Top 9 # Ngày Truyền Thống Ngành Du Lịch Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Kỷ Niệm Ngày Truyền Thống Ngành Du Lịch Việt Nam

Ngày 9/7, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức kỷ niệm 59 năm Ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam (9/7/1960 – 9/7/2019) và phát động Cuộc thi sáng tạo ý tưởng, sản phẩm du lịch Cao Bằng năm 2019. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và các công ty, hợp tác xã, doanh nghiệp.

Qua 59 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch của đất nước, mở ra hướng đi mới phát triển kinh tế – xã hội. Ngành du lịch phát triển mạnh, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Năm 2018, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 15,5 triệu và 80 triệu khách nội địa. Tổng thu từ du lịch đạt trên 620.000 tỷ đồng.

Cao Bằng có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Tỉnh ủy ban hành Chương trình số 10- CT/TU ngày 29/4/2016 về phát triển du lịch Cao Bằng giai đoạn 2016 – 2020. Du lịch Cao Bằng phát triển nhanh, năm 2000, Cao Bằng đón gần 11.000 lượt khách, năm 2018 tăng lên 1.231.200 lượt khách, tổng thu 363,3 tỷ đồng, nộp ngân sách 36 tỷ đồng. Tăng trưởng du lịch đạt 42%, thu nhập xã hội từ du lịch đạt 799,2 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm 2019, Cao Bằng đón 750.297 lượt khách, tăng 33% so với cùng kỳ, tổng thu du lịch 207,8 tỷ đồng, tăng 207% so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng 38%. Phát triển du lịch Cao Bằng đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt tạo cơ hội cho đồng bào dân tộc thiểu số tham gia sinh kế, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Nhân dịp này, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch phát động Cuộc thi sáng tạo ý tưởng, sản phẩm du lịch Cao Bằng năm 2019. Thể lệ cuộc thi gồm: Ý tưởng, sản phẩm du lịch: Sáng tác bộ nhận diện du lịch (logo), thông điệp khẩu hiệu (slogan), bài hát, ấn phẩm sách, truyện, tranh, ảnh, tượng…; Ý tưởng về sản phẩm du lịch mới có thể khai thác hiệu quả ở Cao Bằng. Sản phẩm dự thi có tính sáng tạo, mỹ thuật đặc trưng riêng Cao Bằng; Ưu tiên cho sản phẩm có tính ứng dụng cao, giá thành phù hợp với mọi đối tượng khách.

Địa điểm nhận sản phẩm dự thi: Phòng Quản lý Du lịch, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, số 47, đường Lý Tự Trọng, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Điện thoại: 02063 953 763. Thời gian nhận sản phẩm dự thi tính từ ngày 9/7 – 15/11/2019, tổng kết trao giải tháng 12/2019.

Hưởng Ứng 54 Năm Ngày Truyền Thống Ngành Du Lịch Việt Nam

          Năm 2014, ngành du lịch Việt Nam kỷ niệm 54 năm Ngày truyền thống của Ngành (09/7/1960 – 09/07/2014) trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước tác động của tình hình căng thẳng trên Biển Đông do Trung Quốc gây nên.

Khách du lịch chụp ảnh lưu niệm tại Tháp bà Ponaga

          Các địa phương, doanh nghiệp, người dân cần tích cực liên kết, hỗ trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn, áp dụng các hình thức khuyến mại, nâng cao chất lượng dịch vụ để tham gia chương trình kích cầu du lịch nội địa; tri ân những người đóng góp vào hoạt động của ngành, phát động phong trào thi đua lao động, sáng tạo để hưởng ứng kỷ niệm Ngày truyền thống của ngành du lịch một cách thiết thực nhất.

         Bên cạnh đó, để chào mừng 54 năm Ngày truyền thống Ngành Du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch sẽ chủ trì tổ chức lễ mít tinh tuyên truyền, cổ động hưởng ứng Ngày truyền thống của Ngành.

          Dự kiến lễ mít tinh sẽ diễn ra vào 8h sáng ngày 07/7/2014 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Đây là hoạt động thường niên nhằm hưởng ứng Ngày truyền thống của Ngành; tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam thanh bình, thân thiện, an toàn, mến khách và thúc đẩy khách du lịch nội địa.

          Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, khách du lịch nội địa trong 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 23,4 triệu lượt khách, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2013. Dự kiến, lượng khách nội địa sẽ tiếp tục tăng cao trong mùa cao điểm du lịch hè 2014. 

          Sau lễ mít tinh sẽ có chương trình diễu hành xe đạp chào mừng Ngày thành lập Ngành Du lịch, đoàn diễu hành qua các tuyến Phố cổ, Hồ Hoàn Kiếm, Đường Thanh Niên – Lăng Bác, Văn Miếu Quốc Tử Giám và kết thúc tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.

ND – Tham khảo nguồn:http//vietnamtourism.gov.vn

Làng Nghề Truyền Thống Ở Việt Nam

Thực trạng phát triển du lịch làng nghề tại Việt Nam

Hiện cả nước có khoảng 3.000 làng nghề; trong đó có 400 làng nghề truyền thống, nhiều sản phẩm nghề có lịch sử phát triển hàng trăm, hàng nghìn năm. Tiềm năng là vậy nhưng ít khách đến làng nghề dù có khá nhiều chương trình tuor giới thiệuTại các làng nghề này chưa có những điều kiện để trình diễn, dịch vụ phục vụ khách tham quan nghèo nàn. Sự tham gia của cộng đồng và phát triển du lịch chưa cao, bởi họ chưa nhận thức được giá trị của du lịch đem lại. Bên cạnh đó, một số làng nghề hướng phát triển du lịch nhưng hạ tầng giao thông và môi trường còn nhiều bất cập.

Nhiều về số lượng, phong phú về loại hình sản xuất, nhưng hàng nghìn “mỏ tài nguyên du lịch” làng nghề không tạo ra được một sản phẩm đồ lưu niệm đặc trưng của Du lịch Việt Nam. Ngay cả các làng nghề được coi là biết làm du lịch, mẫu mã, chủng loại sản phẩm cũng quá đơn điệu và không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Người thợ mới chỉ để ý đến kỹ thuật, sản xuất theo ý thích bản thân hoặc rập khuôn theo truyền thống mà chưa có sự sáng tạo và tìm hiểu thị hiếu của khách du lịch.

Giải pháp lâu dài

Một là, rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển làng nghề, gắn quy hoạch làng nghề với những điểm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái để đa dạng hóa lịch trình, tạo ra những tour hấp dẫn và có sức cạng tranh cao.

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng và bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan làng nghề đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Mỗi làng nghề nên lựa chọn những gia đình còn giữ được nghề truyền thống, có mặt bằng rộng để giới thiệu cho khách du lịch tham quan hoặc tham gia vào một số công đoạn của quá trình sản xuất. Tùy điều kiện cụ thể, mỗi làng nghề có thể thành lập phòng giới thiệu sản phẩm chung ở từng hộ gia đình để tạo hệ thống dịch vụ, bán sản phẩm, đồ lưu niệm cho du khách, giúp tăng thu nhập cho nhân dân trong vùng. Ngoài ra, ở từng làng nghề cần có quy hoạch chi tiết các khu vực bãi đỗ xe, khu ăn uống, vệ sinh công cộng… để tạo nên các chương trình du lịch trọn gói và các dịch vụ liên hoàn.

Hai là, hoàn thiện sản phẩm du lịch theo hướng bảo tồn và phát triển sản phẩm các làng nghề, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách đến tham quan. Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tiến mẫu mã sản phẩm tạo ra hàng hóa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Mặt khác, cần duy trì các sản phẩm truyền thống mang đặc thù của từng làng nghề. Thực tế hiện nay, nhiều du khách muốn đến tận làng nghề để tham quan, tìm hiểu xem cách thức của người xưa sản xuất làm ra sản phẩm như thế nào và hơn thế nữa họ muốn được trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ấy, thậm chí đó là một sản phẩm theo ý tưởng, mẫu thiết kế riêng cho du khách.

Đẩy mạnh sự hợp tác du lịch giữa các địa phương trong nước để đa dạng hóa lịch trình điểm đến của tour. Một điểm quan trọng khi đến các làng nghề, khách tham quan thường có thói quen mua các đồ của địa phương làm kỷ niệm, chính điều đó đã góp phần quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút khách du lịch cho các làng nghề.

Bốn là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch làng nghề. Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nghệ nhân sản xuất giỏi các mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở các làng nghề truyền thống. Hằng năm, các địa phương nên tổ chức lễ hội làng nghề để tôn vinh các nghệ nhân, đồng thời tăng tính hấp dẫn và thu hút sự chú ý của khách du lịch.

Có kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ thuyết minh viên du lịch từ những nghệ nhân, thợ giỏi ở các làng nghề. Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về lợi ích của du lịch làng nghề để họ tham gia tích cực vào các hoạt động đón tiếp du khách, cũng như ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của sản phẩm làng nghề và văn hóa đặc sắc địa phương, tạo môi trường văn minh, lịch sự, hấp dẫn du khách đến tham quan làng nghề.

Chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ công tác khôi phục lại các làng nghề truyền thống. Trong khi khai thác du lịch làng nghề, các doanh nghiệp du lịch đưa khách đến tham quan cần thực hiện phân chia lợi nhuận thu được qua các hình thức đóng góp xây dựng đối với cộng đồng làng nghề và trả lương cho những nghệ nhân, thợ thủ công và thuyết minh viên ở các cơ sở để họ yên tâm với nghề.

Du lịch làng nghề sẽ thực sự hấp dẫn, có hiệu quả khi các cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành du lịch quan tâm tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách đúng đắn, thiết thực và mang tính chiến lược lâu dài. Bên cạnh đó là chú trọng công tác quảng bá, thu hút khách, nâng cao chất lượng sản phẩm và đội ngũ những người làm công tác du lịch làng nghề.

Lê Thị Thanh Yến (Nguồn: Tạp chí Du lịch)

Truyền Thông Anh Nói Về Ngành Du Lịch Việt Nam

(Chinhphu.vn) – Trang chúng tôi của Anh mới đây đăng bài cho rằng Việt Nam có thể trở thành điểm đến hàng đầu cho du lịch trong giai đoạn hậu đại dịch COVID-19 nhờ chiến lược ứng phó với dịch bệnh một cách chuyên nghiệp. 

Theo báo trên, có một số lý do khiến Việt Nam sẽ trở thành điểm du lịch được lựa chọn nhiều nhất sau đại dịch. Đó là Việt Nam đã hành động nhanh chóng và dứt khoát trong ứng phó với dịch COVID-19. Ngay khi hầu hết các quốc gia trên thế giới vẫn đang điều tra về sự xuất hiện của loại virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, Việt Nam đã nhanh chóng triển khai các biện pháp quyết đoán để bảo vệ người dân như đóng cửa biên giới, thực hiện giãn cách xã hội, đóng cửa trường học, nhà hàng và quán bar.  Người dân được yêu cầu chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết. Với những biện pháp trên, Việt Nam là một trong những quốc gia kiểm soát dịch COVID-19 tốt nhất. Do đó, nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhanh hơn so với các nước khác.

Thành tích phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam đã nhận được sự khen ngợi của quốc tế và Việt Nam trở thành điểm đến nổi tiếng về sự an toàn và đáng tin cậy về sức khỏe. Tiêu chí này, chứ không phải là các điểm thu hút khách du lịch trong nước hoặc lòng hiếu khách, sẽ là yếu tố quyết định việc thu hút du khách quốc tế khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát hoàn toàn. Cuối cùng, theo trang chúng tôi Việt Nam có một hệ thống thị thực kỹ thuật số hiện đại, cho phép khách du lịch xin thị thực trực tuyến nhanh chóng và dễ dàng.

Như đã đưa tin, năm 2020, bất chấp những tê liệt trong hoạt động vì “bão COVID-19”, du lịch Việt Nam vẫn ghi dấu bằng loạt giải thưởng quốc tế uy tín và có mặt thường xuyên trên các tạp chí lữ hành uy tín của thế giới.

Tháng 11, vượt qua nhiều ứng viên “nặng ký” tại cuộc bình chọn của Giải thưởng Du lịch thế giới (WTA), du lịch Việt Nam đã giành được nhiều bình chọn ở nhiều hạng mục của giải thưởng được ví như giải Oscar của ngành du lịch thế giới, Việt Nam được trao tặng giải thưởng Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam vinh dự được nhận giải thưởng danh giá này.

Ở khu vực châu Á, Việt Nam tiếp tục được bình chọn là Điểm đến Văn hóa, Điểm đến Di sản và Điểm đến Ẩm thực hàng đầu châu Á, cùng với danh hiệu Điểm đến Golf tốt nhất châu Á.

Trong tháng 12/2020, tạp chí du lịch nổi tiếng của Australia Lonely Planet đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến có ẩm thực tốt nhất cho chuyến du lịch cá nhân năm 2021 với nhận định: “Nếu chỉ có một quốc gia ẩm thực Đông-Nam Á được coi là “tốt nhất trong những nước tốt nhất” thì đó là Việt Nam”. Trong khi đó, tạp chí Travel+Leisure của Mỹ đã xếp Việt Nam đứng thứ 16 trong danh sách 20 điểm đến dành cho du lịch cá nhân trong năm 2021. Với điểm bình chọn 92,12 điểm, bạn đọc của tạp chí du lịch uy tín của Mỹ Condé Nast Traveler (CNTraveler) đã bình chọn Việt Nam đứng ở vị trí thứ 9 trong 20 quốc gia là điểm đến yêu thích năm 2020. CNTraveler cũng lựa chọn Việt Nam đứng ở vị trí thứ 13 trong xếp hạng 21 điểm đến tốt nhất cho năm 2021 dựa trên đánh giá kiểm soát tốt đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, nhiều điểm đến của Việt Nam như Vịnh Hạ Long, Vịnh Lan Hạ, Hang Sơn Đoòng, Ninh Bình, Sa Pa, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Phú Quốc… luôn là những cái tên quen thuộc trong các bảng xếp hạng gợi ý điểm đến của các tạp chí và trang đánh giá du lịch của thế giới.

An Bình