ của An Giang.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe tới vùng Bảy Núi An Giang với 7 ngọn núi trập trùng, đẹp nổi tiếng, đó chính là: Núi Cấm, Núi Cô Tô, Núi Dài, Núi Tượng, Núi Két, Núi Nước và Núi Dài Năm Giếng, trong đó, Núi Cấm là ngọn núi được nhiều người biết đến nhất và thu hút nhiều du khách đến tham quan ở Vùng Bảy Núi này.

Núi Cấm còn được gọi là Núi Ông Cấm hay Thiên Cấm sơn, Thiên Cẩm Sơn là một ngọn núi thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.Nằm trong khu vực Thất Sơn An Giang và là ngọn núi cao nhất đồng bằng sông Cửu Long.

Bạn có thể chinh phục Núi Cấm Châu Đốc An Giang vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên nếu bạn muốn tham dự các lễ hội ở đây thì nên đến vào khoảng tháng 4 và tháng 8. Bởi vì lúc này diễn ra lễ hội vía Bà Chúa Xứ và lễ hội đua bò bảy núi hấp dẫn.

Với khí hậu mát mẻ quanh năm và nhiều thắng cảnh đẹp của tự nhiên, người ta đã khai thác và xây dựng những khu du lịch trên ngọn núi linh thiêng này. Xuất phát từ Châu Đốc bạn đi thẳng theo quốc lộ 91 đến chợ Nhà Bàng, bạn rẽ trái theo tỉnh lộ 948 nối với đường Lê Lợi. Đến xã An Hảo sẽ nhìn thấy bảng chỉ dẫn đến Khu du lịch Núi Cấm.

Nếu bạn xuất phát từ Long Xuyên thì cũng theo tuyến đường 91, bạn đến khu công nghiệp Bình Hòa thì rẽ trái theo tỉnh lộ 941. Đến Tri Tôn thì rẽ phải theo tiếp tỉnh lộ 948, từ đây đi giống tuyến đường trên.

Cả hai cách đều có tuyến đường dài ngang nhau, đơn giản là bạn xuất phát từ chỗ nào má thôi. Với sự chỉ dẫn trên, chắc bạn đã biết đường đi đến Núi Cấm rồi phải không?

Được biết đến là cáp treo hiện đại đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long. Với 89 cabin, 16 trụ cáp và 2 nhà ga, cáp treo núi Cấp có thể được 2.000 hành khách mỗi giờ. Du khách chỉ mất có 15 phút đi cáp treo là có thể lên tới đỉnh Núi Cấm.

Nằm ở độ cao trên 700m so với mực nước biển, Núi Cấm sở hữu dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối xanh tươi quanh năm.

Ngoài ra, Núi Cấm còn nổi tiếng bởi có nhiều thắng cảnh đẹp như: vồ (ngọn đồi nhỏ) Bồ Hong, vồ Thiên Tuế, vồ Đầu, vồ Bà, vồ Ong Bướm, Vồ Bạch Tượng, suối Thanh Long và một số công trình kiến trúc nổi tiếng như: chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, chùa Phật Nhỏ, tượng Phật Di Lặc, khu du lịch Lâm Viên…

Vốn là vùng đất thiêng, trên núi có nhiều chùa cũng không có gì lấy làm lạ. Vietgreentour muốn giới thiệu với bạn ngôi chùa Phật Lớn sở dĩ có tên gọi như vậy là nhằm phân biệt với chùa Phật Nhỏ Núi Cấm. Trong chùa có một bức tượng Phật cao khoảng 2m được chế tác rất tinh xảo đến từng chi tiết.

Một điểm nữa không thể bỏ qua là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm. Đây thực sự là một địa điểm du lịch mang tính chất vui chơi giải cho các đối tượng ở các độ tuổi khác nhau từ thiếu nhi đến người lớn tuổi. Bạn sẽ cảm thấy chuyến du lịch Núi Cấm Châu Đốc An Giang của mình không uổng phí đâu, chắc chắn đấy. Bên cạnh đó là bức tượng Phật Di Lặc khổng lồ mà dù đứng ở góc độ nào, thậm chí là dưới chân núi, chúng ta cũng có thể thấy. Tượng Phật mô tả dáng ngồi của “ông Phật bụng bự” với nụ cười tươi thân thiện.

Khi bạn đến với Núi Cấm, nhất là vào mùa xuân, sẽ thấy cảnh đẹp ở đây thật tuyệt vời: cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa trái xum xuê… Trên các vồ núi cao, buổi sáng sớm sương trắng giăng đầy, buổi trưa nắng vàng dịu dàng xuyên qua từng kẽ lá, buổi chiều tối mây bay là đà vương đầu núi và đêm về trời se se lạnh…, pha lẫn trong khung cảnh nên thơ đó là bản hòa ca đan xen giữa tiếng thác đổ, tiếng suối reo và tiếng chim gọi bạn tìm nhau… Đây đúng là một vùng thủy tú sơn kỳ mà đã được giới báo chí và nhiều du khách ví như Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam.

Khi tham quan Núi Cấm, bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn sự hùng vĩ của thiên nhiên An Giang. Đây cũng chính là lý do khiến cho Núi Cấm Châu Đốc nói riêng và An Giang nó chung trở thành điểm du lịch không thể thiếu khi bạn đi du lịch miền Tây hoặc muốn hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ.

Nếu bạn từ xa đến, và còn bỡ ngỡ, sợ lạc đường, cần sự hướng dẫn hoặc thâm chí book cho mình và người thân một tour du lịch vùng sông nước, núi non hùng vĩ An Giang, thì đừng ngại liên hệ với Vietgreentour, chúng tôi sẽ giúp bạn có những chuyến tham quan du lịch miền Tây và đặc biệt là An Giang vô cùng lý thú.

Du Lịch Việt Xanh – Chất Lượng – Giá Hợp Lý Địa chỉ: KĐT Golden City, P.Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, An Giang Fanpage: https://www.facebook.com/DuLichVietXanh/ Website: https://dulichvietxanh.com/ LIÊN HỆ: MỸ LINH 0918.286633; TUẤN MINH 0918.800606

Trí Khả Thông tin tổng hợp từ Internet

Du Lịch Núi Cấm An Giang

Khu Du lịch Lâm Viên Núi Cấm trực thuộc Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch An Giang, tọa lạc tại, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, nằm trong vùng Thất sơn hùng vĩ được mệnh danh là nóc nhà của đồng bằng sông Cửu Long. Đây là Khu Du lịch Núi Câm An Giang kết hợp giữa du lịch tâm linh ở An Giang, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí. Núi Cấm An Giang là ngọn núi cao nhất của Miền Tây Nam bộ với độ cao 716m, đứng trên Núi Cấm bạn nhìn thấy được khung cảnh bao la đất trời của miền Tây sông nước.

Nhiệt độ trung bình trong ngày của Núi Cấm từ 20- 25 độ C, luôn mang đến cho du khách một không khí mát mẻ, trong lành. Đường lên đỉnh núi bạn nhớ ghé hồ Thủy Liêm để cầu nguyện dưới chân tượng Di Lặc. Hồ là các điểm tham quan, hành hương hấp dẫn và độc đáo. Nhất là tượng phật Di Lặc ngồi, cao 33,6m, toạ trên một đỉnh đồi cao hơn 500m so với mực nước biển, được xác lập kỷ lục Châu á. Thiền viện Chùa Phật Lớn được xây dựng mới khang trang, rất đẹp và nhiều tượng phật rất to để cho người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái. Bên phải là Chùa Vạn Linh tựa lưng vào vách núi. Bất cứ ai, dù chỉ một lần du lịch Núi Cấm An Giang, dừng chân vãn cảnh chùa thôi, du khách thập phương đều cảm nhận được sự trang nghiêm và linh thiêng của nơi này.

Với những tài nguyên du lịch hiện có và theo quy hoạch, du lịch Núi Cấm An Giang là một khu du lịch hành hương, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái núi rừng đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ.

Với diện tích hơn 20 hecta cùng nhiều công trình giải trí được đầu tư quy mô, công viên nước Thanh thuộc công viên núi Cấm hứa hẹn là địa điểm vui chơi được các bạn trẻ và gia đình mong chờ tại miền Tây Nam Bộ trong năm nay.

Khu Du lịch có Tuyến cáp treo có chiều dài tuyến 3,5 km, với 02 nhà ga, gồm 16 trụ, 89 cabin với công suất 2000 người/giờ, Khu Công Viên Trò Chơi với diện tích hơn 21 hecta với hệ thống thác nhân tạo trải dài.

Đến du lịch Núi Cấm An Giang du khách được thỏa chơi với những hoạt động: Suối thác nhân tạo được thiết kế hoành tráng; Hồ tạo sóng thông minh; Hệ thống các trò chơi cảm giác mạnh; Khu vui chơi Amazon Kids vui nhộn, sắc màu cho thiếu nhi; Ngoài ra, du khách du lịch tâm linh có thể hành hương lễ phật tại các công trình tôn giáo nổi tiếng sau khi đi cáp treo lên đỉnh núi như: Thiền Viện Chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á, cao 33,6m.Du lịch Núi Cấm An Giang vui hơn bao giờ hết với nước non hữu tình, những khu vui chơi ở An Giang với những món ăn ngon tuyệt hảo.