Top 10 # Phát Triển Du Lịch Thừa Thiên Huế Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Thừa Thiên Huế Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững

Huế được biết đến với vẻ đẹp mộng mơ

Một năm nhiều bứt phá

Ngay từ đầu năm, tỉnh đã thành lập Hội đồng Tư vấn du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế với sự quy tụ của nhiều nhà quản lý cấp cao, nhà đầu tư và chuyên gia trong ngành du lịch ở trong nước và quốc tế để tư vấn, đề xuất các chính sách vĩ mô, các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch, phát hiện, thẩm định các vấn đề mà ngành Du lịch đang phải đối mặt để đề xuất các giải pháp phù hợp và khả thi nhằm đưa Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Và vào những ngày cuối năm 2018, Thừa Thiên Huế lại đón nhận tin vui: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia (KDLQG) Lăng Cô – Cảnh Dương, tỉnh Thừa Thiên – Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” với kỳ vọng sẽ tạo được hành lang pháp lý và môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút được các dự án đầu tư phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2030, KDLQG Lăng Cô – Cảnh Dương trở thành điểm đến mang tầm cỡ quốc tế.

Cũng trong năm 2018, ngành Du lịch đã triển khai tổ chức thử nghiệm một số lễ hội gắn với du lịch: Lễ hội Sen “Truyền thuyết một loài hoa” và Ngày hội Lân Huế 2018, góp phần khẳng định danh hiệu Huế – thành phố Festival của Việt Nam, từng bước xây dựng hình ảnh Huế – kinh đô lễ hội và nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng xã hội. Ngoài ra, một số hoạt động sự kiện thế thao gắn với du lịch (Cuộc đua xe đạp quốc tế Coupe de Huế 2018 và Ngày hội chạy bán Marathon Huế 2018) đã được tỉnh tạo điều kiện cho tổ chức khá thành công, tạo một ấn tượng mới về một “Huế năng động” trong việc mạnh dạn đưa thêm hoạt động sự kiện mới nhằm thu hút sự quan tâm của du khách và cộng đồng.

Một số sản phẩm, điểm đến mới đã được chính thức đưa vào vận hành, khai thác:cụm lăng Vua Gia Long, hệ thống chiếu sáng nghệ thuật Kỳ Đài kết hợp tái hiện cảnh bắn súng Thần công….. Khu vực phố đêm Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu tiếp tục được chỉnh trang, nâng cao chất lượng và đa dạng các hoạt động, dịch vụ để hấp dẫn khách du lịch và cộng đồng địa phương, tạo một điểm nhấn thu hút khách về đêm trên địa bàn thành phố Huế. Một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực du lịch- dịch vụ đã hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc được khởi công triển khai ráo riết để đưa vào vận hành trong năm 2019. Trong đó dự án Trung tâm Thương mại Vincom và Khách sạn 5 sao Vinpearl của Tập đoàn Vingoup đưa vào hoạt động từ tháng 4 và tháng 9 năm 2018, góp phần làm sang trọng hơn cho khu vực trung tâm phía Nam đô thị Huế; có dự án Khu biệt thự sinh thái biển Lăng Cô Resort của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng du lịch Hồng Phúc,… Đáng chú ý là dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế Minh Viễn Lăng Cô của Công ty CP Quốc tế Minh Viễn được chính thức khởi công năm 2018 và sẽ đưa vào hoạt động giai đoạn 1 của dự án trong năm 2019. Ngoài ra, Giai đoạn 2 của dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Laguna Lăng Cô, trong đó có khai thác dịch vụ casino, đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương nâng tổng vốn đầu tư lên 2 tỷ USD và đang hoàn thiện thủ tục triển khai.

Khu du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế Minh Viễn Lăng Cô đã chính thức khởi công (ảnh mô hình)

Hoạt động xúc tiến quảng bá điểm đến Thừa Thiên Huế đã được nâng tầm cả về quy mô và hình thức triển khai; tần suất đón các đoàn Famtrip, Presstrip tăng lên nhiều lần, việc tham gia các hội chợ trong và ngoài nuớc đã kêu gọi được sự hưởng ứng, chung tay của các doanh nghiệp nên chất lượng được nâng cao.

Với những nỗ lực như trên, năm 2018, du lịch Thừa Thiên Huế đã có sự tăng trưởng rất mạnh về các chỉ tiêu về du lịch. Tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Huế rất cao (tăng 30% so với năm 2017), thị trường khách quốc tế ổn định . Thừa Thiên Huế vẫn được bình chọn nằm trong top đầu các điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam. Số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế năm 2018 đạt 4.332.673 lượt, tăng 14% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 1.951.461 lượt, tăng 30% so với cùng kỳ. Khách lưu trú đạt 2.094.581 lượt, tăng 13,1% so với cùng kỳ ; trong đó khách quốc tế đạt 989.405 lượt, tăng 21% so với cùng kỳ . Doanh thu từ du lịch ước đạt 4.473 tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ , doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 11,3 ngàn tỷ đồng

Kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong năm 2019

Năm 2019 là năm thứ ba Ngành Du lịch Thừa Thiên Huế tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 08/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Trên cơ sở các Nghị quyết, tỉnh Thừa Thiên Huế t iếp tục phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững với những hoạt động, dịch vụ đẳng cấp, để thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn xứng tầm là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực ; đồng thời tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trong mối quan hệ hài hòa với quy hoạch phát triển đô thị gắn với cảnh quan thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh, đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu Huế, như: Du lịch văn hóa, di sản; du lịch biển, đầm phá; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch sinh thái; du lịch vui chơi, giải trí; du lịch hội nghị, hội thảo (MICE); du lịch tâm linh…. Trước mắt, tập trung nguồn lực để thực hiện giải tỏa, di dời dân cư ở khu vực Thượng thành và Eo Bầu để đẩy nhanh tiến độ trùng tu khu vực 1 Kinh thành Huế sớm trả lại không gian lịch sử của khu vực di tích quan trọng này. T riển khai thực hiện một số nhiệm vụ, hoạt động của dự án hệ sinh thái du lịch thông minh thuộc Đề án thành phố thông minh nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ và phát triển du lịch ; xây dựng đề án Huế – Kinh đô Ầm thực Việt nhằm tạo tiền đề phát triển mạnh mẽ thiết chế văn hóa ẩm thực phục vụ khách du lịch (Bảo tàng Văn hóa ẩm thực, các khu ẩm thực tập trung, chuỗi nhà hàng ẩm thực Huế cao cấp) đi đổi với việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị tinh hoa ẩm thực Huế. Ngành tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch văn hóa di sản, tập trung khu vực Đại nội nhằm phục hồi và tái hiện không gian văn hoá Cung đình và vùng phụ cận theo xu hướng xã hội hóa các nguồn lực. Trong năm 2019, ngoài Festival nghề truyền thống được tổ chức định kỳ vào cuối tháng 4, tỉnh sẽ triển khai tổ chức thử nghiệm Festival 4 mùa, tiếp tục tổ chức Cuộc đua xe đạp quốc tế Coupe de Huế 2019 và Ngày hội chạy Marathon Huế 2019 hay thử nghiệm đua xe đạp lòng chảo sân vận động Huế là những sự kiện thể thao gắn với du lịch đồng thời cổ động cộng đồng có lối sống lành mạnh, ưa chuộng thể thao, tiến đến việc hình thành những sản phẩm du lịch định kỳ thường niên của Huế.

Du lịch Di sản là đặc trưng của mảnh đất Cố đô

Tỉnh cũng cho n ghiên cứu và hình thành các trung tâm thông tin du lịch (mô hình “Stop and Go”) trên địa bàn thành phố Huế phục vụ nhu cầu trải nghiệm các dịch vụ tại chỗ vừa thực hiện công tác hỗ trợ thông tin và quảng bá cho du lịch và sản phẩm lưu niệm địa phương.

Một số dự án du lịch mới sẽ được hoàn thành, đáng chú ý là DA Khu du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế Minh Viễn Lăng Cô của Công ty CP Quốc tế Minh Viễn sẽ đưa vào hoạt động giai đoạn 1 trong năm 2019, dự án khách sạn nghỉ dưỡng Movenpik Địa Trung Hải dự kiến đi vào vận hành trong quý 1/2019. Ngoài ra, sẽ còn một số dự án đáng chú ý khác cũng được khẩn trương chuẩn bị khởi côngnhư: dự án Công viên biển và Bảo tàng Huế của Tập đoàn PSH tại xã Vinh Thanh (Phú Vang), đã hoàn thiện các thủ tục và sẽ triển khai trong năm 2019; dự án Khu nghỉ dưỡng Thái Y Viện ở đường Đặng Dung của Công ty Đại Nam Thái Y Viện,….Hay dự án Khu du lịch Hương Hồ của Công ty TNHH MTV Hue Spirit Sanctuary và dự án khu nghĩ dưỡng cao cấp Nama ở đường Nguyễn Chí Diễu của Công ty CPDL Hương Giang, là những dự án tuy mức đầu tư chưa phải “khủng”, song khi hoàn thiện sẽ là 02 dự án du lịch đẳng cấp 6 sao đầu tiên của Huế. Đây thực sự là những dự án lớn, với dịch vụ đẳng cấp, khi hoàn thành sẽ thêm nhiều lựa chọn cho dòng khách cao cấp khi đến Huế du lịch, nghỉ dưỡng.

Trong năm 2019, trên cơ sở các khảo sát, nghiên cứu, đánh giá các thị trường trọng điểm được thực hiện trong năm 2018, Ngành du lịch Thừa Thiên Huế tiếp tục quảng bá, xúc tiến thị trường Tây Âu, Đông Bắc Á và ASEAN thông qua hình thức tham gia Hội chơ ITB Berlin – Đức, Hội chợ Hanatour tại Hàn Quốc, hội chợ Travex 2019 tại Quảng Ninh và hội chợ JATA Nhật Bản.

Với kế hoạch cụ thể được được đề ra, Lượt khách du lịch đến Thừa Thiên Huế năm 2019 dự báo đạt khoảng 4,5- 4,7 triệu lượt khách, tăng khoảng 8% so với năm 2018 (trong đó, khách quốc tế chiếm từ 40% – 45%); khách lưu trú đạt từ 2,2 – 2,3 triệu lượt, tăng khoảng 7% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch dự kiến tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2018, ước đạt từ 4.700 – 4.900 tỷ đồng, doanh thu xã hội ước đạt 12 – 13 nghìn tỷ đồng.

Phát triển ngành du lịch đồng bộ, bền vững, đạt chất lượng cao và thực sự chuyên nghiệp là mục tiêu tỉnh Thừa Thiên Huế quyết tâm đạt được trong giai đoạn tới, hy vọng rằng, với những nỗ lực chung của các cấp ban ngành của tỉnh, sự phối hợp đồng hành của cộng đồng và doanh nghiệp, trong năm 2019 và những năm tiếp theo, ngành du lịch Thừa Thiên Huế sẽ liên kết ngày càng chặt chẽ, hiệu quả với các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng như các thị trường khách trọng điểm và tiềm năng; đẩy mạnh thu hút đầu tư và sớm đưa các dự án du lịch trọng điểm đi vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả, đưa du lịch, dịch vụ thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Du lịch Thừa Thiên Huế sẽ được phát triển theo các tiêu chí: Di sản văn hóa được bảo tồn, cảnh quan môi trường và lịch sử được gìn giữ và tôn trọng, con người thân thiện và cơ ứng xử văn mình, các hoạt động dịch vụ đậm giá trị văn hóa truyền thống.

Đề Tài Phát Triển Du Lịch Thừa Thiên Huế Rất Hay 2022

, DOWNLOAD ZALO 0932091562

Published on

1. PHẦN THỨ NHẤT. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, với đầy đủ lợi thế và tiềm năng để phát triển du lịch, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác và phát triển du lịch theo xu hướng chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực tế trong thời kỳ đổi mới ở nước ta cho thấy du lịch ngày càng thể hiện là một ngành kinh tế quan trọng, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, một ngành tham gia vào chiến lược xuất khẩu trực tiếp tại chỗ có tác động thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của đất nước đồng thời có tác dụng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Theo tinh thần “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước”, cùng với xu thế hội nhập Quốc tế, toàn cầu hoá và khu vực hoá là điều kiện thuận lợi cho du lịch không ngừng phát triển và mở rộng. Đặc biệt, du lịch Quốc tế đang được thể hiện như là một phương tiện xuất khẩu tại chỗ, tạo việc làm cho xã hội, nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ, cải thiện đời sống cho nhân dân. Nằm ở khu vực miền Trung, tỉnh Thừa Thiên Huế có một vị trí chiến lược về kinh tế, văn hoá, xã hội vô cùng quan trọng, Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc – Nam, trục hành lang Đông – Tây nối Thái Lan – Lào – Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của cả hai miền Nam – Bắc. Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.. Với tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đang từng bước khẳng định được vai trò trung tâm về kinh tế, văn hóa của cả nước. Về du lịch, Thừa Thiên Huế là một tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hoá cách mạng kháng

2. chiến. Đến với Thừa Thiên Huế không chỉ có sông Hương, núi Ngự đep, thơ mộng gắn với nhiều sự kiện lịch sử, mà là đến với nơi quy tụ nhiều di tích lịch sử, văn hoá với các di tích, danh thắng nổi tiếng như: Đại Nội Huế, chùa Thiên Mụ, chùa Từ Đàm, các lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn như: vua Minh Mạng, vua Tự Đức, vua Khải Định…,biển Thuận An, cầu Trường Tiền, suối Mơ, suối Voi, Đàn Nam Gia, Đàn xã Tắc, hồ Tịnh Tâm, đầm phá Tam Giang, cầu ngói Thanh Toàn …Như vậy với sự đa dạng phong phú về tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, tỉnh Thừa Thiên Huế là trung tâm du lịch lớn của miền trung và cả nước. Một trong những kết nối quan trọng với thành phố Huế với hệ thống các tuyến điểm du lịch cần được đẩy mạnh khai thác là huyện Quảng Điền. Quảng Điền là huyện có chiều dày về văn hóa lịch sử, lại có bề dày về truyền thống đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Quảng Điền là vùng đất sản sinh ra nhiều bậc danh nhân như Đặng Tất, Đặng Dung, Tố Hưu, đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Ngoài những yếu tố trên, Quảng Điền còn là vùng đất có nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng. Đặc biệt đây là vùng đất mang nét đặc thù chung của nền văn hóa Huế, và cũng như là nơi có nền văn hóa Chăm Pa như Thành Hóa Châu, phủ Phước Yên. Mỗi địa danh của huyện Quảng Điền hôm nay đều gắn liền với các sự kiện lịch sử của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm”. Với ý thức tôn trọng và tôn vinh những di tích lịch sử của các thế hệ cha ông để lại, gắn liền với việc khai thác sử dụng có hiệu quả giá trị của những di tích ấy vào việc phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh, đó là tiềm năng vô cùng quý giá để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên huế đang trên đà tăng trưởng mạnh, đặc biệt khi Cố Đô Huế là thành phố di sản, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, có thể nói đây chính là cơ hội để ngành du lịch của tỉnh ,cũng như huyện Quảng Điền phát triển.để ngành công nghiệp không khói huyện Quảng Điền ngày càng phát triển đúng với tiềm năng, thế mạnh Nhận thấy vai trò to lớn của huyện Quảng Điền nên tôi đã chọn đề tài :”Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch huyện Quảng Điền” với hi vọng sẽ

3. bổ sung được nhiều kiến thức mới và cung cấp được những thông tin bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa huyện Quảng Điền, và phát triển du lịch huyện. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc tìm hiểu, nghiên cứu về khu di tích lịch sử văn hóa Quảng Điền đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người bởi lẽ nó chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử khá sâu sắc. Quảng Điền – Thừa Thiên Huế là khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Chính vì vậy, việc khai thác tốt các tiềm năng để phục vụ cho du lịch là một công việc vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết. Nhiều nhà quản lý, nghiên cứu cũng như các nhà đầu tư đã tìm hiểu về du lịch Quảng Điền ở nhiều khía cạnh khác nhau với mong muốn đưa du lịch Quảng Điền phát triển lên một tầm cao mới. Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về du lịch huyện Quảng Điền một cách toàn diện, cụ thể nhằm tạo cơ sở cho du lịch Quảng Điền phát triển một cách bền vững. Những gì chúng ta có được mới chỉ là những đề án, những quyết định để phát triển du lịch huyện Quảng Điền trong những trường hợp hoặc thời gian cụ thể mà thôi. Bên cạnh đó cũng có một số tài liệu tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, những tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của một khu di tích lịch sử cách mạng mà ngày nay nó thu hút khá đông đảo khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu…xong nó vẫn chưa nêu lên được thực trạng phát triển của du lịch huyện Quảng Điền cũng như định hướng và giải pháp phát triển du lịch trong tương lai. Cũng nhân đây, tôi xin giới thiệu một số tiềm năng du lịch huyện Quảng Điền, bao gồm cả tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng du lịch nhân văn. Khái quát về hiện trạng phát triển du lịch huyện Quảng Điền, những điều mà huyện Quảng Điền đã làm được cũng như những điều chưa làm được. Trên cơ sở đó tôi đã mạnh dạn đề ra các định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển du lịch huyện Quảng Điền. Tôi mong muốn rằng thông qua bài viết:: “

4. Hiện trạng và định hướng phát triển du lịch huyện Quảng Điền” sẽ mang đến một cái nhìn tổng quát cho người đọc về một khu di tích lịch sử cách mạng; đồng thời hy vọng đây sẽ là cơ hội để đưa hình ảnh Quảng Điền đến với mọi người. 3. Mục tiêu 3.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch của huyện Quảng Điền – Huế . Qua đó đề xuất các giải pháp, định hướng chủ yếu làm căn cứ để thực hiện các chính sách quản lý phát triển du lịch huyện Quảng Điền – Huế, trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Quảng Điền.

Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Ở Thừa Thiên

Các làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên – Huế đều có bề dày lịch sử lâu đời với lớp nghệ nhân có tay nghề điêu luyện, đóng góp nhiều đến quá trình bảo tồn và phát huy những giá trị của nghề thủ công truyền thống. Một số nghề và làng nghề truyền thống phát triển mạnh vừa cung cấp sản phẩm cho đời sống xã hội, vừa thu hút các tua du lịch như: đúc đồng Phường Ðúc, nón lá Phủ Cam, mây tre đan Bao La, cẩn khảm xà cừ Ðịa Linh, điêu khắc Mỹ Xuyên, kim hoàng Kế Môn, gốm Phước Tích, tranh giấy Làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên, dệt zèng (thổ cẩm) A Lưới… tạo nên những sản phẩm đặc trưng, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa của vùng đất cố đô Huế. Với vị thế là một trung tâm du lịch của quốc gia; là “thành phố Festival”, sản phẩm thủ công nghiệp truyền thống Huế có một vị trí quan trọng để tạo nên tính hấp dẫn và ấn tượng đối với khách du lịch đến Huế. Những sản phẩm thủ công truyền thống ở đây thường tinh xảo, đẹp mắt. Chính hệ thống làng nghề khá phong phú rất thích hợp để khai thác và phát triển du lịch. Thế nên, nhiều nghề và làng nghề đang dần được hồi sinh, phát triển khi gắn với phát triển du lịch bền vững, tạo nguồn sản phẩm phong phú và đa dạng để phục vụ du khách. Phát triển du lịch làng nghề được xem là một hướng đi hiệu quả để gìn giữ, bảo tồn và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của từng địa phương. Khách du lịch đến làng nghề không chỉ mua sắm, xem các nghệ nhân làm ra sản phẩm mà còn mong muốn tìm hiểu những giá trị phi vật thể tồn tại hàng nghìn năm. Ðây cũng là hướng đi mới để triển khai lồng ghép các tua, tuyến du lịch gắn với các làng nghề để tạo ra dòng sản phẩm gắn với cộng đồng, hướng đến mục tiêu đón ba triệu khách du lịch vào năm 2015 của tỉnh Thừa Thiên – Huế, trong đó có gần 50% khách quốc tế. Ðể bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phê duyệt đề án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống giai đoạn 2010 đến 2015. Trong đó, có năm nhóm nghề và làng nghề truyền thống được tỉnh ưu tiên đầu tư khôi phục, phát triển, gồm: đúc đồng; sản xuất đồ gỗ cao cấp, mỹ nghệ; thêu; chế biến thực phẩm truyền thống và nghề may áo dài. Theo đề án, mỗi năm tỉnh đầu tư 30 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng các làng nghề, thiết kế mẫu, cung cấp thông tin thị trường, xử lý môi trường cho các làng nghề… Phát triển các tua, tuyến du lịch làng nghề là xu hướng để thu hút du khách đến với Thừa Thiên – Huế, bởi nó đã tạo được sự hấp dẫn, mới lạ. Nhiều du khách đã vô cùng thích thú khi được những người thợ hướng dẫn các công đoạn chế tác sản phẩm nghề truyền thống, được người thợ nón lá Phú Cam (TP Huế) lưu tên, ảnh của họ vào chiếc nón bài thơ đem về làm kỷ niệm. Tua du lịch “Hương xưa làng cổ” đã làm sống lại một làng nghề gốm cổ hơn 500 năm tuổi ở làng Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Ðiền) nằm bên sông Ô Lâu hiền hòa, thơ mộng. Nơi đây từng nổi tiếng với các sản phẩm gia dụng tiêu thụ trong dân gian và đặc biệt là các cổ vật tinh xảo được dùng trong hoàng cung triều Nguyễn xưa. Từ khi tua du lịch “Hương xưa làng cổ” hình thành, nghề gốm cổ Phước Tích đang dần hồi phục sau hàng trăm năm im ắng. Sản phẩm gốm đã đến với người tiêu dùng với mẫu mã phong phú, đa dạng. Ðiều này minh chứng rõ nét việc bảo tồn và phát triển nghề và làng nghề truyền thống cần phải gắn với du lịch bền vững. TS Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết: Trong năm 2012, các làng nghề ở Huế đã giải quyết việc làm cho hơn 2.500 lao động, góp phần nâng cao đời sống cho người dân ở vùng nông thôn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tăng 15 triệu USD. Ngành du lịch, dịch vụ đóng góp tới 48% GDP của địa phương, thu hút từ 2,5 đến ba triệu lượt người/năm. Do đó, việc phát triển du lịch làng nghề được xem là khá thích hợp, phù hợp xu hướng phát triển du lịch hiện đại.Cần giải pháp cho phát triển du lịch làng nghềPhát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, một hình thức xuất khẩu sản phẩm tại chỗ, lợi ích kinh tế rất lớn. Tuy nhiên, Thừa Thiên – Huế có một tiềm năng lớn để phát triển du lịch làng nghề nhưng hiện nay cả du khách và doanh nghiệp đều không mấy mặn mà trong việc thiết kế tua chuyên biệt đến với các làng nghề. Hiệu quả kinh doanh của du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, tính bền vững chưa cao. Hầu hết các tua du lịch gắn với các làng nghề truyền thống trong tỉnh vẫn chưa mang tính tập trung và có kế hoạch lâu dài; thiếu kỹ năng và phương pháp gắn kết với du lịch của một số làng nghề và sản phẩm của một số nghệ nhân. Người dân chưa quan tâm nhiều về tiếp thị, cách tiếp cận khách du lịch; thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng; một số nghề và làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một. Một khó khăn khác là các sản phẩm phục vụ du lịch tại các làng nghề còn ít và đơn điệu, chưa mang tính chất cạnh tranh và cũng chưa có nhiều mặt hàng lưu niệm mang nét đặc trưng văn hóa Huế. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư và trang thiết bị tại các làng nghề còn hạn chế; mối liên hệ giữa làng nghề với các công ty du lịch, lữ hành chưa phát huy tốt; điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông đến làng nghề còn thiếu đồng bộ. Mặt bằng sản xuất dành cho các làng nghề còn hạn chế nên việc hình thành các điểm tham quan cho du khách rất khó khăn. Vì vậy, khách du lịch đến tham quan nhiều nhưng chưa có cơ hội tiếp xúc với người dân tại các làng nghề. Theo các nhà nghiên cứu và chuyên gia về du lịch, việc đưa hoạt động du lịch về với các làng nghề truyền thống không chỉ tạo ra một nguồn thu nhập mới cho người dân làng nghề, mà còn góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển nghề truyền thống ở địa phương bằng việc tạo ra những sản phẩm có hàm lượng, đặc trưng văn hóa cao đáp ứng nhu cầu du khách. Ðể làm được điều này, trước mắt, tỉnh Thừa Thiên – Huế cần lựa chọn những làng nghề phù hợp để tiến hành quy hoạch không gian làng nghề và đào tạo nguồn nhân lực không chỉ giỏi nghề, mà còn biết trình diễn và tham gia các hoạt động quảng bá du lịch. Chú ý các tua du lịch làng nghề và có cơ chế chính sách hỗ trợ cho làng nghề bảo tồn và phát triển. Làng nghề cần kết nối với các doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành là điều kiện tốt để phát huy thế mạnh của du lịch làng nghề. Bởi khi doanh nghiệp quan tâm đến loại hình du lịch làng nghề thì đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của mình đến với du khách; ngược lại, các làng nghề sẽ có nhiều cơ hội để tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Trong kế hoạch khôi phục, phát triển nghề và làng nghề truyền thống, Thừa Thiên – Huế xác định phải gắn với phát triển du lịch. Theo đó, phát triển du lịch làng nghề sẽ tạo ra quá trình sản xuất tại chỗ thông qua việc cung ứng các sản phẩm hàng hóa của các làng nghề cũng như các dịch vụ du lịch, tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn. Các tua du lịch làng quê, làng nghề sẽ được đẩy mạnh. Nguyên Giám đốc Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế – nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông cho rằng: “Giải pháp trước mắt là khi quy hoạch phát triển các nghề và làng nghề phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, gắn với quy hoạch phát triển du lịch địa phương; phát triển thị trường và thương hiệu cho các làng nghề; chú trọng xây dựng nguồn nhân lực, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm, ý thức bảo vệ môi trường…”. Ðể phát triển loại hình du lịch này, trong thời gian tới, Nhà nước cần tập trung đầu tư hạ tầng từ các nguồn vốn khác nhau, nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế du lịch tại các vùng có làng nghề truyền thống; quan tâm, tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển hạ tầng, quy hoạch, sắp xếp hợp lý làng nghề; xây dựng các khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, sản xuất thử nghiệm cho khách tự tham gia. Tiếp tục hỗ trợ đào tạo nghề, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủ công truyền thống; khuyến khích, vận động hình thành hợp tác xã, doanh nghiệp trong các làng nghề để làm hạt nhân phát triển làng nghề. Muốn vậy, du lịch làng nghề phải được xem là dự án phát triển trong tầm nhìn chiến lược phát triển du lịch tổng thể của tỉnh Thừa Thiên – Huế để thế mạnh này không chỉ là những nhà hàng, khách sạn, lăng tẩm trên địa bàn thành phố Huế mà nó được mở rộng ra về các làng nghề, đô thị mới ở các huyện, thị xã; làm phong phú địa chỉ tham quan du lịch, hấp dẫn du khách.Theo Giám đốc Sở Công thương Thừa Thiên – Huế Võ Phi Hùng, để phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Thừa Thiên – Huế hiện nay phải gắn với phát triển sản xuất với du lịch và đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền cho sản phẩm của làng nghề. Khi các làng nghề đã có thương hiệu thì việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các làng nghề có hiệu quả, dễ dàng hơn cũng như giải quyết được một lượng lớn lao động, tăng nguồn thu nhập, nhất là ở khu vực nông thôn. Ðây cũng là điều kiện góp phần đáp ứng các tiêu chí chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Nguồn: chúng tôi

Thừa Thiên Huế Hướng Đến Phát Triển Du Lịch Thông Minh Và Bền Vững

Tại diễn đàn, ông Phan Ngọc Thọ – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Mục tiêu của Thừa Thiên Huế đến năm 2020 trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á; đến năm 2030 trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới… Với sự quan tâm đồng hành và nỗ lực chung, du lịch Thừa Thiên Huế sẽ có bước đột phá trong thời gian tới, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, xứng tầm là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực.

Với sự tham dự của hơn 200 đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, hiệp hội nghề nghiệp, chuyên gia công nghệ thông tin và cơ quan truyền thông báo chí nhằm trao đổi, đề xuất và cam kết triển khai thực hiện về phát triển du lịch, đặc biệt du lịch thông minh của tỉnh Thừa Thiên Huế. Diễn đàn Du lịch Huế 2019 hướng đến các mục tiêu chính như: phát triển du lịch thông minh nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước về du lịch một cách toàn diện và hiệu quả hơn tại tỉnh Thừa Thiên Huế; đa dạng hóa hình thức và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp du lịch; phát huy khả năng quảng bá, truyền thông, cung cấp thông tin tiếp cận cho du khách và cộng đồng thông qua các hình thức du lịch thông minh; tăng cường xã hội hóa công tác đầu tư dịch vụ du lịch, nhất là các ứng dụng về tiện ích du lịch thông minh trên cơ sở các cơ chế chính sách hỗ trợ; xây dựng môi trường du lịch địa phương an toàn, thân thiện và năng động.

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho rằng “Phát triển du lịch thông minh và bền vững là yêu cầu của thế giới nói chung, Du lịch Việt Nam nói riêng, các địa phương cần có những bước đi cụ thể phù hợp theo điều kiện, đặc thù riêng. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, du lịch thông minh cần gắn với trọng tâm là phát huy giá trị di sản đặc sắc của quần thể di tích cố đô Huế gắn với định hướng tổng thể chung của Du lịch Việt Nam”.

Minh Hạnh