Top 5 # Những Khu Du Lịch Ở Huế Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Khu Du Lịch Văn Hóa Về Nguồn Ở Huế

Khu du lich văn hóa Về Nguồn tọa lạc trên một khoảng đất rộng 15.000 mét vuông thuộc Khu du lịch sinh thái Về Nguồn nằm tại số 8 Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Nếu đi bằng đường sông, du khách sẽ được tham quan danh thắng hai bên bờ sông Hương như Hiếu Lăng, Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng), Văn Miếu, Võ Miếu. Còn đi bằng đường bộ thì chỉ cách chùa Linh Mụ chừng 5km. Đến đây, du khách sẽ cảm nhận được rất đúng nghĩa từ “Về Nguồn” mà khu văn hóa này mang tên

Ảnh: Làng Văn Hóa Về Nguồn

Trong màu xanh điệp trùng của làng quê xứ Huế, Khu Văn hóa Về Nguồn là vườn kiến trúc gồm kiểu làng cổ của người Cơtu và kiến trúc của người Việt xưa tại Trung bộ. Bước vào khu văn hóa, du khách sẽ nhìn thấy một chiếc cổng có hình ảnh quả bầu Mẹ, tượng trưng cho vũ trụ – sự sống – tình nghĩa.

Ảnh: Cổng làng Văn hóa Về Nguồn mang hình dáng bầu sữa mẹ, trang trí theo Mô-tip chim Lạc, bọc trăm trứng, trống đồng, trầu cau.

Tiếp đó, du khách sẽ được chứng kiến cột tế Cơtu và ngôi nhà Gươl. Cột tế Cơtu là trung tâm tín ngưỡng của mỗi làng. Nguyên thủy nhà Gươl là nhà đàn ông, dành riêng cho đàn ông trong một làng và là gương mặt, tự hào của người Cơtu.

Ảnh: Nhà Gươl được lợp bằng các loại lá rừng như lá tre, lá gồi, lá mây…

Ảnh: Mặt nạ, người và con vật như hươu, nai… được chạm khắc chi tiết, khéo léo.

Nhìn sang bên phải nhà Gươl, bạn sẽ thấy khu nhà Mồ, thế giới của những người Cơtu đã khuất. Khu nhà mồ cũng được trang trí và điêu khắc rất đẹp. Nếu thích khám phá, đó cũng là đề tài mỹ học để du khách tha hồ nghiên cứu.

Ảnh: Nhà Mồ người Cơtu được điêu khắc bằng các hoa văn trang trí thể hiện cho tài năng của người đã khuất khi còn sống.

Phía bên phải Nhà Gươl là khu vực nhà hàng phục vụ các món ăn dân gian mang đậm phong cách Huế. Quý khách sẽ được thưởng thức món ăn dân dã trong không gian yên bình, thoáng đãng với màu xanh của cây cỏ và màu xanh của trời.

Ảnh: Nhà hàng Về Nguồn mang đậm phong cách dân gian, với không gian thoáng đãng, phục vụ các món ăn dân dã

Nếu phóng tầm mắt từ tầng hai nhà hàng, bạn sẽ thấy khuôn viên bể bơi với làn nước trong veo hòa quyện cùng dòng nước chảy từ thác Về Nguồn sẽ cho bạn có một trải nghiệm không bao giờ quên.

Ảnh: Thác Về Nguồn – biểu tượng của Làng Văn Hóa Về Nguồn

Tiến sâu hơn vào nhà rường là quần thể kiến trúc của người Việt ở đồng bằng Trung bộ xưa. Điểm nhấn là đình làng Hồng Ngọc nơi thờ vọng 18 vị vua Hùng và tượng Phật bà Quan Âm.

Ảnh: Đền Hồng Ngọc được khởi công xây dựng vào năm 2011 – nơi thờ vọng Vua Hùng và Phật bà Quan Âm.

Các quần thể kiến trúc nhà rường với nhà Đại Quan, Trung Quan và Thường Dân được bao quanh với nhiều loại cây xanh và các cây ăn trái đặc trưng của Huế như Thanh Trà, Mít, Ổi, Mãng Cầu… Lối kiến trúc Nhà rường với hàng rào, khuôn viên vườn, khu vực vườn trước và vườn sau mang lại không gian yên tĩnh, hòa mình với thiên nhiên.

Phía sau Vườn là Nhà Thủy Tạ, với lối kiến trúc độc đáo nằm độc lập trên mặt hồ yên tĩnh, nơi bạn có thể nghỉ ngơi, thưởng ngoạn sau chuyến tham quan dài.

Ảnh: Nhà Thủy Tạ, nơi nghỉ ngơi thư giãn của Vua Chúa và các bậc quan lại xưa

Khu Văn Hóa Về Nguồn là nơi hội tụ những nét đẹp truyền thống, nơi trưng bày, trình diễn và bảo tồn các giá trị văn hóa. Đến đây bạn có thể thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên, quên đi những bộn bề của cuộc sống hiện đại.

Hiện tại Khu Văn Hóa Về Nguồn đã mở cửa đón khách sau một thời gian nâng cấp với dịch vụ hấp dẫn: tham quan chụp ảnh, tổ chức sự kiện, đặt tiệc, quà lưu niệm… Hằng năm, khu văn hóa Về Nguồn sẽ tổ chức các hoạt động trình diễn, các chương trình nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày giỗ tổ Hùng Vương, ngày Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế thiếu nhi, Trung thu… với sự tham gia của các nghệ nhân, các cộng đồng khác nhau.

Làng Du lịch Sinh thái Về Nguồn – Sankofa Village Hill Resort & Spa.

08 Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế.

Điện thoại: (0234) 3777 999

Hotline: 0935 105 299 (Mr.Hoàng) – 0911 852 986 ( Ms.Ngọc Anh)

Webside: http://www.sankofavillage.com.vn/

Email: info@sankofavillage.com.vn/ddosm@sankofavillage.com.vn

Khu Du Lịch Đồng Xanh Ở Quốc Lộ 49, Thành Phố Huế, Thừa Thiên Huế

Địa chỉ

Khu Du Lịch Đồng Xanh

0, Quốc Lộ 49

Phường #, Thành Phố Huế

Thừa Thiên Huế

Số điện thoại: 0234 3890336

Du Lịch › Khu Du Lịch và Khu Du Lịch Đồng Xanh nằm ở khu vực Thành Phố Huế, Thừa Thiên Huế. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin của doanh nghiệp trong khu vực từ các liên kết Thừa Thiên Huế › Thành Phố Huế › Phường # › Quốc Lộ 49. Đây là một trang web rất hữu ích giúp bạn tìm kiếm thông tin chi tiết của một địa điểm và chỉ dẫn đường đi đến Khu Du Lịch Đồng Xanh.

Gửi lời bình

Những Địa Danh Có Chữ Trường Ở Huế

TRƯỜNG CỠI

Thôn Trường Cỡi (còn phát âm trại là Cưỡi) nay thuộc phường Trường An, thành phố Huế; đông giáp làng An Cựu, tây giáp ấp Bình An (đất cũ làng Phú Xuân), nam giáp đất làng Phước Quả; nguyên thuộc làng Dương Xuân của huyện Hương Trà, về sau (năm 1835) thuộc huyện Hương Thủy.

Buổi đầu, nơi đây là một trong ba phường ấp thợ dệt hàng tơ thời các Chúa Nguyễn, , điều này đã được Quế Ðường Lê Quý Ðôn ghi chép trong sách Phủ Biên Tạp Lục rằng: ” huyện Hương Trà có phường làm nghề dệt hàng tơ ở phía sau Phủ Cam, phía đông nam sông Phú Xuân, về địa phận 3 xã Sơn Ðiền, Dương Xuân, Vạn Xuân, chia làm 3 ấp, mỗi ấp 10 nhà, mỗi nhà 15 thợ dệt”.

Ở Sơn Ðiền, đến thời Cảnh Thịnh (1744) xuất hiện nghề đúc đồng. Làng Vạn Xuân lại chịu cảnh di dời để lấy đất dựng kinh thành thời Gia Long, năm 1803. Duy chỉ có 150 thợ dệt ở Dương Xuân, sau Phủ Cam là ổn định, do đó đã tồn tại thôn Trường Cỡi mặc dù về sau nghề thủ công dệt tơ ở đây không còn nữa.

TRƯỜNG ÐÁ

Quá trình xây dựng các công trình kiến trúc ở thủ phủ, đô thành Phú Xuân có thời gian dài và qui mô rất lớn, vì vậy đòi hòi phải có nhiều đội thợ chuyên môn khai thác đá phục vụ nhu cầu. Ở làng Nguyệt Biều có một vùng đá tự nhiên, lại cách bờ sông Hương không xa do đó đây là nơi thuận tiện trong việc khai thác đá. Lính thợ đến công trường đá làm việc dài ngày tổ chức sinh hoạt ăn uống tại chỗ, về sau việc khai thác giảm dần cho đến khi chấm dứt vì cạn nguồn nguyên liệu, thợ đá cùng gia đình định cư luôn tại chổ, dần dà thu hút những người khác đến ở, về sau sau thành thôn ấp, vẫn lấy tên Trường Ðá.

Trường Ðồng nay là một xóm cư ngụ thuộc địa bản phường Phường Ðúc, thành phố Huế.

TRƯỜNG SÚNG

Tháng 9 năm Ðinh Mão (1747) Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát cho lập Trường Súng. Trước đó tháng 3 năm Ðinh Tý (1696) Nguyễn Phúc Chu đã cho lập Trường Pháo ở phủ sau, và cũng đã lập Trường Súng tập dợt vào năm 1701, song việc xây dựng Trường Súng cố định thì đến 1747 mới chính thức khai triển.

Ðịa điểm Trường Súng ở bờ nam sông Hương, gần cửa sông An Cựu chảy vào sông Hương, nguyên là đất xứ Lâm Lộc làng Phú Xuân, nay thuộc địa bàn phường Phường Ðúc, thành phố Huế.

TRƯỜNG TIỀN

Ðây chính là nơi đúc tiền, lập ra vào thời điểm quân Trịnh chiếm đóng Phú Xuân. Công trường đúc tiền này chỉ hoạt động một lần duy nhất, kéo dài hơn 4 tháng ở bên ngoài dinh trấn, cạnh bờ sông Hương thuộc địa phận làng Phú Xuân (Thụy Lôi) nhưng kể như là một sự kiện đâc biệt, một công trường lớn, huy động nhiều người…do đó khắc đậm dấu ấn trong đời sống xã hội, địa danh Trường Tiền ra đời trong b61i cảnh ấy và tồn tại lâu dài cho đến ngày nay.

Ðịa danh Trường Tiền nay là khu vực chợ Ðông Ba, phố Trần Hưng Ðạo, thuộc phường Phú Hòa, thành phố Huế.

Buổi đầu khai khẩn xứ Ðàng Trong, công việc bề bộn, chuyên thi cử học hành chưa sắp xếp tổ chức chu đáo được. Từ năm 1632, chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho duyệt tuyển lính, 6 năm 1 lần tuyển lớn, 3 năm 1 lần tuyển nhỏ. Ba huyện Hương Trà, Quảng Ðiền, Phú Vang đặt một trường. Mỗi khi đến kỳ tuyển lớn thì thông báo cho học trò các huyện đều đến trân dinh để khảo thí một ngày. Phép thi dùng một bài thơ 1 đạo văn sách, hạn trong một ngày phải làm xong, lấy tri phủ, tri huyện làm sơ khảo, ký lục làm phúc khảo. Người thi trúng tuyển thì cho làm Nhiêu học được miễn thuế 5 năm: được gọi là “thi quận vào mùa xuân” (TB, tr. 62,63).

Ngoài các công trường nói trên, còn có các xưởng thuyền, kho thóc, ngành nghề thủ công ở Mậu Tài, Phú Bài, Cầu Hai, Ðốc Sơ, Võng Trì, Lại Ân, Tiên Nộn, Phước Tích, Mỹ Xuyên, Hiền Lương… đã góp phần sản xuất nhiều của cải và đồng thời quy tụ, huy động nhiều thợ ở nhiều địa phương khác nhau về ở thủ phủ, đô thành Phú Xuân, làm cho mảnh đất nông nghiệp truyền thống này sinh động, linh hoạt hẳn lên làm căn bản cho giai đoạn phát triển đô thị cổ Phú Xuân-Huế vào thế kỷ 19.

Nguồn: huevatoi

Khám Phá Những Làng Nghề Truyền Thống Ở Huế

Ghé thăm và khám phá những làng nghề truyền thống ở Huế chính là cách giúp du khách hiểu hơn về văn hóa, truyền thống, bản sắc cũng như con người nơi đây.

Nhắc đến Huế người ta không chỉ nhớ đến các thắng cảnh, những công trình kiến trúc lăng tẩm cổ kính, những món ăn cung đình tinh tế, cầu Trường Tiền bắc ngang dòng sông Hương hiền hòa… mà còn có cả những làng nghề đặc sắc và lâu đời. Mỗi làng nghề lại gắn liền với những câu chuyện lịch sử, với những tài khéo và sản phẩm ấn tượng riêng.

Làng nghề làm nón

Hình ảnh chiếc nón lá trắng tinh đã trở thành một biểu tượng đặc trưng của xứ Huế và Huế cũng là nơi sản xuất nón lá lớn của cả nước. Nghề làm nón có nguồn gốc từ làng quê Tây Hồ thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua nhiều năm phát triển, đến nay đã có không ít làng đi theo nghề này như: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa…

Chiếc nón lá đẹp bình dị – biểu tượng của xứ Huế mộng mơ (Ảnh: chúng tôi

Nón lá Huế, đặc biệt là nón bài thơ không chỉ là chiếc nón đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Để tạo nên một chiếc nón lá duyên dáng và tinh tế, các nghệ nhân làm nón phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, chằm hoàn thiện chiếc nón đến khâu cuối cùng là đánh bóng bảo quản,… đều được trau chuốt một cách khéo léo.

Người thợ làm nón chăm chút từng đường kim mũi chỉ (Ảnh: HAV Travel)

Không chỉ phục vụ cho nhu cầu che mưa, đội nắng mà những chiếc nón lá ngày nay được các nghệ nhân sáng tạo về mẫu mã, màu sắc. Đó là những hình ảnh Huế thân thương, những câu chữ gửi gắm,… trở thành món quà lưu niệm được rất nhiều du khách ưa chuộng. Nếu thích, bạn có thể ghé các làng nghề hoặc ở chợ Dạ Lê, Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự,… để mua, giá cho mỗi chiếc nón lá từ 30.000 – 60.000 vnđ.

Làng tranh làng Sình

Những bức tranh được tạo ra từ các nghệ nhân làng Sình (Ảnh: chúng tôi

Giấy in tranh là loại giống giấy in báo, màu là mua ở chợ. Khuôn in bằng gỗ mít, họ tự khắc hoặc thuê thợ khắc. Khi làm ra một bức tranh, bản khắc gỗ chỉ giữ vai trò làm khuôn và in màu chính. Những màu sắc còn lại được nghệ nhân vẽ thủ công, tạo nên nét riêng biệt cho những bức tranh nơi đây. Với sự dày công và khéo léo, tranh làng Sình không chỉ được đánh giá cao về nghệ thuật tạo hình tranh dân gian mà còn gắn liền với văn hóa tâm linh của xứ Huế.

Nghề làm tranh giấy tồn tại hàng trăm năm nay (Ảnh: chúng tôi

Ghé thăm Làng Sình, bạn không những được tận mắt chứng kiến quá trình các nghệ nhân làm tranh mà còn phần nào hiểu thêm về văn hóa tín ngưỡng cổ sơ và tư tưởng người Việt cổ.

Làng nghề gốm Phước Tích

Nằm cách trung tâm thành phố Huế 35 km về hướng Bắc, làng cổ Phước Tích nằm lặng lẽ bên bờ sông Ô Lâu, địa phận chia cắt tỉnh Thừa Thiên – Huế và tỉnh Quảng Trị. Mặc dù hơn 500 năm tuổi nhưng làng cổ Phước Tích vẫn còn lưu giữ vẹn nguyên văn hoá làng nghề truyền thống.

Công đoạn làm gồm hoàn toàn bằng thủ công (Ảnh: chúng tôi

Làng gốm Phước Tích nổi tiếng với những sản phẩm gốm được nhào nặn thủ công. Đó chủ yếu là lu, chum, ghè, thạp, thống, om, bùng binh, tu huýt,… Không chỉ có mặt trong cuộc sống của người dân quê hương, đồ gốm nơi đây còn có mặt ở khắp các vùng từ Nghệ An vào đến Nam Bộ. Các sản phẩm gốm không tráng men như lọ hoa… cũng đã được bán sang Nhật Bản. Đến đây du khách không chỉ tìm hiểu công đoạn làm gốm mà còn được tham quan những ngôi nhà cổ và các di tích để lại.

Các sản phẩm gốm Phước Tích (Ảnh: chúng tôi

Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên

Làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghề làm hoa giấy này là một làng nghề nổi tiếng ở Huế, đã tồn tại gần 400 năm nay. Không phải là nghề mưu sinh chính nhưng người dân vùng này vẫn duy trì nghề. Đặc biệt cứ dịp Tết đến xuân về làng Thanh Tiên lại nhộn nhịp, tất bật, rộn rã tiếng cười với nghề làm hoa giấy, nổi bật với nhiều màu sắc từ hoa.

Nghề làm hoa giấy được truyền từ nhiều thế hệ (Ảnh: chúng tôi

Hoa giấy vốn được dùng để trang trí những nơi thờ tự trong nhà, các miếu am, chùa chiền… Sau này, nhờ sự đa dạng và phong phú về màu sắc, kiểu dáng nên hoa giấy Thanh Tiên được nhiều người dùng để trang trí nhà cửa, lễ hội, chương trình văn hóa văn nghệ… Khác biệt so với hoa giấy ở các nơi khác, mỗi cành hoa ở đây bao giờ cũng có 8 hoa chính, ba cành hoa ở giữa.

Những bông hoa giấy được làm khéo léo tới từng chi tiết (Ảnh: chúng tôi

Hoa giấy Thanh Tiên còn đẹp và khác biệt ở cách nhuộm màu. Người làm hoa không sử dụng hóa chất công nghiệp mà dùng các nhựa cây và lá cây để chế tạo thuốc nhuộm theo kiểu gia truyền nên hoa giữ được màu sắc lâu bền. Những cánh hoa và màu sắc của hoa được làm khéo léo tới từng chi tiết,… Chính những điều đó đã khiến nó trong đặc biệt và thu hút hơn.

Làng Hương Thủy Xuân

Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía Tây Nam, đó chính là làng hương lớn nhất của Huế – Thủy Xuân. Người dân vùng này sống bằng nghề làm hương cung cấp cho các đại lý trong thành phố. Nhiều năm trở lại đây, khi du lịch phát triển, làng Hương Thủy Xuân trở thành một điểm đến ở Huế thu hút rất nhiều du khách.

Ghé thăm ngôi làng này, bạn sẽ có dịp trầm trồ trước những bông hoa hương muôn sắc bắt mắt và ngập tràn trong mùi hương trầm thơm ngát, được những người thợ tinh tế sắp xếp thành từng, từng chùm, có những tỏa ra như những đóa hoa đẹp rực rỡ. Đặc biệt, sẽ cảm thấy thích thú khi được người dân tạo điều kiện để tìm hiểu và trực tiếp tham gia vào việc làm hương.

Những chùm hương tỏa ra như những bông hoa rực rỡ (Ảnh: Báo Quảng Ngãi)

Cách thành phố Huế 15 km về phía Bắc, đoạn trung lưu bờ Bắc con sông Bồ, làng Bao La thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền là một làng nghề đan lát truyền thống nổi tiếng. Làng nghề được hình thành từ xa xưa. Ban đầu đan lát không phải là công việc chính của những người dân nơi đây, họ chỉ làm vào thời gian rảnh và tạo ra những vật dụng quen thuộc trong gia đình. Càng về sau, các sản phẩm này được nhiều người ưa chuộng và tìm mua, từ đó người dân cũng bắt đầu sản xuất nhiều hơn.

Đan lát trở thành nghề truyền thống của Huế (Ảnh: chúng tôi

Có rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ vật liệu mây và tre như: rổ, rá, dần, sàng, nong phơi, chõng tre, nôi trẻ em, giường ngủ…. Thông thường, loại tre mà người dân nơi đây chọn dùng để đan lát đó là loại tre đặc biệt: thân thẳng, gióng dài, mà người dân nơi đây thường gọi là tre lồ ô. Từ những cây tre lồ ô này, qua bàn tay khéo léo của người dân nơi đây đã tạo ra những vật dụng cần thiết và gần gũi với cuộc sống của con người.

Rất nhiều sản phẩm đan lát ấn tượng (Ảnh: Hue Smile Travel)

Có thể thấy mỗi làng mang một vẻ đẹp, một nét riêng, nhưng điểm chung là đều ẩn chứa những giá trị văn hóa đáng trân trọng và cần gìn giữ, phát triển. Nếu có dịp du lịch Huế, sau khi khám phá thành phố bạn hãy đi xe buýt hoặc thuê một chiếc xe máy lòng vòng khám phá các làng nghề để hiểu hơn về cuộc sống nơi đây.