Top 10 # Luật Du Lịch Của Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Vùng Du Lịch Của Việt Nam

7 vùng du lịch của Việt Nam

1. Vùng trung du, miền núi phía Bắc Bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang gắn với các hành lang kinh tế và các cửa khẩu quan trọng với Trung Quốc và Thượng Lào

Các địa bàn trọng điểm: TP. Lào Cai – Sa Pa – Phan Xi Păng; TP. Điện Biên Phủ và phụ cận; TP. Lạng Sơn và phụ cận Đền Hùng, vùng ATK.

2. Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc Gồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Các địa bàn trọng điểm: tứ giác du lịch của vùng được xác định gồm: Hà Nội – Quảng Ninh – Ninh Bình và Hải Phòng

3. Vùng bắc Trung Bộ Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế gắn với hệ thống cửa khẩu quốc tế với Lào, với du lịch hành lang Đông Tây và hệ thống biển, đảo Bắc Trung Bộ.

Các địa bàn trọng điểm: Huế và phụ cận; Kim Liên – Vinh – Cửa Lò – Cầu Treo.

4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Gồm các tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với hệ thống biển đảo Nam Trung Bộ.

Các địa bàn trọng điểm: Đà Nẵng – Quảng Nam, Nha Trang – Ninh Chữ, Phan Thiết – Mũi Né.

5. Vùng Tây Nguyên Gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng gắn với Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia

Các địa bàn trọng điểm: TP Đà Lạt và phụ cận, TP. Buôn Mê Thuột và phụ cận; Khu vực Bờ Y- TX. Kon Tum – TP. Pleiku.

6. Vùng Đông Nam Bộ Gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hành lang du lịch xuyên Á.

Các địa bàn trọng điểm: Thành phố Hồ Chí Minh – Tây Ninh, Vũng Tàu – Côn Đảo.

7. Vùng Tây Nam Bộ Gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và TP. Cần Thơ gắn với du lịch tiểu vùng sông Mêkông.

Các địa bàn trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, đồng thời cũng là tứ giác du lịch của châu thổ sông Cửu Long

Nội Dung Cơ Bản Của Luật An Ninh Mạng

Luật An ninh mạng được Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV thông qua với tỷ lệ 86,86%. Luật gồm 7 Chương, 43 Điều, quy định những nội dung cơ bản về an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt đọng bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cụ thể:

Chương I- Những quy định chung gồm 9 Điều. Đó là các quy định về phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ (an ninh mạng; bảo vệ an ninh mạng; không gian mạng; không gian mạng quốc gia; cơ sở không gian mạng quốc gia; cổng kết nối quốc tế; tội phạm mạng; tấn công mạng; khủng bố mạng; gián điệp mạng; tài khoản số; nguy cơ đe dọa an ninh mạng; sự cố an ninh mạng; tình huống nguy hiểm về an ninh mạng), chính sách của Nhà nước an ninh mạng, nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng; biện pháp bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ không gian mạng quốc gia, hợp tác quốc tế về an ninh mạng; các hành vi nghiêm cấm về an ninh mạng, xử lý vi phạm pháp luật an ninh mạng.

Chương II – Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Chương này gồm 5 Điều, quy định chi tiết về: Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; kiểm tra an ninh mạng đối với thông thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; giám sát an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thông thông tin quan trọng an ninh quốc gia.

Chương III – Phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng gồm 7 Điều quy định về: Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng; Phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống tấn công mạng; phòng, chống khủng bố mạng; phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng; đấu tranh bảo vệ an ninh mạng.

Chương V- Bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh mạng gồm 6 Điều, quy định cụ thể: Lực lượng bảo vệ an ninh mạng; bảo đảm nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng; tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ an ninh mạng; phổ biến kiến thức về an ninh mạng; Kinh phí bảo vệ an ninh mạng.

Chương VI – Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân gồm 7 Điều, quy định về trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu chính phủ và trách nhiệm của Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh cũng như doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng cùng cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng. Chương VII – Điều khoản thi hành, gồm Điều 43 quy định hiệu lực thi hành. Cụ thể, Luật An ninh mạng có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019.

Tiềm Năng Du Lịch Xanh Của Việt Nam

Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Với sự quan tâm, định hướng, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng, ngành Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc. Năm 2017, Việt Nam được UNWTO xếp hạng 6 trong số 10 quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng khách du lịch hàng đầu thế giới, đồng thời cũng được bình chọn là điểm đến du lịch hàng đầu châu Á.

Tại Việt Nam, các chính sách, chiến lược, quy hoạch, định hướng phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước, Chính phủ hướng đến mục tiêu phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, bền vững, phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế xã hội và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước -Thứ trưởng Lê Quang Tùng khẳng định.

Tại diễn đàn du lịch xanh, các diễn giả đi sâu vào việc chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, kinh nghiệm phát triển du lịch xanh tại một số quốc gia, cũng như tại Việt Nam thông qua các tham luận như: Du lịch Xanh – Xu hướng thế giới và tiềm năng phát triển ở Việt Nam – Những vấn đề đặt ra (TS Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch); Quan điểm của Tây Ban Nha về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững gắn với du lịch xanh (Đại sứ Vương quốc Tây Ban Nha tại Việt Nam); Quan điểm của ADB đối với phát triển du lịch xanh ở Việt Nam (Ngân hàng phát triển Châu Á)…

Ở Việt Nam hiện cũng đang có nhiều doanh nghiệp phát triển du lịch xanh như: Xây dựng sản phẩm lưu trú xanh của tập đoàn Flamingo; Chia sẻ điển hình tốt của Câu lạc bộ du lịch cộng đồng CTC; Kinh nghiệm điều hành homestay của người dân tộc thiểu số…

Theo nhận định, phát triển du lịch xanh, tăng trưởng xanh là cơ hội và cũng là thách thức, là mục tiêu quan trọng trong phát triển du lịch bền vững. Và để hướng tới du lịch xanh, Việt Nam cần vượt qua nhiều thách thức như xả thải khí nhà kính và tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước, quản lý rác thải, suy giảm đa dạng sinh học, quản lý hiệu quả di sản văn hóa… Minh chứng rõ nét nhất cho việc chuyển đổi theo hướng du lịch xanh ở Việt Nam là việc nhiều chứng nhận nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh được trao cho các cơ sở lưu trú đảm bảo các tiêu chuẩn đặt ra đối với du lịch sinh thái.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện du lịch có trách nhiệm, hướng dẫn khách du lịch bảo vệ môi trường khi tham gia tour đi rừng, leo núi như tour thám hiểm hang động tại Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình); xây dựng các sản phẩm du lịch làm sạch môi trường như tour vớt rác tại Hội An (Quảng Nam), Sơn Trà (Đà Nẵng)…

Xa Giang

Vị Thế Của Du Lịch Biển Việt Nam

Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473 ngày 30/12/2011 khẳng định: “Ưu tiên phát triển loại hình du lịch gắn với biển, hải đảo; nhấn mạnh yếu tố văn hóa và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch. Tập trung phát triển các khu du lịch biển có tầm cỡ, chất lượng cao, tạo thương hiệu và có sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới”. Điều này cho thấy vị thế của du lịch biển đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Tiềm năng phong phú

Việt Nam là một quốc gia ven biển, được thừa hưởng rất nhiều vịnh, đảo và các bãi biển đẹp có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch, với những kỳ quan thế giới như vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, có giá trị thẩm mỹ và giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất – địa mạo. Vịnh Nha Trang được ví như “hòn ngọc viễn đông” và cùng với vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới bầu chọn. Quần thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng với hang Sơn Đoòng được ghi nhận với qui mô lớn nhất thế giới. Các bãi biển đẹp như bãi biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.

Quần đảo Long Châu nhìn từ trên cao. Ảnh: Minh Đức – TTXVN

Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch), Việt Nam có hơn 3.200 km bờ biển, hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển, hơn 2.770 đảo ven bờ và có khoảng 125 bãi biển, vịnh biển thuận lợi để phát triển du lịch. Ngoài 28 trên tổng số 63 tỉnh thành phố có địa lý giáp biển thì Việt Nam cũng có 12 huyện đảo gồm đảo Cô Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ, Cát Bà (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hoàng Sa (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Quí (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) và Phú Quốc (Kiên Giang).

Bên cạnh đó là những khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận, hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ven biển đa dạng. Việt Nam được công nhận 6 khu dự trữ sinh quyển nằm ở dải ven biển, là rừng ngập mặn Cần Giờ, quần đảo Cát Bà, vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng, vùng biển đảo Kiên Giang, Cù Lao Chàm và Vườn quốc gia Cà Mau.

Hệ thống 16 vườn quốc gia bao gồm Bái Tử Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Xuân Thủy (Nam Định), Cúc Phương (Ninh Bình), Bến En (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam), Núi Chúa, Phước Bình (Ninh Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), U Minh Hạ, Mũi Cà Mau (Cà Mau), U Minh Thượng, Phú Quốc (Kiên Giang). Ngoài ra còn hệ thống 26 khu dự trữ thiên nhiên và 3 khu bảo tồn loài toàn quốc chạy dọc theo đất nước.

Các vùng ven biển cũng được thừa hưởng các di tích lịch sử văn hóa phong phú, mà theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng ở vùng ven biển (tính đến năm 2011) được ghi nhận với 24 thắng cảnh, 221 kiến trúc nghệ thuật, 106 kiến trúc lịch sử, 14 di tích khảo cổ và 550 di tích lịch sử. Bên cạnh điều kiện thiên nhiên thì nét văn hóa đặc trưng của vùng miền cũng là yếu tố thu hút khách du lịch.

Ngọn hải đăng Long Châu nằm ở độ cao 180m so với mặt nước biển. Ảnh: Minh Đức – TTXVN

Cùng với các lễ hội dân gian truyền thống (ước tính khoảng gần 200 lễ hội), các địa phương ven biển cũng phát triển các lễ hội văn hóa du lịch hiện đại như Lễ hội Carnavan đường phố Hạ Long, Festival Huế, Lễ hội bắn pháo hoa Đà Nẵng, Đêm rằm Phố cổ Hội An, Festival võ Bình Định, Lễ hội thả diều Vũng Tàu, Lễ hội trái cây Nam Bộ… Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch thăm quan thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa, du lịch sinh thái, thể thao và mạo hiểm…

Khai thác hiệu quả ưu thế

Trong gần 20 năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có bước phát triển đáng ghi nhận, với tăng trưởng trong doanh thu và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đóng góp một vai trò hết sức quan trọng và chiếm vị trí đặc thù trong phát triển du lịch của cả nước là du lịch biển. Đó là 28 tỉnh, thành phố có địa lý giáp biển, bao gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Ngọn hải đăng Long Châu nằm ở độ cao 180m so với mặt nước biển. Ảnh: Minh Đức – TTXVN

Từ năm 2000 đến nay, ngành du lịch Việt Nam đã tăng trưởng khá trong cả doanh thu và số lượt khách du lịch. Đóng góp một vị thế quan trọng vào sự phát triển này là du lịch biển. Theo thống kê, trung bình trên 75% khách quốc tế chọn du lịch biển đảo và 28 tỉnh, thành phố có địa lý giáp biển, đóng góp tới 71,5% tổng doanh thu du lịch lữ hành của cả nước. Tốp 20% các địa phương dẫn đầu chiếm tỷ trọng 75,8% tổng doanh thu du lịch lữ hành và trong tốp này tỷ lệ các địa phương giáp biển đã chiếm đến gần 82%.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, trong giai đoạn 2000 – 2010, tỷ trọng khách quốc tế đến Việt Nam du lịch tại các địa phương giáp biển là 75,3%, hay tính trung bình trên 75% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chọn du lịch biển đảo. Đối với khách du lịch trong nước, tỷ trọng này khiêm tốn hơn song cũng chiếm 54,5% tổng lượng khách du lịch trong nước.

Quần đảo Long Châu nhìn từ trên cao. Ảnh: Minh Đức – TTXVN

Về doanh thu du lịch, tính bình quân trong giai đoạn 2000 – 2015, chỉ riêng 28 tỉnh, thành phố có địa lý giáp biển đã chiếm tỷ trọng 71,5% doanh thu du lịch lữ hành của cả nước. Điều này cho thấy ưu thế mạnh của du lịch biển trong ngành du lịch của cả nước. Xét theo bình quân địa phương trong giai đoạn này, tính trung bình doanh thu du lịch lữ hành của một địa phương giáp biển cao gấp 3,2 lần so với một địa phương không giáp biển.

Tốp các địa phương dẫn đầu trong doanh thu du lịch chiếm tới trên 90% tổng doanh thu và đặc biệt đều có tỷ lệ địa phương giáp biển rất cao, với tốp cao nhất có tỷ lệ địa phương giáp biển chiếm gần 82%. Điều này phản ánh ưu thế của những địa phương có địa lý giáp biển trong phát triển du lịch. Những địa phương có địa lý giáp biển thuộc 2 tốp dẫn đầu này bao gồm Đà Nẵng, Quảng Ninh, Quảng Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, Quảng Bình, Kiên Giang, Thừa Thiên – Huế, Hải Phòng, Thanh Hóa, Tiền Giang, Nghệ An, Bình Thuận, Bình Định và Quảng Trị.

Theo nhận xét của bà Đào Thị Bích Thủy, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội: Trong sự tăng trưởng của du lịch biển, vẫn có những địa phương giáp biển thuộc những tốp dưới. Điều này cho thấy không phải tất cả các địa phương giáp biển đều trải nghiệm mức độ phát triển du lịch như nhau, bởi vẫn tồn tại những địa phương chưa phát huy được tiềm năng du lịch biển đảo của mình. Do đó, trong chiến lược phát triển du lịch biển, mỗi địa phương cần tìm ra nét đặc thù, tạo lợi thế cạnh tranh riêng biệt để khai thác, phát triển tiềm năng du lịch, hoặc liên kết giữa các địa phương để tạo thành chuỗi du lịch nhằm khai thác lợi thế chung.

Văn Hào