Phát Triển Du Lịch Tỉnh Quảng Ngãi
--- Bài mới hơn ---
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Trần Công Huy
QUYÊT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN (Bản sao)
KIỂM DUYỆT HÌNH THỨC LUẬN VĂN
Diễn nghĩa
Khu du lịch
Thành phố
Nhà xuất bản
Du lịch
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Ủy ban nhân dân
Văn hóa – Thể thao – Du lịch
Tổ chức lao động quốc tế
Tổng sản phẩm quốc nội
Hỗ trợ phát triển chính thức
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Tên bảng
39
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình
Trang
2.1.
Đồ thị thể hiện cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Quảng
Ngãi phân theo hoạt động giai đoạn 2011 – 2022
49
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, du lịch đã và đang là ngành kinh tế
mũi nhọn, ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị,
xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường. Du lịch góp phần vào việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu cho ngân sách quốc gia, thu hút vốn
đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chổ. Trong quá trình hội nhập quốc tế, du
lịch xác lập và nâng cao vai trò, vị thế hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế,
góp phần vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện đường lối đối
ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước.
Quảng Ngãi nằm ở trung tâm hai miền Bắc – Nam của đất nước, trong
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam và dọc theo hành lang kinh tế
Đông – Tây, có đường giao thông thuận tiện và có truyền thống văn hóa đặc
trưng…là những điều kiện thuận lợi giúp Quảng Ngãi phát huy tiềm năng du
lịch của mình.
Tiềm năng du lịch của Quảng Ngãi khá phong phú trải khắp các địa bàn
vùng núi, vùng biển và trung du. Với lợi thế có hơn trăm km bờ biển, có cảng
nước sâu Dung Quất, cảng Sa Kỳ, nhiều khu du lịch (KDL) biển nổi tiếng như
KDL Mỹ Khê (TP.Quảng Ngãi), Sa Huỳnh (Đức Phổ); KDL sinh thái Vạn
Tường (Bình Sơn); KDL đảo Lý Sơn (Lý Sơn); KDL Thiên Đàng…đang hấp
dẫn các nhà đầu tư và khách du lịch. Vùng núi Quảng Ngãi có Quần thể di
tích theo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm (Đức Phổ – Ba Tơ), KDL nghỉ dưỡng
sinh thái Cà Đam, Hồ Nước Trong (Trà Bồng, Tây Trà), Thác Trắng (Minh
Long), Cà Đú (Trà Bồng), Du lịch nước nóng Nghĩa Thuận (Tư Nghĩa), nước
nóng Thạch Trụ (Mộ Đức). Các điểm di tích lịch sử văn hóa như Sơn Mỹ, Ba
Gia, Vạn Tường, di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, Óc Eo. Quảng Ngãi có nhiều danh
thắng nổi tiếng như: Thạch Ky điếu tẩu, Vu Sơn lộc trường, Vân Phong túc
vũ, Liên Trì dục nguyệt, Cổ Lũy cô thôn, Hà Nhai vãn độ, Thạch Bích tà
dương, La Hà thạch trận, An Hải sa bàn, Thiên Bút phê vân, Long Đầu hý
thủy, Thiên Ấn Niêm hà …
Vùng đất này còn có nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm
đặc trưng như dệt chiếu, đúc đồng, rén sắt, dệt thổ cẩm của người H’re, Kor,
K’dong; nhiều lễ hội đặc trưng của vùng biển như Lễ khao lề thế lính Hoàng
Sa, cầu ngư, đua thuyền, cúng cá ông…
Những năm gần đây du lịch Quảng Ngãi đã có những bước phát triển và
đạt được nhiều thành quả. Tuy nhiên, ngành du lịch Quảng Ngãi cũng đang
tồn tại rất nhiều hạn chế và yếu kém. Trong số đó, nhiều tiềm năng du lịch
còn chưa được khai thác, môi trường ô nhiễm, phát triển thiếu tính bền vững,
các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn; hệ thống cơ sở hạ tầng chưa
tạo điều kiện tiếp cận tài nguyên; hoạt động du lịch ở nhiều nơi còn nghiệp
dư, không hấp dẫn du khách; hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội mang lại
chưa cao, chưa toàn diện…
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Phát
triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi” cho luận văn thạc sĩ của mình. Hy vọng rằng,
việc thực hiện đề tài sẽ giúp tác giả làm rõ được thực trạng phát triển du lịch
tỉnh Quảng Ngãi những năm qua và tìm được những giải pháp cần thiết góp
phần thúc đẩy du lịch Quảng Ngãi không ngừng phát triển.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Dựa vào lý luận về phát triển du lịch của một điểm đến du lịch, đề tài
nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi làm cơ
sở để đưa ra những giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi.
2.2.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
– Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển một điểm đến du lịch.
– Phân tích thực trạng và xác định nguyên nhân thwực trạng phát triển du lịch
tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua.
hành của doanh nghiệp lữ hành cũng như cung cấp các chỉ tiêu đánh giá hoạt
động kinh doanh du lịch.
– Bộ Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch (2011), “Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2022, tầm nhìn đến năm 2030″. Bao gồm những nội dung quan
trọng như: Đến năm 2022 du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
phát triển sản phẩm du lịch; phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát triển
thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch; đầu tư và chính sách
phát triển du lịch; hợp tác quốc tế về du lịch; quản lý nhà nước về du lịch và
các chương trình hành động.
– Hà Văn Siêu (2011), “Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
đối với du lịch Việt Nam bước sang thập kỷ tới 2011 – 2022″. Website viện
nghiên cứu và phát triển du lịch ngày 17/10/2011. Bài báo cho biết, mặt dù có
những vấn đề không còn đúng trong bối cảnh hiện nay nhưng bài viết cũng đã
cho chúng ta nhìn nhận được cơ hội thách thức điểm mạnh, điểm yếu của
ngành du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
– Hà Văn Siêu (2011), “Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch biển đảo ở
Quảng Ngãi và các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung bộ”, Website của Viện
nghiên cứu phát triển du lịch ngày 08/06/2011. Bài viết khái quát tiềm năng du
lịch biển, đảo vùng duyên hải Nam Trung bộ; thực trạng phát triển du lịch biển,
đảo ở Quãng Ngãi và các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ; đánh giá điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch biển, đảo các tỉnh duyên hải
Nam Trung bộ. Ngoài ra bài viết cũng đưa ra các giải pháp phát triển bền vững
du lịch biển đảo Quảng Ngãi và các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ.
– Lê Văn Minh (2015), “Xu hướng phát triển thị trường khách du lịch quốc tế
và sản phẩm du lịch của Việt Nam”, Website Viện nghiên cứu và phát triển du
lịch. Bài viết đề cập tới thực trạng về thị trường và sản phẩm của du lịch Việt
Nam hiện nay, đánh giá cụ thể, chi tiết thị trường khách quốc tế của du lịch
Việt Nam trong thời gian qua về phương tiện du lịch, mục đích chuyến đi…
Từ đó đề ra xu hướng phát triển cho thị trường khách quốc tế và sản phẩm du
lịch của Việt nam.
– Lê Văn Sáu (2012), “Phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh khủng hoảng
tài chính công và suy thoái kinh tế ở Châu Âu hiện nay”, Website của Đại học
Văn Hóa Hà Nội. Bài viết đề cập tới những ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế đến phát triển du lịch. Cụ thể, khách lẻ sẽ thắt chặt
chi tiêu, cắt giảm chi phí giảm bớt việc đi lại du lịch gây ảnh hưởng tới thu
nhập của các doanh nghiệp. Do đó, tác giả đã đề xuất đưa ra các giải pháp giải
quyết tình hình này như “hòa để tiến”, giảm giá các tour du lịch, tăng mối liên
kết giữa các điểm các khu du lịch để du khách có them nhiều sự lựa chọn…
– Đỗ Cẩm Thơ (2015), “Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch một số nước
trong khu vực và trên thế giới”, Website Viện nghiên cứu và phát triển du lịch.
Bài viết cho thấy sự thay đổi theo thời gian của phương pháp luận về sản phẩm
du lịch, cho thấy xu hướng cải tiến sản phẩm du lịch theo khuynh hướng tiêu
dung hiện đại. Đưa ra các ví dụ cụ thể để chứng minh cho các lập luận nêu trên
từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch Việt Nam.
– Đỗ Hồng Thuận (2013), “Phát triển du lịch bền vững – Đâu là giải pháp cho
Việt Nam”, Website chúng tôi Bài viết đề cập tới khái niệm du lịch
bền vững và lí giải cho việc tại sao cần phải phát triển bền vững qua đó cho ta
thấy được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững trong chính sách
phát triển bền vững của quốc gia cũng như khu vực. Ngoài ra, bài viết còn đề
cập tới thực trạng phát triển du lịch ở Việt Nam và lí giải nguyên nhân khó
khăn trong việc thực hiện phát triển du lịch bền cững ở Việt Nam.
– Hữu Đức (biên dịch) và Quế Tâm (hiệu đính) (2003) “Tiếp thị địa phương”,
Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbringt. Tài liệu đã định hình cho người
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của du lịch, điểm đến du lịch
a. Khái niệm du lịch
Mặc dù doạt động du lịch đã xuất hiện rất lâu và phát triển với tốc độ
nhanh, song cho đến ngày nay khái niệm du lịch vẫn chưa có sự thống nhất.
Năm 1881, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên được xuất hiện ở nước Anh:
“Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc
hành trình với mục đích giải trí”. Năm 1930, Clusmam – người Thụy Sỹ cho
rằng “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm
mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”.
Tháng 6 năm 1991, tại Otawa (Canada) diễn ra Hội nghị Quốc tế về
thống kê Du lịch cũng đưa ra định nghĩa. “Du lịch là hoạt động của con người
đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của
mình), trong một khoảng thời gian ít hơn đã được các tổ chức du lịch quy
định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động
kiếm tiền trong phạm vi vùng đến thăm”.
Theo Luật du lịch Việt Nam thì “Du lịch là một hoạt động của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan,
giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Khác với các quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách khoa
toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai
phần riêng biệt.
Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là
một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú
với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
công trình văn hóa, nghệ thuật…
Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh
doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên
nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình
yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về
mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn: có thể
coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa tại chỗ.
Trong khuôn khổ luận văn này, khái niệm du lịch được hiểu theo nghĩa
thứ hai của Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tức là xem xét du lịch dưới
góc độ một ngành kinh tế.
a. Đặc điểm của du lịch
+ Du lịch là ngành phụ thuộc vào tài nguyên du lịch.
+ Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa
dạng của khách du lịch
+ Du lịch ngoài kinh doanh dịch vụ ra còn phải đảm bảo nhu cầu về an
ninh, chính trị và trật tự xã hội cho du khách, cho địa phương và cho các quốc
gia tiếp nhận du khách.
+ Ngành du lịch là ngành dịch vụ nên việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc
rất nhiều vào các yếu tố chủ quan và khách quan.
+ Ngành du lịch mang tính thời vụ. Do đó, ảnh hưởng rất lớn tới việc sử
dụng lao động. Đây là bài toán khó cho các nhà quản lý.
+ Du lịch có thể làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến tài nguyên
của đất nước do khai thác không hợp lý, làm phát sinh các xáo trộn hoặc xóa
mòn các giá trị văn hóa truyền thống…
Với các đặc điểm trên thì du lịch là ngành đặc biệt có nhiều đặc điểm và
tính chất pha trộn vào nhau tạo thành một tổng thể phức tạp vừa mang đặc
điểm của ngành kinh tế vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế xã hội.
b. Các loại hình du lịch
Loại hình du lịch có thể được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch
có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động
cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì
chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được
xếp chung theo một mức giá bán nào đó.
Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tùy thuộc
tiêu chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia
các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản sau đây:
– Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi
+ Du lịch quốc tế:
Bản thân du lịch quốc tế được phân thành: Du lịch quốc tế chủ động và
du lịch quốc tế thụ động.
+ Du lịch nội địa
– Căn cứ vào loại hình lưu trú
+ DL ở trong khách sạn (Hotel)
+ DL ở khách sạn ven đường (Motel): Khách sạn ở bên lề những chặn
đường dài cho khách du lịch đi bằng ô tô.
+ DL ở liều trại (Camping)
+ DL ở làng du lịch (Tourism Village)
– Căn cứ vào thời gian chuyến đi
+ DL dài ngày
+ DL ngắn ngày
– Căn cứ vào mục đích chuyến đi
+ DL chữa bệnh
+ DL nghỉ ngơi giải trí
+ DL thể thao
+ DL văn hóa
+ DL công vụ
+ DL sinh thái
+ DL tôn giáo
+ DL thăm hỏi, du lịch quê hương
+ DL quá cảnh …
– Căn cứ vào đối tượng đi du lịch
+ DL thanh thiếu niên
+ DL dành cho những người cao tuổi
+ DL phụ nữ, gia đình …
– Căn cứ vào phương tiện vận chuyển KDL
+ DL bằng máy bay
+ DL bằng ô tô, xe máy
+ DL bằng tàu hỏa
+ DL tàu biển
+ DL bằng thuyền, ghe …
– Căn cứ vào cách thức tổ chức chuyến đi
+ DL theo đoàn
+ DL cá nhân
– Căn cư vào vị trí địa lý nơi đến DL
+ DL nghỉ núi
+ DL nghỉ biển, sông hồ
+ DL đồng quê
+ DL thành phố …
Trong các chuyến đi du lịch người ta thường kết hợp một số loại hình du
lịch với nhau.
c. Điểm đến du lịch
Trong tiếng Anh từ “Tourist Destination” được dịch ra tiếng Việt là điểm
đến du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO), đã đưa ra quan niệm về
điểm đến du lịch (Tourist Destination): “Điểm đến du lịch là vùng không gian
địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch,
các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành
Tại điểm đến du lịch, có nhiều sản phẩm của các ngành nghề cung cấp
không chỉ cho du khách mà còn cung cấp cho cộng đồng dân cư địa phương. Đối
với khách du lịch, đó là các dịch vụ như: lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, vận
chuyển …; đối với cộng đồng dân cư địa phương đó là các hàng hóa về lương
thực, thực phẩm, sinh hoạt và các loại dịch vụ như: chữa bệnh, giải trí …
– Điểm đến du lịch chịu sự tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động du lịch.
+ Những yếu tố khách quan: Đó là thời tiết, khí hậu, dịch bệnh …
+ Những yếu tố chủ quan: Đó là việc đảm bảo an ninh, an toàn cho
khách du lịch tại điểm đến du lịch …
1.1.2. Sản phẩm du lịch
a. Khái niệm sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được
tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc
sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một
vùng hay một quốc gia nào đó.
b. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch
Xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình du
lịch thì chúng ta có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo
các nhóm cơ bản sau:
Dịch vụ vận chuyển;
Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn, thức uống;
Dịch vụ tham quan, giải trí;
Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm;
Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch
c. Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật
thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80% 90% về mặt giá trị), hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ.
Do vậy, việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn, vì
thường mang tính chủ quan và phần lớn không phụ thuộc vào người kinh
doanh mà phụ thuộc vào khách du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch được
xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về
chất lượng của khách du lịch.
Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch.
Do vậy, sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được. Trên thực tế,
không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách
du lịch phải đến với nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu của mình
thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch.
Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm du lịch trùng nhau
về không gian và thời gian, chúng không thể cất đi, tồn kho như các hàng hóa
thông thường khác.
Do vậy, để tạo sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là rất khó khăn.
Việc thu hút khách du lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm du lịch là vấn đề vô cùng
quan trọng đối với các nhà kinh doanh du lịch.
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không diễn ra điều đặn, mà có
thể chỉ tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm
ở bộ phận nhà hàng), trong tuần (đối với sản phẩm của thể loại du lịch cuối
tuần), trong năm (đối với sản phẩm của một số loại hình du lịch như: du lịch
nghỉ biển, du lịch nghỉ núi …).
1.1.3. Ý nghĩa kinh tế, xã hội của việc phát triển du lịch
a. Về mặt kinh tế
+ Phát triển du lịch thực hiện xuất khẩu “vô hình” với hiệu quả kinh tế
cao các giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa thông qua việc thu hút khách đến
tham quan du lịch và thưởng thức các giá trị đó.
Các giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa vật
thể và giá trị văn hóa phi vật thể là tài sản quốc gia, của địa phương và của
cộng đồng cần được gìn giữ không chỉ cho thế hệ mai sau mà cho cả toàn
nhân loại. Những giá trị này không thể mang ra thị trường bán được mà chỉ có
thể thu hút khách du lịch đến tham quan chiêm ngưỡng. Sau khi khách tham
quan và cảm thụ các giá trị văn hóa và thiên nhiên này không mất đi, mà ngày
càng được tôn tạo và gìn giữ tốt hơn. Nguồn thu từ vé tham quan bằng ngoại
tệ gọi là “xuất khẩu vô hình”.
+ Du lịch thực hiện “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm của các ngành
(nông nghiệp, công nghiệp …) và các giá trị văn hóa mang tính vật thể từ văn
hóa ẩm thực đến việc mua sắm các vật lưu niệm và hàng hóa mang tính dân
tộc.
Khách du lịch nước ngoài đến tham quan và du lịch họ tiêu thụ một số
lượng lớn hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước và thanh toán bằng ngoại
tệ. Đây là một hình thức xuất khẩu, nhưng là xuất khẩu tại chổ với hiệu quả
kinh tế cao.
+ Du lịch gửi công dân ra nước ngoài du lịch gọi là nhập khẩu dịch vụ,
nhưng có tác động mạnh mẽ đến việc sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm. Những người đi du lịch hõ sẽ đem về những kinh nghiệm
làm ăn, buôn bán, những thông tin về thị trường và thúc đẩy sản xuất kinh
doanh phát triển.
+ Du lịch nội địa thực hiện tái phân chia nguồn thu nhập giữa các địa
phương, giữa các tầng lớp dân cư và làm tăng giá trị của hàng hóa. Khách du
lịch nội địa đem tiền kiếm được từ một địa phương này sang địa phương khác
tiêu dùng, như vậy địa phương đón khách sẽ có thu nhập và dân cư ở địa
phương này cũng có thu nhập từ việc bán hàng hóa, dịch vụ cho khách. Hàng
hóa và dịch vụ này nếu bán cho cư dân của địa phương thì giá sẽ rẻ, nhưng
khi bán cho khách du lịch tại các khách sạn, nhà hàng giá sẽ cao hơn dẫn đến
làm gia tăng giá trị của hàng hóa và dịch vụ.
+ Phát triển du lịch tạo ra môi trường xúc tiến đầu tư, kinh doanh và mở
cửa ra bên ngoài. Thông qua du lịch thúc đẩy việc giao lưu giữa con người và
con người để trao đổi kinh nghiệm.
+ Phát triển du lịch là động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong
nền kinh tế phát triển thông qua việc tạo ra một thị trường tiêu thụ sản phẩm
cho các ngành.
+ Phát triển du lịch là động lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nền
kinh tế quốc dân từ nông nghiệp, công nghiệp chuyển sang dịch vụ.
+ Phát triển du lịch nhằm khôi phục và phát triển các nghề thủ công, mỹ
nghệ truyền thống, các làng nghề với mục đích cho khách du lịch tham quan
và tìm hiểu cũng như mua những sản phẩm này.
b. Về mặt xã hội
+ Du lịch góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương.
Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành,
liên vùng và xã hội hóa cao, du lịch phát triển sẽ tạo công ăn việc làm cho lao
động nông thôn mà không cần phải đào tạo công phu, từ đó từng bước góp
phần nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tiếp tục phát
triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề:
tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn.
Từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng
tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh hiện đại phù hợp với sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Một thực tế nữa là, ở nước ta trên ¾ số các khu di tích văn hóa, lịch sử,
khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của đất nước đều nằm tại các vùng nông
thôn, miền núi và vùng hải đảo. Song thu nhập từ du lịch mới tập trung chủ
+ Du lịch làm tăng tầm hiểu biết chung về văn hóa – xã hội, thúc đẩy
giao lưu văn hóa giữa các địa phương, các quốc gia, dân tộc.
Du lịch nội địa và quốc tế đến nay là một trong những phương tiện hàng
đầu để trao đổi văn hóa, tạo cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm. Du
lịch ngày càng được thừa nhận rộng rãi, là một động lực tích cực cho việc bảo
vệ di sản thiên nhiên văn hóa. Du lịch có thể nắm bắt các đặc trưng về kinh tế
của di sản và sử dụng chúng vào việc bảo vệ bằng cách gây quỹ, giáo dục
cộng đồng và tác động đến chính sách. Đây là một bộ phận chủ yếu của nhiều
nền kinh tế quốc gia và khu vực, và có thể là một nhân tố quan trọng trong
phát triển khi được quản lý hữu hiệu.
Du lịch cũng tác động trở lại văn hóa thông qua việc xây dựng và cải tạo
môi trường văn hóa, xã hội, làm cho môi trường này khởi sắc, tươi mới, làm
cho các hoạt động văn hóa năng động và linh hoạt hơn trong cơ chế thị
trường. Hoạt động du lịch góp phần khơi dậy các tiềm năng văn hóa giàu có
và phong phú đang còn ẩn chứa khắp nơi để cả xã hội chiêm ngưỡng, thưởng
thức cái đẹp, không để cái đẹp ấy bị che phủ, mai một và lãng quên. Nhờ có
du lịch, hàng năm trung bình từ hai đến ba triệu du khách quốc tế đến nước ta
tham quan, họ được hiểu sâu về đất nước, con người Việt Nam, được tận mắt
chứng kiến sự thay da đổi thịt tươi mới và tốt đẹp đang diễn ra hàng ngày,
hàng giờ trong đời sống xã hội Việt Nam.
c. Một số tác động tiêu cực do du lịch gây ra
+ Phát triển du lịch quốc tế thụ động quá tải dẫn đến việc làm mất thăng
bằng cán cân thanh toán quốc tế, gây áp lực cho lạm phát.
Khác với du lịch quốc tế chủ động, du lịch quốc tế thụ động là một hình
thức nhập khẩu đối với đất nước có khách đi ra nước ngoài. Cái mà họ nhận
được đó chính là các “lợi ích vô hình” như nâng cao hiểu biết, học hỏi kỹ
thuật mới, củng cố sức khỏe… của người dân. Nhưng nếu đi với mục đích
+ Du lịch làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến tài nguyên của đất
nước do khai thác quá mức hoặc không hợp lý.
Một mặt, du lịch mang lại nguồn ngoại tệ và tạo ra nhiều việc làm cho
người lao động, trong đó có những công việc không đòi hỏi trình độ học vấn
hay trình độ chuyên môn cao và đa phần ở các vùng sâu vùng xa nơi người
lao động địa phương vốn rất khó tìm việc làm. Mặt khác, du lịch phát triển
nhanh nhưng quản lý yếu kém sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như:
Sức chứa của nhiều địa bàn du lịch đã quá tải. Ô nhiễm nước và không
khí do nước thải, tràn dầu, do chất thải, khí thải của phương tiện vận tải như
tàu thuyền, ô tô, xe máy, nuôi trồng thủy sản. Từ đó đã ảnh hưởng tới tính đa
dạng sinh học. Phá hủy nơi cư trú (trên mặt đất hoặc biển) do giải phóng mặt
bằng hoặc quy hoạch xây dựng hạ tầng, cơ sở dịch vụ du lịch. Xáo trộn cuộc
sống hoang dã hủy hoại thực vật do đi lại và phương tiện. Săn bắt động vật,
khai thác san hô làm đồ lưu niệm, phá hủy nơi sinh sản do dung các phương
tiện đánh bắt mang tính hủy diệt.
+ Du lịch gây ra một số tệ nạn xã hội do kinh doanh các loại hình không
lành mạnh.
Bên cạnh những tác động tích cực làm tăng tầm hiểu biết và ý thức con
người đối với nền văn hóa, một số nhân tố tiêu cực đã làm xấu đi bộ mặt của
ngành nghề, gây ra những ấn tượng không tốt. Đó là việc tranh dành, lôi kéo
khách hay những hoạt động buôn bán tại các lễ hội, các hình thức vui chơi có
thưởng với mục đích lừa đảo hay kinh doanh các loại hình không lành mạnh
trong nhà hàng khách sạn…
1.2.
HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CỦA MỘT ĐIỂM ĐẾN
Phát triển du lịch là một trong những nội dung quan trọng trong phát triển kinh
tế, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Phát
--- Bài cũ hơn ---