chặt chẽ với các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm, đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển và đa dạng hóa các loại hình du lịch như: sinh thái, văn hóa, lịch sử, thể thao và đặc biệt là loại hình du lịch MICE – một loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng nên các đoàn khách MICE thường rất đông và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường vì vậy loại hình du lịch này có giá trị cao hơn gấp sáu lần so với du lịch thông thường. MICE đang giữ vị trí quan trọng trong ngành du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng, đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn, tạo ra viêc làm, tạo sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Nếu nắm bắt được lợi thế này thì “du lịch MICE ” sẽ trở thành một loại hình du lịch đầy tiềm năng, có sức thu hút ngày càng lớn.Trong điều kiện ấy, Việt Nam cần tìm hiểu kỹ lưỡng để có biện pháp và hướng đầu tư đúng đắn nhằm đẩy mạnh, phát triển du lịch MICE. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE (Meeting Incentive Conference Event.) B. Nội dung I) Vài nét về loại hình du lịch MICE 1. Du lịch MICE là gì? MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởngcủa các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE- viết tắt của Meeting(hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) hoặc conference (hội họp), Exhibition (triển lãm) hoặc Event (sự kiện). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event. Bởi vậy các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường (do Ban tổ chức các hội nghị quốc tế bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4-5 sao, dịch vụ cao, tour sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu …). MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở các nước. a) meeting: các cuộc họp được tổ chức bởi một tổ chức hoặc bởi các cá nhân. Các cuộc hội họp được chia làm hai loại: – Cuộc họp giữa các công ty với nhau (association meetings) -Cuộc họp giữa các thành viên trong một công ty (coporate meetings) b) Incentives: về bản chất nó được xem như những cuộc họp nhưng mục đích của nó thì khác so với meetings, Incentives thường được tổ chức: -Nhằm tập hợp những lực lượng bán hàng mạnh nhất để thảo luận những chiến lược trong tương lai -Liên kết các nhà quản lý cấp cao với các lực lượng hàng đầu trong bán hàng, trong môi trường làm việc bên ngoài -Nhằm mục đích tuyên dương nhân viên xuất sắc, khen thưởng các đại lý bán hàng vượt chỉ tiêu Đặc điểm của du lịch khen thưởng là phải hoạch định trước một năm c) Conferences/ Conventions: hình thức này có qui mô lớn hơn so với meetings hay Incentives. Các cuộc hội họp này được tổ chức bởi những tổ chức quốc tế và qui tụ nhiều thành viên tham dự hơn (thường được gọi là các cuộc hội thảo) d) Event/ Exhibitions bao gồm hai hình thức sau: -Coporate events/ exhibitions là hình thức hội họp nhằm mục đích công nhận, tuyên dương thành tích của nhân viên hay trình bày sản phẩm -Special events/ exhibitions là hình thức đặc biệt vì qui mô của nó thu hút rất nhiều báo, đài cũng như các phương tiện truyền thông khác và đây chính là các cuộc triển lãm 2. Nét đặc trưng cơ bản của loại hình du lịch MICE Theo nhận định của các chuyên gia, du lịch MICE đem lại hiệu quả đáng kể nhờ lượng khách đông và tập trung. Khách MICE là khách hạng sang, giàu có, mức chi cho tiêu dùng cao bình quân không dưới 500USD/ người/ ngày, sử dụng nhiều dịch vụ cao cấp, thời gian lưu trú dài ngày. Khách MICE bao gồm khách MICE nội địa và khách MICE quốc tế. Ngoài lợi ích cho ngành du lịch, MICE còn tác động tích cực đến các ngành kinh tế khác, bởi MICE là ngành tổng hợp từ du lịch riêng lẻ kết hợp các chương trình du lịch MICE, với sự có mặt của nhiều nhân vật nổi tiếng như chính khách, nghệ sĩ, doanh nhân…Trong dạng Incentive (khuyến thưởng) khách du lịch đến các nước không chỉ để họp mà để nghỉ ngơi, hưởng thụ. Hoặc với khách trong dạng meeting (hội họp), phần lớn khách hàng này là doanh nhân, thậm chí là doanh nhân cao cấp nên họ khó tính và kén chọn. Họ thường yêu cầu chất lượng dịch vụ rất cao, rất đặc biệt. Vì vậy cũng cần phải nghiên cứu liên kết các công ty du lịch lữ hành, thiết kế, chào bán những tour đặc biệt cho các vị khách đặc biệt Muốn du lịch MICE phát triển thì cần dựa vào các yếu tố: -Có cơ sở hạ tầng tốt để phục vụ thị trường MICE như phòng ốc với những yêu cầu về kĩ thuật, có trung tâm hội chợ triển lãm lớn đủ tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện, hội họp, hội nghị quốc tế lớn – Nguồn nhân lực cần được đào tạo riêng cho lĩnh vực này để có thể cung cấp được chất lượng phục vụ tốt nhất – Địa điểm tổ chức loại hình du lịch này thường xuyên thay đổi, tạo sự thoải mái cho khách tham dự, nhất là những tập đoàn, tổ chức lớn. Lợi thế tổ chức loại hình du lịch này được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn trên thế giới, đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài (đối tượng quan trọng của du lịch MICE), điều kiện địa lý tự nhiên hôi đủ sông, suối, biển, núi, có nhiều di sản văn hóa thế giới, ở mỗi tỉnh, thành phố đều có những nét đặc trưng riêng về văn hóa… II) Thực trạng phát triển của loại hình du lịch MICE MICE là loại hình du lịch mà rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển vì loại dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm. Kỳ thật MICE không phải là loại sản phẩm du lịch mới, nó phát triển qua nhiều giai đoạn. Ngày nay, MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sẩn phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định Hội họp cho dù ở lĩnh vực kinh tế, thể thao, văn hóa, chính trị… đều có thể mang lại giá trị du lịch cho mỗi vùng. Ví dụ Sea Games, Festival Huế… là những sự kiện meeting, mang lại cơ hội kinh doanh cho ngành du lịch và tất nhiên cho nhiều ngành khác. Sự kiện thể thao hoặc lễ hội này thu hút nhiều khách trong nước và quốc tế để tham gia và cổ vũ. Incentive (khen thưởng_ có tính chất như Meeting, nhưng những cuộc hội họp lại do công ty hay một tập thể nào đó tổ chức để khen thưởng nhân viên. Vừa hội họp vừa vui chơi, tức phát sinh nhu cầu tham quan du lịch, thưởng ngoạn. Còn để khen thưởng khách hàng hay đại lý thì công ty tổ chức các hội nghị, hội thảo (convention hay conference). Ngoài ra, convention/ conference còn là những diễn đàn quốc tế, mà những đại biểu tham dự là đối tượng khách của ngành du lịch. Trong khi đó, Exhibition (triển lãm) thì liên quan đến các hội chợ hay triển lãm quốc tế, mà thành phần là những nhóm doanh nghiệp(DN) hoặc từng DN riêng lẻ, lại cũng chính là khách hàng tiềm năng của các công ty du lịch Hội họp,khen thưởng, hội nghị hay triển lãm là những sự kiện luôn xảy ra và được biết đén từ hàng thế kỷ nay, nó qui tụ nhiều khách và sự di chuyển của khách từ nơi này sang nơi khác luôn tạo cơ hội cho các công ty kinh doanh du lịch. Có rất nhiều quốc gia hiiểu được cơ hội của MICE như Mỹ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Áo, hoặc ở Châu Á có Hồng Kông, Thái Lan, Trung Quốc… 1. Tình hình phát triển du lịch MICE trên thế giới Thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới cho thấy giá trị thu hồi từ du lịch MICE trên toàn thế giới hàng năm khoảng 30 tỉ đô la Mỹ và nó có mối quan hệ với các lĩnh vực kinh tế khác, tạo ra giá trị gần 5.490 tỉ đô la Mỹ, chiếm hơn 10% GDP thế giới Loại hình du lịch MICE đã được các nhà tổ chức du lịch của các nước trên thế giới quan tâm đặc biệt vì nó đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn, tạo ra nhiều việc làm, tạo sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Theo số liệu điều tra của tổ chức hiệp hội, hội nghị thế giới (ICCA) thì: Chi tiêu trung bình trong các cuộc hội họp quốc tế là 343 USD/ ngày/ người Chi tiêu tổng cộng các cuộc họp, du lịch khen thưởng- (trong nước và quốc tế) đạt 280 tỉ USD Trên thị trường du lịch MICE của thế giới hiện nay các nước Châu Âu và Châu Mỹ có những nhu cầu và khả năng cung ứng tốt cho các cuộc họp, hội thảo. Các quốc gia đứng đầu về số lượng các cuộc hội họp, hội nghị: Mỹ Anh Đức Úc Italia Tây Ban Nha Pháp Phần Lan Đan Mạch Du lịch MICE đang dần dần phát triển mạnh ở các nước Châu Á – là khu vực có sự hấp dẫn bởi nền văn hóa phương Đông cổ kính với sự ưu đãi về thiên nhiên và khí hậu đã tạo sự thu hút lớn đối với các du khách quốc tế và đặc biệt là du khách du lịch MICE. Các quốc gia Châu Á có số lượng lớn các cuộc họp: Nhật Bản Hàn Quốc Singapore Trung Quốc Đài Loan Thái Lan Hồng Kông Ấn Độ Malaysia Trong năm 2005 đàu tư cho phát triển du lịch du lịch MICE tại một số nước như Singapore là 16 triệu USD, Thái Lan là 7,2 triệu USD 2. Phát triển du lịch MICE ở Việt Nam Loại hình du lịch MICE chính thức xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1990 và đã có bước phát triển nhanh chóng. Đối tượng khách đến Việt Nam khá phong phú không chỉ là khách quốc tế, các tập đoàn nước ngoài, công ty liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam là có cả khách từ các doanh nghiệp trong nước. Những thuận lợi để thị trường MICE phát triển mạnh là nước ta gia nhập WTO, có quan hệ ngoại giao rộng mở với nhiều cơ hội hợp tác, trao đổi quốc tế, tạo ra các chương trình hội nghị, hội thảo quốc tế có sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân đến từ các nước. Việt Nam tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế lớn đặc biệt là hội nghị ASEM vừa qua đã được dư luận quốc tế đánh giá rất cao trong khâu tổ chức phục vụ khách. Việt Nan đang được biết đến như một điểm du lịch an toàn và mới mẻ trong khu vực. Với hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 – 5 sao, đầy đủ phòng ốc cho nhu cầu nghỉ ngơi, tổ chức hội thảo, hội nghị, hệ thống phương tiện du lịch … và kinh nghiệm tổ chức các sự kiện kinh tế, văn hóa lớn trong thời gian qua, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một điạ điểm mới cho hoạt độngkinh doanh du lịch MICE. Việt Nam đang là một trong những “điểm nóng” của loại hình du lịch MICE với hai điểm đến nổi bật thu hút khách MICE hiện nay là TP.HCM và Hà Nội – đây là các trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa lớn của cả nước với các loại hình dịch vụ và cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể để đón nguồn khách MICE cần một số trung tâm du lịch lớn như thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), TP Hạ Long (Quảng Ninh). Trong tình hình an ninh tại một số điểm du lịch nổi tiếng của khu vực chưa ổn định, Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn, thân thiện trong mắt du khách quốc tế. Đánh giá ước tính ban đầu, lượng khách này tăng khoảng 30% so với cùng kì năm trước. Những sản phẩm và tiềm năng du lịch hấp dẫn của Việt Nam thích hợp với loại hình khách du lịch MICE bởi sự mới lạ và nhiều điều để khám phá về tự nhiên cũng như nhân văn. Sự cải thiện của hệ thống dịch vụ và cơ sở hạ tầng thời gian qua cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch tổ chức hội nghị, sự kiện. Trong số 3,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2006 ước tính có đến hơn 20% là khách du lịch MICE. Nhiều công ty trong nước thi nhau đặt tour MICE mở hội nghị khách hàng ở nước ngoài, nhiều nhất là tại các thị trường Hoa Kỳ, Malasyia, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông. Tour MICE trong nước bán chạy nhất tại các thành phố biển như: Hạ Long, Nha Trang, Phan Thiết, phú Quốc … Bên cạnh đó ở Việt Nam năm 2003 Vietnam Airline Hanoi tourist, Saigontourist và trên 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 -5 sao đã sáng lập ra “Vietnam – Meetings – Icentives club”. Câu lạc bộ đã xuất bản sách giới thiệu Việt Nam điểm đến của du lịch MICE với tựa đề ” Vietnam – when meeting matter” và đã tổ chức tiếp thị tại các hội chợ quốc tế như:AIME tại Úc, IT & CMA tại Thái Lan, IMEX tại Đức, EITBM tại Thụy Sĩ. Câu lạc bộ còn đưa hình ảnh của Việt Nam trên các tạp chí chuyên ngành như: TTG (Singapore), CEI NET (Úc), tổ chức nhiều đoàn thăm quan và tìm hiểu thị trường Việt Nam cho các nhà báo chuyên ngành du lịch MICE và cácnhà tổ chức sự kiện quốc tế tại Singapore, Hồng Kông, Đức, Úc. Ngoài ra câu lạc bộ còn xây dựng trang web www.meetingsvietnam.com Câu lạc bộ đã tổ chức thành công các hoạt động giới thiệu Việt Nam tại Singapore (tháng 3/ 2005) và Sydney (tháng 9/ 2005). Đồng thời Việt Nam đã nhận được hợp đồng phục vụ khách du lịch MICE trong hai năm (2005 – 2006) đến từ Úc, Singapore, Đức. Các khách sạn có doanh thu từ thị phần khách du lịch MICE năm 2005 tăng 10% so với năm 2004 và công suất phòng đạt trên 80%. Việt Nam là một trong mười điểm đến hàng đầu của du lịch MICE trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Theo tính toán của các công ty du lịch, loại hình du lịch MICE có giá trị gấp 6 lần so với du lịch thông thường bởi các đoàn khách MICE thường có số lượng đông đến vài trăm khách, có mức chi tiêu cao và sử dụng nhiều dịch vụ tổng hợp như phòng họp, hội nghị, tiệc… Thống kê từ tổ chức Du lịch Quốc tế cũng cho thấy thị trường du lịch MICE toàn cầu hằng năm trị giá khoảng 300 tỷ USD và tạo ra guồng máy hoạt động kinh tế trị giá gần 5.490 tỷ USD, chiếm hơn 10% GDP thế giới. Việt Nam hiện đang được xem là điểm sáng trong khu vực về địa điểm tổ chức MICE Thời gian qua có khá nhiều đoàn MICE của các tập đoàn lớn trên thế giới đến Việt Nam. Mới đây nhất, giữa cuối tháng 8/ 2007 là đoàn khách của tập đoàn Schorders Investment Management Limited – tập đoàn chuyên về quản lý tài sản có trụ sở tại Anh Quốc đã chọn Việt Nam là điểm đến cho trên 180 cán bộ và nhân viên của tập đoàn tại Singapore lưu trú ở Việt Nam 4 ngày. Công ty TransViet – đơn vị tổ chức sự kiện cho đoàn MICE để có được hợp đồng công ty đa trải qua một thời gian tích cực quảng bá hình ảnh Việt Nam như tổ chức các chuyến Famtrip (khảo sát du lịch) cho các đoàn khảo sát Anh, Úc đến Việt Nam. Cũng trong thời gian này một đoàn khách MICE lớn với hơn 820 đại biểu của những nước thuộc khu vực ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Indonesia, Myanmar và các khách mơi đến tư Mỹ, Đức, Pháp, Nhật… đã đến tham dự Hội nghị Tai – Mũi – Họng và Phẫu Thuật Đầu – Cổ ASEAN lần thứ 12 diễn ra tại Tp.HCM từ ngày 19 – 24/8/2007. Saigontourist – đơn vị tổ tổ chức tiếp đón đoàn khách MICE này đã chuẩn bị tổ chức hơn một năm qua, mở riêng một trang web cho đại biểu đăng kí và thành lập ban tổ chức triển khai với hơn 100 cán bộ chuyên trách, hướng dẫn viên và lái xe. Vào tháng 8 là một hội nghị MICE chuyên ngành gồm 800 giáo sư, bác sĩ đầu ngành chuyên khoa tai-mũi-họng khu vực Đông Nam Á được tổ chức trên tàu biển 5 sao; đoàn MICE 650 khách đa quốc gia được tổ chức tại khách sạn Caravelle, Sheraton, TP.HCM vào tháng 8/2006.Tour này sẽ kéo dài 5 ngày, từ 19 đến 15/8, trong đó hội nghị chính diễn ra từ ngày 22 đến 24/8. Trong thời gian còn lại, các đại biểu sẽ đi tham quan Thành phố Hồ Chí Minh, địa đạo Củ Chi và khám phá vùng châu thổ sông Mê Kông. Các đại biểu cũng sẽ tham gia Đêm Giao lưu văn hóa giữa khách mời và nước chủ nhà, với các hoạt động đặc sắc như đêm cồng chiêng, đêm hội văn hóa chợ quê Việt Nam và giao lưu văn hóa các nước Đông Nam Á.Saigontourist là một trong số ít các doanh nghiệp Việt Nam đi đầu trong việc khai thác loại hình du lịch MICE – du lịch kết hợp tìm hiểu thị trường đầu tư, tham dự hội thảo và các hoạt động xã hội. Theo công ty này, những lợi thế của loại hình du lịch này là lượng khách đông, tập trung, có mức chi tiêu cao và thời gian lưu trú dài ngày. Công ty cũng đã kết hợp với Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng để xây dựng Trung tâm hội chợ triển lãm Sài Gòn đạt chuẩn quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm hình thành điểm nhấn quan trọng cho các tour du lịch MICE.Đây sẽ là trung tâm tổ chức triển lãm và hội nghị quy mô nhất Việt Nam, có tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD. Công trình gồm hệ thống tòa nhà hội thảo, triển lãm, khu văn phòng 35 tầng, một trung tâm hội nghị quốc tế có sức chứa trên 2.000 khách và hai khách sạn quốc tế đạt tiêu chuẩn 4 và 5 sao.Trong tháng 12 Saigontourist có thêm một tour MICE đặc biệt tổ chức cho đoàn vận động viên Nhật Bản tham dự cuộc thi marathon hữu nghị Việt-Nhật tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Còn tại Fiditour, ngoài những tour MICE nội địa hàng ngàn khách, tháng 11 vừa qua, Fiditour “trúng” hợp đồng MICE đưa hơn 400 nhân viên của Công ty Uni-Presidence đi Campuchia.MICE là thị phần du lịch hấp dẫn, lợi nhuận cao – đây cũng là thị trường mà Fiditour hướng mạnh tới. Năm 2007, lượng khách MICE ước tính chiếm khoảng đến 20% tổng lượng khách đi tour tại Fiditour. Nhu cầu tăng nhanh, lợi nhuận cao nên thì trường du lịch MICE đang được nhiều công ty, đặc biệt là các công ty du lịch lớn rất chú trọng. Tuy nhiên, để tham gia vào thị trường này, đòi hỏi nhiều công sức, sự chuyên nghiệp cao của các nhà cung cấp dịch vụ. Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist cho biết sẽ tổ chức chương trình du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị (MICE) đặc biệt cho du khách từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Malaixia và Singapore bằng du thuyền 5 sao Super Star Gemini.Chuyến đi sẽ khởi hành từ ngày 21/6/2007 từ cảng Nhà Rồng cho 78 du khách. Theo chương trình, những buổi họp, hội thảo và các hoạt động chung của đoàn sẽ được tổ chức ngay trên tàu. Trên đường tới Singapore, du thuyền sẽ ghé thăm đảo Tioman của Malaysia. Ngày 25/6/2007, đoàn sẽ lên máy bay trở về Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, Saigontourist đưa hình thức du lịch MICE theo phương thức cruise-fly (kết hợp tàu biển 5 sao và hàng không) vào phục vụ khách hàng. Trong 5 tháng đầu năm2007, Saigontourist đã tổ chức chương trình MICE cho hơn 4.000 khách tại nước ngoài. Để tổ chức được một tour MICE, các công ty còn phải giải quyết rất nhiều khó khăn khác do cơ sở hạ tầng cho du lịch còn yếu kém, thiếu khách sạn cao cấp, nhân lực… Nhiều công ty, do không lo được khách sạn, hay các yêu cầu về ăn ở, dịch vụ của đối tác, đành phải từ chối những đoàn khách MICE lớn. Cạnh tranh trên thị trường du lịch MICE cũng ngày càng trở nên khốc liệt và năm 2007 cũng là năm nổi lên nhiều thương hiệu làm tour MICE chuyên nghiệp. Bên cạnh Saigontourist, Fiditour, Viettravel là một thương hiệu đáng chú ý trên thị trường MICE với hàng loạt hợp đồng lớn tour caravan Việt-Trung, đoàn MICE của Isuzu xuyên biên giới Việt-Lào, đặc biệt làm tour cho các đoàn phóng sự, ký sự truyền hình Với thế mạnh về tổ chức các tour du lịch MICE (du lịch hội nghị), Fiditour liên tục nhận được “đơn đặt hàng” tổ chức các sự kiện, Family day (Ngày gia đình) cho các công ty lớn Nối tiếp sau thành công của các đoàn khách du lịch kết hợp hội nghị lớn như: Prudential (Trung Quốc), ICP -XMEN (Phú Quốc), đoàn khách Thành viên hiệp hội các nước Châu Á đến dự “Hội nghị vườn thú Đông Nam Á” lần thứ 15 tại Thảo Cầm Viên,… Fiditour vừa tổ chức tour hội nghị lớn cho đoàn 350 khách của công ty JVPC tại Long Hải Beach Resort ngày 16/09. Nắm bắt được nhu cầu của ban lãnh đạo công ty JVPC là nhằm gắn kết, tạo tinh thần làm việc tập thể giữa các nhân viên nên ngoài việc tổ chức hội nghị, Fiditour còn xây dựng một không khí gia đình gần gũi, gắn bó giữa các thành viên của công ty thể hiện qua các trò chơi: Đôi giày vạn dặm, Kỵ sĩ đấu thương, Đường đua xanh – Truy tìm báu vật, Long phụng đạp châu, Bến nước tình yêu, Truy tìm báu vật,…Ngoài ra tour còn tổ chức lễ múa lân để đón khách, mỗi du khách để vào cổng tham gia các trò chơi phải nhảy qua giàn sạp nhịp nhàng đặt trước cổng. Không khí náo nhiệt, gắn bó, vui nhộn như ngày hội không chỉ mang đến cho đòan khách ngày nghỉ sảng khoái mà qua các trò chơi năng động trên sẽ giúp các nhân viên gần gũi, đoàn kết và gắn bó với công ty hơn….Đây cũng là hướng mới của các công ty lớn trong kế hoạch tổ chức kỳ nghỉ kết hợp hội nghị cho nhân viên mình. Và Fiditour không ngừng sáng tạo, cập nhật các trò chơi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.Và một điểm đến cũng rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh loại hình du lịch MICE đó là Bà Rịa – Vũng Tàu. Với những địa phương có nhiều lợi thế và tiềm năng như Bà Rịa – Vũng Tàu, việc phát triển loại hình du lịch MICE là một lối đi mới, mang lại hiệu quả kinh tế. Thứ nhất, về địa bàn, Bà Rịa – Vũng Tàu gần TP. Hồ Chí Minh (cách sân bay Tân Sơn Nhất 130km), giao thông thuận lợi (đường thủy có tàu cánh ngầm, đường bộ có quốc lộ 51 thông thoáng và đường ven biển Bình Châu – Phước Bửu nối liền Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh miền Trung. Thứ hai, bãi biển đẹp, khí hậu trong lành, có nhiều danh lam thắng cảnh… Bà Rịa – Vũng Tàu luôn được các hãng lữ hành chọn đưa vào tour tuyến du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng. Thứ ba, là một trong những vùng đất có thương hiệu về du lịch, Bà Rịa – Vũng Tàu đã hình thành hệ thống khách sạn có qui mô 3 – 4 sao với cơ sở vật chất, phong cách phục vụ và nhiều dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch MICE. , Du lịch MICE có vị trí quan trọng đối với sự phát triển du lịch Bà Rịa -Vũng Tàu không chỉ với tư cách là một loại hình du lịch bổ sung mà còn là thế mạnh của Bà Rịa -Vũng Tàu trong những năm qua, cùng với sự phát triển của du lịch, du lịch MICE ở Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã có sự phát triển đáng ghi nhận. Một số hoạt động hội nghị tư vấn đầu tư, hội thảo khoa học… đã được tổ chức tại Bà Rịa – Vũng Tàu thị trường khách MICE là thị trường rất tiềm năng đối ngành du lịch, được đánh giá là tạo nguồn thu lớn nhờ số lượng khách đông, cùng lúc sử dụng nhiều dịch vụ với mức chi tiêu cao… Hiệu quả của loại hình du lịch MICE có thể gấp chục lần tour du lịch lịch bình thường, nhưng đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ phải có tính chuyên nghiệp, chất lượng sản phẩm cao. Vì đối với khách MICE giá cả không quan trọng bằng chất lượng phục vụ và sự sáng tạo. Một hội thảo mang tên “Định hướng phát triển loại hình du lịch MICE” đã được tổ chức tại khách sạn DIC Star trong khuôn Festival Biển 2006, thu hút hơn một trăm nhà hoạch định chiến lược du lịch tham gia bàn bạc, “mổ xẻ” thực trạng và giải pháp du lịch MICE Bà Rịa – Vũng Tàu. Đến nay, tuy đang ở giai đoạn đầu nhưng việc khai thác du lịch MICE đã được định hình và đã tương đối rõ nét ở các đơn vị kinh doanh du lịch trong tỉnh. Khai thác du lịch MICE là một hướng đi mới trong kinh doanh du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu năm nay. Cụm khách sạn Grand – Palace (TP. Vũng Tàu) vừa được công nhận đạt chuẩn 4 sao xác định đầu tư cho việc phục vụ đối tượng khách công vụ, khách quốc tế, chuyên gia dầu khí, thương gia, khách du lịch cao cấp, từng bước tổ chức và hoàn thiện các dịch vụ khép kín: lưu trú, tiệc, tổ chức sự kiện, du lịch MICE, mở tour liên kết đưa du khách tham quan các địa chỉ du lịch tin cậy, các danh lam thắng cảnh trong tỉnh. ở khách sạn Palace: Liên tục trong 3 năm từ 2004 – 2006, Palace Hotel đã đầu tư cải tạo toàn bộ khu mặt tiền, sảnh đón khách, nâng cấp và trang bị mới các thiết bị trong phòng nghỉ, thiết kế khu nhà hàng (200 – 600 khách), khu phòng họp, hội trường đạt tiêu chuẩn trung tâm hội nghị quốc tế (30 – 600 khách) với hệ thống âm thanh hiện đại, thiết bị micro thu phát phiên dịch không dây 3 thứ tiếng… Gần đây, hàng loạt các hội nghị quan trọng của ngành dầu khí, du lịch, lễ tiếp đón Tổng lãnh sự và chuyên gia kinh tế cấp cao của 10 nước châu Á, châu Âu đến thăm BR – VT cũng đã được tổ chức tại Palace Hotel. Nhờ vậy mà lượng khách đến với Palace Hotel luôn ổn định và có xu hướng tăng ở đối tượng khách cấp cao. Năm 2006, Palace Hotel đón 13.000 lượt khách, trong đó có 7.000 lượt khách quốc tế, 6.000 lượt khách nội địa, tổng doanh thu là 22,1 tỷ đồng. Quý I – 2007, khách sạn đạt 74% công suất buồng phòng, phục vụ 36 hội nghị và 126 tiệc, đạt doanh thu 7,8 tỷ đồng. Trong đó giá trị hàng hoá đạt 3,4 tỷ đồng, phòng nghỉ đạt 3,9 tỷ đồng, dịch vụ khác 500 triệu đồng.Với khách sạn Rex (TP.Vũng Tàu) cũng khẳng định: “Chất lượng và sự tiện dụng là vấn đề hàng đầu trong dịch vụ du lịch MICE. Rex không phải là khách sạn lớn, nhưng luôn luôn đượcchú trọng đến việc tổ chức trọn gói và chu đáo những dịch vụ cao cấp bao gồm: lưu trú, ăn uống, vận chuyển và hướng dẫn viên… cho khách du lịch MICE. Rex có những phòng họp nhỏ 20 – 60 người, với hệ thống thiết bị tiện dụng thu hút các hãng mỹ phẩm, các công ty bảo hiểm, công ty thăm dò, khai dầu khí mở lớp tập huấn, đào tạo, hội thảo chuyên đề. Rex còn liên kết với các đơn vị lữ hành tổ chức các tour tuyến cho du khách tham quan các làng nghề truyền thống, vườn cây ăn trái ở TX Bà Rịa, đi nghỉ dưỡng ở Suối khoáng nóng Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) hoặc đi câu cá, leo núi, tham quan các di tích văn hoá lịch sử ngay tại TP. Vũng Tàu và nhận được sự phản hồi tốt từ phía du khách”. Một số các khách sạn ở Vũng Tàu có tổ chức tốt công tác tiếp thị và cung ứng dịch vụ tốt như: Mỹ Lệ, DIC Star, Cap Saint Jacques, Sammy cũng đang ráo riết vào cuộc với việc tổ chức và khai thác khách du lịch MICE”. Ở Hà Nội cũng bùng nổ du lịch MICE dịp cuối năm2006. Hà Nội (TTXVN) – Vào dịp cuối năm, các đơn đặt hàng các tour du lịch MICE (du lịch kết hợp dự hội nghị, hội thảo và tìm kiếm cơ hội đầu tư) tới tấp được gửi tới các công ty du lịch. Thị trường du lịch MICE Việt Nam năm này được đánh giá là “bùng nổ”, với lượng khách ước tính tăng khoảng 30% so với năm ngoái Bên cạnh đó, phạm vi hoạt động của đoàn MICE này rất rộng ngoài hội nghị chínhcòn có các hoạt động khảo sát, trao đổi tại cơ sở và giao lưu văn hóa cũng như kết hợp tham quan Việt Nam sau hội nghị. “Thành công của hội nghị không chỉ góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nan trong lòng bạn bè quốc tế mà còn là động lực quan trọng đối với Saigontourist trong việc đẩy mạnh phát triển mảng du lịch MICE chuyên nghiệp”. Trước đó cũng đã có các đoàn khách MICE khác của những tập đoàn lớn Nokia, Prudential, Fujitsu… trên thế giới tới Việt Nam. Dự kiến số lượng khách MICE tới Việt Nam ngày càng tăng mạnh trong thời gian tới. Và một điều quan trọng là đầu tư vào du lịch ngày càng tăng, với sự nhộn nhịp của thị trường MICE trong thời gian gần đây các công ty kinh doanh trong ngành du lịch như các hãng lữ hành, hàng không, khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, trung tâm tổ chức hội chợ và triển lãm… đã có những bước liên kết dịch vụ để tạo ra sản phẩm du lịch trọn gói nhằm thúc đẩy loại hình du lịch MICE. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng muốn nắm lấy cơ hội từ lượng khách tiềm năng trên bằng cách đầu tư lớn vào các khu du lịch và nghỉ dưỡng. Hiện tại đang có rất nhiều dự án du lịch trị giá hàng trăm triệu USD đang được thực hiện tại Việt Nam. Có thể kể đến như dự án nâng cấp Đen Giòn Resort lên thành resort 4 sao đầu tiên tại Ninh Thuận, xây dựng khu du lịch Tín Nghĩa tại hồ Tuyền Lâm – Đà Lạt, dự án khu du lịch cù lao Tân Vạn – Đồng Nai. Tổng đầu tư vào các dự án này dự kiến lên đến khoảng 300 triệu USD do công ty Tín Nghĩa làm chủ đầu tư. Loại hình du lịch MICE mang đến nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh du lịch và dịch vụ. Các dự án trên đều có tiềm năng lớn trong việc thu hút du khách và những cá nhân, đơn vị cần đến dịch vụ liên quan, từng dự án sẽ chú trọng vào phục vụ các khách hàng khác nhau. Cùng thời gian tổ chức sự kiện hội nghị APEC, du lịch Việt Nam đón 21 vị lãnh đạo các nền kinh tế dự hội nghị này và đi tour khám phá Việt Nam, 21 du khách đặc biệt này đã mang lại cho du lịch Việt Nam diện mạo mới: Việt Nam đang được thế giới biết đến như một điểm đến an toàn và hấp dẫn hiện nay. Những điểm đến được nhiều vị khách chọn lựa nhất trong hành trình tour là là phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long, thủ đô Hà Nội, Tp.HCM. Sau sự kiện hội nghị APEC, du lịch Việt Nam ồ ạt đón những đoàn khách quốc tế lớn. Trong năm 2006, Việt Nam thu hút hơn 3,6 triệu lượt khách quốc tế. nhu cầu tổ chức thành công hội nghị APEC là một tín hiệu tốt cho du lịch Việt Nam đặc biệt là du lịch MICE .Một số chuyên gia cho rằng du lịch MICE đang hướng về Việt Nam Trong tháng 11 và 12 năm 2006, công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist đón 1500 khách MICE. Nhiều đoàn khách MICE đã chuyển địa điểm tổ chức hội nghị từ Singapore, Thái Lan, Malaysia sang Việt Nam để vừa tổ chức hội nghị vừa tìm hiểu thị trường mới. Saigontourist đón đoàn 100 khách Pháp, 120 khách Hồng Kông, 300 khách Singapore cùng đến TP.HCM để tổ chức hội nghị cuối năm. Theo trung tâm CITE chuyên tour MICE của công ty du lịch Bến Thành, trong tháng 10 và 11 đã đón được đoàn với 2.500 khách Châu Á, Châu Âu đến TP.HCM tăng 50% so với năm 2005. Một hợp đồng đón 1.000 khách khác vào đầu năm 2007. Công ty du lịch Chợ Lớn Tourist trong hai tháng 10 và 11 cũng nhận được hợp đồng đón 1.287 khách Trung Quốc vào TP.HCM để khảo sát thị trường MICE được các công ty trong ngành du lịch trong ngành du lịch Việt Nam khai thác từ nhiều năm nay. Hãng hàng không quốc gia việt Nam (vietnam airlines) và Saigontourist đã phối hợp với khách sạn 5 sao ở Việt nam như New World, Sofitel, Sheraton, Legend và Equatorial hình thành nên câu lạc bộ MICE. Thông qua sự liên kết này, khách sạn đã thu hút đáng kể khách du lịch MICE, chủ yếu là khách ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương. Đây là thị trường rất tốt cho các công ty ngành khách sạn đã khai thác với số lượng khách MICE chiếm khoảng 12% trong tổng lượng khách lưu trú tại khách sạn. Tổ chức các sự kiện MICE nhất là các hội nghị khách hàng hay họp mặt toàn công ty là những chính sách của các công ty và tập đoàn đa quốc gia. Mỗi lần tổ chức, các công ty thường thích thay đổi địa điểm và di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để phục vụ nhu cầu du lịch của những người tham dự. Việt Nam là điểm mà nhiều khách du lịch muốn tham quan, trước hết là vì sự mới mẻ của quốc gia này, khi những quốc gia khác trong khu vực trở nên nhàm chán với họ Khai thác thi trường MICE không chỉ giới hạn ở việc cho thuê phòng ốc để tổ chức các hội nghị mà còn phải biết đáp ứng nhu cầu thưởng thức, mua sắm, tham quan các điểm du lịch.Vì vậy để liên kết thu hút nguồn khách MICE các doanh nghiệp hàng không, lữ hành, khách sạn, khu du lịch quốc tế trên toàn quốc đã cùng phối hợp hoạt động, tạo điều kiện tốt nhất thu hút và giữ chân khách du lịch MICE. Tuy nhiên phát triển MICE không cứ phải trông chờ vào khách du lịch quốc tế mà các công ty cũng cần chú ý đến khách MICE nội địa vì bằng chứng là một số công ty nước ngoài hoạt động ở Việt Nam cũng có nhu cầu tổ chức những hội nghị cho nhân viên kết hợp với du lịch ở các khu vực. Lượng khách đi là rất đông, từ tháng 10 đến nay trung tâm Du lịch dầu khí (SPSC tour) bận rộn với đoàn 140 khách là nhân viên của các siêu thị lớn tại TP.HCM đi thăm quan và học hỏi ._.
Top 6 # Phát Triển Du Lịch Mice Tại Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Phát Triển Du Lịch Mice Tại Việt Nam xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung Phát Triển Du Lịch Mice Tại Việt Nam để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thực Trạng Và Tiềm Năng Phát Triển Của Du Lịch Mice Tại Việt Nam
Xu Hướng Du Lịch MICE Tại Việt Nam
Khi các doanh nghiệp đang “ngập đầu” trong việc kinh doanh, khi những biểu hiện tiêu cực của việc căng thẳng kéo dài đã xuất hiện thì khi đó du lịch MICE là con đường duy nhất, hoàn hảo nhất để cải thiện và giải quyết được cả hai vấn đề này.
Hoạt động tập thể này mang lại niềm vui hứng khởi mới cho nhân viên, là sự khích lệ, kết nối tinh thần nhân viên và củng cố sức mạnh tập thể. Chẳng có loại thuốc Tây thuốc Nam nào mà chưa khỏi được bệnh văn phòng, chỉ có du lịch Mice mới có thể “xốc” lại tinh thần cho bạn mà thôi.
Du Lịch MICE Tại Việt Nam Trên Du Thuyền
Hình thức Du lịch MICE tại Việt Nam lại được yêu thích nhất chính là du lịch nước ngoài bằng du thuyền 5 sao.
Có thể nhắc đến tour du thuyền Disney/ Princess/ Caribean/ Carnival Cruise đi các nước Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Campuchia, Myanmar,…
Hơn 10 năm kinh nghiệm tổ chức thành công nhiều sự kiện thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau: truyền thông, giải trí, ngoại giao với lượng khách lên tới con số 500 người, những con thuyền được chúng tôi chọn lựa như Paradise Peak, Paradise Luxury, Paradise Elegance Hạ Long cung cấp cơ sở vật chất và dịch vụ cao cấp trên cả tuyệt vời.
Thực Trạng Du Lịch MICE Tại Việt Nam
Địa điểm thông thường được lựa chọn cho tổ chức du lịch Mice là các đô thị nghỉ dưỡng lớn có hệ thống khách sạn và cơ sở lưu trú tối tân, sang trọng và đạt chuẩn về nhiều hạng mục.
Bên cạnh đó, các trung tâm mua sắm, hệ thống siêu thị, dịch vụ Spa, resort cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của du khách. Ví dụ: Mũi Né – thiên đường Resort chuẩn 4 – 5 sao.
Hệ thống giao thông là yếu tố quan trọng quyết định sự lựa chọn của khách MICE như có sân bay quốc tế, đường quốc lộ, cầu cảng, các giải pháp ngăn chặn ách tắc giao thông…
Nguồn Nhân Lực
Tất nhiên nếu bạn lựa chọn những khách sạn 5 sao uy tín thì chắc chắn bạn không cần phải lo lắng bất kể một vấn đề gì về phòng họp, sự kiện, ánh sáng, âm thanh,…
Trên thị trường du lịch MICE, bạn có thể tìm và chọn cho mình đơn vị tổ chức sự kiện uy tín tại Việt Nam để giao trách nhiệm thổi hồn vào thông điệp cho sự kiện của bạn. Từ khâu đăng ký, tư vấn, lên ý tưởng, chuẩn bị tài liệu, kịch bản, ẩm thực,… đều được trau chuốt từng ly từng tý nhằm mang đến những trải nghiệm khó quên nhất.
Nằm ở trung tâm của khối kinh tế ASEAN, là đầu mối giao thông quan trọng từ Thaias Bình Dương – Ấn Độ Dương, giữa Châu Úc – Đại Tây Dương nên Việt Nam thường được các đoàn MICE quốc tế lựa chọn là nơi tổ chức hội nghị – hội thảo, hay các sự kiện chính trị, văn hóa thể thao như Hoa Hậu Hoàn Vũ, cuộc thi pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng, hội nghị APEC, chạy đua Marathon quốc tế tại Phan Thiết,…
Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch MICE Tại Việt Nam
Mỗi Điểm Đến – Một Thế Mạnh
Tắm bùn khoáng Tháp Bà – Nha Trang
Bà Nà Hills – đường lên tiên cảnh
Thiên đường Resort đẳng cấp quốc tế – Mũi Né (Phan Thiết)
Không gian kiến trúc Pháp – Đà Lạt
Cơ sở hạ tầng du lịch MICE dành cho những vị khách khó tính nhất tại Đà Nẵng
Dịch vụ hội nghị du thuyền, trò chơi mạo hiểm, du lịch khám phá – Vũng Tàu, Hạ Long
Chương Trình Hấp Dẫn Mới Lạ Cho Khách MICE
Bạn đã bao giờ nghĩ đến hội họp mà lại kết hợp teambuilding chưa. Tổng hợp những trò chơi teambuilding trong nhà sẽ khiến cho những buổi học chuyên môn trở nên dễ chịu và cải thiện khả năng tiếp thu hơn.
Các hoạt động giải trí, nghỉ dưỡng trải nghiệm đầy ấn tượng kết hợp du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng,…
Lợi thế và xu hướng của du lịch MICE tại Việt Nam đang mang lại những ưu điểm tích cực hơn hẳn so với du lịch truyền thống thông thường cho công ty, cho doanh nghiệp. Có thể nói rằng loại hình này khá quen thuộc chỉ là khái niệm MICE tương đối lạ, nhưng để cảm nhận được sự sáng tạo tuyệt đối thì hãy liên hệ với Viet Vision Teambuilding để được tư vấn, hỗ trợ để cho ra đời những chương trình du lịch Mice tuyệt vời.
Địa Điểm Du Lịch Mice Tại Việt Nam
Nếu bạn ở xa như Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, việc đi công tác tại Hà Nội cũng không quá xa lạ phải không nào? Nhưng thay vì những buổi hội họp thong thường, nhàm chán và mệt mỏi thì bạn có thể chọn một resort cao cấp, hay di chuyển ra ngoại thành Hà Nội để tận hưởng bầu không khí trong lành.
Địa Điểm Tổ Chức Du Lịch MICE Tại Hải Phòng
Hải Phòng về mảng du lịch MICE lại có phần nổi trội hơn so với Hà Nội một chút. Bởi nơi đây sở hữu một bãi biển lâu nay vẫn là điểm đến hấp dẫn cho chuyến đi ngắn ngày của người Hà Nội. Biển có thể không trong, cát có thể không trắng nhưng gió biển thì không hề thiếu và chính điều đó làm nên sức hấp dẫn cho Hải Phòng.
Nhiều khách sạn sang trọng, thừa sức để cung cấp cho bạn đầy đủ cơ sở hạ tầng, thiết bị dụng cụ âm thanh ánh sáng cho các buổi hội họp cấp cao, chuyên ngành.
Địa Điểm Tổ Chức Du Lịch MICE Tại Nha Trang
Không dừng lại ở cho thuê phòng ốc, Nha Trang còn đáp ứng được nhu cầu giải trí, mua sắm, và thưởng thức ẩm thực và khám phá đại dương của khách du lịch.
Địa Điểm Tổ Chức Du Lịch MICE Ở Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam
Huế thì đang dần khẳng định mình trước thị trường tổ chức du lịch MICE tại Việt Nam với những đặc trưng riêng biệt mà không nơi nào có được. Không trung tâm mua sắm, không khu vui chơi giải trí lớn, Huế phù hợp với những sự kiện nhỏ, với quy mô không quá lớn và đoàn khách khiêm tốn.
Dựa trên cốt lõi là trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế của cả nước, Huế được lựa chọn là địa điểm tổ chức du lịch MICE thích hợp với các chuyên đề như thuộc về văn hóa, truyền thống.
Đà Nẵng, Quảng Nam
Thật khó để từ chối những chuyến du lịch tại Đà Nẵng, Quảng Nam nói gì là một công đôi việc vừa nghỉ dưỡng tham quan lại vừa có cơ hội phát triển doanh nghiệp của bạn.
Địa Điểm Tổ Chức Du Lịch MICE Tại Đông Nam Bộ
Phan Thiết, Mũi Né
Thiên đường nghỉ dưỡng Phan Thiết, Mũi Né thì khỏi cần phải bàn nhiều, bởi ai ai cũng biết đây là một địa điểm tổ chức du lịch MICE tại Việt Nam lý tưởng nhất bởi bao bọc là thắng cảnh thiên nhiên, cùng vẻ đẹp quyến rũ sang trọng của các resort hạng sang.
Chưa kể hải sản tươi ngon là điểm mạnh của nơi đây. Khách MICE sẽ đập tan những căng thẳng của các bưởi hội họp bằng cách tắm biển, thăm vườn thanh long, mua sắm, tham quan đồi cát bay,… Tối về lại được tham gia gala dinner chuyên nghiệp hay lặng lẽ ngắm thị trấn biển về đêm thường là những việc mà khách của Viet Vision Teambuilding rất yêu thích.
Thành Phố Hồ Chí Minh
Theo thống kê cho đến 2017, có đến 17% du khách đến TP HCM vì mục đích công việc, điều này khẳng định sức hút của điểm đến này đối với khách MICE.
Vừa hội tụ đầy đủ những yếu tố tối thiểu lại đáp ứng cả những dịch vụ toàn diện cho hoạt động du lịch MICE. Hơn 200 phòng hội nghị có quy mô khác nhau được cung cấp bởi các khách sạn lớn từ 3 – 5 sao.
Nằm ở vị trí cuối cùng trên bản đồ địa điểm du lịch MICE tại Việt Nam, Phú Quốc không hề bị lu mờ, mà ngược lại tỏa sáng như chính biệt danh của nó “đảo Ngọc”. Phù hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, Phú Quốc nay cũng hấp dẫn khách MICE bởi số lượng nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn về cơ sở vật chất nhiều vô kể.
Phú Quốc nay còn là nơi thích hợp để tổ chức chương trình Team Building, hoạt động vô cùng bổ ích mà kinh nghiệm tổ chức du lịch MICE gợi ý để bạn có thể làm mới thêm cho chuyến công tác sắp tới của bạn.
Tại Sao Du Lịch Việt Nam Chưa Phát Triển?
Diễn đàn du khách đã nhận được lá thư dài 9 trang của chị Trần Thùy Linh, trợ lý Tổng Lãnh sự quán Đức tại TPHCM. Lá thư đầy tâm huyết với những ý tưởng, đề xuất rất thiết thực để đưa du lịch TPHCM, du lịch VN phát triển. Chúng tôi xin trích đăng lá thư này với mong mỏi TPHCM sẽ nhanh chóng trở thành điểm du lịch lý tưởng trong khu vực.
Hàng loạt lễ hội được tổ chức, nhưng có ai thống kê được số lượng du khách nước ngoài vào VN tăng bao nhiêu qua các sự kiện này? Trong ảnh là lễ hội Nam Giao trong Festival Huế. (Nguồn: vneconomy.com.vn)
Hàng loạt lễ hội, Festival được tổ chức ở các thành phố (TP), nhưng có ai thống kê được số lượng du khách nước ngoài vào VN tăng bao nhiêu qua các sự kiện này? Rồi hội chứng “Năm Du lịch” đang diễn ra ở các địa phương, liệu có phù hợp với thị hiếu du khách nước ngoài mà ta nhắm tới?
Chúng ta đã quảng bá hình ảnh Việt Nam, TPHCM như thế nào? Sự hiện diện của những gian hàng Việt Nam quá bé nhỏ, đơn sơ trong các hội chợ du lịch (DL) tầm cỡ thế giới ở Đức, Anh, Pháp, Mỹ đã mang lại cho ngành DL VN những gì?
Cả một nước VN hơn 80 triệu dân bước vào buổi trình diễn hoành tráng của thế giới với một gian hàng trong góc kẹt (vì năm nào cũng đăng ký trễ), trang trí nghèo nàn và bị xé lẻ vì các DN lữ hành tranh nhau phô “vẻ đẹp” của mình (lý do triền miên: không có tiền thuê nhà thiết kế chuyên nghiệp giỏi, không có tiền trả chi phí mặt bằng, phải chia ra để DN “gánh” bớt!), không có sự kiện nổi bật để thu hút sự chú ý của giới công chúng, báo chí tới VN (lý do cũng hợp lý lắm: thiếu thời gian chuẩn bị, không có nhân sự và thiếu… tiền).
Mặc dù phải ghi nhận rằng sự hiện diện của gian hàng VN có khá hơn qua mỗi năm, nhưng thế giới luôn biến động, những gì chúng ta cần là một bước đột phá trong việc tạo dựng hình ảnh VN. Tôi tin rằng, với những người đã từng tham dự vào những sự kiện như thế, có tâm huyết với ngành du lịch nước nhà, đây là điều đau xót đến nhức nhối. Chúng ta không thể nói là không có tiền để đầu tư cho sự phát triển của ngành. Chúng ta đã hoang phí không đúng chỗ và chưa biết liên kết để phát huy nội lực của nhau.
Ngoài ra một điểm yếu đáng lo ngại, ngày càng có xu hướng gia tăng của DL VN, là tình trạng chất lượng sản phẩm không đồng đều, những cam kết về dịch vụ khi chào bán tour cho khách nước ngoài không được giữ vững, vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, làm ảnh hưởng tới danh tiếng và hình ảnh của điểm đến Việt Nam. Điển hình là tình trạng khan hiếm chỗ trên các chuyến bay, tình hình căng thẳng trong đặt phòng tại các khách sạn, chưa kể là giá cả luôn cao hơn so với các nước trong khu vực….
Đây là một thực tế mà rất nhiều hãng lữ hành lớn của nước ngoài phản ảnh. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định có đưa điểm đến VN vào tour chào bán không. Tôi vô cùng thấm thía logo và slogan mà ngành DLVN chọn cho năm 2006, phản ánh đúng thực trạng và tư duy của DLVN: “The hidden charm” (Vẻ đẹp tiềm ẩn). Nhưng tiềm ẩn tới bao giờ? Tại sao chúng ta lại phải khiêm tốn đến vậy trong kinh doanh? Tất cả những nhận xét ấy vẽ lên một điểm đến nhàn nhạt và mất hút trong những “Độc đáo Singapore”, “Malaysia đích thực châu Á” trong mắt du khách nước ngoài.
Thế mạnh của du lịch VN và TP Hồ Chí Minh:
Tôi không có ý định vẽ nên một bức tranh xám xịt về ngành DL VN. Vạch ra những điểm yếu, nêu ra những chỗ chưa được, thường là dễ dàng hơn là nêu ra cách khắc phục và cụ thể hóa những điều đó. Để có thể đưa ra một số giải pháp nhằm giúp thúc đẩy sự lớn mạnh của DL TPHCM trong khuôn khổ phát triển của ngành DL VN, cần phải nắm được cả những điểm mạnh của cả nước, từng địa phương và ngành du lịch nói chung theo phương châm: ” biết người, biết ta”.
Điều đầu tiên về thế mạnh của du lịch Việt Nam mà hầu như ai cũng nói đến là: phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, bãi biển dài, bề dày văn hóa, con người thân thiện v.v…. Tất cả những nhận xét ấy vẽ lên một điểm đến nhàn nhạt và mất hút trong những “Uniquely Singapore”, “Incredible India”…., trong mắt du khách nước ngoài. Tôi không biết những nhà hoạch định chiến lược du lịch của Tổng Cục DL hoặc Sở DL TPHCM đã có bao giờ thử làm một cuộc tìm hiểu về đề tài ” Hãng/Khách du lịch nước ngoài đánh giá thế nào về thế mạnh của du lịch Việt Nam /TPHCM ?” và so sánh với “Chúng ta đánh giá thế nào về thế mạnh du lịch Việt Nam/TPHCM ?”.
Tôi tin chắc Quý vị sẽ tìm thấy rất nhiều điều thú vị ở đây. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực lữ hành của mình, tôi nhận thấy có khá nhiều khác biệt trong quan điểm và tư duy hoạch định chiến lược ( nguyên nhân xuất pháp từ hai lối tư duy khác nhau, người châu Á thương thiên về tư duy phân tích, còn người Âu thường thiên về tư duy tổng hợp), mà từ đó sẽ có thể dẫn tới những định hướng sai, hoặc chệch hướng trong việc đề ra một chiến lược phát triển cũng như các biện pháp thực hiện.
Theo tôi, phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, trên thế giới có rất nhiều. Bãi biển và các khu nghỉ dưỡng cao cấp, thế giới cũng không thiếu; Nói cho công bằng, ở khu vực Đông nam Á vì nhiều lý do, Việt Nam chưa thể chiếm ưu thế trong cạnh tranh ở mảng thị trường du lịch tắm biển & nghỉ dưỡng. Bề dày văn hóa và việc giữ gìn được bản sắc dân tộc là một điều đáng tự hào, nhưng du khách từ những nơi xa xôi như châu Âu và châu Mỹ có biết tới điều đó chưa và liệu điều đó đã đủ để thu hút khách tới VN chưa? Đã đủ sức thuyết phục để các hãng lữ hành quốc tế xem VN như một điểm đến hấp dẫn bên cạnh hàng ngàn điểm đến khác cũng hấp dẫn?
Vấn đề của chúng ta là phải làm cho du khách biết về những vẻ đẹp đó. Không thể “tiềm ẩn” mà mong phát triển được! Điều gì có thể được coi là nổi bật của VN . Theo ý kiến của riêng tôi, đó chính là con người VN. Hình ảnh VN đã đi khắp thế giới qua cuộc chiến tranh chống Mỹ, và cả thế giới khâm phục những người VN bé nhỏ đã thắng Mỹ ngày nào. Hãy giới thiệu cho họ những con người Việt Nam, xã hội và bản sắc dân tộc Việt Nam, của ngày hôm nay! Cùng với những thế mạnh khác đã nêu ở trên, chúng ta có thể chào những sản phẩm mà chỉ Việt Nam mới có, không đâu có! Tôi xin cụ thể hóa vấn đề này ở mục sản phẩm du lịch.
Thế mạnh tiếp theo của Việt Nam trong giai đoạn này chính là sự chú ý tới Việt Nam của thế giới đã không ngừng tăng lên trong ít nhất 10 năm trở lại đây. Thông qua sự ổn định về chính trị – vô cùng quan trọng trong tình hình phức tạp của thế giới hiện nay, sự phát triển kinh tế và việc giữ vững tốc độ tăng trưởng cùng với những nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại VN, đã thu hút không ít những công ty, tập đoàn Âu Mỹ lớn nhỏ vào VN.
Chính môi trường du lịch thân thiện này ( mà không phải điểm đến nào trong vùng cũng có!) là điều kiện vô cùng thuận lợi cho DL phát triển. Nhiều hãng lữ hành lớn đã “để mắt” tới Việt Nam và sẵn sàng đầu tư lâu dài và vững chắc cho một điểm đến mới trong brochure của họ. Vấn đề đặt ra là: Chúng ta chào bán cho họ cái gì cho xứng với tầm đầu tư của họ ?? Nếu không có sự nỗ lực đồng bộ đã nêu ở trên về phía Việt Nam kết hợp với nỗ lực bán tour của các hãng nứoc ngoài, con số hàng triệu khách DL thật sự ( Không phải những con số mà các báo cáo gần đây thường nêu, bao gồm đủ mọi thành phần nhập cảnh) sẽ mãi chỉ là mơ ước.
Chỉ khi nào chúng ta có những sản phẩm bao hàm ý nghĩa gắn kết chặt chẽ giữa hai thế mạnh trên với các thế mạnh truyền thống của VN như phong cảnh đẹp, bờ biển dài, một nền văn hóa truyền thống mang tính bản địa cao…, cùng với việc đầu tư cho một chiến lược quảng bá hợp lý theo phương châm ” chào bán những gì khách muốn mua, chứ không phải những gì ta có”, thì lúc đó mới có thể hy vọng đứng vững trong cuộc cạnh tranh về sức hút du khách với các nước khác trong vùng.
Đối với TPHCM, theo tôi, thế mạnh nằm ở sức trẻ, khả năng hòa nhập và sự năng động về mọi mặt của TP. Du khách thường bị bất ngờ khi tới TP và ấn tượng về sự khá biệt mà TPHCM mang lại cho họ, khi so sánh với TP khác của VN: Một thành phố hiện đại với bản sắc riêng, đây là khía cạnh mà chúng ta cần khai thác.
Nhưng xin nhớ rằng, chỉ một TPHCM không thể đưa du khách tới quyết định mua tour đi VN và vì vậy, công tác quảng bá DL cho TPHCM chỉ có hiệu quả khi được tiến hành đồng bộ với DL cả nước. Mặt khác, thuần túy về công tác tổ chức: Hầu hết các công ty lữ hành danh tiếng của VN và cả nước ngoài đều đặt tại TPHCM (đây là nội lực rất đáng kể) và sẵn sàng tham gia dưới nhiều hình thức vì sự phát triển của chính họ trong khuôn khổ của sự nghiệp phát triển của ngành DL TP, nếu có sợ hỗ trợ đúng hướng từ phía Sở DL.
Bán gì và cho ai ?- Tạo dấu ấn cho sản phẩm du lịch
Để có thể trình bày một cách thấu đáo về vấn đề này, cần có cả một công trình khoa học. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin đề cập tới một số vấn đề theo tôi là cần thiết trong thực tiễn kinh doanh lữ hành – đồng nghĩa với ý kiến cho một hướng phát triển ngành DL không chỉ của TP HCM:
* Đối tượng khách của chúng ta là ai ? Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản này lại mang rất nhiều ý nghĩa trong việc định hướng chiến lược. Theo tôi: Đối tượng cụ thể trực tiếp của chúng ta là các hãng lữ hành nước ngoài. Đối tượng gián tiếp, hoặc mở rộng hơn mới là khách du lịch nói chung. Trong thực trạng du lịch hiện nay (điều này có thể thay đổi trong tương lai), số du khách tới VN phần lớn đều thông qua các tour/ dịch vụ của các hãng lữ hành quốc tế.
Đây cũng là những khách sẵn sàng chi nhiều tiền hơn, sử dụng các dịch vụ cao cấp hơn là đối tượng khách mà chúng ta quen gọi là du lịch balô. Mỗi hãng lữ hành nước ngoài đều có tiêu chí kinh doanh riêng, nhắm tới những đối tượng khách hàng riêng và chiếm lĩnh những vị trí nhất định trong thị trường du khách của nước đó. Hiểu được điều này, chúng ta sẽ xây dựng được những sản phẩm thích hợp dành cho các đối tượng khách (hãng) thích hợp. Thí dụ : Sản phẩm dành cho các hãng lữ hành Nhật phải khác so với khách Âu, khác với khách Mỹ v.v….
*Tạo sản phẩm DL mới như thế nào?
Ở đây xin không đề cập tới những sản phẩm thuộc nhiều loại hình du lịch đặc thù đã có sẵn của các doanh nghiệp lữ hành VN hiện đang chào bán cho các hãng du lịch quốc tế. Các công ty kinh doanh lữ hành Việt Nam cũng đang gặp nhiều lúng túng trong việc tìm ra những sản phẩm mới mang tính cạnh tranh và đột phá. Chỉ xin phép nêu ra hai đề nghị cơ bản nhất với Sở DL TPHCM- cơ quan quản lý nhà nước- dựa trên những điểm mạnh đã phân tích ở mục 2, như thí dụ cho những biện pháp có thể tiến hành nhằm giúp cho các công ty lữ hành tại TP phát triển sản phẩm du lịch cụ thể :
1. Hầu như ý kiến chung của các doanh nghiệp lữ hành là Sở DL chưa giúp đỡ được nhiều trong việc xây dựng sản phẩm du lịch của họ. Thiết nghĩ việc xây dựng một chương trình/dự án nghiên cứu về tổ chức/hoạt động của ngành du lịch các nước và thị hiếu du khách của một số thị trường trọng điểm ( Thí dụ: Pháp, Nhật, Mỹ, Đức…., do chuyên gia trong và ngoài nước thực hiện), nhằm cung cấp thông tin và đưa ra định hướng cho việc xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp, như là một bộ khung, gợi ý cho các doanh nghiệp lữ hành từ đó sáng tạo những sản phẩm đặc thù riêng của họ là hết sức cần thiết.
Theo thiển ý của tôi , bên cạnh những tour du lịch thiên về danh lam thắng cảnh, hoặc nghỉ dưỡng tại các khu resorts, những sinh hoạt đời thường của người dân thành phố luôn thu hút khách du lịch , nhất là du khách đến từ châu Âu:
Thí dụ : Nội dung “Con người VN/TPHCM”: có thể tổ chức những cuộc tiếp xúc, gặp gỡ theo các đề tài/lĩnh vực mà khách /hãng nước ngoài quan tâm: như tiếp xúc với giới trẻ, sinh viên các trường đại học /tại nhà văn hóa Thanh niên… để tìm hiểu về cuộc sống lớp trẻ hiện nay, tổ chức những chương trình Home-stay, cả ở TP HCM và các địa phương khác, qua đó tìm hiểu phong tục tập quán của người Việt ở các vùng…, tổ chức thường kỳ những buổi nói chuyện chuyên đề về văn hóa, phong tục, con người,kinh tế, quan hệ song phương giữa nước đó với VN và TPHCM…. do những chuyên gia đảm trách, tiếp xúc với những nhân vật nổi tiếng của các lãnh vực khác nhau v.v…. (Tôi tin rằng những đề tài này không chỉ hấp dẫn khách du lịch nước ngoài , mà còn có thể nhắm tới khách VN và nhiều tầng lớp khác tại TP); hỗ trợ những người có tâm huyết với văn hóa VN (như nhà thiết kế Sĩ Hoàng với quán Trà Điểm của một thời, Sân khấu thử nghiệnm TP, tạo dựng một sân khấu Fashion-Show, áo dài….), mở rộng ý tưởng của họ với qui mô lớn hơn và giới thiệu rộng rãi tới du khách hơn….
Hoặc : Nội dung “Thành phố HCM trong mắt du khách” : Mạn đàm về TP HCM – giữa khách và chủ nhà. Cần qui hoạch lại lộâ trình tour cyclo, sớm hoàn thành dự án phố đi bộ, đa dạng hóa các hình thức tham quan TP ( city tour ) bằng nhiều phương tiện, tổ chức tuyến đường sông Sài Gòn, xe thổ mộ chạy ở vùng ven, giới thiệu các làng nghề gốm, sơn mài ở Bình Dương, tre ở Củ Chi ( liên kết đầu tư phát triển làng nghề)….. Xây dựng tour 1 ngày cho du khách tham gia vào hoạt động của một gia đình VN ở thành phố ( với những hoạt động đặc thù của thị dân) , ở vùng ngoại ô (với đặc thù của nông thôn, cấy lúa, trồng rau, hoa, cây ăn trái, cần đầu tư vào một số vườn cây ăn trái, thí dụ ở Hóc Môn, Củ Chi )v.v…
Tất cả những điều này đều tạo ra những điểm nhấn, sự kiện ( Highlights) hết sức khó quên cho chuyến đi của du khách tới TPHCM. Ở các địa phương khác, có thể áp dụng những mô hình khác, tùy theo đặc thù về nhiều mặt của địa phương đó.
Một vài công ty cũng đã có những tour mang sắc thái tương tự, nhưng cũng chỉ nhằm phục vụ cho một đối tượng khách nhất định, chưa được quảng bá rộng rãi thiếu tính đồng bộ và nhất là thiếu tính liên kết nên những sản phẩm này rất manh mún và có vòng đời rất ngắn. Ở đây vai trò nhạc trưởng của Tổng cục hoặc Sở DL là rất cần thiết.
2. Để có thể thực thi tất cả các chương trình/ dự án nhằm phát triển du lịch nói chung và xây dựng sản phẩm du lịch nói riêng, yếu tố nhân sự phải được đặt lên hàng đầu.
– Đầu tư cho lực lượng Hướng dẫn viên cần phải được ưu tiên, vì họ là bộ mặt và người đại diện cho VN và là ” sản phẩm” đầu tiên, gây ấn tượng đầu tiên đối với du khách. Muốn có sản phẩm tốt thì phải có đầu tư, mà hiện giờ tình trạng chất lượng hướng dẫn viên hết sức không đồng bộ. Cần mở các khóa đào tạo chất lượng cao ( với sự tham gia của chuyên gia DL trong và ngoài nước) và thường xuyên, trong mùa thấp điểm ( từ tháng 5 tới tháng 9 hàng năm) về nhiều đề tài, dành cho HDV. Sở Du lịch nên đứng ra làm đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành và các cơ sở đào tạo để kịp thời có nguồn bổ sung HDV chất lượng tốt và ngoại ngữ giỏi, nhất là đối với các thứ tiếng hiếm, nhưng nhu cầu ngày càng tăng như Nhật, Đức, Hàn.
3.Bán như thế nào ?- Một số đề nghị cho công tác quảng bá DL và hỗ trợ kinh doanh cho các công ty lữ hành TP HCM
Sau khi đã xác định rõ mục tiêu, xác định thị trường trọng điểm, định hình chiến lược phát triển, củng cố sản phẩm thì vấn đề đặt ra là làm sao để kinh doanh thành công với sản phẩm đó ? Xin không đề cập tới chính sách kinh doanh của từng đơn vị lữ hành, chỉ xin nêu một vài đề nghị về biện pháp hỗ trợ kinh doanh của Sở DL với chức năng quản lý nhà nước:
1.Cải tiến việc tham gia Hội chợ Quốc tế
Như đã phân tích, một gian hàng VN hiện diện ở Hội chợ quốc tế phải là sự hiện diện của cả nước VN, chứ không phải của một vài đơn vị riêng lẻ hoặc một vài địa phương. Muốn đột phá và tạo dựng hình ảnh mới, cần đầu tư đúng mức về mọi mặt, cần có sự tham gia của một công ty chuyên về tư vấn du lịch có uy tín. Vì vậy, thực ra vấn đề ở đây là vai trò của Tổng cục Du Lịch, chứ không chỉ của riêng Sở Du lịch TPHCM.
2.Tăng cường công tác xúc tiến du lịch
+ Tổ chức Seminar, hội thảo, hội chợ du lịch : cần chú ý tới việc mời đúng đối tượng (hãng lữ hành nước ngoài) tham gia, qua nhiều kênh ( ngoại giao, báo chí nước ngoài, các doanh nghiệp lữ hành trong nước, các cơ quan chức năng về du lịch của các thị trường trọng điểm…)
– Xúc tiến tại nước ngoài thông qua các hoạt động tại các thị trường trọng điểm: Đương nhiên, các hoạt động này không thể thiếu vai trò quan trọng của Tổng cục DL và các cơ quan khác. Đơn cử một vài hoạt động chi phí thấp hoặc có thể chia sẻ chi phí:
+ Tổ chức cho doanh nghiệp du lịch VN, tiếp xúc và tìm hiểu bộ máy hoạt động du lịch tại nước ngoài và tiếp xúc trực tiếp với các hãng lữ hành thông qua các buổi Match-making tại VN hoặc tại nước ngoài, nơi mà các doanh nghiệp TPHCM đều có cơ hội trình bày sản phẩm của mình ( Việc này, tốt nhất là thông qua sự hỗ trợ của cơ quan ngoại giao VN tại nước sở tại, hoặc cơ quan ngoại giao của nứơc đó tại VN).
+ Phối hợp cùng cơ quan quản lý về DL hoặc chọn một số đối tác lớn thuộc thị trường trọng điểm, có nhiều đại lý và văn phòng du lịch để tổ chức các Road-Shows dành cho những nhân viên trực tiếp bán tour của họ; hoặc tổ chức những đêm VN ( dạng đơn giản, bao gồm Slide-Shows, giới thiệu sản phẩm, trả lời câu hỏi…) tại các thành phố lớn thuộc thị trường trọng điểm với sự tham gia của các hãng lữ hành địa phương v.v…..
+ Tổ chức các đoàn Fam trip cho báo chí nước ngoài ( với sự hỗ trợ của VNAirlines và doanh nghiệp lữ hành trong nứơc)
+ Chọn và mời một vài nhân vật nổi tiếng từ các thị trường trọng điểm tới du lịch VN, gắn liền với chiến dịch PR ( báo chí, làm phim….) để gây sự chú ý của công chúng tại thị trường đó. Có thể liên kết với một hãng lữ hành nước ngoài, hàng không v.v… để chia sẻ chi phí
+ Nâng cao vai trò đại diện của văn phòng đại diện du lịch VN tại ở nước ngoài và kiến nghị Tổng cục du lịch lập Văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm còn thiếu…
Bạn đang xem chủ đề Phát Triển Du Lịch Mice Tại Việt Nam trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!