Top 13 # Quy Hoạch Du Lịch Biển Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Quy Hoạch Và Phát Triển Du Lịch Biển Đảo Việt Nam

ThienNhien.Net – Với 3.260 km bờ biển, đứng thứ 27 trong 156 quốc gia có biển trên thế giới; có vùng biển rộng gần 1 triệu km2 và khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ…, Việt Nam có quá nhiều lợi thế để phát triển du lịch biển, đảo. Thậm chí, so với nhiều nước trong khu vực, Việt Nam không thua kém nước nào về tài nguyên biển và điều kiện tự nhiên phát triển du lịch biển đảo.

Trung bình, 100 km 2 đất liền Việt Nam có 1 km bờ biển, một tỉ lệ cao so với trung bình 600 km 2 đất liền- 1 km bờ biển của thế giới. Trong số hàng nghìn hòn đảo của Việt Nam có 3 đảo diện tích lớn hơn 100 km 2, 23 đảo có diện tích lớn hơn 10 km 2, 82 đảo có diện tích hơn 1 km 2 và khoảng 1.400 đảo chưa có tên.

Vùng biển và ven biển Việt Nam có vị trí địa chính trị, địa kinh tế là “mặt tiền” quan trọng của đất nước để thông ra Thái Bình Dương và mở cửa mạnh mẽ ra nước ngoài. Dọc bờ biển hiện đã xác định được 125 bãi biển đẹp có điều kiện thuận lợi cho tắm biển, vui chơi, nghỉ dưỡng, có quy mô và tầm cỡ quốc tế. Các bãi biển của Việt Nam bằng phẳng, nguyên sơ, tràn ngập nắng, cát, nước trong, sóng gió vừa phải, không có các ổ xoáy và cá dữ. Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên với cảnh quan văn hóa, xã hội của vùng biển, ven biển và các hải đảo cùng điều kiện thuận lợi về địa lý, địa hình tạo lợi thế phải triển du lịch biển đảo hơn hẳn các loại hình khác trên đất liền.

Không thể phủ nhận, du lịch biển Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 đã xác định 7 khu vực ưu tiên phát triển du lịch biển đảo, trong đó có 5 khu thuộc ven biển: Hạ Long- Cát Bà- Đồ Sơn; Lăng Cô- Cảnh Dương- Non Nước; Đại Lãnh- Văn Phong- Nha Trang; Long Hải- Vũng Tàu- Côn Đảo; Rạch Giá- Phú Quốc.

Ở các khu vực ven biển đang tập trung khoảng 70% các khu điểm, du lịch trong cả nước, trong đó có nhiều khu du lịch biển cao cấp, nổi tiểng trong và ngoài nước: Tuần Châu (Hạ Long), Vạn Chài (Thanh Hóa), Sun Spa resort Quảng Bình, Lang Co beach (Huế), Furama (Đà Nẵng), The Nam Hai resort, Palm Garden resort (Quảng Nam), Vinpearl Nha Trang, Mũi Né (Bình Thuận), Long Hải, Sài Gòn – Côn Đảo resort (Vũng Tàu), Sài Gòn – Phú Quốc resort (Kiên Giang)… Hằng năm, du lịch biển đảo thu hút lượng khách quốc tế đến Việt Nam lớn nhất (khoảng 70%) và trên 50% lượng khách du lịch nội địa; thu hút 65% lượng lao động toàn ngành, 50% lượng buồng phòng khách sạn, trong đó, 80% đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao. Thu nhập từ hoạt động du lịch biển chiếm tỉ trọng cao trong thu nhập du lịch cả nước, khoảng 60%. Chiếm 3 trên 4 khu du lịch quốc gia, 12 trên tổng số 30 khu du lịch chuyên đề và 10 trên 11 khu đô thị du lịch trên cả nước.

“Mặc dù có nhiều tiềm năng du lịch biển đặc sắc, với nhiều đảo ven bờ nhưng biển đảo Việt Nam vẫn chưa được khai thác du lịch tương xứng, chưa xác định được cho mình một vị trí không thể thay thế, một hình ảnh riêng về phát triển du lịch biển đảo trên bản đồ du lịch biển đảo các nước trong khu vực và trên thế giới”- ông Phạm Trương Hoàng- Trường ĐH Kinh tế quốc dân nói.

Do điều kiện tự nhiên, hiện nay, từ khu vực Thừa Thiên – Huế trở ra Bắc, các khu du lịch biển đảo chủ yếu đón khách nội địa (ngoại trừ Hạ Long và Huế vẫn đông khách quốc tế) và kinh doanh theo mùa vụ (chủ yếu trong những tháng hè). Những hạn chế này vẫn chưa được khắc phục dù những nhà làm du lịch chuyên nghiệp Việt Nam đã nhiều lần đi nước ngoài học tập, chính quyền các địa phương cũng đã quyết tâm cao.

Việc tự phát “băm nát” bờ biển, tận diệt tài nguyên, ồ ạt xây dựng và kinh doanh resort, khách sạn ở ven biển đã được cảnh báo nhiều lần nhưng tình trạng này vẫn đang diễn ra. Điển hình nhất là phát triển vô tội vạ các resort ở Bình Thuận và các tỉnh miền Trung. Gần đây nhất là việc resort mọc lên như nấm ở đảo Phú Quốc… Muốn phát triển đúng hướng và bài bản, bền vững và lâu dài thì cũng chưa được vì đến bây giờ, cả quy hoạch tổng thể lẫn quy hoạch chi tiết để phát triển du lịch biển đảo của Việt Nam đều… chưa có.

Nếu không nhanh chóng xây dựng quy hoạch phát triển biển đảo Việt Nam thì e rằng sẽ mất dần đi những bãi biển đẹp. Những vẻ đẹp này có được từ sự kiến tạo của thiên nhiên trong hàng vạn, hàng triệu năm nhưng phá thì rất nhanh, biến mất cũng chỉ trong tích tắc.

Giới Thiệu Quy Hoạch Tổng Thể Du Lịch Việt Nam

Published on

Bài trình bày “Giới thiệu quy hoạch Tổng thể Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn tới 2030”.

Trình bày: Tiến sĩ Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch

Bài trình bày trong Hội thảo “Thực hiện Du lịch có trách nhiệm” ngày 19/4/2013, trong khuôn khổ Hội chợ Thương mại Du lịch VITM 2013 tại Hà Nội.

1. GIỚI THIỆUQUY HOẠCH TỔNG THỂPHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN 2030(Quyết định số 201/QĐ-TTG ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ)Trình bày: TS. Hà Văn SiêuViện trưởng, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch

2. Quan điểm phát triểnMục tiêu phát triểnĐịnh hướng phát triểnGiải pháp thực hiệnNội dung chính

3. Quan điểm phát triển Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; tạo độnglực phát triển kinh tế – xã hội Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cótrọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâuđảm bảo chất lượng, khẳng định thương hiệu và khả năngcạnh tranh Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chútrọng du lịch quốc tế đến, tăng cường quản lý du lịch ranước ngoài Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và pháthuy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệmôi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xãhội Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực; phát huy tốiđa tiềm năng, thế mạnh du lịch của các vùng, miền; tăngcường liên kết phát triển du lịch

4. Mục tiêu phát triển Mục tiêu tổng quát- Đến năm 2020: du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũinhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹthuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chấtlượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh;mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, thân thiện với môitrường và cạnh tranh được với các nước trong khu vực vàthế giới.- Đến năm 2030: Việt Nam trở thành quốc gia có ngành Dulịch phát triển, là điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khuvực. Mục tiêu cụ thể- Phát triển du lịch theo đặc trưng riêng 7 vùng- Phát triển 46 khu du lịch quốc gia, 41 điểm du lịch quốc giavà 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọngkhác

5. 010,00020,00030,00040,00050,00060,00070,00080,000Khách NĐ 37,000 47,500 58,000 71,0002015 2020 2025 203002,0004,0006,0008,00010,00012,00014,00016,00018,00020,000Khách QT 7,500 10,500 14,000 18,0002015 2020 2025 2030Mục tiêu phát triển2015 2020 2025 2030Tổng thu du lịch 10,3 tỷ USD 18,5 tỷ USD 26,6 tỷ USD 35,2 tỷ USDĐóng góp GDP 6% 7% 7,3% 7,5%

6. Mục tiêu phát triển Cơ sở lưu trú- 2015: 390.000 phòng – 2020: 580.000 phòng- 2025: 754.000 phòng – 2030: 900.000 phòng Việc làm- 2015: 2,1 triệu lao động (620 ngàn LĐ trực tiếp)- 2020: 2,9 triệu lao động (870 ngàn LĐ trực tiếp)- 2025: 3,5 triệu lao động (1,05 triệu LĐ trực tiếp)- 2030: 4,7 triệu lao động (1,4 triệu LĐ trực tiếp)

7. Mục tiêu phát triển Về văn hóa- Góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam- Góp phần phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinhthần cho nhân dân, tăng cường đoàn kết, hữu nghị, tinh thần tự tôn dântộc Về an sinh – xã hội- Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo, đảm bảo ansinh- Mọi thành phần xã hội đều có cơ hội bình đẳng thụ hưởng những giá trịtài nguyên thông qua hoạt động du lịch Về môi trường- Phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với giữ gìn và phát huycác giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường Về an ninh, quốc phòng- Góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ vữngan ninh, trật tự và an toàn xã hội

8. ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNGĐẩy mạnh phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tếDu lịch nội địa: Thu hút khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải tríMức độ Chiến lược Thị trường1 Ưu tiên phát triển thị trường – Nghỉ dưỡng- Khuyến thưởng- Cuối tuần- Lễ hội, tâm linh2 Khuyến khích phát triển, mởrộng thị trường- Du lịch chuyên biệt- Kết hợp công vụ

9. ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG:Du lịch quốc tế:Mức độ Chiến lược chung Thị trường1 Phát triển thịtrường- Đông Bắc Á- ASEAN-Nhật Bản, Hàn Quốc,Đài Loan, Trung Quốc- Thái Lan, Malaysia,Indonesia,Singapore,Lào, Campuchia…2 Duy trì thị trường -Tây Âu- Bắc Âu- Bắc Mỹ- Châu Đại Dương- Đông Âu3 Mở rộng thị trường -Trung Đông- Ấn Độ

10. – Khám phá hang động, dulịch núi- Du lịch sinh thái nôngnghiệp nông thôn- Di sản, lễ hội, văn hóa,lối sống địa phương- Du lịch làng nghề, du lịchcộng đồng- Nghỉ dưỡng biển- Tham quan thắng cảnhbiểnĐỊNH HƯỚNG SẢN PHẨMBIỂN ĐẢOVĂN HÓASINH THÁI Liên kết các địa phương phát triển sản phẩm theo vùng Liên kết các vùng để tạo các sản phẩm tổng hợpƯu tiên nghỉ dưỡng biển -cạnh tranh quốc tếĐặc trưng văn hóa vùng,miềnHoạt động du lịch đi kèmvới bảo vệ môi trường, xãhội, cộng đồng

11. 1. Trung du miềnnúi Bắc Bộ1. Trung du miềnnúi Bắc Bộ3. Bắc Trung Bộ3. Bắc Trung Bộ5. Tây Nguyên5. Tây Nguyên6. Đông Nam Bộ6. Đông Nam Bộ2. Đồng bằng sôngHồng & duyên hảiĐông Bắc4. Duyên hảiNam Trung Bộ4. Duyên hảiNam Trung Bộ7. Đồng bằngsông Cửu LongCÁCCÁCVUNGVUNGDUDULỊCHLỊCHPhát huy thếmạnh đặc trưngcủa các lãnhthổ, gắn kết cácvùng kinh tế,văn hóa, địa lý,khí hậu, tạothành các cụmliên kết pháttriển mạnh vềdu lịch với cácsản phẩm đặctrưng

12. VÙNG TRUNG DU MIỀNVÙNG TRUNG DU MIỀNNÚI BẮC BỘNÚI BẮC BỘGồm 14 tỉnh, Diện tích: 95.434km2Sản phẩm du lịch đặc trưng:- Văn hóa: Tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa DT;- Sinh thái: Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái núicao, hang động, trung du;- Nghỉ dưỡng núi; nghỉ cuối tuần;- Thể thao, khám phá;- Du lịch biên giới gắn với thương mại các cửa khẩuCác địa bàn trọng điểm:- Sơn La – Điện Biên;- Phú Thọ;- Lào Cai;- Hà Giang;-Thái Nguyên – Lạng Sơn-12 Khu DLQG, 4 Điểm DLQG, 1 Đô thị DL SAPA

13. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNGVÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNGBẮCBẮCGồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Diện tích: 20.973 km2Sản phẩm du lịch đặc trưngSản phẩm du lịch đặc trưng::- Văn hóa gắn với nền văn minh lúa nướcsông Hồng: Tham quan, nghiên cứu, lễ hội…;- Biển, đảo.- MICE.- Sinh thái nông nghiệp nông thôn.- VCGT cao cấpVân LongCác địa bàn trọng điểmCác địa bàn trọng điểm- Hà Nội và vùng phụ cận;- Hải Phòng-Quảng Ninh.- Ninh Bình;Vùng có:9 KDL QG, 8 điểm du lịchQG, 2 đô thị du lịch QG (Hạ Long, ĐồSơn) và một số khu du lịch khác

14. VÙNG BẮC TRUNG BỘVÙNG BẮC TRUNG BỘGồm 5 tỉnh, Diện tích: 54.334 km2Sản phẩm du lịch đặcSản phẩm du lịch đặctrưng:trưng:- Văn hóa lịch sử: Thamquan nghiên cứu di sảnvăn hóa, di tích lịch sửcách mạng, bản sắc vănhóa dân tộc ít người BắcTrường Sơn;- Biển, đảo;- Sinh thái: Tham quan DSthiên nhiên, nghiên cứu hệsinh thái VQG;- Du lịch biên giới gắn vớithương mại các cửa khẩu.Các địa bàn trọng điểmCác địa bàn trọng điểm- Vinh-Cửa Lò-Nam Đàn;- Quảng Bình- Thừa Thiên Huế;Vùng có: 4 KDL QG,6 điểm du lịch QG, 2 đôthị du lịch QG (SầmSơn, Cửa Lò)và một sốkhu du lịch khác

15. Sản phẩm du lịchSản phẩm du lịchđặc trưng:đặc trưng:- Biển, đảo;- Văn hóa: Tham quan,nghiên cứu hệ thống disản, bản sắc văn hóadân tộc thiểu số (vănhóa Chăm, các dân tộcthiểu số ở Đông TrườngSơn)Sản phẩm du lịchSản phẩm du lịchđặc trưng:đặc trưng:- Biển, đảo;- Văn hóa: Tham quan,nghiên cứu hệ thống disản, bản sắc văn hóadân tộc thiểu số (vănhóa Chăm, các dân tộcthiểu số ở Đông TrườngSơn)VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNGVÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNGBỘBỘGồm 7 tỉnh và 1 TP trực thuốc Trungương, Diện tích : 41.561 km2Các địa bàn trọngCác địa bàn trọngđiểmđiểm::- Đà Lạt và phụ cận- Buôn Mê Thuột và phụcận- Pleiku – Kon TumVùng có: 9 KDL QG, 6điểm du lịch QG, 1 đôthị du lịch QG (Đà Lạt)và một số khu du lịchkhác

16. Sản phẩm du lịchSản phẩm du lịchđặc trưng:đặc trưng:- Văn hóa: Tham quan, tìmhiểu bản sắc văn hóa cácdân tộc Tây Nguyên;- Nghỉ dưỡng núi;- Tham quan nghiên cứuhệ sinh thái;- Du lịch biên giới gắn vớicửa khẩu và tam giác pháttriểnVÙNG TÂYVÙNG TÂYNGUYÊNNGUYÊNBao gồm 5 tỉnh.Diện tích: 54.640 km2H LakồH LakồCác địa bàn trọngCác địa bàn trọngđiểmđiểm::- Đà Lạt và phụ cận- Buôn Mê Thuột và phụcận- Pleiku – Kon TumVùng có: 4 KDLQG,4 điểm du lịch QG, 1đô thị du lịch QG (ĐàLạt) và một số khu dulịch khác

17. Sản phẩm duSản phẩm dulịch đặc trưng:lịch đặc trưng:- Văn hóa: Thamquan, nghiên cứucác di tích lịch sửvăn hóa, cáchmạng, lễ hội- Biển, đảo.- MICE.- VCGT cuốituần.- Du lịch biên giớigắn với thươngmại cửa khẩuVÙNGVÙNGĐÔNG NAM BỘĐÔNG NAM BỘGồm 6 tỉnh,thànhphố trực thuộcTrung ương. Diệntích: 23.605 km2TƯ CụcTƯ CụcNúi Bà ĐenNúi Bà ĐenCác địa bànCác địa bàntrọng điểmtrọng điểm::- TP. Hồ ChíMinh và phụ cận- Vũng Tàu- Tây NinhVùng có: 4 KDLQG, 5 điểm dulịch QG, 1 đô thịdu lịch QG(Vũng Tàu) vàmột số khu dulịch khác

18. Sản phẩm duSản phẩm dulịch đặc trưng:lịch đặc trưng:- Sinh thái: Thamquan nghiên cứuhệ sinh thái (miệtvườn, đất ngậpnước),- Biển, đảo.- Văn hóa: lễ hội,tham quan di tíchVÙNG ĐỒNG BẰNGVÙNG ĐỒNG BẰNGSÔNG CỬU LONGSÔNG CỬU LONGGồm 12 tỉnh, 1 TP. trựcthuộc Trung ương. Diệntích: 40.602 km2Các địa bànCác địa bàntrọng điểmtrọng điểm::- Cần Thơ- Tiền Giang -Bến Tre- Kiên Giang- Cà MauVùng có: 4KDLQG, 7 điểm dulịch QG và mộtsố khu du lịchkhác

19. HỆ THỐNGHỆ THỐNGTUYẾN, KHU, ĐIỂM,TUYẾN, KHU, ĐIỂM,ĐÔ THỊ DU LỊCHĐÔ THỊ DU LỊCH Tuyến theo đường bộ Tuyến theo đường biển Tuyến theo đường sông Tuyến theo đường sắt Tuyến theo đường không46 Khu DLQG41 Điểm DLQG41 Điểm DLQG12 Đô thị du lịch12 Đô thị du lịch

20. Đầu tư phát triển du lịch Tổng nhu cầu vốn đến năm 2030: 94,2 tỷ USD (1.931 nghìntỷ đồng) Cơ cấu vốn theo giai đoạnNguồn vốn2011-20152016-20202021-20252026-2030Tổng nhu cầu 18,5 24,0 25,2 26,5Vốn từ ngân sách(8-10%) 1,5 2,4 2,5 2,0Vốn từ khu vực tưnhân (90-92%) 17,0 21,6 22,7 24,5Trong đó thu hútFDI (30%) 5,55 7,2 7,56 7,95

21. Cơ cấu vốn theo lĩnh vựcLĩnh vực đầu tưTỷtrọng2011-20152016-20202021-20252026-20301. Cơ sở hạ tầng 28%5.180 6.720 7.056 7.4202. Cơ sở vật chất kỹ thuật, pháttriển sản phẩm 35%6.475 8.400 8.820 9.2753. Xúc tiến quảng bá, phát triểnthương hiệu 15%2.775 3.600 3.780 3.9754. Phát triển nguồn nhân lực7%1.295 1.680 1.764 1.8555. Nghiên cứu, triển khai (R&D)7%1.295 1.680 1.764 1.8556. Bảo tồn phát huy giá trị tàinguyên, bảo vệ môi trường 6%1.110 1.440 1.512 1.5907. Lĩnh vực khác 2%370 480 504 530

22. Các khu vực tập trung đầu tư Theo các địa bàn trọng điểm phát triển vùng. Ưu tiên các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Tập trung vào các khu, điểm du lịch QGCác chương trình, dự án: Phát triển các khu, điểm, loại hình và sảnphẩm du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu vàđào tạo nhân lực. Bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên, môitrường du lịch.

23. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCHLữ hành Tăng cường hoạt động tổ chức kinh doanh các dịch vụphục vụ cho cư dân Việt Nam đi du lịch ở trong nước vànước ngoài. Thu hút, đón tiếp và phục vụ khách du lịch quốc tế vào ViệtNam du lịch.Lưu trúMở rộng và nâng cao chất lượng

24. Ăn, uống Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ Văn hóa ẩm thực Việt Nam Đặc biệt chú trọng chúng tôi du lịch, điểm du lịch Chú trọng phát triển phục vụ cho mọi đối tượng Thân thiện môi trườngVui chơi, giải trí Tăng cường và mở rộng phát triển các dịch vụ VCGT caocấp, đặc biệt

25. GIẢI PHÁP THỰC HIỆNGIẢI PHÁP THỰC HIỆN1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách Về đầu tư phát triển du lịch Về thuế Về thị trường Về xuất nhập cảnh, hải quan Về xã hội hóa Về phối hợp liên ngành liên vùng Về phát triển gắn với bảo tồn và bền vững

26. GIẢI PHÁP THỰC HIỆNGIẢI PHÁP THỰC HIỆN2. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước chophát triển du lịch Huy động triệt để nguồn lực tài chính trong nhândân, tiềm lực tài chính của các tổ chức trong vàngoài nước.3. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực Xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng vềdu lịch. Xây dựng, công bố và thực hiện chuẩn trường.

27. GIẢI PHÁP THỰC HIỆNGIẢI PHÁP THỰC HIỆN4. Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá Tăng cường năng lực xúc tiến quảng bá Chuyên nghiệp hoá hoạt động xúc tiến quảng bá du lịchtừ Trung Ương đến địa phương, có trọng tâm trọng điểmvà đảm bảo năng lực cạnh tranh quốc tế.5. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý quy hoạch Tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật Thực hiện điều tra tài nguyên Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp Nâng cao trình độ quản lý du lịch theo quy hoạch chocác cấp, các ngành

29. GIẢI PHÁP THỰC HIỆNGIẢI PHÁP THỰC HIỆN8. Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môitrường du lịch Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Giải pháp về môi trường9. Giải pháp ứng phó với tác động của biến đổikhí hậu Nâng cao nhận thức xã hội Tăng cường khả năng thích ứng Tăng cường năng lực giảm nhẹ tác động củaBĐKH

Giới Thiệu Quy Hoạch Tổng Thể Phát Triển Du Lịch Việt Nam

Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo các đại biểu đến từ một số tỉnh thành, các cơ sở đào tạo du lịch, viện nghiên cứu, các đối tác quốc tế…

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Văn Tuấn đánh giá trong vài năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng khách khá tích cực, năm 2010 đón trên 5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 34,8% so với năm trước; năm 2011 đón trên 6 triệu lượt, tăng 19,1% và năm 2012 đón trên 6,8 triệu lượt, tăng 13,8%. Năm 2012, tổng thu du lịch đạt 160 nghìn tỷ đồng, đóng góp hơn 5% GDP đất nước.

Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua đã có những tác động tiêu cực đến ngành Du lịch thế giới, trong đó có Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến các thị trường nguồn của du lịch Việt Nam. Bối cảnh đó đòi hỏi ngành Du lịch phải tìm ra các giải pháp phát triển bền vững và có trách nhiệm. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/1/2013 vừa qua là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch Việt Nam theo đúng quan điểm trong Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội; phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

Theo TS. Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch – đơn vị chủ trì xây dựng Quy hoạch, du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 37 triệu lượt khách nội địa; tổng thu du lịch đạt 10,3 tỷ USD vào năm 2015; 10,5 triệu lượt khách quốc tế và 47,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt 18,5 tỷ USD vào năm 2020; và 18 triệu lượt khách quốc tế, 71 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt 35,2 tỷ USD vào năm 2030.

Theo quy hoạch, Việt Nam được chia thành 7 vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng; 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước.

Để thực hiện những mục tiêu đó, quy hoạch đưa ra các nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, vốn đầu tư, nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá, tổ chức quản lý quy hoạch, ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.

Tại hội thảo, TS. Trương Sỹ Vinh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, cũng đã giới thiệu nội dung cơ bản của quy hoạch phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, vùng Bắc Trung Bộ và vùng Tây Nguyên. Các quy hoạch vùng này sẽ được trình lên Bộ trưởng Bộ VHTTDL để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới.

Quản Lý Quy Hoạch Phát Triển Các Khu Du Lịch “Resort” Tại Việt Nam

Thứ năm, 27/07/2006 00:00

Một số nội dung về Quy hoạch phát triển và quản lý khu du lịch “Resort”

Xác định cơ sở hình thành và phát triển:Để xác định tính khả thi của dự án đầu tư phát triển KDL, cần căn cứ một số tiêu chí quy hoạch, đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác đã được quy định trong Luật Du lịch; khu du lịch được xếp hạng KDl quốc gia, KDL địa phương theo các tiêu chí tài nguyên du lịch, quy mô phát triển, điều kiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ, khả năng thu hút, phục vụ khách du lịch, đang được soạn thảo tại các văn bản hướng dẫn luật, sau đây là một số tiêu chí chủ yếu:– Có tài nguyên du lịch, đặc biệt hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch cao; không gian, môi trường; có ranh giới được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định với quy mô, diện tích tối thiểu 1.000ha KDL quốc gia, tối thiểu 200 ha.– Có quỹ đất tối đa không vượt quá 20% tổng diện tích khu du lịch để xây dnựg các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch phù hợp với tiêu chuẩn, quy phạm được Nhà nước ban hành đối với loại hình du lịch đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch; các công trình, phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật được xây dựng đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quy phạm và quy định kỹ thuật được Nhà nước ban hành, trong đó tối thiểu đạt 70% tiêu chuẩn quốc tế; phù hợp với tính chất của khu du lịch và quy hoạch phát triển du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quản lý khai thác có hiệu quả; đảm bảo phục vụ cho ít nhất 1.000.000 lượt khách du lịch/năm KDL quốc gia; 100.000 lượt khách du lịch/năm KDL địa phương.– Cơ sở lưu trú đủ khả năng phục vụ 200.000 lượt khách du lịch lưu trú trở lên KDL quốc gia, 10.000 lượt khách du lịch lưu trú trở lên KDL địa phương.

Xác định thị trường, nhu cầu khách du lịch, dự báo các sản phẩm du lịch:Yêu cầu bắt buộc khi thực hiện nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng KDL, quyết định đến sự hình thành, tồn tại bền vững của KDL, về khía cạnh kinh tế là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của chủ đầu tư khi huy động nguồn lực để thực hiện dự án là xác định yếu tố thị trường khách du lịch xác định nhu cầu sử dụng. Thị trường khách du lịch được khảo sát theo loại khách, lứa tuổi, dân tộc, khả năng chi trả các dịch vụ du lịch…quyết định đến nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của khách du lịch cần được khảo sát để xác định loại hình du lịch, dịch vụ, sản phẩm du lịch cung cấp cho khách. Là tiền đề quan trọng để luận chứng hình thành phát triển KDLVề sản phẩm du lịch, thực chất là xác định các khả năng cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí đáp ững nhu cầu của khách du lịch gồm: lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, văn hoá, nghệ thuật, thể thao, mua sắm và các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí đồng thời là tiền đề xác định quy mô, hạng mục đầu tư xây dựng các công trình, phương tiện được sử dụng phục vụ các hoạt động của khách du lịch.

Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, quản lý sử dụng đất đai, kiến trúc cảnh quan và chất lượng xây dựng công trình:Bảo đảm yêu cầu tạo lập môi trường thuận lợi, tiện nghi cho khách du lịch, tăng tính hấp dẫn khách, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Kinh nghiệm đầu tư xây dựng KDL ở Mỹ, dự án phát triển các KDL được quy định rất chặt chẽ về quy mô, quản lý kiến trúc, sử dụng đất, môi trường, bảo vệ cảnh quan: KDL biển loại lớn có diện tích tối thiểu 64 ha 16 ha với KDl biển có vị trí cách bờ biển dưới 4km; tỷ lệ không gian trống trên 50%; tính đồng bộ của cơ sở vật chất hạ tầng được biểu hiện ở mức đầu tư tối thiểu 7 triệu USD, trong đó đòi hỏi tối thiểu 150 phòng lưu trú, cơ sở dịch vụ ăn uống đảm bảo trên 100 người, cơ sở vui chơi giải trí theo tiêu chuẩn xây dựng chuyên ngành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch 50.000 lượt khách lưu trú, 100.000 lượt khách tham quan/năm. Đối với KDL loại nhỏ, diện tích tối thiểu là 8 ha, tối thiểu phải đầu tư 2 triệu USD cho 25-75 phòng lưu trú, phòng họp, nhà hàng cho lượng khách du lịch lưu trú 12.000 lượt khách, 25.000 lượt khách tham quan/nămHiện nay nước ta đang thiếu các tiêu chuẩn quy phạm phù hợp với từng loại KDL, đang phải vận dụng từ nhiều tiêu chuẩn quy phạm khác nhau, dự kiến một số tiêu chuẩn cụ thể sẽ được ban hành như sau:– Mật độ xây dựng tối đa theo loại hình KDL từ 5-25%; mật độ phòng lưu trú, khách sạn tối đa từ 20-75 phòng/ha, tuỳ theo quy mô KDL, tính chất hoạt động chủ yếu của KDL. Hệ số sử dụng đất phụ thuộc vào quy định kiến trúc cảnh quan cho phép đối với công trình xây dựng trong KDL với mục tiêu bảo vệ cảnh quan, tạo lập môi trường sinh thái thuận lợi cho du khách; độ cao tối đa cho phép đối với khách sạn không quá 16m, 8m đối với công trình khác; hệ số sử dụng đất tối đa không vượt quá 1,0 đối với khu vực dành để xây công trình. Ngoài ra yếu cầu khác về quản lý xây dựng, bảo vệ cảnh quan, theo vị trí, điều kiện cảnh quan, tài nguyên, khoảng lùi của công trình, lô đất xây dựng KDL được quy định cụ thể, từ 30m đối với KDL vùng núi, 50m đối với khu nghỉ biển đảo…

Xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế quản lý khu du lịch:Luật Du lịch năm 2005 đã quy định các KDL phải có Ban Quản lý, có chức năng quản lý khai thác, kinh doanh và phát triển KDl phù hợp với đặc thù của một khu vực hoạt động giải trí, nghỉ ngơi của khách du lịch, vừa là cơ sở kinh doanh đòi hỏi chất lượng cao về mọi mặt. Nội dung quản lý KDL bao gồm: quản lý ranh giới KDL, phân khu chức năng hoạt động du lịch theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt; quản lý hoạt động, một số chính sách và quản lý Nhà nước đối với KDL; quản lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, quản lý đầu tư phát triển, quản lý sử dụng và khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch; quản lý hoạt động của khách du lịch, các tổ chức cá nhân có hoạt động kinh doanh du lịch; sự tham gia của cộng đồng tại KDL; phối hợp các ngành trong việc quản lý KDl theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Tác giả: TS. KTS Lê Trọng Bình Nguồn tin: T/C Quy hoạch xây dựng, số 2/2006