Top 12 # Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Doanh Thu Dịch Vụ Là Gì?

Kinh doanh dịch vụ là hoạt động cung ứng lao vụ, dịch vụ cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đời sông xã hội cũng như đáp ứng nhu cầu của quá trình sản xuất, kinh doanh. Kinh doanh dịch vụ là một trong những hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nó tạo ra các khoản thu của doanh nghiệp làm tăng của cải, vật chất cho xã hội.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam sô’ 01 “Chuẩn mực chung” thì doanh thu hay doanh thu dịch vụ là “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kê’toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuâ’t, kinh doanh thông thường, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu”.

Theo đó, doanh thu dịch vụ làm tăng giá trị tài sản và vôh chủ sở hũu của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Bao gồm các khoản tiền đã thu được hoặc sẽ thu được trong tương lai từ việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản tiền đã thu được hoặc sẽ thu được trong tương lai đểu là doanh thu dịch vụ và không phải tất cả các khoản làm tăng vôn chủ sở hữu đều là doanh thu. Doanh thu dịch vụ

chỉ bao gồm các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong tương lai từ việc cung câp dịch vụ cho khách hàng.

Doanh thu dịch vụ được ghi nhận từ các hoạt động cung cấp dịch vụ râ’t đa dạng và phong phú bao gồm: Dịch vụ vận tải; Dịch vụ khách sạn, nhà hàng; Dịch vụ hướng dẫn du lịch; Dịch vụ bưu chính, viễn thông; Dịch vụ sửa chữa; Dịch vụ khoa học kỹ thuật; Dịch vụ tư vân, thiết kế; Dịch vụ cho thuê; Dịch vụ vui chơi, giải trí…

Để đáp láng yêu cầu quản lý doanh thu dịch vụ phải được phân loại theo những tiêu thức nhất định. Doanh thu dịch vụ có thê được phân loại theo một sô’ tiêu thức cơ bản sau:

* Một là, căn cứ vào nội dung dịch vụ

– Doanh thu dịch vụ khách sạn nhà hàng: Nhóm này bao gồm doanh thu các dịch vụ cung cap chỗ ăn ở trong khách sạn, nhà trọ hoặc các cơ sở khác cung cấp chỗ ở tạm thời. Dịch vụ đặt chỗ cho khách du lịch, cụ thể là qua các hãng du lịch hoặc môi giới du lịch;

– Doanh thu dịch vụ du lịch: Nhóm này bao gồm doanh thu các hoạt động dịch vụ tour du lịch trong nước, quôc tế, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vui chơi giải trí, các dịch vụ phụ trợ khác…

– Doanh thu dịch vụ viễn thông: Nhóm này chủ yếu gồm doanh thu các dịch vụ cho phép ít nhất một người liên lạc với

một người khác bằng phương tiện cảm biến. Đó là những dịch vụ: Cho phép một người đàm thoại với một người khác, Truyền tin nhắn từ người này tới người khác, Để một người liên lạc với một người khác bằng cách nghe hoặc nhìn (radio và vô tuyên truyền hình).

– Doanh thu địch vụ y tế: Nhóm này chủ yêu bao gồm doanh thu chăm sóc y tế, chăm sóc vệ sinh và chăm sóc sắc đẹp cho người và động vật do các cá nhân hoặc cơ sở thực hiện.

– Doanh thu dịch vụ pháp lý: Nhóm này gồm doanh thu các dịch vụ an ninh nhằm bảo vệ người và tài sản; Các dịch vụ cá nhân và xã hội được cung cấp bởi người khác phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của cá nhân;

Cách phân loại doanh thu dịch vụ này giúp cho doanh nghiệp thây rõ doanh thu của các loại dịch vụ cung ứng cho khách hàng để từ đó có kế hoạch tổ chức kế toán chi tiết doanh thu dịch vụ theo yêu cầu quản lý.

* Hai là, căn cứ vào phương thức thanh toán:

– Doanh thu dịch vụ nhận trước: Nhóm này bao gồm doanh thu dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ được nhận trước doanh thu cho việc cung ứng dịch vụ trong nhiều kỳ sau.

– Doanh thu địch vụ thanh toán theo mức độ hoàn thành: Nhóm này bao gồm doanh thu của các loại dịch vụ được thực hiện trong nhiều kỳ mói hoàn thành nhưng được khách hàng thanh toán theo mức độ dịch vụ đã cung ứng.

– Doanh thu dịch vụ thanh toán theo từng kỳ: Nhóm này bao gồm doanh thu của các loại dịch vụ được cung ring và thanh toán theo từng kỳ kế toán.

Mỗi cách thức thanh toán doanh thu dịch vụ có đặc điểm riêng ảnh hưởng đến kế toán doanh thu dịch vụ. Do đó, cách phân loại này giúp kê’ toán thuận lợi trong việc vận dụng tài khoản kế toán trong kế toán doanh thu dịch vụ theo từng phương thức thanh toán.

* Ba là, căn cứ theo môi quan hệ với khu vực địa lý:

-Doanh thu dịch vụ cung cap trong nước: Nhóm này bao gồm doanh thu của những dịch vụ cung ứng cho khách hàng trong nước.

– Doanh thu dịch vụ cung cap ra nước ngoài: Nhóm này bao gồm doanh thu của các dịch vụ cung ứng cho khách hàng ở nước ngoài.

Theo cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp nhận diện được doanh thu dịch vụ theo đơn vị tiền tệ thanh toán để thuận lợi trong kế toán doanh thu dịch vụ bằng ngoại tệ.

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Ký Quỹ Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Lữ Hành Là Gì?

Ký quỹ là điều kiện bắt buộc để được hoạt động hợp pháp về kinh doanh lữ hành nội địa. Tại hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành, cần phải có Giấy xác nhận ký quỹ với mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa 2018 mà nhà nước đã quy định.

XEM THÊM: Điều kiện về người phụ trách kinh doanh dịch vụ nữ hành!

Ngày 31/12/2017, Chính Phủ ban hành Nghị định số 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Theo nội dung của văn bản này, tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau:

Mức ký quỹ và phương thức ký quỹ

Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.

Thủ tục và Mức ký Quỹ phài thực hiện bao nhiêu?

Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, theo đó quy định của pháp luật để doanh nghiệp tiến hành kinh doanh trong lĩnh vực này khá chặt chẽ. Cụ thể, để kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành ký quỹ tại ngân hàng. Đây là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp băn khoăn, lo lắng khi số tiền bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ ký quỹ không phải là nhỏ. Vậy nên Công ty TNHH Vạn Luật thông qua bài viết này sẽ cung cấp thông tin rõ hơn về vấn đề ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách hàng.

Ký quỹ là một trong bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại khoản 1, 2 điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015. Việc ký quỹ thường được pháp luật quy định trong một số trường hợp cụ thể nhất định bên có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cụ thể, theo điều 330 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

Ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc việc Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch gửi một khoản tiền theo quy định của pháp luật vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng nơi DN đóng trụ sở chính trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh lữ hành.

Mục đích của ký quỹ là giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp DN không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với khách du lịch. Việc ký quỹ còn được hiểu là để xác định năng lực tài chính của DN, là sự cam kết trách nhiệm với du khách và cơ quan quản lý nhà nước. Thêm vào đó, phần lớn các nước trên thế giới quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải ký quỹ để bảo đảm nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho khách du lịch trong trường hợp bị thiệt hại hoặc trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản.

Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Khi doanh nghiệp có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ. Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.

XEM THÊM: Điều Kiện được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành Nội Địa và Quốc tế

Sau khi phong tỏa số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp.

Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.

Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm mức ký quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện, ngân hàng gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Hoàn tiền ký quỹ:

Có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ;

Có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng trong những trường hợp sau đây:

Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm mức ký quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện, ngân hàng gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng trong những trường hợp sau đây:

Có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ;

Có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Quản lý, sử dụng tiền ký quỹ

Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch 2017. Mức ký quỹ đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được thực hiện theo quy định nêu trên.

Liên hệ dịch vụ【KÝ QUỸ TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH 】‎

Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:

Email: lienhe@vanluat.vn

hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:

Kinh Doanh Dịch Vụ Lưu Trú

            Nhu cầu nghỉ dưỡng khi đi công tác, du lịch ngắn hạn hay dài hạn ngày càng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển thị trường kinh doanh dịch vụ lưu trú mà cái tên thông thường người ta đặt cho loại dịch vụ này là nhà nghỉ, khách sạn, resort,… Để hiểu hơn về dịch vụ lưu trú cũng như các điều kiện để kinh doanh dịch vụ lưu trú, Công ty Luật TNHH MTV Hnlaw & Partners sẽ gửi đến các bạn một vài nội dung cơ bản:

Kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì?

Kinh doanh dịch vụ lưu trú được hiểu là kinh doanh các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch. Hay nói cách khác kinh doanh dịch vụ lưu trú là việc cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch ngắn hạn và dài hạn kèm theo các dịch vụ khác như ăn uống, giải trí, sức khỏe… Tuy nhiên đối với các cơ sở cung cấp các cơ sở lưu trú dài hạn như cho thuê căn hộ hàng tháng hoặc hàng năm thì không thuộc ngành nghề mà bài viết này đề cập đến mà được phân vào  trong ngành kinh doanh Bất động sản

Cơ sở pháp lý quy định về kinh doanh dịch vụ lưu trú:

Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Luật Du lịch năm 2017, Nghị định Số: 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú:

+ Khách sạn: là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ. Người quản lý và nhân viên khách sạn đều phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch. Hình thức khách sạn bao gồm các loại sau:

– Khách sạn thành phố là khách sạn được xây dựng tại các đô thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch với quy mô dựa vào tiêu chuẩn đánh giá sao từ 1 – 5 sao.

– Khách sạn nghỉ dưỡng: là khách sạn được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, bungalow ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của khách du lịch.

– Khách sạn bên đường là khách sạn được xây dựng gần đường giao thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.

+ Biệt thự du lịch: là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú, nhân viên trực 24 giờ môi ngày.

+ Căn hộ du lịch: là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú vầ người quản lý căn hộ phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

+ Tàu thủy lưu trú du lịch: là tàu trong tình trạng tốt, còn hạn đăng kiểm; có áo phao, phao cứu sinh, phương tiện thông tin liên lạc, tủ thuốc cấp cứu ban đầu; có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê. Người quản lý, nhân viên phục vụ được tập huấn về nghiệp vụ du lịch, kỹ năng cứu hộ trên sông, biển

+ Bãi cắm trại du lịch: là khu vực đất được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nước sạch có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại. Có bảo vệ trực

+ Nhà nghỉ du lịch: là cơ sở lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn, có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày và Chủ nhà nghỉ, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch

+ Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà. Chủ nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

Các thủ tục cần thực hiện đối với kinh doanh cơ sở lưu trú:

+ Đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;

+ Xin giấy phép an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy

+ Xin giấy phép an ninh trật tự

+ Nếu cơ sở có cung cấp dịch vụ ăn uống thì còn cần đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm

Lưu ý rằng nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ lưu trú cần cần được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp phép cư trú (cấp thẻ tạm trú).

Để biết thêm chi tiết xin liên hệ Công ty luật

Kinh Doanh Lưu Trú Là Gì

Lưu trú là việc ở lại tạm thời của khách du lịch tại một điểm đến trong khoảng thời gian nhất định. Cơ sở lưu trú phải đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu như ăn, ở, ngủ, nghỉ… của khách du lịch.

Kinh doanh lưu trú được tiếp cận theo hai nghĩa: nghĩa hẹp và nghĩa rộng.

Theo nghĩa hẹp, kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê buồng ngủ của một cơ sở lưu trú du lịch.

Theo nghĩa rộng, kinh doanh lưu trú du lịch là hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch trong việc cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung nhằm thỏa mãn nhu cầu lưu lại tạm thời của khách du lịch tại một tỉnh, một vùng hay một quốc gia phát triển du lịch.

Các cơ sở kinh doanh lưu trú thường cung cấp dịch vụ như:

Dịch vụ cơ bản bao gồm: phòng ngủ, nhà hàng…

Các dịch vụ bổ sung: phòng tiệc, quầy bar, phòng hội nghị, bida, sân golf, xông hơi, massage, chăm sóc sức khoẻ, quầy lưu niệm, shop quần áo, trung tâm cung cấp thông tin cho khách hàng, nơi đổi tiền, dịch vụ Internet…

Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú

Theo Điều 44 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú tại Việt Nam như sau:

1. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.

2. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài), các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp.

3. Khi khách lưu trú không có giấy tờ tùy thân thì sau khi bố trí vào phòng nghỉ phải thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn.

4. Ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý (hoặc nhập đầy đủ thông tin vào máy tính) trước khi cho khách vào phòng nghỉ.

5. Thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi quản lý địa bàn đối với khách lưu trú là người Việt Nam và khai báo tạm trú đối với khách lưu trú là người nước ngoài (nghỉ qua đêm hoặc nghỉ theo giờ) phải thực hiện trước 23 giờ trong ngày. Trường hợp khách đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo trước 08 giờ sáng ngày hôm sau. Việc thông báo thực hiện theo các hình thức sau:

a) Đối với khách lưu trú là người Việt Nam: Nếu cơ sở kinh doanh đã kết nối mạng Internet với cơ quan Công an thì việc thông báo thực hiện qua mạng Internet. Nếu cơ sở kinh doanh chưa kết nối mạng Internet thì thông báo trực tiếp tại cơ quan Công an hoặc thông báo qua điện thoại.

b) Đối với khách là người nước ngoài: Cơ sở kinh doanh phải ghi mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến cơ quan Công an.

6. Kiểm tra và quản lý giấy tờ tùy thân của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ, ghi đầy đủ thông tin vào sổ và trả lại giấy tờ tùy thân khi họ ra khỏi cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú.

7. Lưu trữ thông tin của khách lưu trú và thông tin của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ trong thời hạn ít nhất 36 tháng.

8. Trường hợp khách mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, phải yêu cầu xuất trình giấy phép sử dụng do cơ quan Công an hoặc Quân đội cấp. Nếu khách không xuất trình giấy phép sử dụng phải báo ngay cho cơ quan Công an.

Kinh doanh lưu trú đầy tiềm năng nhưng chủ đầu tư phải nắm rõ khái niệm và những quy định để thực hiện và triển khai hiệu quả. Đừng bỏ qua lĩnh vực kinh doanh này nếu bạn thật sự tự tin với kiến thức và kỹ năng của bản thân đã chuẩn bị.