Top 6 # Khu Du Lịch Thanh Sơn Phú Thọ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Dự Án Khu Đô Thị Thanh Sơn Riverside Garden Phú Thọ

Dự án Thanh Sơn Riverside hay còn gọi là Khu dân cư mới Soi Cả nằm ở thị trấn Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Sở hữu địa thế “Tọa Sơn Nghinh Thủy” án ngữ phía trước dự án là dòng sông Bứa chảy hiền hòa mát lạnh, sau lưng là núi Vân với trùng điệp núi đồi. Thanh Sơn Riverside tựa như một bức tranh thủy mạc mang vẻ đẹp yên bình. Khu đất quy hoạch dự án rộng 28 ha với 156 lô biệt thự có diện tích từ 285m2 – 500m2), 251 lô nhà liền kề (diện tích 114m2). Nhờ tầm nhìn chiến lược kết hợp việc được đầu tư bài bản, Khu đô thị Thanh Sơn Riverside Phú Thọ kỳ vọng biến nơi đây thành điểm nhấn bằng một khu đô thị hiện đại với những biệt thự, shophuse với 55 tiện ích dịch vụ đẳng cấp, như như một làn gió mới giúp cho bộ mặt địa phương sáng bừng, hiện đại.

Tổng quan Dự án Thanh Sơn Riverside Garden

Tên dự án: Khu dân cư mới Soi Cả

Tên thương mại: Thanh Sơn Riverside Garden

Vị trí: xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Chủ đầu tư & xây dựng: Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Lân Huế

Tư vấn xây dựng: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng PT

Sản phẩm: Biệt thự, liền kề, kiot, khu TMDV

Quy mô: 28ha

Số lượng Biệt thự: 156 lô, diện tích trung bình 285 – 500 m2

Số lượng nhà Liền kề: 251 lô, diện tích trung bình từ 114m2

Pháp lý: Sổ đỏ từng lô/sở hữu lâu dài

Thời gian bàn giao: Quý 3/2021

Vị trí Dự án Thanh Sơn Riverside Garden

Dự án Thanh Sơn Riverside tựa như viên ngọc xanh mát nằm tọa lạc tại huyện Thanh Sơn, phía Nam của tỉnh Phú Thọ. Án ngữ cạnh dòng sông Vàng (sông Bứa) mang đến một sức sống dồi dào, mãnh liệt. Với núi Vân trùng điệp, xanh ngát ở phía sau cùng phong cảnh thiên nhiên hữu tình, những áng mây lưng chừng vào sáng sớm tạo nên một bức tranh tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng. Tọa lạc tại mảnh đất “địa linh nhân kiệt” gắn với hàng nghìn năm lịch sử, văn hóa người Việt. Đây là vùng đất trù phú, môi trường sống an lành, sản vật phong phú, là nơi khởi nguồn đất tổ.

Khu đô thị sở hữu địa thế vàng, phong thủy tốt vượng khí sinh tài lộc khi nằm trên khu đất “Tọa Sơn Hướng Thủy” bao quanh là cảnh quan thiên nhiên, chuỗi tiện ích ngoại khu và các tuyến giao thương huyết mạch kết nối liên vùng. Điểm cộng của dự án chính là địa thế nằm ngay tại trục đường Quốc lộ 32 – Tuyến giao thương huyết mạch kết nối Phú Thọ với các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Yên Bái.

Ngoài ra, biệt thự Thanh Sơn Riverside còn thừa hưởng những lợi thế đến từ vị trí đặc biệt như:

Nằm trong vùng phát triển đô thị mới, cửa ngõ ra vào của trung tâm Yên Lập

Nằm cạnh trung tâm hành chính huyện

Cách chợ Vàng: 200m

Cách sân vận động Thanh Sơn: 500m

Cách trường học cấp 1,2,3: 800m

Cách bến xe Thanh Sơn: 1km

Cách UBND huyện Thanh Sơn: 1km

Cách Siêu thị Aloha Mall, bệnh viện Thanh Sơn : 1,5km

Cách Wyndham Lynn Times Thanh Thủy: 15km

Cách suối khoáng Thanh Thủy: 25km

Cách rừng Quốc gia Xuân Sơn: 30km

Cách trung tâm TP Hòa Bình: 30km

Cách rừng Quốc gia Ba Vì: 30km

Cách Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: 40km

Cách Đền Hùng: 60km

Tiện ích Dự án Thanh Sơn Riverside Garden

Thanh Sơn Riverside Garden – Một khu đô thị hiện đại, sang trọng với 55 tiện ích, dịch vụ được cung ứng, phân bổ hợp lý trong các phân khu mang đến làn gió mới, hơi thở mới góp phần thay đổi diện mạo của địa phương cũng như tạo không gian, địa điểm vui chơi giải trí, thương mại dịch vụ không chỉ cộng đồng cư dân và người dân địa phương.

Ông Nguyễn Duy Anh, Chủ tịch UBND huyện Thanh Sơn chia sẻ, khi Dự án khu đô thị Thanh Sơn Riverside Garden Phú Thọ khi đi vào hoạt động sẽ đem lại cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, giúp bộ mặt cảnh quan của huyện đẹp hơn, hiện đại hơn. Không dừng lại ở đó, dự án sẽ thu hút một lượng lao động lớn, cũng như góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Ấn tượng đầu tiên của những khách hàng khi tìm hiểu về Thanh Sơn Riverside Garden, nơi đây không chỉ có trung tâm thương mại, siêu thị mà còn có nhiều nhà hàng Á – Âu, điểm vui chơi giải trí, thưởng lãm dòng sông trên thuyền kayak, dịch vụ spa, bể bơi bốn mùa, đường dạo bộ ven sông, khu tập yoga hướng sông, trường học, sân vận động, trung tâm hội nghị đa chức năng, khu liên hợp thể thao, trung tâm sự kiện… Trong mát của sông Bứa, mảng xanh của núi Vân là yếu tố nổi bật, điểm nhấn làm tăng giá trị sống cho cư dân Thanh Sơn Riverside Lân Huế và cơ hội sinh lời cho mỗi sản phẩm nhà ở.

Đặc biệt, những mảng xanh là điều không thể thiếu tại khu dân cư Thanh Sơn Riverside Garden Phú Thọ. Bắt kịp xu hướng ” Sống xanh- sống sạch ” chủ đầu tư dự án đến 72% diện tích cho cảnh quan xanh giúp cư dân tránh xa ồn ào khói bụi và được tận hưởng trải nghiệm sống như nghỉ dưỡng ngay trong chính căn nhà của mình.

Thiết kế Thanh Sơn Riverside Garden

Dự án Thanh Sơn Riverside Garden Phú Thọ được thiết kế theo không gian kiến trúc mở, hướng về cảnh đẹp, tạo nét tổng thể hài hòa giữa thiên nhiên, sông nước và các khu đất ở tạo một tuyệt tác khu dân cư đẹp nhất tại Thanh Sơn. Biệt thự Thanh Sơn Riverside tái hiện vẻ đẹp vượt thời gian bằng những đường nét kiến trúc ấn tượng kiến tạo nên một phong cách sống xứng tầm cho giới thượng lưu qua các giá trị nghệ thuật đỉnh cao. Mọi chi tiết thiết kế đều mang phong cách gần gũi với thiên nhiên để mang không gian sống xanh – sạch đến với quý chủ nhân.

Riêng với sản phẩm đất nền Thanh Sơn Riverside Garden sẽ phù hợp cho những khách hàng đang tìm nơi để đầu tư và phù hợp với những người mong muốn có một nơi định cư thoáng mát, tiện nghi. Đây sẽ là một bất động sản có giá trị gia tăng cao vì vị trí hấp dẫn và có sự kết nối hạ tầng sẵn có.

Vài Nét Về Khu Du Lịch Thanh Thủy , Phú Thọ

Các khu du lịch thanh thủy nằm rải rác trong huyện miền núi Thanh Thủy nằm ở phía Tây nam của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thủ đô Hà Nội về phía Tây 65 km, cách trung tâm thành phố Việt Trì 40 km, đây là cửa ngõ nối liền các tỉnh Tây Bắc với thủ đô, là cửa ngõ giao lưu kinh tế văn hóa giữa Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình và các tỉnh phía Tây Bắc của tổ quốc.

Trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hội tụ đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông trong năm, nhiệt độ trung bình từ 20 – 24°C; độ ẩm trung bình các tháng đạt 80%, chênh lệch giữa các tháng từ 4 – 6%, lượng mưa trung bình 50mm về mùa khô. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 10 thường xuất hiện mưa to, lượng mưa trung bình 350mm.

Thanh Thủy là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp chính, các loại cây lương thực và chăn nuôi thủy sản. Chất đất ở vùng đồi núi thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các cây nguyên liệu khác nhau. Quan trong hơn trên vùng đất này, từ lâu đã nổi lên có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên thu hút khách thâp phương, các khu du lịch thanh thủy mọc lên bắt kịp xu thế để phục vụ nhu cầu khách gần xa, dần dần biến nơi đây từ một vùng đất thuần nông thành một huyện du lịch nổi tiếng về suối nước nóng trong cả nước.

Điểm đến thú vị

Thanh thủy là một địa điểm du lịch gần Hà Nội. Đến đây có lẽ bạn sẽ băn khoăn bởi có khá nhiều địa điểm đưa vào dịch vụ tắm khoáng nóng, nên rất khó lựa chọn. kể ra thì chỉ có vài khu du lịch thanh thủy lớn và uy tín với dịch vụ này mà bao gồm có cả nghỉ ngơi, ăn uống , vui chơi, giải trí uy tín đã được hàng ngàn lượt khách du lịch hàng năm đánh giá là điểm nên dừng chân khi đến đây như Thanh Lâm resort, nơi này nằm lưng chừng đồi bốn bề bao quanh bởi đồi núi, phong cảnh nên thơ, trồng rất nhiều cây bon sai, hoa trái, có trang trại riêng để bảo vệ nét ẩm thực của mình, hay khu Đảo Ngọc Xanh xưa vốn là một bãi nổi giữa sông, mới được đầu tư xây dựng kỳ công, hoàn thành với nhiều loại hình nghỉ ngơi, giải trí quy mô để trở thành một khu du lịch lớn, có thể kể tiếp đến như khu Thanh Thủy resort có bề dày kinh nghiệm với các loại hình dịch vụ, vì đây là một trong những nơi tiên phong trong việc khai thác du lịch của huyện.

Khu Du Lịch Sinh Thái Đảo Ngọc Xanh Thanh Thủy, Phú Thọ

Khu sinh thái Đảo Ngọc Xanh, cách Hà Nội 70km về phía Tây Bắc, là khu du lịch Đảo Ngọc Xanh với môi trường Xanh – Sạch – Đẹp nhiều dịch vụ. Đảo Ngọc Xanh thuộc địa phận xã La Phù, huyện Thanh Thủy, khu du lịch sinh thái cao cấp Đảo Ngọc Xanh được xây dựng trên diện tích gần 65ha, tọa lạc trên một bãi nổi được tái tạo bồi đắp qua nhiều thập kỷ giữa dòng sông Đà trong xanh, mềm mại và thơ mộng.

Khu sinh thai Đảo Ngọc Xanh

Quả thật, Đảo Ngọc Xanh đúng như một thiên đường nghỉ dưỡng tuyệt vời. Du khách đến đây đều có chung một cảm nhận, đó là sự hoàn hảo của các dịch vụ và lòng mến khách của người dân. Đến với du lịch sinh thái Đảo Ngọc Xanh, du khách không chỉ hài lòng bởi phong cách phục vụ chu đáo, chuyên nghiệp mà còn được đắm mình trong một không gian xanh và tha hồ thử sức với các trò chơi mới lạ. Không gian rộng rãi, thoáng đãng nơi đây sẽ tạo cho du khách một cảm giác vô cùng thoải mái và thích thú.

Đến đây, du khách có thể nghỉ ngơi và tận hưởng nguồn suối khoáng nóng được bơm lên từ độ sâu 80 m dưới lòng đất, thư giãn theo sở thích ở hai bể, một bể nóng, một bể lạnh với diện tích 700 m2. Hoặc du khách có thể lựa chọn tắm bồn sục cá nhân, tắm vật lý trị liệu, massage, thư giãn kết hợp tắm khoáng. Với nhiều sự lựa chọn khác nhau cùng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, được đào tạo bài bản chắc chắn sẽ làm hài lòng cả những người khó tính nhất.

Với diện tích lớn và được chia thành các khu tách biệt nhưng việc đi lại giữa các khu của Đảo Ngọc Xanh cũng rất thuận tiện bởi dịch vụ xe điện đưa đón khách. Đến với Đảo Ngọc, bạn sẽ được tận hưởng các dịch vụ tốt nhất tại khu sinh thái cao cấp. Du khách cao tuổi, trung tuổi thì có thể ngâm mình tắm khoáng, massage, hoặc cũng có thể chọn một hình thức vật lý trị liệu để phục hồi sức khỏe.

Các bạn trẻ có thể thử sức với rất nhiều trò chơi thú vị tại khu công viên nước với hệ thống lòng máng trượt, bể bơi tạo sóng, khu giải trí cảm giác mạnh cùng các trò chơi như đĩa bay, tàu lượn siêu tốc… hoặc có thể thư thái thưởng thức những bộ phim mà mình yêu thích trong rạp chiếu phim 3D, 4D hiện đại.

Du lịch Đảo Ngọc Xanh

Là cơ sở vui chơi, nghỉ dưỡng mới và hiện đại thuộc quần thể khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Thanh Thủy, Đảo Ngọc Xanh đã và đang được khách du lịch trong và ngoài tỉnh quan tâm, lựa chọn làm nơi vui chơi và nghỉ dưỡng trong dịp cuối tuần bên bạn bè và người thân.

Địa chỉ: t.t Thanh Thủy, Thanh Thủy, Phú Thọ, Việt Nam

Kinh Nghiệm Du Lịch Xuân Sơn, Phú Thọ

Giới thiệu về Vườn Quốc Gia Xuân Sơn

Cổng vào Vườn Quốc gia Xuân Sơn (Ảnh sưu tầm)

Cũng theo kinh nghiệm du lịch vườn quốc gia Xuân Sơn, địa điểm du lịch này cách TP Việt trì, Phú Thọ khoảng 75km và cách Hà Nội 125km về phía Tây. Vì vậy, du khách có thể di chuyển dễ dàng bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân, xe du lịch(nếu đi theo nhóm, đông người). Còn nếu đi xe khách, ở bến xe Mỹ Đình có xe đi thẳng lên huyện Tân Sơn, Phú Thọ, giá vé từ 40.000đ-50.000đ/vé, rất rẻ cho một chuyến đi an toàn. Từ bến xe Tân Sơn, bạn di chuyển bằng xe ôm hoặc taxi đến gần vườn quốc gia Xuân Sơn. Do đường vào vườn khá gồ gề nên phương tiện giao thông sẽ không đi vào được, du khách phải tự đi bộ vào vườn khoảng 1,5 km. Vườn quốc gia Xuân Sơn có tổng diện tích là 33.687ha, trong đó vùng lõi của vườn là 15.048ha và vùng đệm là 18.639ha, đứng thứ 12 trong số 15 Vườn Quốc gia lớn nhất Việt Nam. Được ví là lá phổi xanh và là điểm du lịch hấp dẫn của Phú Thọ. Với độ che phủ rừng lên tới 84%, chất lượng các hệ sinh thái rừng ổn định và được bảo vệ tốt. Vườn được đánh giá là nơi có môi trường không khí, môi trường nước sạch sẽ, mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm từ 22-23ºC.

Một góc bình yên của bản làng ở Vườn quốc gia Xuân Sơn mùa mưa (Ảnh sưu tầm)

Hệ thống thác nước trong vườn Quốc gia được tạo bởi các con suối đổ từ trên núi xuống rất đẹp đó là: Thác Xoan, thác Kẹm, thác 99 tầng, thác Tô Anh, thác Tô Em, Thác nước mọc.Trong vườn Quốc gia còn có các dân tộc: Mường, Dao cư trú tại các bản: Lạng, Dù, Lấp, Thang, Xoan, Ong, Dâm… Đặc biệt ở đây còn giữ được phong tục tập quán truyền thống với các lễ hôi dân gian, các điệu nhảy múa ca hát rất độc đáo.

Du lịch Xuân Sơn vào thời gian nào?

Khung cảnh bình yên ở Vườn quốc gia Xuân Sơn (Ảnh sưu tầm)

Tuy nhiên thời điểm lý tưởng nhất dành cho chuyến đi đến vườn Xuân Sơn là vào tháng 11 – tháng 4 và tháng 6 – tháng 8.

Tháng 11 – tháng 4: Đây là mùa khô trong năm khi mà thời tiết mát mẻ, dễ chịu cũng như đường đi thuận lợi, giúp du khách dễ dàng hơn trong việc di chuyển và tham quan.

Tháng 6 – tháng 8: Đây là những tháng có lượng mưa tăng cao, gây ra sự khó khăn cho du khách khi đi vào vườn quốc gia. Bù lại đây là thời điểm những thác nước trở nên mạnh mẽ và kỳ vĩ, kết hợp với cảnh sắc hữu tình, đưa đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ.

Hướng dẫn đi tới Xuân Sơn

Phương tiện di chuyển

Vườn quốc gia này cách thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ khoảng 75km và cách thành phố Hà Nội khoảng 125km về phía Tây. Với khoảng cách không quá xa cùng đường đi khá thuận lợi, bạn có nhiều sự lựa chọn về phương tiện di chuyển cho chuyến đi của mình.

Xe khách: Bạn bắt xe ở bến Mỹ Đình và đến huyện Tân Sơn, Phú Thọ với giá vé dao động trong khoảng 40.000VNĐ – 50.000VNĐ. Sau khi xuống ở bến Tân Sơn, bạn đi xe ôm hoặc taxi để đến vườn quốc gia.

Xe ô tô cá nhân, xe máy: Xuất phát từ Hà Nội thì bạn đi theo đường đến Sơn Tây, sau đó rẽ trái đi tiếp quốc lộ 32 đến huyện Tân Sơn. Từ đây, sẽ có bảng chỉ dẫn để bạn đi vào vườn quốc gia. Nếu xuất phát từ Việt Trì thì bạn đi theo quốc lộ 32 đến huyện Tân Sơn, sau đó theo bảng chỉ dẫn vào vườn Xuân Sơn.

Chuẩn bị những gì khi đi du lịch vườn quốc gia Xuân Sơn

Tùy vào nhu cầu cá nhân mà mỗi người sẽ có sự chuẩn bị hành lý khác nhau. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho chuyến đi đến vườn Xuân Sơn tốt nhất, bạn nên mang theo những vật dụng sau:

Quần áo: Chuẩn bị áo dài tay và bộ đồ tắm thác. Có thể mang theo dép và mũ để dễ dàng hơn khi vui chơi.

Đồ dùng cá nhân: Đèn pin, thuốc tránh muỗi, băng gạc cá nhân, đồ dùng vệ sinh, nước uống.

Xe khách đi Xuân Sơn

Có nhiều tuyến xe khách chạy thẳng tới Xuân Sơn, nếu sử dụng phương tiện công cộng thì khi di chuyển ở Xuân Sơn các bạn bắt buộc phải thuê xe của người dân địa phương hoặc chủ homestay để di chuyển qua lại giữa các địa điểm.

Lưu trú ở Xuân Sơn

Xuân Sơn hiện chỉ có du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nên các bạn chỉ ó thể lựa chọn hình thức lưu trú homestay. Những loại hình lưu trú khác như khách sạn, nhà nghỉ thì chỉ có ngoài trung tâm huyện và trên đường vào Xuân Sơn.

Homestay ở Xuân Sơn

Các homestay ở Phú Thọ hiện nay chủ yếu tập trung và được phát triển ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, đến với vùng đất này các bạn sẽ được khám phá những giá vị văn hóa độc đáo của đồng bào người Dao và Mường đang sinh sống tại các bản Dù, Lấp, Lạng và Cỏi. Những điệu múa, lời ca, phong tục tập quán, các nghề truyền thống, lễ hội đặc sắc vẫn được lưu giữ một cách nguyên vẹn.

Đến Vườn Quốc Gia Xuân Sơn chơi gì?

Bảo tàng Thiên nhiên Xuân Sơn

Toạ lạc trên khuôn viên rộng rãi ở phân khu Văn phòng của Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Bảo tàng thiên nhiên được hoàn thiện từ năm 2012 đã trở thành một điểm tham quan của du khách trong hành trình du lịch về với Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

Các bản du lịch cộng đồng

Sức lôi cuốn của Vườn quốc gia Xuân Sơn ngoài cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng phong phú… còn là những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào Dao và Mường đang sống tại các bản ngay trong vườn.

Bản Dù

Trên đường vào Xuân Sơn, chỉ cần qua dốc Cổng Trời là tới bản Dù, bản trung tâm của Vườn Quốc gia Xuân Sơn và xã Xuân Sơn. Bản Dù cũng là nơi có loài chuối cô đơn (hay còn gọi là chuối Bạc Hà) một loại đặc sản rất đặc biệt.

Bản Lạng

Qua khỏi cổng vào Vườn Quốc gia Xuân Sơn, đến phía chân dốc Cổng Trời sẽ có 1 con đường nhỏ bên tay trái để vào bản Lạng. Quãng đường khoảng 3km, nhưng đường khá nhỏ. Nếu có 2 ô tô đi ngược chiều sẽ rất khó khăn để tránh.

Bản Lấp

Từ bản Dù đi vào khoảng hơn chục km nữa sẽ đến bản Lấp, bản khá nhỏ với vẻn vẹn chỉ khoảng gần 30 nóc nhà. Người dân bản Lấp chủ yếu sống phụ thuộc vào rừng bằng các nghề kiếm củi hay đánh bắt nhỏ từ suối.

Bản Cỏi

Đây là ngôi làng cổ xưa nhất của người Dao Tiền, với khoảng hơn 100 nóc nhà đơn sơ được che chắn, bao bọc bởi núi cao và rừng già, ngay trong vùng lõi và là nơi xa nhất của Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

Hệ thống hang động

Hang Thổ Thần

Vẻ kỳ bí, huyền ảo của hang Thổ Thần (Nguồn: Mytour.vn)

Hang Thổ Thần nằm ở xóm Lấp là một trong những hang động lớn và đẹp nhất ở Xuân Sơn. Hang ăn sâu vào trong lòng ngọn núi Ten, tạo nên sự huyền ảo và bí ẩn cho hang Thổ Thần. Ngay khi bước vào hang, du khách sẽ lập tức ấn tượng với những nhũ đá có hình dáng vô cùng độc đáo và kỳ thú.

Hang Na

Hang Na vẻ đẹp đầy ấn tượng (Nguồn: Mytour.vn)

Hang Lạng

Ðến với Xuân Sơn, du khách không thể không đến hang Lạng, một kỳ tích thiên nhiên làm say đắm lòng người. Hang Lạng ăn sâu trong lòng núi Ten, cửa vào hang nhìn thẳng ra cánh đồng Mường Lạng.

Vòm hang Lạng có chỗ cao đến mười lăm, hai mươi mét và chiều rộng cũng cỡ khoảng như vậy. Hang chạy dài, dọc dãy núi đá vôi. Người ta thả quả bưởi có đánh dấu vào hang lúc sáng thì chiều tối đã thấy nó ở suối Lấp, cùng dãy núi nhưng cách chỗ thả chừng khoảng 20km.

Động Tiên

Ðộng Tiên là một hang ngầm trong lòng núi đá cẩm thạch dài 10km. Trong hang có đường thông gió lên thẳng đỉnh núi, làm cho không khí trong lành mát dịu. Hồ nước có nhiều loài cá lạ hấp dẫn.

Cây Di Sản

Năm 2016, Vườn Quốc Gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam Quần thể 20 cây nghiến nghìn năm tuổi thuộc địa phận xóm Lấp, xã Xuân Sơn trong VQG.

Hệ thống suối và thác nước

Cùng với hệ thống các đỉnh núi cao, hang động, Xuân Sơn còn có hệ thống sông suối như suối Lấp, suối Thang và nhiều thác nước có độ cao trên 50m như hòa quyện cùng với màu xanh của núi rừng khiến cho phong cảnh Xuân Sơn các thêm thơ mộng.

Suối Tiên

Thác Lưng Trời

Để đến với thác Lưng Trời, du khách sẽ phải vượt qua quãng đường rừng khá hiểm trở với những bậc thang uốn lượn theo triền núi. Thác hiện lên với một vẻ đẹp vô cùng kỳ vĩ, tráng lệ giữa phong cảnh núi rừng hữu tình. Thác nước chảy mạnh, tạo nên màu nước bạc kết hợp với màu xanh của trời, của cây tạo nên phong cảnh vô cùng hoa lệ.

Các đỉnh núi ở Xuân Sơn

Nằm trong quần thể vườn quốc gia Xuân Sơn có ba đỉnh núi cao trên 1.000 m so với mực nước biển là núi Voi, núi Ten và núi Cẩn

Ăn gì khi du lịch Xuân Sơn

Cơm lam là món dễ tìm thấy ở nhiều tỉnh phía Bắc (Ảnh sưu tầm)

Với người Mường ở Thanh Sơn, họ đã biết cách chung sống cùng thiên nhiên, những món ăn đơn giản, dân dã nhưng luôn hài hòa và gắn liền với thiên nhiên cũng như bản tính hiền lành và đôn hậu của con người xứ Mường. Cho đến nay, những giá trị văn hóa đó vẫn được đồng bào bảo tồn và phát huy. Một trong số các món ăn điển hình phải kể đến là cơm lam.

Trước đây, người Mường trồng lúa nếp là chính. Theo các cụ cao niên ở bản Mường kể lại, người dân Mường xa xưa thường phải đi rừng, đi nương từ sáng sớm để kiếm thức ăn, thậm chí phải ngủ lại trong rừng. Do đó đồng bào đã sáng tạo ra việc dùng ống tre, ống nứa rồi cho gạo vào trong, đem nướng trên lửa và nấu chín thành cơm gọi là cơm lam. Về sau, việc chế biến món ăn này trở thành thói quen và được người Mường ưa thích. Món cơm lam từ bao đời cũng đã khẳng định được vị trí của mình trong thước đo giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào.

Bánh trứng kiến người Mường

Cứ độ tháng 2, tháng 3 âm lịch, cây cối đương mùa đơm hoa, kết quả cũng là lúc những tổ kiến trên cây bắt đầu chắc trứng; đó cũng là lúc đồng bào Mường vào rừng tìm trứng kiến đem về làm bánh. Bánh trứng kiến là món ăn dân dã được chế biến tương đối cầu kỳ với vị thơm ngon riêng, trở thành một trong những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Mường vùng Đất Tổ.

Tùy vào kích thước của từng tổ mà số lượng trứng kiến nhiều hay ít, có tổ lấy được một bát, nhưng có tổ lớn lấy được ba, bốn bát. Trứng kiến lớn bằng hạt gạo, có màu trắng sữa, được mang về để chế biến thành nhân bánh. Một chiếc bánh ngon phải có nhân là trứng kiến nguyên chất, chỉ cần phi hành mỡ và muối không trộn thêm các nguyên liệu khác. Bột bánh làm từ gạo nếp ngon, xay nhuyễn, nhào dẻo, dát mỏng, nhồi nhân, rồi nặn thành hình vuông, bọc vào 2 lớp lá ngõa, đem hấp chín.

Bắp chuối lam sườn

Bắp chuối lam sườn là món ăn truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Mường. Hoa chuối rừng có trên khắp các các dãy núi, cánh rừng ở Yên Lập. Khi đi rừng người Mường thường hái bắp chuối mang về để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Để làm món bắp chuối lam sườn, bắp chuối sẽ được thái mỏng, ngâm với dấm, sau đó vớt ra để ráo nước và với các trộn gia vị: muối, tiêu, lá thơm và thịt sườn băm (trước kia là thịt thú rừng băm nhỏ) cho vào ống nứa và lam đều tay (như lam cơm) trên lửa nhỏ hoặc than hồng. Khi lam chín món ăn có mùi thơm đặc trưng của hoa chuối rừng vị ngọt của thịt sườn, có thể ăn cùng cơm nóng hay làm dùng đồ nhắm rượu đều rất tuyệt.

Măng chua nấu thịt gà

Văn hóa ẩm thực của người Mường hình thành từ những món đơn giản dân dã, in đậm hương vị núi rừng, sông suối như thịt, cá, măng, rau rừng… Trong số đó, sẽ là thiếu sót khi không nhắc tới gà nấu măng chua. Trong tiết trời lạnh của mùa đông rất thích hợp để thưởng thức món măng chua nấu gà với mùi vị chua dịu nhẹ và thịt gà mềm mượt. Món măng chua nấu gà từ lâu đã nổi tiếng. Với đồng bào Mường để thưởng thức món măng chua nấu thịt gà ngon thì không thể thiếu các loại rau ăn kèm như lá đu đủ, cải nương … ăn kèm thịt gà với các loại rau này sẽ tạo nên hương vị đặc sắc vị đắng lá đu đủ kết hợp với cay của rau cải nương cùng hương vị thơm ngon của măng chua nấu thịt gà sẽ tốt cho sức khỏe.

Rau rừng đồ

Từ bao đời nay, rau rừng đồ đã trở thành một món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của đồng bào dân tộc Mường ở Thanh Sơn. Do đặc điểm tập quán sinh sống, người Mường thích những vị chua chát, vị đắng, thích sử dụng phương thức đồ để chế biến rau nên món rau đồ được đồng bào khá ưa chuộng. Theo họ, rau đồ khác với các món ăn từ rau khác là sẽ giữ được hương vị của các loại rau. Món rau rừng đồ được tạo thành từ nhiều loại rau khác nhau, thông thường, đồng bào sẽ hái các loại rau quanh nhà như: rau lang, rau bí, rau dền cơm, rau ngải cứu, lá tía tô, lá lốt, cà rừng (loại cà quả nhỏ như cà pháo nhưng có gai), hoa chuối rừng, rau cải đồng… và không thể thiếu được trong món rau đồ đó là ngọn và lá đu đủ bánh tẻ cùng những chùm hoa đu đủ đực trắng tinh. Chúng được sử dụng để tạo ra vị đắng cho các món ăn.

Rêu đá Tân Sơn

Khi lấy rêu đá, phải lựa chiều nước chảy để rêu không bị nát…Không được hái cả gốc rêu, chỉ hái phần thân non tơ. Tiếp đó, phải vò sạch, lấy dui gỗ đập thật mạnh cho hết cát bám.

Để chế biến, băm nhỏ tỏi, hạt dổi, hạt mắc khén, ớt, gừng, lá chanh, lá đu đủ, kèm chút nước mắm và muối. Sau khi thái nhỏ rêu đá, trộn các nguyên liệu trên vào nhau và đưa lên nồi để xào.Rêu ăn thơm và mát, là phương thuốc chữa bệnh, lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt.

Gà chín cựa

Đến với Vườn quốc gia Xuân Sơn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ du khách không chỉ ấn tượng bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, mà còn được tận mắt ngắm nhìn giống “gà chín cựa” hay còn gọi gà nhiều cựa. Tưởng rằng chỉ có trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, nhưng giống gà này vẫn được người Dao Tiền tại vùng lõi Vườn quốc gia Xuân Sơn nuôi dưỡng và phát triển, chúng được sùng kính gọi là “Gà Chúa”.

Mắt sáng quắc, mào đỏ tươi, đuôi cong vút tựa cầu vồng và đặc biệt những cặp chân to, mọc nhiều cựa, giống gà quý theo truyền thuyết xưa dùng để tiến vua Hùng vẫn được người dân Phú Thọ nuôi thả giữa rừng núi.

Những chú gà nhiều cựa ở đây sống trong môi trường tự nhiên, đôi khi kết bạn gà rừng, có lẽ vì thế mà thịt gà nhiều cựa rất ngon và rắn chắc. Món gà đặc sản này khi người dân thiết đãi khách gà thường mang hấp lá chanh hoặc ướp mật ong rừng và một số loại lá cây gia vị tẩm ướp rồi nướng trong bếp than đỏ, khi thưởng thức mang lại cho chúng ta một hương vị thơm ngon tuyệt hảo đặc trưng của núi rừng.

Cua suối Xuân Sơn

Cua suối hay còn gọi là cua đá sinh sống ở trong các khe núi đá. Vào mùa hè, thường là vào lúc chiều nhá nhem tối cho đến hết đêm, cua bắt đầu bò từ núi đá ra các khe suối. Khi đó, bà con rủ nhau đi bắt cua bằng tay. Ban ngày, cua lại chui vào hang trong các khe núi, nên nếu muốn bắt được cua thì phải có cần và mồi bằng giun đưa vào hang để dụ cua cặp vào mồi rồi kéo ra. Cách làm này cũng đơn giản nên ngay cả bọn trẻ nơi đây cũng có thể bắt được cua. Sau khi bắt được cua mang về, bà con dân tộc thường chế biến, không cầu kỳ và không cần nhiều gia vị. Cua suối có kích thước tương đối to, mỗi ki-lô-gam được từ 7-10 con. Chỉ một lớp cây xả nhổ ngoài vườn rửa sạch lót dưới đáy nồi, cua được xếp lên trên ngay ngắn, đậy nắp đặt lên bếp củi đun lửa vừa vừa, 15 phút sau là cua chín. Cua suối khi nấu chín có màu vàng hồng xen lẫn màu cánh gián, có mùi thơm đặc trưng trộn lẫn hương thơm của cây xả. Cua được bày lên đĩa ăn nóng chấm với muối trắng kèm theo ớt. Không chỉ đẹp mắt mà khi ăn cua rất chắc thịt và mang vị đậm đà.

Vịt lam Xuân Sơn

Xuyên rừng Xuân Sơn ăn vịt nhồi lam và nhiều món ăn khác đơn sơ mà hấp dẫn của đồng bào. Ăn no rồi, ra hỏi kĩ, cô chủ nhà đon đả kể: đầu tiên là thịt vịt, lọc xương, thái mỏng, nhưng vịt phải chọn vịt nuôi bằng ngô, thóc và thả ngoài suối, ngoài ruộng mới thơm. Vịt thái xong đem trộn hoa chuối xắt mỏng và các loại gia vị khác trong đó đặc biệt có hạt dổi và lá dổi, loại lá hiếm có của vườn quốc gia Xuân Sơn. Tất cả đem bỏ vào ống giang, nút kín và đun trên lửa cho đến khi không còn thấy sôi và sủi bọt nữa thì bỏ ra ăn.

Chuối cô đơn

Sở dĩ loài chuối này có tên “cô đơn” bởi theo truyền thuyết mà những người già ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn kể lại thì: Ngày xưa, ở chốn rừng núi này có một đôi nam nữ chơi thân với nhau từ bé. Luôn ở bên nhau, tình yêu nảy sinh trong họ lúc nào không hay và ngày càng thắm thiết. Họ đã nguyện ước sẽ bên nhau tới đầu bạc răng long. Thế nhưng, khi sắp đến ngày cô gái về nhà chàng trai thì bố mẹ bắt cô phá vỡ lời thề vì họ phát hiện ra chàng trai bỗng dưng mắc căn bệnh lạ. Khi biết lý do người mình muốn sánh đôi không được bố mẹ chấp nhận, cô gái càng thương và yêu chàng trai hơn. Oái oăm thay, gia đình nhà trai thấy con mình bị nhà gái khước từ thì cũng tự ái và nhất quyết ngăn cản cuộc hôn nhân này. Vì rất yêu thương nhau nên hai người quyết định trốn lên rừng cùng nhau chung sống.

Lịch trình du lịch Xuân Sơn

Để thuận tiện hơn cho việc lập kế hoạch, chúng tôi chia sẻ với các bạn một số lịch trình du lịch và phượt Xuân Sơn để tham khảo. Từ các lịch trình cơ bản này, các bạn có thể thay đổi và sắp xếp cho phù hợp với kế hoạch riêng của bản thân.

Lịch trình khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn 1 ngày

Bọn mình khởi hành từ Hà Nội lúc 5h sáng, men theo Đại lộ Thăng Long, tỉnh lộ 316, 817, qua Thanh Thủy, bọn mình dò theo Google Maps và hỏi những người dân ở đây về lối mòn dẫn đến Vườn Quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ). Mặc dù quãng đường đi chỉ hơn 120km nhưng bọn mình mất đến gần 4 giờ mới tới nơi. (Thông cảm vì mới đi lần đầu nên còn gà mờ!) 

Chỗ nghỉ của mình là một ngôi nhà sàn khang trang gồm 2 tầng, mới hoàn thiện một tháng.

Sau khi nghỉ ngơi, cất hành lí thì khoảng 10h bọn mình bắt đầu di chuyển đến điểm đến đầu tiên đó là Hang Lạng, một điểm đến chỉ cách chỗ ở khoảng 15 phút chạy xe máy.

Xuân Sơn được đầu tư phát triển du lịch khá đúng hướng, nên đường xá đẹp và không ghồ ghề như mình hình dung. Một điểm đặc biệt khi đến với Hang Lạng là bạn không cần phải chạy xe lên một điểm cao để bắt đầu vào cửa hang. Lối đi là con đường mòn men theo đường bờ ruộng xanh ngút, ở đâu đó là những tiếng máy nổ, những bước chân chậm rãi mà thanh thoát.

Sau khi khám phá tham quan Hang Lạng, nhóm mình tiếp tục đến với thác Lưng Trời sau khi vượt qua quãng đường rừng độ 5 km. Mình đặc biệt thích nơi đây vì hai bên đường có những hàng cây xanh vút, tiếng chim hót líu lo, hương thơm phảng phất của những bông hoa rừng nhuộm một màu đỏ, màu hồng dịu nhẹ.

Và rồi, một màu xanh mát dịu cứ níu chân bọn mình phải ghi lại những điều kỳ diệu ở nơi đây.

Với việc để đến được thác Lưng Trời, mình phải vượt qua 2 km đường rừng khá hiểm trở. Mặt đường trơn và các bậc thang uốn lượn theo những triền núi sâu thăm thẳm. 

Cuối con đường là một thác khá đẹp. Đâu đó có tiếng hò reo của những cô cậu sinh viên nhân dịp nghỉ hè đến hòa mình vào dòng suối mát lạnh…

16h chúng tôi trở ra, Gặp ngay một cơn mưa rừng. Đường khá trơn, chúng tôi phải cố gắng đi nhanh và tránh bị trượt ngã. Hai bên đường, những cây ráy rừng có những chiếc lá khá to đủ để che cho chúng tôi có thể che đỡ đi một phần nào những giọt mưa rừng.

17h, bọn mình thu dọn đồ đạc và chuẩn bị xuất phát quay trở về Hà Nội.

Vì không tính toán kĩ nên bọn mình đã đi vào chủ nhật nên phải quay trở về ngay trong ngày để mai tiếp tục công việc học tập. Nhưng theo mình, thì bạn nên khám phá Xuân Sơn 2 ngày để có thể không bỏ sót địa danh nào cũng như không cập rập, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hà Nội – Xuân Sơn – Tà Xùa – Nghĩa Lộ 3 ngày

Lịch trình này các bạn nên sử dụng xe máy bởi chặng đi qua Tà Xùa sang Văn Chấn ô tô khả năng cao là không đi được.

Ngày 1: Hà Nội – Xuân Sơn

Khởi hành từ Hà Nội đi Vườn Quốc Gia Xuân Sơn, trước khi vào Vườn Quốc Gia các bạn có thể ghé qua đồi chè Long Cốc để chụp ảnh.

Đến trưa tới Xuân Sơn thì nhận phòng, ăn trưa, thưởng thức các món đặc sản ở đây rồi sau đó nghỉ ngơi một chút, đầu giờ chiều khám phá bản Lấp, bản Cỏi, hang Na, hang Thổ Thần, khám phá rừng nguyên sinh rồi thăm Bảo tàng thiên nhiên Xuân Sơn.

Tối ngủ homestay ở Xuân Sơn.

Ngày 2: Xuân Sơn – Phù Yên – Tà Xùa

Từ Xuân Sơn đi tiếp theo đường xuyên rừng để ra QL32 rồi rẽ QL32B đi Phù Yên, tiếp tục chạy thẳng lên Tà Xùa săn mây. Tối nghỉ ngơi tại Tà Xùa.

Ngày 3: Tà Xùa – Nghĩa Lộ – Hà Nội

Từ Tà Xùa chạy theo đường Bắc Yên – Trạm Tấu rồi về Nghĩa Lộ. Nếu có thời gian thì ở lại Nghĩa Lộ 1 ngày, khám phá Nghĩa Lộ rồi hôm sau về Hà Nội. Nếu không có thời gian thì về đây nghỉ ngơi ăn uống, rồi chạy thẳng về Hà Nội.