Top 9 # Kinh Nghiệm Du Lịch Hậu Giang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Kinh Nghiệm Du Lịch Hậu Giang

Là một trong những tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long, Hậu Giang không chỉ nổi tiếng với những vựa lúa thẳng cánh có bay mà còn là nơi thu hút khá đông khách du lịch với nhiều địa danh nổi tiếng và các lễ hội đặc sắc.

Vị trí địa lý Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh lỵ là thị xã Vị Thanh. Phía bắc giáp thành phố Cần Thơ; phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.

Thị xã Vị Thanh cách Thành phố Cần Thơ khoảng 60 km.

Cảnh đẹp tham quan ở Hậu Giang

Chợ nổi Ngã Bảy: Thuộc TX Ngã Bảy, cách TP Cần Thơ hơn 30km. Nơi đây, hội tụ 7 ngã sông nhỏ: Mang Cá, Kênh Xáng, Bún Tàu, Lái Hiếu,Cái Còn, Xẻo Vông, Xẻo Môn. Chợ họp từ sáng sớm khoảng 5 giờ sáng, với hàng ngàn ghe xuồng neo đậu san sát bên nhau, buôn bán các sản vật của đồng bằng sông Cửu Long. Ngã Bảy được soạn giả Viễn Châu đưa vào bài ca cổ nổi tiếng “Tình anh bán chiếu” với giọng ca cố nghệ sĩ nhân dân Út Trà Ôn.

Khu bảo tồn thiên nhiên lung Ngọc Hoàng: Diện tích khu bảo tồn 2.805ha, thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Nơi đây là vùng trũng ngập nước có trên 200 loài thực vật và động vật hoang dã như rùa, rắn, lươn, trăn, cá và 153 loài chim…Hiện nay, khu bảo tồn thiên nhiên lung Ngọc Hoàng được quy hoạch du lịch sinh thái, là di sản cuối cùng của hệ sinh thái ngập nước.

– Di tích Tầm Vu: thuộc xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, cách TP Cần Thơ 16km. Tượng đài chiến thắng Tầm Vu cao 8m là trung tâm quần thể kiến trúc kỷ niệm chiến thắng Tầm Vu. Hình ảnh trâu kéo pháo trên tấm phù điêu, bên cạnh đồng bào, vệ quốc quân trong trận chiến thắng Tầm Vu 19/4/1948. Đây là trận thắng thu được giặc Pháp khẩu đại bác 105 ly đầu tiên trên chiến trường Việt Nam. Nơi đây, đang được quy hoạch thành khu du lịch di tích lịch sử, sinh thái.

– Khu sinh thái rừng tràm Vị Thuỷ: Rừng tràm Vị Thuỷ thuộc xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thuỷ, có diện tích 200 ha. Hiện nay, được đầu tư và khai thác du lịch sinh thái.

Đền thờ Bác Hồ

Từ trung tâm thị trấn Long Mỹ theo đường liên xã qua Thuận Hưng, Xà Phiên sẽ đến xã Lương Tâm là nơi di tích đền thờ Bác Hồ. Di tích được xây dựng trên vùng đất phía Bắc nơi ngã tư của hai con kinh Long Mỹ II và Năm Căn giao nhau; cách thị trấn Long Mỹ 21 km; cách TP Cần Thơ 78 km về phía Tây Nam. Lung Ngọc Hoàng

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng là di sản cuối cùng của hệ sinh thái tự nhiên thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Nơi đây vốn là vùng đồng bằng ngập nước rộng lớn trải dài từ phía tây sông Hậu tới tận U Minh và được đánh giá là một trong những điểm quan trọng trên bản đồ đất ngập nước của Việt Nam.

Di tích chiến thắng Tâm Vu

Khu di tích lịch sử Tầm Vu tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, cách thành phố Cần Thơ 17 km về hướng Tây Nam theo quốc lộ 61. Đây là khu di tích lịch sử kết hợp với du lịch sinh thái nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang. Di tích đã được Bộ Văn hoá – Thông tin của Việt Nam (nay là Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch) ra Quyết định số chúng tôi ngày 25-01-1991 công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Ẩm thực Hậu Giang

ĐỌT CHOẠI “Rủ nhau lên đất bảy làng Hái rau choại chột, nhổ bàng về đương Choại chột thì chấm nước tương Bàng thì đương nóp người thương tôi nằm”

Ở vùng nước ngọt nhiễm phèn nhẹ như Vị Thanh, Long Mỹ (Hậu Giang) cũng có sự hiện diện của choại. Loại rau có lá non xoăn tít như con cuốn chiếu cuộn mình này, dù hơi nhớt và làn lạt nhưng cũng có chút vị ngọt thoảng thơm, đơn giản vậy mà ăn rồi sẽ “bắt ghiền”!

QUÝT ĐƯỜNG LONG TRỊ Cũng giống như nhiều loại đặc sản khác, quýt đường là một loại trái cây vốn nổi tiếng từ lâu của vùng đất Long trị. Với ưu điểm trái to, vỏ mỏng, mọng nước, vị ngọt thanh, thơm và để được lâu là một loại trái cây đặc sản của Hậu Giang được nhiều người ưa chuộng.

CÁ THÁC LÁC HẬU GIANG

Thác lác là loại cá rất phổ biến ở lưu vực sông Cửu Long. Phải đợi đến khi con cá thác lác cườm (còn gọi là thác lác còm, có chấm tròn như hạt cườm dọc theo vảy bụng) của Hậu Giang xuất hiện thì tên tuổi của nó mới “dậy như cồn”

Thác lác thường (loài rất phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long) nặng chừng 40g/con; còn thác lác cườm sau 12 tháng nuôi có thể nặng từ 1 kg tới 1,5 kg/con. Hiện nay, có thể nói Vị Thủy, Long Mỹ, và thị xã Vị Thanh là lãnh địa thác lác cườm của Hậu Giang. Đơn giản nhất là thác lác chiên sả ớt. Đánh sạch vẩy, khứa nhẹ nhiều khứa xéo theo chiều ngang hai bên thân cá, ướp muối, bột ngọt, sả ớt bằm nhuyễn. Để thấm chừng mười phút, chiên cá trong chảo nhiều dầu lát sau nghe dậy mùi thơm. Thưởng thức món này đúng điệu rất đơn giản: để đũa nằm, tách thịt cá khỏi xương sống, giẽ từng miếng chấm nước mắm ớt (nếu cá còn lạt) bạn sẽ nghe mùi thơm của cá “loang” vào mũi, nhai nghe vị ngọt của thịt cá lan khắp đầu lưỡi cùng cảm giác giòn, dai. Thác lác cạo thành bột dai là yếu tố quan trọng cho các món ăn còn lại.

BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU Bưởi Năm Roi trà Phú Hữu được trồng nhiều ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang rất khác với bưởi Năm Roi dây được trồng nhiều ở Phong Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long.

Trái tập trung ở thân cây (Năm Roi dây cho trái tập trung ngoài chót nhánh); trái to, núm xổm cao, da sần màu hơi vàng, cuống trái lớn (Năm Roi dây trái nhỏ hơn, núm gom nhọn, da bóng màu xanh, cuống trái nhỏ); phần lá nhỏ có hình trái tim (lá bưởi Năm Roi dây không có đặc điểm này); múi bưởi khi chín rất đầy đặn, không hạt; màu vàng mỡ gà, tép bưởi ráo rẻ, vị ngọt thoảng chua thanh, không đắng, the (bưởi Năm Roi dây khi chín cũng không hạt, không đắng, the, nhưng thịt trái màu vàng nhạt, vị ngọt dịu).

KHÓM CẦU ĐÚC Trải qua hơn một trăm năm, khóm (dứa) Cầu Đúc, loại cây trồng chủ lực của người dân xã Hỏa Tiến, thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, hiện đã trở thành một loại đặc sản và có mặt trên thị trường cả nước.

BÔNG ĐIÊN ĐIỂN Đi vòng chợ Châu Đốc mới thấy hết được cách ăn món bông điên điển sống của bà con ở miệt này. Đầu tiên là món bún nước lèo kiểu Sóc Trăng, kiểu người Khờ Me hoặc bún mắm kiểu cách VN, ăn với bông điên điển.

Múc một tô bún nước lèo hay bún mắm đang sôi trong xoong cho vào tô trộn với bông điên điển, cho thực khách một món ăn dân dã, đạm bạc, đơn sơ, nhưng hương vị độc đáo, không tìm đâu có được. Hoặc theo chân dân thổ địa về nhà thưởng thức món lẩu chua với bông điên điển thì mới biết thêm cách ăn mới lạ nữa, mà trong đời bạn chưa hề ăn, chưa hề biết.

Di chuyển

Từ Hà Nội để đến với Hậu Giang, quý khách có rất nhiều cách lựa chọn:

Cách thứ nhất: Mua vé máy bay hà Nội chúng tôi sau đó đi xe đò xuống Hậu Giang trên đường đi bạn được ngắm cảnh sông nước miền Tây, thưởng thức các món ăn của các nơi bạn đi qua,

Cách thứ 2: Mua vé máy bay Hà Nội Phú Quốc, sau khi du lịch phú quốc bạn đi bằng đường thủy về Hà Tiên sau đó đón xe qua Hậu Giang.

Mua vé máy bay Hà Nội Cần thơ rồi từ Cần thơ bạn đón xe qua Hậu Giang quảng đường 65km đi khoảng 2h xe đò là tới.

Bạn vui lòng gọi: 0913 935 235 hoặc liên hệ đại lý vé máy bay ở Hậu Giang để biết thêm chi tiết.

Từ các tỉnh khác bạn cũng có thể lựa chọn cách mua vé máy bay đi Sài Gòn sau đó đi xe đò xuống Hậu Giang.Nếu ở các tỉnh có tuyến bay thẳng Phú Quốc bạn cũng có thể mua vé máy bay đi Phú Quốc, sau khi du lịch phú quốc bạn đi bằng đường thủy về Hà Tiên sau đó đón xe qua Hậu Giang

Ngoài ra, bạn cũng có thể đi Hậu Giang bằng các phương tiện khác như tàu hỏa, ô tô đến Sài Gòn rồi lại bắt xe về Hậu Giang, cách này tiết kiệm hơn và thường thích hợp cho những bạn thích trải nghiệm và có nhiều thời gian rỗi.

Từ Sài Gòn có nhiều chuyến xe xuất phát từ bến xe miền Tây đi Hậu Giang. Ngoài ra bạn có thể đi xe giường nằm đêm của Phương Trang, xe chạy 1 đêm, sáng tới nơi bạn có thể bắt đầu chuyến thăm quan của mình. Tiện nhất là thuê được một chiếc xe máy chạy tới các điểm tham quan tại Hậu Giang.

Để đặt tour du lịch Hậu Giang hoặc tour du lịch Miền Tây giá rẻ bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại 0913 935 235.

Kinh Nghiệm Du Lịch Phượt Hậu Giang

3 1261 chúng tôi Cá ngát Hậu Giang Cá ngát là loài cá rất tinh ranh chỉ sống ở những nơi nước sâu, thậm chí có khi cá khoét hang sâu tận 2-3m để trú ngụ. Vì thế, việc bắt cá cũng khá khó khăn.

Có nhiều món ăn hấp dẫn được chế biến từ cá ngát như: nấu canh chua, nướng bẹ chuối, kho tộ, hấp, hoặc làm món khô ăn với củ kiệu… Tuy nhiên, chế biến đơn giản và dân dã nhất chính là cá ngát cuốn vào bẹ chuối hột, nướng trên bếp than hồng để giữ nguyên vị ngọt của cá đồng thời thơm ngon hơn. Khi cá chín có thể ăn kèm với các loại rau, chấm muối ớt. Món cá ngát kho tộ là món ăn thường nhật của người dân mộc mạc vùng sông nước miền Tây. Sau khi được làm sạch, thì cá được tẩm ướp với nước mắm ngon, thêm chút đường, hạt tiêu, ớt, bột ngọt và đun trên lửa liu riu để cá thấm đều.

8 1258 chúng tôi Khóm – Dứa – Thơm Cầu Đúc Hậu Giang Có nguồn gốc từ Thái Lan, khóm Cầu Đúc dần trở thành loại cây đặc sản của Hậu Giang. Thuộc giống Queen, khóm ở xã Hỏa Tiến, thị xã Vị Thanh này có vị ngọt thanh, ngon nổi tiếng. Vẻ ngoài của khóm cũng đẹp và bắt mắt, quả nào quả nấy to đều, cuống ngắn, lõi nhỏ, mắt lồi, hố mắt hơi sâu. Bổ ra thấy thịt khóm màu vàng đậm, ít xơ, ít nước. Đặc biệt, riêng trái khóm có thể để khoảng 10 – 15 ngày vẫn không bị hỏng.

Khóm Cầu Đúc có thể chế biến thành nhiều món ăn đậm hương vị đồng quê như canh chua khóm cá rô đồng, thịt ba rọi xào khóm chua ngọt, hay khóm kho cá… Hiện nay, khóm Cầu Đúc còn được xuất khẩu sang nước ngoài và trở thành nguyên liệu sản xuất nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế như nước khóm ép, khóm sấy khô không tẩm đường, kẹo, mứt, rượu, nước giải khát có ga… rất được ưa chuộng.

Kinh Nghiệm Du Lịch Hậu Giang: Ăn Gì ? Chơi Ở Đâu?

Đôi nét về tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang là một tỉnh nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 240km về phía Tây Nam. Với khí hậu mát mẻ ôn hòa, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, Hậu Giang chính là một trung tâm sản xuất lúa gạo của miền Tây Nam Bộ nước ta.

Chơi những đâu khi du lịch Hậu Giang?

Nhắc đến vùng miền Tây người ta sẽ nghĩ ngay đến văn hóa chợ nổi, một loại hình văn hóa cộng đồng chứa đầy tính duy cảm. Có rất nhiều những chợ nổi được nhiều người biết đến tại miền Tây như chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), và chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang),…Chợ nổi Ngã Bảy nằm ở ngã Bảy Phụng Hiệp là một điểm du lịch nổi tiếng tại Hậu Giang. Đây chính là trung tâm mua bán hàng hóa lớn của cả vùng cực Nam của Tổ quốc.

Tham quan di tích Long Mỹ

Khu du lịch sinh thái Tây Đô

Khu du lịch thái Tây Đô là một khu du lịch vườn lớn nhất tại Hậu Giang nằm ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp cách thị xã Vị Thanh 30km. Đây là một khu du lịch sinh thái có diện tích 16ha, với phong cảnh sông nước hữu tình, những rừng cây rậm rạp cùng rất nhiều những loài hoa, chim thú và nhiều những dịch vụ vui chơi, giải trí đa dạng và phong phú. Đến với khu du lịch sinh thái Tây Đô, du khách sẽ được tận hưởng cảm giác thư thái, yên bình , quên đi mọi căng thẳng, mệt nhọc của cuộc sống.

Tham quan khu du lịch sinh thái rừng tràm chim Vị Thủy

Đây cũng là một khu du lịch sinh thái hấp dẫn tại Hậu Giang có diện tích 145ha. Nơi đây không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn hấp dẫn rất nhiều đối với du khách nước ngoài. Dự án khu du lịch sinh thái rừng tràm chim Vị Thủy là một dự án du lịch có quy mô lớn nhất tại tỉnh Hậu Giang được ngành du lịch Việt Nam đầu tư nhằm tạo thêm động lực phát triển cho ngành du lịch sông nước của Việt Nam nói chung và ngành nói riêng.

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

Lung Ngọc Hoàng là một khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước duy nhất còn sót lại thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Đây là một vùng đồng trũng ngập nước rộng lớn có diện tích trải dài từ phía Tây Sông Hậu cho đến tận vùng U Minh.

Công viên Xà No có chiều dài hơn 15 Km, tổng diện tích 23ha được xây dựng chạy dọc kênh xáng Xà No. Trong công viên trồng rất nhiều những loại cây xanh như cây đỏ Java, dừa Philippin, hoa ban, hoàng hậu, liễu đỏ,….Cùng rất nhiều những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tinh xảo. Các bạn nên đi đến công viên vào buổi tối, khi ánh đèn điện chiếu sáng khắp công viên làm cho công viên và dòng kênh đẹp hơn rất nhiều.

Ăn gì khi du lịch Hậu Giang?

Bạn đang thắc mắc nên ăn gì khi du lịch Hậu Giang? Đừng lo, ở Hậu Giang có rất nhiều những món đặc sản để cho bạn thưởng thức.

Bưởi năm roi Phú Hữu là một loại trái cây nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang. Với đặc điểm là trái bưởi to, núm cao, da sần khi ăn có vị ngọt thanh mát đã làm biết bao du khách du lịch Hậu Giang phải trầm trồ vì vị ngon của loại bưởi này.

Với mỗi người dân Miền Tây thì cháo lòng là một món ăn vô cùng quen thuộc với họ vào mỗi buổi sáng. Có rất nhiều nơi bán cháo lòng tuy nhiên cháo lòng Cái Tắc lại có hương bị hết sức đặc biệt. Nếu như có dịp đến đây và thưởng thức một bát cháo lòng Cái Tắc tại xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang thì bạn chắc chắn sẽ không thể nào quên được hương bị của nó.

Nói đến ẩm thực miền Tây thì không thể thiếu được những món ăn từ cá và món Cá Thát Lát là một đặc sản rất nổi tiếng tại tỉnh Hậu Giang. Những con cá được đánh vảy sạch sẽ, khứa theo chiều ngang, tẩm ướp những gia vị như muối, bột ngọt, sả, ớt rồi chiên lên có hương vị mới tuyệt vời làm sao.

Lẩu cá Linh bông điên điển

Mùa cá Linh tại Hậu Giang bắt đầu khi các trận mưa rả rích đêm ngày đổ xuống các dòng sông, lũ bắt đầu dâng cao và kéo theo rất nhiều cá từ thượng nguồn sông Mekong về. Cá Linh là loại cá chỉ nhỏ bằng đầu đũa nhưng có vị rất ngọt và béo. Những con cá Linh được mổ sạch, bỏ ruột và rửa sạch để nấu nước lẩu. Nước lẩu tùy theo mỗi vùng mà cách nấu lại có sự khác nhau. Những bông điên điển tươi roi rói được hái xuống kết hợp với những món rau khác tạo nên một món ăn dân dã đúng theo kiểu miền Tây sông nước.

Phan Thế Hoàng

Du Lịch Bụi Hậu Giang

Tỉnh Hậu Giang nằm ở đồng bằng sông Cửu Long. Phía bắc giáp thành phố Cần Thơ; phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km, cách thành phố Cần Thơ 60km.

Mã vùng điện thoại: 0711

Biển số xe: 95

Tổ chức hành chính: Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố (Thành phố Vị Thanh), 1 thị xã (Thị xã Ngã Bảy) và 5 huyện (Huyện Châu Thành, Huyện Châu Thành A, Huyện Long Mỹ, Huyện Phụng Hiệp, Huyện Vị Thủy).

Khí hậu: Hậu Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình là 270C không có sự trên lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (350C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,30C).

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 – 97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm). Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%.

Diện tích: 1.602,5 km²

Dân số: Dân số tỉnh Hậu Giang năm 2011 là 768.761 người, mật độ 480 ng/km2.

Thành phần dân tộc: Việt, Hoa, Chăm, Khmer

Lịch sử Trước đây (1976-1991) tỉnh Hậu Giang cũ bao gồm 3 đơn vị hành chính hiện nay là thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang. Cuối năm 1991 tỉnh Hậu Giang được chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng. Ngày 1 tháng 1 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay.

Sau thời Mạc Cửu đến thời Mạc Thiên Tứ (thế kỷ 18), đã có những bước chân đầu tiên dọc theo sông Cái Lớn, cái Bé – nhưng mãi đến những đợt khai thác sau này, thì một phần lớn vùng đất thuộc tỉnh Hậu Giang hôm nay mới thật sự chuyển mình. Nếu trước 1897, khu vực huyện Giồng Riềng, Gò Quao, Long Mỹ (tỉnh Rạch Giá) mới chỉ có 2 tổng, không tới 10 thôn – thì đến năm 1939, riêng quận Long Mỹ có đến 3 tổng, 12 làng:

Tổng An Ninh gồm các làng: Hòa An, Hỏa Lựu, Long Bình, Vị Thủy, Vĩnh Thuận Đông và Vĩnh Tường. Tổng Thanh tuyên với các làng: Lương Tâm, Thuận Hưng, Vĩnh tuy, Vĩnh Viễn và Xà Phiên. Tổng Thanh Giang có các làng: An Lợi, Long Phú, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Long Trị. Vùng đất thuộc huyện Vị Thủy ngày nay là xã Vị Đông, Vị Thanh (xưa thuộc quận Giồng Riềng).

Quận phụng hiệp, trước khi đào kênh chỉ ởphạm vi một vài làng, đến năm 1939, có đến 2 tổng, 14 làng. Tổng Định Hòa có các làng: Hòa Mỹ, Mỹ Phước, tân Bình, Tân Hưng, Tân Lập, Thạnh Hưng, Thạnh xuân, Trường Hưng. Tổng Định Phước có các làng: Đông Sơn, Như Lang, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Thường Phước, Trường Thạnh Sơn.

Như vậy, vùng đất xưa chủ yếu là quận Long Mỹ (tỉnh Rạch Giá) và quận Phụng Hiệp (tỉnh Cần Thơ), địa giới hành chính vẫn còn giữ cho đến suốt thời kỳ chống Pháp. Sau Hiệp định Geneve 1954, khi Pháp rút, Mỹ can thiệp ở miền Nam, lập chế độ Ngô Đình Diệm, thì vùng đất Long Mỹ – Phụng Hiệp lại có nhiều thay đổi.

Khoảng 1960, quận Long Mỹ được tách ra, thành lập 1 quận mới tên Đức Long. Hai quận đều trực thuộc tỉnh Phong Dinh, bao gồm các xã: Vị Thanh, Vị Thủy, Vĩnh Tường, Hỏa Lựu, Vị Đức, Hòa An (về sau bổ sung thêm 1 xã từ quận Giồng Riềng là Ngọc Hòa). Quận Đức Long đóng tại xã Hỏa Lựu, năm 1963 dời về xã Vị Thủy (chân cầu Nàng Mau), quá trình lập quận mới Đức Long – chính quyền Ngô Đình Diệm xây 2 khu trù mật: Vị Thanh – Hỏa Lựu, khánh thành ngày 1/3/1961.

Với ý đồ ngăn chặn lực lượng cách mạng từ cửa ngõ U Minh, siết chặt việc kiểm soát dân chúng, bảo vệ Cần Thơ và vùng 4 chiến thuật – Tổng thống chế độ ngụy Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập tỉnh Chương Thiện ngày 21/12/1961. Sau đó, lễ khánh thành tỉnh Chương Thiện được tổ chức trọng thể vào ngày 3/1/1962. Tỉnh Chương Thiện bao gồm 5 quận: Long Mỹ, Đức Long, Kiến Hưng (huyện Gò Quao, Kiên Giang ngày nay), quận Kiến Thiện (huyện Hồng Dân, Bạc Liêu ngày nay), quận Kiến Long (huyện Vĩnh thuận, Kiên Giang ngày nay).

Thời chống Mỹ, về phía ta khu vực tỉnh Chương Thiện vẫn thuộc 2 tỉnh Cần Thơ, Rạch Giá chỉ đạo. Quận Long Mỹ, thị xã Vị Thanh thuộc Cần Thơ, Gò Quao, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận thuộc Kiên Giang. Sau ngày giải phóng, địa giới hành chính vùng đất Long Mỹ – Vị Thanh có sự điều chỉnh: Lúc đầu thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Hậu Giang cũ (1975-1977).

Đến 1/1/1978, thị xã Vị Thanh được ghép với quận Long Mỹ, phần nội ô và vùng ven thị xã trở thành thị trấn Vị Thanh. Từ 15/2/1982, huyện Long Mỹ lại tách ra thành 2 huyện: Vị Thanh, Long Mỹ. Ngày 1/7/1999, Chính phủ ký Nghị định số 45/CP thành lập thị xã Vị Thanh và đổi tên huyện Vị Thanh thành huyện Vị Thủy, tất cả đều thuộc tỉnh Cần Thơ. Ngày 1 tháng 1 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay.

Nếu kể từ thời Mạc Thiên Tứ thì dãy đất phía Tây sông Hậu được khai thác gần 300 năm. Nếu tính từ các đợt khai thác lớn, những thập niên cuối thế kỷ 19 thì một phần lớn vùng đất Hậu Giang hôm nay, có quá trình hình thành và phát triển trên 100 năm.

Điểm du lịch ở Hậu Giang Chợ nổi Ngã Bảy

Đây là một trong những chợ nổi lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, chợ được xuất hiện trong bản vọng cổ nổi tiếng “Tình anh bán chiếu” của soạn giả Viễn Châu. Chợ là nơi hội tụ của 7 con sông nhỏ như: Mang Cá, Kênh Xáng, Bún Tàu, Lái Hiếu, Cái Còn, Xẻo Vông và Xẻo Môn.

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

Tọa lạc tại xã Phương Bình của huyện Phụng Hiệp, khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng với diện tích gần 3.000ha là nơi đặc trưng của hệ sinh thái ngập nước với hàng trăm loài động thực vật khác nhau. Đến đây du khách sẽ được trải nghiệm một thế giới thiên nhiên hoang dã và độc đáo.

Di tích Tầm Vu

Chiến thắng Tầm Vu ngày 19/4/1948 là một trong những trận đánh nổi tiếng của đồng bằng sông Cửu Long, ghi một dấu ấn đậm nét trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Ngày nay di tích nổi bật với tượng đài chiến thắng Tầm Vu với chiều cao 8m và hình ảnh trâu kéo pháo trên tấm phù điêu.

Ăn gì ở Hậu Giang Cháo lòng Cái Tắc

Cháo lòng là món ăn rất phổ biến trong bữa sáng hàng ngày của người dân Nam Bộ, mỗi nơi sẽ có những bí quyết để tạo nên hương vị thơm ngon cho món ăn này và Cái Tắc Hậu Giang cũng không nằm ngoài quy luật đó, vẫn là cháo, tim gan phèo, phổi nhưng cháo lòng Cái Tắc lại chinh phục được thực khách bởi hương vị độc đáo và rất riêng của mình. Chỉ cần du khách ăn một lần thì sẽ nhớ mãi.

Chả cá thác lác

Món chả cá thác lác ở Hậu Giang cực kì nổi tiếng với du khách gần xa, món này ngon nhất là chiên sả ớt sau đó cắt thành từng miếng và ăn với tương ớt, rau sống thì không còn gì bằng.

Bún gỏi già

Bún gỏi già với nguyên liệu chính là mắm cá linh, ngoài ra còn thêm chút me để co vị chua chua ngọt ngọt không cho cảm giác ngán. Ngoài ra còn có những con tép, tôm luộc với màu đỏ bắt mắt và các loại rau sống ăn kèm càng làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn.