Top 7 # Mục Tiêu Phát Triển Ngành Du Lịch Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Phát Triển Bền Vững Là Mục Tiêu Của Ngành Du Lịch

Tập trung cải thiện cơ bản điểm yếu về hạ tầng dịch vụ, nâng cao nhóm chỉ số mức độ ưu tiên cho ngành du lịch như mức độ chi tiêu của Chính phủ cho ngành du lịch, mức độ kịp thời của thông tin về du lịch… Ông Nguyễn Trùng Khánh – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nói về giải pháp để ngành du lịch Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhìn lại thời gian qua, ngành du lịch Việt Nam được cho là có những bước phát triển vượt bậc. Ông đánh giá như thế nào về tình hình phát triển du lịch trong thời gian qua?

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam liên tục đạt được những thành tựu quan trọng và là một trong những điểm sáng về kinh tế – xã hội của đất nước.

Năm 2018, du lịch Việt Nam đã đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 637.000 tỷ đồng, đóng góp trực tiếp của ngành du lịch ước đạt 8,39% GDP của cả nước. Trong 8 tháng đầu năm 2019, du lịch Việt Nam đã đón 11.309.232 lượt khách, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2018 và tổng thu từ khách du lịch đạt 442.200 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Cùng với đó, ngành du lịch đã nhận được sự quan tâm của toàn xã hội khi thu hút nhiều nguồn lực đầu tư phát triển làm thay đổi cơ bản diện mạo ở nhiều địa phương… Những thành tựu của du lịch Việt Nam đã được các cơ quan, tổ chức uy tín quốc tế ghi nhận, trong đó nổi bật là “Giải thưởng Điểm đến hàng đầu châu Á” do Tổ chức giải thưởng Du lịch thế giới bình chọn.

Hiệp hội Du lịch Mỹ bình chọn Việt Nam nằm trong danh sách 10 điểm đến mới nổi và 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong 14 điểm đến của năm 2019…

Tuy có sự tiến bộ vượt bậc nhưng thực tế năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt so với thế giới và ngay trong khu vực ASEAN là chưa cao. Theo ông, chúng ta cần làm gì để nâng cao hơn nữa vị thế của du lịch Việt?

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) (ngày 4/9/2019) đã công bố Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch 2019 cơ bản của 140 nền kinh tế dựa trên các số liệu về kết quả hoạt động năm 2017-2018.

Theo báo cáo, Việt Nam xếp hạng 63/140 nền kinh tế. Nếu so sánh trong Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5, còn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương Việt Nam đứng thứ 13/22. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh các nước trong khu vực cải thiện hạn chế, thậm chí giảm về thứ hạng.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam, cần tập trung triển khai các giải pháp như: tập trung cải thiện cơ bản điểm yếu về hạ tầng dịch vụ; nâng cao nhóm chỉ số mức độ ưu tiên cho ngành du lịch; nâng cao nhóm chỉ số quan trọng về mức độ mở cửa quốc tế và hạ tầng hàng không, cải thiện năng lực vận chuyển hàng không quốc tế và nội địa; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng nhân lực và mức độ sẵn sàng về công nghệ thông tin để thúc đẩy các hoạt động du lịch.

Còn về nguồn nhân lực của ngành du dịch, xin ông cho biết quan điểm về thực trạng, phương hướng khắc phục những hạn chế, cũng như phát huy thế mạnh của nguồn nhân lực?

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực có chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu của tình hình mới. Hiện nay, theo thống kê sơ bộ, ngành du lịch có khoảng 2,5 triệu lao động, trong đó có khoảng 800.000 lao động trực tiếp.

Theo dự báo, năm 2020 ngành du lịch cần khoảng 1 triệu lao động trực tiếp, năm 2025 cần khoảng 1,6 triệu và năm 2030 cần khoảng 2,25 triệu lao động trực tiếp. Như vậy, trong giai đoạn tới mỗi năm ngành du lịch cần bổ sung khoảng 100 ngàn lao động được đào tạo.

Tuy nhiên, vấn đề của ngành du lịch hiện nay là thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn cao đặc biệt là quản trị cấp cao trong doanh nghiệp du lịch. Trình độ ngoại ngữ của lao động ngành du lịch còn hạn chế, thiếu lao động cục bộ trong mùa cao điểm ở một số trung tâm du lịch…

Do đó, trong thời gian tới phải củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo, đặc biệt là ngoại ngữ; đẩy mạnh đào tạo tại chỗ trong các doanh nghiệp, đào tạo trực tuyến…; huy động nguồn lực xã hội trong việc bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực; đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực, tăng cường kỹ năng và sử dụng bộ tiêu chuẩn nghề ASEAN trong đào tạo du lịch.

Có ý kiến cho rằng, “Phát triển du lịch phải trong tầm kiểm soát, tránh tình trạng ‘tăng trưởng nóng’ hay ‘đánh đổi môi trường’,” ông có nhận định như thế nào về ý kiến này?

Phát triển bền vững là một trong những mục tiêu được đặt ra trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” mà ngành du lịch đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo đó, ngành du lịch phải triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được đưa ra trong Nghị quyết 08 về phát triển du lịch; đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm du lịch; triển khai các chính sách về khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch thân thiện môi trường; tăng cường phối hợp với các ngành và liên kết giữa các địa phương để phát triển du lịch bền vững…

Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Việt Nam Năm 2022 ‘Liên Kết, Hành Động Và Phát Triển’

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam năm 2021 với phương châm “Liên kết, hành động và phát triển” cùng 5 nhiệm vụ trọng tâm.

Sáng ngày 29/12 tại Hà Nội đã diễn ra thành công tốt đẹp Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Tổng cục Du lịch. Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh ngành du lịch đang nỗ lực vượt qua khó khăn do Covid-19, triển khai mạnh mẽ chương trình kích cầu du lịch nội địa để phục hồi hoạt động.

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Tổng cục Du lịch ngày 29/12

Sự kiện có sự tham dự của các đồng chí Lãnh đạo Tổng cục Du lịch, lãnh đạo các Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL; cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Tổng cục Du lịch.

Phát biểu tại hội nghị, Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh cho biết trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thiệt hại nặng nề. Năm 2020, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,7 triệu lượt, giảm 79,5% so với 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%; tổng thu du lịch đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7% – mức giảm tương đương 19 tỷ USD.

Chương trình kích cầu nhận được sự hưởng ứng rất tích cực của các địa phương, doanh nghiệp, thu hút khách tăng trở lại, qua đó giảm thiểu thiệt hại cho ngành du lịch.

Dịch Covid-19 còn tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, đặt ra nhiều thách thức cho du lịch trên con đường phục hồi. Tổ chức Du lịch thế giới dự báo du lịch quốc tế chỉ có thể bắt đầu phục hồi từ quý 3 năm 2021.

Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh phát biểu khai mạc Hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến tham luận về các giải pháp phục hồi du lịch trong thời gian tới. Trong đó tập trung vào định hướng công tác xúc tiến quảng bá du lịch, triển khai hoạt động du lịch an toàn, tiếp tục đề xuất chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động trong ngành, giải pháp quản lý một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch mới, quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới…

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực của ngành du lịch nhằm vượt qua khó khăn, phục hồi hoạt động trong năm 2020.

Về phương hướng nhiệm vụ năm 2021, Thứ trưởng nhấn mạnh đây là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025 của đất nước, ngành du lịch cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, thể hiện khát vọng phát triển trong thời kỳ mới.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Hùng phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Thứ trưởng yêu cầu, năm 2021 với phương châm “Liên kết, hành động và phát triển” Tổng cục Du lịch cùng ngành du lịch cần tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm gồm có:

Một là, tăng cường liên kết trong ngành du lịch để phát triển các sản phẩm du lịch, triển khai hiệu quả các chương trình liên kết phát triển du lịch.

Hai là, tập trung vào công tác xây dựng thể chế, rà soát đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Ba là, nghiên cứu định vị lại các thị trường du lịch quốc tế, chú trọng phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng khách, định hướng và xây dựng sản phẩm phù hợp với thị trường khách.

Bốn là, tập trung tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình kích cầu du lịch, phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa.

Năm là, tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, trong đó tập trung vào phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành du lịch, bản đồ du lịch…

Sáu là, quan tâm phát triển đội ngũ nhân lực du lịch chất lượng cao ở cả cơ quan quản lý nhà nước và định hướng cho các địa phương, doanh nghiệp nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình phục hồi và phát triển trong thời gian tới.

Theo Tổng cục Du lịch

Ba Mục Tiêu Mới Để Phát Triển Du Lịch Mộc Châu

Ba Mục Tiêu Mới Để Phát Triển Du Lịch Mộc Châu

Mộc Châu sẽ được quy hoạch trở thành khu vực động lực phát triển du lịch của tỉnh Sơn La và của vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao gắn với cảnh quan tự nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2020, du lich Moc Chau đã đề ra ba mục tiêu mới trong thời gian sắp tới.

Mộc Châu Happy Land Thiên Đường Có Thật

Ba Mục Tiêu Mới Để Phát Triển chương trình

Mộc Châu sẽ được quy hoạch trở thành khu vực động lực phát triển du lịch của tỉnh Sơn La và của vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao gắn với cảnh quan tự nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2020, du lich Moc Chau đã đề ra ba mục tiêu mới trong thời gian sắp tới.

Hình thành 3 trung tâm du lịch

Trong thời gian tới, Khu DLQG Mộc Châu sẽ hình thành 3 trung tâm du lịch trọng điểm gồm: Trung tâm nghỉ dưỡng Mộc Châu, trung tâm du lịch sinh thái nơi này và trung tâm vui chơi giải trí Mộc Châu; hình thành các bản du lịch cộng đồng bao gồm: Bản Áng (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu), bản Vặt (xã Mường Sang, huyện Mộc Châu), bản Tà Phình (xã Tân Lập, huyện Mộc Châu), bản Mường Khoa (xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ)…

Cùng với đó là thu hút đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch quan trọng như: khu du lịch rừng thông Bản Áng; khu du lịch thác Dải Yếm; trung tâm thương mại cửa khẩu Lóng Sập; khu du lịch Ngũ động Bản Ôn; khu du lịch sinh thái rừng Pó Cốp; khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Xuân Nha…

Hình thành tuyến du lịch liên quốc gia nơi đây – Lào qua cửa khẩu Lóng Sập và kết nối mở rộng sang các nước ASEAN như: Thái Lan, Myanma…; Phát triển các tuyến du lịch nội vùng từ Thị trấn vùng này tới các điểm tham quan, điểm di tích văn hóa – lịch sử trong Khu DLQG Mộc Châu…

Ưu tiên phát triển thị trường khách và các sản phẩm du lịch

Về định hướng, Khu DLQG mảnh đất này sẽ ưu tiên phát triển thị trường khách du lịch mục tiêu từ các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; tập trung phát triển và củng cố thị phần khách từ các thị trường mục tiêu truyền thống: Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á…

Đồng thời, phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao; chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí; tập trung phát triển các sản phẩm chính: Du lịch nghỉ dưỡng và điều dưỡng chữa bệnh; du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp; du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, danh thắng; đặc biệt chú trọng hình thức du lịch nghỉ tại nhà dân (homestay)…

Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 3 triệu lượt khách

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo quy hoạch, Khu DLQG Mộc Châu có tổng diện tích tự nhiên là 206.150ha nằm trên địa bàn 2 huyện nơi này và Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Khu DLQG nơi đây được quy hoạch trở thành khu vực động lực phát triển du lịch của tỉnh Sơn La và của vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao gắn với cảnh quan tự nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc.

Mục tiêu là đến năm 2020, Khu du lịch đón trên 1,2 triệu lượt khách, đến năm 2030 đón khoảng 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt khoảng 50 nghìn lượt; phấn đấu tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 1.500 tỷ đồng vào năm 2020 và khoảng 6.000 tỷ đồng vào năm 2030.

Xem Thêm Tour Du Lich Moc Chau Tet 2015 Hấp Dẫn

Giúp Huế Cụ Thể Hóa Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Thông Minh

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trao đổi với doanh nghiệp về giải pháp thanh toán trực tuyến trong du lịch bên lề hội nghị

Tham dự diễn đàn, về phía lãnh đạo tỉnh có các ông: Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Phía Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch và hơn 200 đại biểu là các nhà đầu tư, doanh nghiệp (DN) du lịch và công nghệ thông tin, truyền thông, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, hiệp hội nghề nghiệp, chuyên gia công nghệ thông tin… trên cả nước.

Xu hướng tất yếu

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, với những thành tựu vượt bậc của công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh nói riêng đang đối mặt với những cơ hội lớn và cả những thách thức không nhỏ, yêu cầu phải có những chuyển đổi đột phá, kịp thời, mang tính sáng tạo phù hợp với xu hướng phát triển du lịch thông minh, hướng tới phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch.

Theo xu hướng của du lịch thông minh, các đại biểu cho rằng, điều đặt ra cho Huế là phải xây dựng “Hệ sinh thái du lịch thông minh” và giải quyết được các yếu tố cơ bản, như xây dựng điểm đến thông minh, tạo nên sự trải nghiệm thông minh và hỗ trợ cho công tác quản lý, kinh doanh thông minh; trong đó, lấy người dân, du khách làm trung tâm và đặc biệt là phải có sự tương tác kịp thời giữa ba bên: nhà quản lý, đơn vị kinh doanh du lịch và du khách. Nếu giải quyết được các vấn đề trên, sẽ tạo cơ hội cho ngành du lịch của Huế vươn xa, cạnh tranh với các trung tâm du lịch lớn trong nước và khu vực.

Các đại biểu, doanh nghiệp tham quan các dịch vụ, ứng dụng mới tại Huế được tổ chức bên lề hội nghị

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, ngày 30/11/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin phát triển du lịch giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2025. Đây là lĩnh vực được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Huế là trong số các địa phương có những bước “chuyển động” mạnh và nhanh chóng để cùng với cả nước xây dựng mục tiêu điểm đến thông minh.

Dù đã có khá nhiều dịch vụ mới, tuy nhiên, đánh giá của ngành du lịch Huế, các dịch vụ chủ yếu mang tính công nghệ, chưa thể xem đó là thông minh. Các ứng dụng công nghệ đang còn ở dạng “tự thân vận động”, nên nhỏ lẻ, thiếu đi một hệ thống thông minh kết nối được cơ quan quản lý, DN, du khách và cộng đồng người dân để có thể tạo thành chuỗi sản phẩm, cung ứng liên hoàn.

Điều đặt ra cho Huế thời gian đến là cần có nguồn lực để đầu tư hạ tầng, yếu tố tiên quyết cho nền tảng phát triển du lịch thông minh, gồm chủ máy, máy trạm, đường truyền tốc độ cao, phủ sóng wifi. Hệ thống dữ liệu được số hóa bằng công nghệ. Nguồn nhân lực có thể sáng tạo, liên kết và tương tác với công nghệ; tăng cường hợp tác công tư, “môi trường” mở với những quyền lợi rõ ràng khi xã hội hóa…

Từ thông minh để hướng đến bền vững

Định hướng của tỉnh về phát triển du lịch thông minh:

Năm 2019: cung cấp dịch vụ thông tin du lịch, thông tin các dịch vụ bổ trợ du lịch, công cụ kết nối DN dịch vụ, sản phẩm. Năm 2020: cung cấp một số dịch vụ du lịch cơ bản, dịch vụ thanh toán điện tử liên kết, liên kết các dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác. Sau năm 2020: hoàn thiện “Hệ sinh thái du lịch thông minh”, hoàn thành nền kinh tế số chia sẻ trong lĩnh vực du lịch.

Tại diễn đàn, ngành du lịch Huế đã ký kết hợp tác với nhiều DN công nghệ hàng đầu trong cả nước, có nhiều thành công trong việc giúp một số địa phương và DN phát triển du lịch dựa trên nên tảng công nghệ số. Với sự góp sức của các DN, ngành du lịch Huế kỳ vọng sẽ tận dụng được những thành tựu của công nghệ trong phát triển du lịch Huế theo hướng thông minh và bền vững.

Chủ tịch Phan Ngọc Thọ cũng mong muốn phát triển ngành du lịch Huế đồng bộ, bền vững, đạt chất lượng cao và thực sự chuyên nghiệp là mục tiêu mà Huế quyết tâm đạt được trong năm 2019 và các năm về sau. Để làm được việc này cần đòi hỏi có sự tham gia từ nhiều thành phần, trong đó, sự tham gia của xã hội là vô cùng quan trọng và đặc biệt là sự tham gia tích cực từ phía người dân, DN.

Ông Nguyễn Trùng Khánh phân tích, đối với Huế, du lịch thông minh cần gắn với trọng tâm là phát huy giá trị di sản đặc sắc của Quần thể di tích Cố đô Huế. Huế phải thu hút du khách bởi giá trị và vẻ đẹp bất tận, giàu chiều sâu văn hóa trong cảnh đẹp nên thơ, hữu tình của Huế. Đồng thời kết hợp để du khách say mê khi trải nghiệm tại điểm đến với những ứng dụng, công nghệ đổi mới, sáng tạo.

Một số đại biểu cho rằng, tiện ích của du lịch thông minh là cực kỳ lớn, song thách thức là sẽ làm giảm số lượng lao động, không hiệu quả khi nhiều ngành khác không phát triển mảng công nghệ tương ứng. Phát triển du lịch thông minh cần có lộ trình và đề án triển khai phù hợp.

Bài, ảnh: Đức Quang