Top 5 # Quy Hoạch Du Lịch Tỉnh Quảng Ninh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Quy Hoạch Du Lịch Tỉnh Ninh Bình

VỊ TRÍ, MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH NINH BÌNH Vị trí địa Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ, có toạ độ địa lý 19050′ đến 20027′ vĩ độ Bắc, 105032′ đến 106027′ kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 93km về phía Nam. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, là ranh giới tự nhiên với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc là tỉnh Hoà Bình, phía Nam là biển Đông. Ninh Bình có diện tích tự nhiên 1.389,1km², với chiều dài bờ biển 18km, dân số 936.262 người. Toàn tỉnh có 62.000ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất canh tác 47.000ha; đất lâm nghiệp có rừng 29.000ha và trên 6.000ha diện tích đất đồi, núi đá. Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10; 12A; 12B và đường sắt Bắc – Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân,…tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho giao lưu, phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh. Tài nguyên du lịch của Ninh Bình (tự nhiên, nhân văn) tương đối phong phú, đa dạng bao gồm cả núi, hồ, rừng, các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng,… Đây là một lợi thế quan trọng, tạo tiền đề phát triển nhiều loại hình du lịch, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành du lịch Ninh Bình trong những năm tới. Tài nguyên du lịch Ninh Bình được phân bố tương đối tập trung ở một số khu vực chính như: Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Phát Diệm, với khu du lịch nổi tiếng Tam Cốc – Bích Động, rừng Cúc Phương, nhà thờ đá Phát Diệm,… và mới đây nhất là khu du lịch sinh thái Tràng An. Những khu vực này có sự kết hợp giữa tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Đây là đặc điểm thuận lợi cho việc hình thành những khu du lịch trọng điểm, có sức hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước. Mục tiêu và chiến lược phát triển du lịch Trong những năm qua du lịch Ninh Bình đã và đang phát triển đúng hướng. Cơ cấu kinh tế đang dịch chuyển từ nông nghiệp sang dịch vụ, du lịch theo định hướng phát triển du lịch bền vững. Thu nhập từ các hoạt động du lịch mang lại đã phần nào nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo tại một số địa phương. Để có kết quả như trên Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tiến hành từng bước cụ thể, theo lộ trình đã được hoạch định và đã đạt được một số thành tựu đáng kể, cụ thể: Năm 2009 Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 17/7/2009 về thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU. Từ đó để triển khai thực hiện chủ trương, định hướng phát triển du lịch, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Nghị quyết số 15 của Tỉnh uỷ theo từng năm và qua từng thời kỳ phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Thực hiện Luật Du lịch, Ninh Bình là tỉnh đầu tiên trong cả nước đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu áp dụng xây dựng mô hình ban quản lý khu du lịch để quản lý khu du lịch. Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kinh doanh du lịch được quan tâm, chú trọng. Hiện nay, có 5 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch bằng nguồn vốn ngân sách, với tổng số vốn đầu tư là 2.842,3 tỷ đồng. Các công trình đã bước đầu hoàn thiện và đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả như dự án: xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch sinh thái Vân Long, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động… Nhờ có cơ sở hạ tầng du lịch tốt nên đã thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển du lịch trong tỉnh. Nối liền các tuyến điểm du lịch trong tỉnh cũng như trong vùng tạo nên tính đa dạng và liên vùng cao. Cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh ngày một hoàn thiện. Nếu năm 2000 toàn tỉnh chỉ có 25 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch với 240 phòng ngủ thì đến nay (tính đến 31/5/2010) toàn tỉnh đã có 126 cơ sở lưu trú du lịch với 2.377 phòng ngủ. Ngành đã tiến hành phân loại hạng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó có 19 khách sạn 2 sao, 3 khách sạn 1 sao, 104 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Riêng các dự án của các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh tính đến nay đã có 47 dự án, với tổng số vốn là 9267,714 tỷ đồng. Tiêu biểu như dự án khu sân gôn 54 lỗ hồ Yên Thắng, các dự án khu du lịch sinh thái Vân Long, khu khách sạn trung tâm thành phố Ninh Bình Để phát triển du lịch hơn nữa, trong thời gian tới ngành du lịch Ninh Bình đã định hướng phát triển các loại hình du lịch mang tính đặc thù, tập trung phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử gắn với tâm linh. Trong đó chú ý các giải pháp: Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tốt đến các khu điểm du lịch trên toàn tỉnh, chú ý xây dựng các công trình phục vụ cho các hoạt động kinh doanh du lịch với lối kiến trúc gắn liền với văn hoá vùng miền đặc trưng. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ du lịch cho cán bộ công nhân viên trong ngành, người dân tham gia làm du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách du lịch. Phát triển làng nghề, cung cấp sản phẩm phục vụ dịch vụ bán hàng lưu niệm cho khách du lịch. Khai thác hợp lý những sản vật địa phương để thông qua đó giới thiệu về văn hoá, truyền thống lâu đời của Ninh Bình một miền quê ngàn năm văn hiến. Tập trung công tác quảng bá xúc tiến du lịch thông qua báo đài, truyền hình trung ương, địa phương; sách, tập gấp đến với du khách trong và ngoài nước để khai thác khách du lịch tiềm năng đến du lịch tại Ninh Bình. Từ các hoạt động này du lịch Ninh Bình đã và sẽ được đánh giá đúng mức đối với sự phát triển chung trong nền kinh tế của tỉnh cũng như của cả nước. Sẽ đánh dấu trên bàn đồ Việt Nam và bản đồ thế giới là điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện đối với du khách trong và ngoài nước. KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH. Tài nguyên du lịch: Cố đô Hoa Lư: Hoa Lư là cố đô của nước Đại Việt từ thế kỷ X, nằm trên địa phận của xã Trường Yên Thượng và Trường Yên Hạ, thuộc thị trấn Hoa Lư – Ninh Bình cách Hà Nội theo quốc lộ 1A đi khoảng 90 km đến thị trấn Hoa Lư rẽ phải 4km là tới. Cố đó nằm ở phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ, rộng khoảng 300 ha được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ. Khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8-10 mét. Kinh đô Hoa Lư bao gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam. Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa phận thôn Yên Thành xã Trường Yên. Ðây là cung điện chính mà khu vực đền Ðinh, đền Lê là Trung tâm và cũng chính là nơi vua Ðinh Tiên Hoàng cắm cờ nước. Trước cung điện có núi Mã Yên tương truyền vua Ðinh lấy núi làm án. Thành Nội thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên có tên là Thư Nhi xã, nơi nuôi trẻ em và những người giúp việc trong cung đình. Thành Nam (thành ở phía Nam, từ hang luồn trở vào trong, nằm đối diện và nối liền với khu Thành Ngoại). ở đây xung quanh có núi cao bao bọc, án ngữ phía Nam kinh thành, bảo vệ mặt sau, từ đây bằng đường thuỷ có thể nhanh chóng rút ra ngoài. Phía Ðông kinh thành có núi Cột cờ, nơi có lá quốc kỳ Ðại Cồ Việt, có ghềnh tháp-nơi vua Ðinh duyệt thuỷ quân, hang Tiền nơi lưu giữ tài sản quốc gia, động Thiên Tôn- tiền đồn của Hoa Lư và là hang nhốt hổ, báo để xử kẻ có tội. Ðến đời Lê Hoàn đã cho xây thêm nhiều cung điện lộng lẫy: điện Bách Thảo Thiên Tuế, điện Phong Lưu ở phía Ðông, điện Vinh Hoa ở phía Tây, điện Bồng Lai bên tả, điện Cực Lạc bên hữu, lầu Hoả Vân và điện Trường Xuân, điện Long Lộc được lợp ngói làm bằng bạc Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long( Hà Nội). Hoa Lư trở thành cố đô.”Hoa Lư là nơi núi non trùng điệp. Núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là biển cả… Nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa, xứng đáng chọn để dựng đô được.” Đền vua Đinh, vua Lê: Đền vua Đinh Tương truyền đền được xây dựng vào đầu thời Lý. Lúc đầu đền quay về phía Bắc trông ra núi Thời, núi Chẽ nằm trong khu vực kinh đô xưa. Đền đã được tu sữa nhiều lần. Đầu thế kỷ XVII, Phong quận công Bùi Thời Trung đã xây dựn lại ngôi đền như cũ nhưng quay về phía Đông. Đến năm 1676 nhân dân lại hưng công trùng tu. Năm 1898 cụ Bá kiến Dương Đức Vĩnh đã cho trùng với quy mô lớn. Đền vua Đinh mang kiến trúc mỹ thuật thười Lê và thời Nguyễn theo kiến trúc “nội Công, ngoại Quốc”, đường đi lát chữ “Vương”, phỏng theo cung điện xưa Ngườiọ môn quan: mặt trong có 4 chữ “Tiền triều phượng khuyết”, phía ngoài “Bắc môn tỏa thuộc” Nghi môn quan, long sàng và có hai con nghê tạc bằng đá xanh, bên trái có nhà vọng là nơi các cụ bàn việc tế l, bên phải có nhà Khải Thánh thờ cha mẹ vua Đinh, giữa vườn hoa có chữ “Quốc”. Qua nghi môn nội là sân tế, đặt long sàng bằng đá có kích thước dài 1,8m rộng 1,4m, cao 0,95m. Long sàng được chạm khác rồng, mây tinh xảo, mang phong cách nghệ thuật điêu khắc thười Lê. Đền có 3 tòa nhà là bái đường, thiêu hương, thượng điện làm theo kiểu chồng rường hạ kẻ. Tất cả các đầu dư, kẻ bẩy, cốn đều được chạm khắc tinh xảo. Bái đườn có bức đại tự “Chính thống thủy” Ở chính cung có câu đối ca ngườiợi sự thống nhất đất nước của vua Đinh Tiên Hoàng: “Ngã Nam Đế Thống Đệ nhất ký Trường Yên Miếu mạo vạn thiên niên” Đền vua Lê Về lịch sử kiến trúc gần giống đền vua Đinh. Tuy nhiên không được trùng tu vào cuối thể kỷ XIX như đên vua Đinh nên về hình thức và trang trí có nhiều hạn chế. Đền bao gồm bộ phận kiến trúc và điêu khác như sập đá, nghi môn ngoại, tiếp đến là Từ Vũ – nơi thờ Khổng Tử, hòn non bộ dáng “phượng vũ”, ao sen. Nghi môn nội, hai bên có “nhà vọng” đẻ các cụ bàn việc tế lễ. Giữa có hòn non bộ dáng “phượng vũ” và “phượng ấp”. Giáp nhà vọng là nhà vọng là nha bia Qua cột đồng trụ là sân rồng, giữa sân có sập “Long sàng” bằng đá tượng trưng nơi vua ngự triều, xung quanh có hàng cột để cắm bát bửu, cờ, khí trong các ngày hội, tượng trưng thứ bậc các quan. Đền có ba tòa là bái đường, thiêu hương và chính cung. Đền vua Lê tuy không được trùng tu bằng đền vua Đinh nhưng còn giữ được nhiều mảng điêu khắc thời hậu Lê. Quy hoạch du lịch: Lượng khách đến Ninh Bình năm 2009 là 2.390.905 lượt khách, trong đó khách quốc tế: 601.785 lượt khách, khách nội địa: 1.789.120 lượt khách. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, toàn ngành đón 2.304.357 lượt khách, đạt 145,55% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó khách quốc tế: 45.987 lượt, khách nội địa: 138.155 lượt, đạt 155,59 % so với cùng kỳ năm 2009. Cơ sở lưu trú du lịch đến nay toàn tỉnh đã có 126 cơ sở lưu trú du lịch với 2.377 phòng ngủ. Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê, một bộ phận quan trọng của Di sản Cố đô Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê, là điểm đến quan trọng trong hệ thống các khu du lịch quốc gia. Điều này là minh chứng khẳng định về những giá trị đặc biệt ở tầm quốc gia của quần thể Cố đô Hoa Lư – Tràng An từ góc độ du lịch. Phát triển du lịch Cố đô Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với du lịch Ninh Bình mà còn đối với hoạt động phát triển du lịch của Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận – một trong bảy khu vực trọng điểm du lịch của cả nước, đã được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam. Đặc biệt du lịch Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê có mối liên hệ mật thiết với du lịch Thủ đô thông qua hoạt động phát triển du lịch “trục” lịch sử Cố đô Hoa Lư – Thăng Long – Hà Nội. Điều này còn có ý nghĩa hơn khi phát triển văn hoá – lịch sử được xác định là định hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh du lịch Việt Nam hội nhập tích cực với du lịch khu vực và quốc tế. Với các giá trị tài nguyên du lịch đã được khẳng định của mình, Cố đô Hoa lư – đền vua Đinh, vua Lê, nhìn nhận trong mối quan hệ phát triển với khu tâm linh – thắng cảnh chùa Bái Đính và khu bảo tồn đất ngập nước Vân long, có thể phát triển được những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn tầm cơ quốc gia và khu vực. Những sản phẩm du lịch này có thể bao gồm: Tham quan công viên văn hoá lịch sử nơi du khách được tìm hiểu về những giá trị lịch sử và cảm nhận những giá trị văn hoá của một thời kỳ “vàng son” trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam. Tham quan công viên địa chất để tìm hiểu lịch sử phát triển khu vực, thưởng ngoạn những giá trị cảnh quan của “Hạ Long trên cạn”, khám phá những bí hiểm và vẻ đẹp của hệ thống hang động Tham quan cảnh quan, tìm hiểu các giá trị của các hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi với những cơ hội quan sát các loài sinh vật quý hiếm, đặc biệt là loài Voọc quần đùi trắng, trong tự nhiên; tham gia các hoạt động lễ hội, tâm linh tại khu chùa Bái Đính, chùa Địch Lộng, chùa Bích Động, điện Thái Vi, đền vua Đinh – Lê, v.v. Tham quan và trải nghiệm cuộc sống đời thường của người dân ở vùng làng quê điển hình vùng đồng bằng sông Hồng và tham quan các làng nghề truyền thống…v.v… Việc phát triển những sản phẩm du lịch đặc sắc này sẽ góp phần thực hiện mục tiêu đa dạng hoá và nâng cao tính hấp dẫn, cạnh tranh của du lịch Việt Nam, tương xứng với vai trò của du lịch Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê đã được xác định trong chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịchViệt Nam. Quan trọng hơn, những sản phẩm du lịch này sẽ đáp ứng được nhu cầu của du khách quanh năm, góp phần hạn chế “tính mùa” – một trong những hạn chế điển hình trong hoạt động du lịch ở khu vực phía Bắc; hấp dẫn nhiều hơn khách du lịch đến với Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng, qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng, đồng thời phát huy có hiệu quả những giá trị văn hoá, lịch sử mà các thế hệ ông cha đã gây dựng nên và truyền lại cho thế hệ con cháu ngày nay. Để phát triển du lịch Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê tương xứng với vị trí của mình trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam với những tiềm năng du lịch đặc biệt ở khu vực này, cần lưu ý một số vấn đề sau: Trên cơ sở Đề án “Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy quần thể di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”, cần tiến hành quy hoạch điểm đến du lịch Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê một cách khoa học, trên quan điểm bền vững trong mối quan hệ phát triển du lịch chung với khu vực tâm linh cảnh quan chùa Bái Đính và khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận. Ngoài những nội dung nghiên cứu quy hoạch lãnh thổ, cần hết sức lưu ý đến những nội dung quy hoạch có tính chuyên ngành, đặc biệt là định hướng phát triển các sản phẩm du lịch văn hoá, du lịch sinh thái đặc thù, có chất lượng cao. Trong quá trình xác định hệ thống sản phẩm du lịch của Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê cần lưu ý tránh trùng lặp với những sản phẩm du lịch ở những vùng phụ cận trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng và ở vùng đồng bằng sông Hồng nói chung vì điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thu hút khách và qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, phát triển du lịch bền vững ở khu vực này. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, cần hết sức lưu ý về mối quan hệ đối với hoạt động phát triển của các ngành kinh tế cũng như sự phát triển đô thị. Cần phát hiện những tác động hiện tại và tiềm năng của các hoạt động trên, đặc biệt là hoạt động khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển đô thị đối với hoạt động du lịch để từ đó có những giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm hạn chế những tác động này, đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững ở Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê. Là một khu du lịch phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị văn hoá – lịch sử, cảnh quan – sinh thái, việc đảm bảo môi trường cho phát triển bền vững cần được đặt ra ngay từ đầu bởi những giá trị du lịch này rất nhạy cảm, dễ biến đổi dưới tác động của hoạt động du lịch và của hoạt động kinh tế – xã hội. Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững ở Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê, một yếu tố quan trọng cần được đưa vào nội dung quy hoạch là xây dựng đề xuất chính sách và các giải pháp cụ thể để phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá – lịch sử, cảnh quan – sinh thái; tạo điều kiện cho cộng đồng được tham gia tích cực vào hoạt động du lịch. Ngay từ bây giờ, vấn đề đào tạo để có đội ngũ lao động du lịch đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê – điểm đến du lịch văn hoá lịch sử và cảnh quan sinh thái tầm cỡ quốc gia và khu vực, cần được đặt ra. Doanh thu và lượng khách du lịch đến Ninh Bình Năm 2009 Các Chỉ tiêu 2008 2009 So sánh% Lượt khách: 1.900.888 2.390.905 125,78 – Quốc tế: 584.400 601.785 102,97 – Nội địa: 1.316.488 1.789.120 135,90 Tổng doanh thu (Triệu đồng) 162.100 250.134 154,31 Nộp ngân sách (Triệu đồng) 16.150 25.350 156,97

Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Quảng Ninh

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn 2030 đã được tỉnh Quảng Ninh lựa chọn Tập đoàn tư vấn Boston – BCG (Mỹ) là đơn vị lập quy hoạch.Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn 2030 đã được tỉnh Quảng Ninh lựa chọn Tập đoàn tư vấn Boston – BCG (Mỹ) là đơn vị lập quy hoạch.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn 2030 đã được tỉnh Quảng Ninh lựa chọn Tập đoàn tư vấn Boston – BCG (Mỹ) là đơn vị lập quy hoạch.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn 2030 đã được tỉnh Quảng Ninh lựa chọn Tập đoàn tư vấn Boston – BCG (Mỹ) là đơn vị lập quy hoạch.

Đến nay, đơn vị tư vấn cùng với các sở, ban, ngành của tỉnh đã thực hiện lập quy hoạch dự án được gần 2 tháng. Trong giai đoạn đầu, dự án tập trung vào việc đánh giá hiện trạng phát triển du lịch, sau đó sẽ đưa ra những định hướng chiến lược và xây dựng kế hoạch triển khai.

Với mục đích để xây dựng dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh một cách tốt nhất, tại hội thảo, Tập đoàn tư vấn Boston – BCG đã đưa ra bảng câu hỏi khảo sát về những vấn đề hạn chế mà du lịch Quảng Ninh đang phải chịu tác động, xác định mức độ ưu tiên các vấn đề khác nhau trong phát triển du lịch của tỉnh; giới thiệu, tìm hiểu, đánh giá thị trường khách du lịch Trung Quốc, một thị trường khách quốc tế lớn nhất đến Quảng Ninh hiện nay và đưa ra những giải pháp Quảng Ninh cần làm để thu hút thị trường khách trọng tâm này.

Bên cạnh đó, hội thảo cũng nghiên cứu mô hình phát triển du lịch của Malaysia và rút ra các bài học kinh nghiệm cho Quảng Ninh về phát triển du lịch như: Xây dựng thương hiệu, phân khúc thị trường mục tiêu, khuyến khích đầu tư để cải thiện các dịch vụ giao thông vận tải, tăng cường kết nối giao thông đường không…

Đẩy mạnh Du lịch quốc gia 2014 Đặt phòng khách sạn Hạ Long

Quy Hoạch Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc

LỜI MỞ ĐẦU Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du miền núi có đồng bằng thuộc Bắc Bộ. Nằm liền kề thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương và phát triển kinh tế. Trong những năm qua, Vĩnh Phúc có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội, vươn lên trở thành một trong những điểm sáng của cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và thu hút đầu tư. Vĩnh Phúc cũng có những thuận lợi to lớn cho phát triển du lịch, là tỉnh có những địa danh du lịch nổi tiếng trong cả nước như Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên… Tỉnh cũng có những đầu tư mạnh mẽ cho phát triển du lịch, tuy nhiên mức độ tăng trưởng của ngành còn chưa đáp ứng được kỳ vọng của Chính quyền và người dân. Nhằm khắc phục tình trạng bất cập cần phải có một chiến lượng quy hoạch tổng thể và chi tổng thể cho Vĩnh Phúc. Trên cơ sở nghiên cứu chính là giáo trình “Quy hoạch du lịch” của giảng viên Bùi Thị Hải Yến và nhiều tài liệu tham khảo khác, em cơ bản hình thành bản quy hoạch tổng thể du lịch Vĩnh Phúc. Em hi vọng nó sẽ có những giá trị nhất định trong giải quyêt các vấn đề chưa khắc phục được của du lịch Vĩnh Phúc. Cuối cùng em xin chân thành cám ơn các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã giúp em hoàn thành bài tập trên. Trong đó có giảng viên Bùi Thị Hải Yến đã giúp em có những nền tảng quan trong trong vấn đề quy hoạch du lịch, xây dựng điểm du lịch, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Văn hóa thể thao và du lịch Vĩnh Phúc TỔNG QUAN VỀ VĨNH PHÚC Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Vĩnh Phúc là một trong các tỉnh thành tạo nên vùng thủ đô Hà Nội. Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.000.838 người. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội Vĩnh phúc có phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông và phía nam thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc là một tỉnh ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo. Phía bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường ranh giới là dãy núi Tam Đảo. Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là sông Lô. Phía nam giáp Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh – Hà Nội. Vĩnh Phúc tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đường sắt Hà Nội – Lào Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè. Vĩnh Phúc có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện. Do đặc điểm vị trí địa lý Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi; liền kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam Từ 1 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh đã được tách ra và sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Bổ sung: Từ 1 tháng 4 huyện Lập Thạch tách làm 2 là: huyện Sông Lô và huyện Lập Thạch. Như vậy hiện Vĩnh Phúc có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 hành chính cấp huyện. QUY HOACH TỔNG THỂ DU LỊCH VĨNH PHÚC: Cơ sở lý luận: Quy hoạch du lịch là tâph hợp lý luận và thực tiễn nahwmf phân bố hợp lý nhất lãnh thổ những cơ sở kinh doanh du lịch có tính toán tổng hợp các nhân tố: điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế-xã hội, môi trường, kiến trúc xây dựng …Quy hoạch du lịch còn cụ thể hóa trên lãnh thổ những dự đoán, định hướng, chương trình và kế hoạch phát triển du lịch. Đồng thời quy hoạch du lịchbao gồm cả quá trình ra quyết định thực hiện quy hoạch, bổ sung các điều kiện phát triển nhằm đạt được các mục tiêu phát triểndu lịch bền vững. Nhiều nhà khoa học du lịch trong nước và quốc tế cho rằng, quy hoạch tổng thể thường có quy mô lớn, hiếm khi nhỏ hơn quy mô cấp huyện và thười gian thực hiện quy hoạch du lịch thường dài hơn (từ 5 đến 15 năm). Nhiệm vụ của quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bao gồm : nghiên cứu xác định vị trí, ảnh hưởng của các ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân ở khu vực hay quốc gia, đưa ra mục tiêu phát triển ngành du lịch, hoạch định quy mô phát triển, yếu tố kết cấu và bố cục không gian của ngành du lịch, chỉ đạo và điều tiết ngành du lịch phát triển lành mạnh. Về mặt không gian thì chức năng du lịch trong khu quy hoạch là không liên tục. Đánh giá thực trạng du lịch Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc có lợi thế lớn về vị trí địa lý so với nhiều tỉnh khác ở Bắc Bộ cũng như cả nước, đó là khoảng cách gần với thủ đô Hà Nội, đặc biệt là khoảng cách tới sân bay Nội Bài. Ngoài ra Vĩnh Phúc còn nằm trên tuyến Quốc lộ 2 và đường sắt quốc gia, quốc tế. Chính vì vậy, Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi hơn nhiều địa phương trong vùng du lịch Bắc Bộ trong việc phát triển du lịch. 2.1. Thực trạng lượng khách du lịch Lượng khác du lịch Vĩnh Phúc (bao gồm cả khách quốc tế và nội địa) đến Vĩnh Phúc nhìn chung trong những năm qua luôn có sự tăng trưởng, với tốc độ trung bình từ 15-20%/năm (ngoại trừ năm 1995 và 2000 tốc độ tăng trưởng đạt trên 40%/năm). Tuy nhiên sự tăng trưởng về dòng khách tới Vĩnh Phúc có một số đặc thù sau: 2.1.1. Khách nội địa:- Năm 1995 Vĩnh Phúc đón 260 nghìn lượt khách, năm 2000 đạt 500 nghìn lượt và năm 2008 đạt 1,5 triệu lượt khách, chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số khách đến Vĩnh Phúc.- Tăng trưởng mạnh nhưng không đều, một số năm có mức tăng trưởng âm (1997, 1999) hoặc mức tăng thấp (1996, 2003, 2006).- Thời gian lưu trú của khách thấp, chỉ khoảng 1 ngày- Gần 1/2 lượng khách nội địa đến Vĩnh Phúc với mục đích nghỉ dưỡng, du lịch, tham quan thuần túy.- Thị trường du lịch nội địa chủ yếu của Vĩnh Phúc là Hà Nội (46%) và các tỉnh Bắc bộ khác (20%), các địa phương càng xa càng chiếm tỷ trọng nhỏ. – So với các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vĩnh Phúc chiếm 10% tổng lượng khách nội địa, bằng 1/5 so với Hà Nội, 1/2 so với Hải Phòng và hơi nhỉnh hơn Quảng Ninh.- Nhìn chung, khách du lịch nội địa đánh giá cao tiềm năng tài nguyên của Vĩnh Phúc, tuy nhiên chất lượng dịch vụ du lịch và môi trường du lịch còn nhiều bất cập. 2.1.2. Khách quốc tế:- Lượng khách quốc tế đến Vĩnh Phúc năm 1998 là 2.500, năm 2003 là 12.400 và năm 2008 là 24.350.- Lượng khách quốc tế chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lượng khách du lịch, thường dưới 2% (ngoại trừ năm 2006 và 2007)- Lượng khách quốc tế có sự tăng trưởng, nhưng tăng trưởng không ổn định, có những năm tăng trưởng âm (1997 và 2008)- Thời gian lưu trú trung bình thấp (khoảng 2 ngày, cá biệt năm 2008 chỉ còn 1,1 ngày)- Tiềm năng tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc không phù hợp với thị trường khách quốc tế chủ yếu của nước ta hiện nay: đó là du lịch biển, tham quan di tích, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa, du lịch nông thôn…- Khác du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (khoảng 0,7%) chỉ nhiều hơn 2 tỉnh khác cũng cận kề Hà Nội là Bắc Ninh và Hưng Yên.- Mục đích của khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc chủ yếu là nghỉ dưỡng, du lịch thuần túy (45%), thương mại (14%), thăm thân (10%)- Khác du lịch đến từ Đông Nam Á chiếm tỷ trọng lớn (58%), sau đó là thị trường Bắc Mỹ (17%) còn lại là các thị trường khác (25%)2.2. Thu nhập du lịchCùng với sự phát triển thị trường khách du lịch, doanh thu của ngành du lịch Vĩnh Phúc cũng luôn có được sự tăng trưởng trong thời gian qua. Từ năm 1997, doanh thu du lịch chỉ là 50 tỷ, chỉ số này có mức tăng trưởng trung bình trên 50%/năm trong giai đoạn 1997-2000 và đạt 175 tỷ vào năm 2000. Trong gian đoạn 2001-2008 tốc độ tăng trưởng trung bình năm là gần 19% và đạt 620 tỷ đồng vào năm 2008.Du lịch quốc tế tuy chiếm tỷ lệ nhỏ về lượng khách, nhưng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu ngành (tỷ trọng 3% vào năm 1997, 21% vào năm 2000 và lên tới gần 42% vào năm 2008). Điều này khẳng định tầm quan trọng của thị trường khách quốc tế, là kết quả trực tiếp từ chỉ số mức chi tiêu cao của khác quốc tế (trên 1 triệu đồng ngày) so với mức trung bình của khách nội địa (khoảng 300 nghìn đồng ngày). Về cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế cũng có lợi tổng thể hơn so với cơ cấu chi tiêu của khách nội địa vì khách quốc tế chỉ dành khoảng 30% chi phí cho lưu trú, trong khi khách nội địa dành tới 60% cho lưu trú. Như vậy hiệu quả từ du lịch quốc tế là cao hơn rõ ràng so với khách du lịch nội địa. Thu nhập du lịch của Vĩnh Phúc chỉ chiếm 4,7% của thu nhập du lịch toàn vùng, chỉ hơn 2 tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên. Giá trị gia tăng ngành du lịch Vĩnh Phúc cũng luôn đạt mức tăng trưởng trong thời kỳ qua (trung bình khoảng 10%/năm, tuy nhiên còn thấp hơn mức tăng trưởng GDP chung của toàn tỉnh (khoảng 17%/năm) do mức tăng trưởng mạnh vượt bậc của khối Công nghiệp – Xây dựng (khoảng 25%/năm). Vì vậy du lịch còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế tỉnh (dưới 3%). Đó là thực tế đang suy nghĩ so với tiềm năng và lợi thế to lớn đối với sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh.2.3. Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong chất lượng sản phẩm du lịch. Hiện Vĩnh Phúc có 128 khách sạn, nhà nghỉ với tổng số 2.238 phòng, 3361 giường, tuy nhiên chỉ có 15 khách sạn được xếp hạng sao với 531 phòng và 831 giường (10 khách sạn 2 sao, 5 khách sạn 1 sao và 31 khách sạn chưa xếp sao). Nhìn chung các cơ sở lưu trú tại Vĩnh Phúc còn có quy mô nhỏ, gần 2/3 số cơ sở lưu trú có quy mô dưới 20 phòng. Hiệu quả kinh doanh của các cơ sở lưu trú tại Vĩnh Phúc cũng không cao, do ảnh hưởng mạnh của tính mùa vụ, nên công suất sử dụng phòng trung bình chỉ đạt khoảng 35%/năm, đây là mức rất thấp so với các cơ sở có mức hoạt động trung bình của cả nước. Cũng do chất lượng dịch vụ thấp, hiện trạng cơ sở vật chất không cao, nên giá phòng lưu trú ở Vĩnh Phúc cũng thấp, bình quân chưa tới 180 nghìn/đêm. Phù hợp với đặc thù khai thác du lịch hiện nay của Vĩnh Phúc, các cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung tại TP Vĩnh Yên (40% số cơ sở, 35% số phòng), Tam Đảo (34% số cơ sở, 38% số phòng) và Phúc Yên – Đại Lải (18% số cơ sở, 21% số phòng). Ngoại trừ thị trấn Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên, các huyện khác chỉ có 1-2 cơ sở lưu trú và thường chỉ là các nhà nghỉ. Hệ thống nhà hàng ở Vĩnh Phúc cũng chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là chất lượng dịch vụ, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng kiềm chế sự phát triển của du lịch Vĩnh Phúc. Ngoài ra, các cơ sở vật chất thể thao, vui chơi giải trí của Vĩnh Phúc cũng được phát triển tương đối, tuy nhiên, có lẽ chất lượng và loại hình các cơ sở này chưa thật sự phát huy hiệu quả trong khai thác phục vụ du lịch.2.4. Lao động du lịch: Đây có thể coi là một trong những khâu bất cập nhất của du lịch Vĩnh Phúc. Số liệu thống kê của Sở VH, TT&DL Vĩnh Phúc cho thấy đội ngũ lao động du lịch Vĩnh Phúc yếu về chất lượng và thiếu về số lượng. Ngoài ra, do sự phụ thuộc quá lớn vào tính mùa vụ của du lịch Vĩnh Phúc, một lượng vô cùng lớn lao động mùa vụ không được thống kê, và chắc chắn rằng số lao động này cũng hoàn toàn không hề được đào tạo, dù chỉ là những kỹ năng cơ bản. Đội ngũ lao động du lịch được thống kê chính thức của Vĩnh Phúc năm 2007 là 730 lao động trực tiếp và 80 lao động gián tiếp, đạt mức tăng trưởng trung bình gần 17%/năm trong giai đoạn 2000-2007. Tuy nhiên theo những tính toán theo thông lệ chung thì con số này hoàn toàn không đáp ứng được lượng lớn số phòng cơ sở lưu trú của tỉnh (2.238 phòng), chưa kể tới các cơ sở dịch vụ khác ngoài lưu trú. Cũng chính vì tỷ trọng lớn lao động thời vụ, bán chuyên, nên chất lượng dịch vụ ngày càng trở thành vấn đề nổi cộm đối với Vĩnh Phúc.2.5. Tình hình đầu tư du lịch: Nhìn chung mức độ đầu tư cho phát triển hạ tầng phục vụ du lịch của Vĩnh Phúc còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành. Trong giai đoạn 2001-2004 mởi chỉ có gần 50 tỷ đồng đầu tư cho hạ tầng du lịch (vốn TW cấp chiếm 44%, 56% từ nguồn ngân sách tỉnh) tập trung chủ yếu cho Tam Đảo (44%), Đại Lải (37%), Vĩnh Yên (7%). Chính vì vậy khả năng khai thác, đầu tư phát triển du lịch còn nhiều khó khăn. Các chương trình, dự án lớn, có tính đột phá chưa có điều kiện triển khai. Khác với tình hình đầu tư hạ tầng, việc đầu tư trực tiếp cho phát triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng ở Vĩnh Phúc sôi động hơn. Đến năm 2004 đã có 31 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới trên 6.000 tỷ đồng. Tuy nhiên trên thực tế, tiến độ triển khai các dự án còn rất chậm. Đặc biệt là tại khu vực Tam Đảo I có nhiều dự án hoàn toàn không chuyển động. Đây là những khó khăn lớn đối với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, cải thiện khả năng cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh doanh của du lịch Vĩnh Phúc. Ngoài ra, hai dự án lớn, mang tính đột phá của Vĩnh Phúc (dự án Tam Đảo 2 và dự án Trường đua) do một số lý do nên chưa được triển khai.2.6. Một số bất cập trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch còn có một số bất cập, cụ thể là:- Tỉnh chưa xây dựng được chương trình phát triển du lịch cụ thể, từ đó có kế hoạch bố trí ngân sách cho các dự án trong lĩnh vực du lịch.- Công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, đầu tư theo quy hoạch còn nhiều khó khăn, bất cập (ví dụ: Tam Đảo).- Công tác thống kê chưa thực sự được coi trọng và đầu tư, do đó không có cơ sở đánh giá chính xác thực trạng hiệu quả hoạt động du lịch, từ đó có thể đưa ra các chính sách, giải pháp khả thi và hiệu quả. – Chất lượng môi trường của các khu du lịch trọng điểm chưa được đảm bảo nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.- Tỉnh chưa có chương trình quảng bá, xúc tiến chung cho ngành du lịch nhằm định vị hình ảnh Vĩnh Phúc trên thị trường du lịch cả nước cũng như quốc tế.3. Tiềm năng và nguồn lực phát triển du lịch Vĩnh Phúc:3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên:Vĩnh Phúc nằm liền kề thủ đô Hà Nội là một lợi thế về vị trí địa l‎í quan trọng vì Hà Nội là thị trường gửi khách nội địa lớn nhất miền Bắc. Ngoài ra khoảng cách từ Vĩnh Phúc tới sân bay Nội Bài – một trong những cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam cũng chỉ là 25km, vì vậy khả năng tiếp cận trực tiếp của khách quốc tế tới Vĩnh Phúc là rất thuận lợi.Ngoài ra Vĩnh Phúc còn nằm trên tuyến quốc lộ 2 và đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Vân Nam là những tuyến giao thông quan trọng. Trong tương lai đường cao tốc xuyên Á cũng chạy qua địa bàn tỉnh. Đây là những thuận lợi vô cùng to lớn về giao thông đối ngoại góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh.Địa hình Vĩnh Phúc phong phú, có cả núi, đồi và đồng bằng. Vì vậy cảnh quan của tỉnh cũng đa dạng hấp dẫn, có giá trị cao để phục vụ khai thác du lịch. Vĩnh Phúc có những đỉnh núi tương đối cao (đỉnh cao nhất gần 1.600m) nên hệ sinh thái tự nhiên cũng đa dạng và còn tương đối được bảo tồn. Đây là những tài nguyên du lịch tự nhiên quí báu, đặc biệt khi xét tới khoảng cách rất gần so với Hà Nội. Bên cạnh núi đồi, Vĩnh Phúc còn có hệ thống sông ngòi, đầm hồ tương đối phát triển so với các tỉnh khác thuộc Bắc Bộ. Những yếu tố bổ sung này là tiền đề quan trọng cho việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh, bổ trợ cho sản phẩm du lịch cả vùng. Có thể thấy những tài nguyên du lịch tự nhiên nổi trội của Vĩnh Phúc chính là Tam Đảo và Đại Lải.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn:Bên cạnh những yếu tố tự nhiên, đóng vai trò không kém quan trọng là tài nguyên du lịch nhân văn. Với đặc thù là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, gắn liền với công cuộc dựng nước, giữ nước trong hàng ngàn năm lịch sử, nền văn hóa lâu đời, phong phú và đa dạng của nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc là nguồn tài nguyên du lịch vô cùng quí báu của cả nước.Toàn tỉnh hiện có 967 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó 228 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, trong đó nổi bật là cụm di tích Tây Thiên (nhiều nhà khoa học đã khẳng định đây là nơi phát tích của Phật Giáo tại Việt Nam), tháp Bình Sơn, đền thờ Trần Nguyên Hãn, đình Thổ Tang, cụm đình Hương Canh… Không chỉ có nền văn hóa vật thể phong phú, Vĩnh Phúc còn có nền văn hóa phi vật thể cũng đa dạng, hấp dẫn có giá trị du lịch cao, đó là hệ thống các lễ hội (con số thống kê cho thấy Vĩnh Phúc có tới 400 lễ hội hàng năm), các trò chơi dân gian, văn hóa nghệ thuật, thi ca, ẩm thực…Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có nhiều làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống có giá trị khai thác du lịch cao.3.3. So sánh lợi thế cạnh tranh về tài nguyên du lịch với các tỉnh lân cận:3.3.1. So sánh về tính đa dạng của tài nguyên:Đối với việc thu hút khách từ Hà Nội trong vai trò thị trường gửi khách và thị trường trung chuyển khách quan trọng nhất của miền Bắc, việc đánh giá lợi thế cạnh tranh của tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc được thực hiện với các tỉnh lân cận khác như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam và Hòa Bình là những địa phương có khoảng cách địa lí tới Hà Nội tương tự Vĩnh Phúc. Phân tích đánh giá so sánh cho thấy:- Vĩnh Phúc có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú hơn với đóng góp của Tam Đảo và hệ thống đầm, hồ, sông ngòi.- Hệ thống tài nguyên nhân văn của Vĩnh Phúc có giá trị tương đương với các địa phương kể trên. Tuy nhiên nếu mở rộng so sánh với Hải Dương và Ninh Bình thì Vĩnh Phúc cần nghiên cứu, đầu tư và quảng bá mạnh mẽ để Tây Thiên có được sức hút đối với khách du lịch, khách hành hương như Côn Sơn – Kiếp Bạc, Yên Tử, Bái Đính của Hải Dương, Quảng Ninh và Ninh Bình hoặc Chùa Hương của Hà Nội.3.3.2. So sánh về tính đặc trưng của tài nguyên:- Khu vực nghỉ mát và Vườn Quốc gia Tam Đảo: Tam Đảo có sản phẩm tương đồng với các điểm du lịch như Sa Pa, Đà Lạt, Bà Nà. Tuy nhiên với giá trị đa dạng sinh học cao của VQG Tam Đảo và vị trí địa lí gần so với Hà Nội, Tam Đảo có nhiều lợi thế so với các điểm cạnh tranh mặc dù có một số mặt chưa bằng các điểm khác (như văn hóa dân tộc thiểu số ở Sa Pa, kiến trúc cổ Đà Lạt).- Khu di tích, thắng cảnh Tây Thiên cũng là một nét đặc trưng của tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc, phần nào có thể so sánh được với Yên Tử, Chùa Hương, tuy nhiên để có thể “cạnh tranh” được với các điểm du lịch này thì Tây Thiên cần được nghiên cứu, đầu tư, quảng bá cũng như quảng bá kết hợp đưa các kết quả nghiên cứu khoa học tới công chúng.- Hồ Đại Lải có thể được coi là điểm du lịch cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí lí tưởng của Hà Nội, hoàn toàn có khả năng cạnh tranh vượt trội so với các điểm lân cận khác như Ba Vì, Kim Bôi…- Các lệ hội truyền thống, đặc sản ẩm thực của Vĩnh Phúc cũng hoàn toàn cạnh tranh được với các tỉnh lân cận, đặc biết với đặc thù của một tỉnh nằm trên vùng chuyển tiếp miền núi trung du xuống đồng bằng châu thổ nên Vĩnh Phúc có cả những nét đặc thù văn hóa các dân tộc.3.3.3. So sánh về điểm du lịch hạt nhân:Ngoài các so sánh về tính đa dạng của tài nguyên, sự đặc trưng của tài nguyên, so sánh cạnh tranh về điểm du lịch hạt nhân là một phương pháp đánh giá quan trọng vì điểm du lịch hạt nhân chính là yếu tố chủ đạo của hình ảnh du lịch của một địa phương. Các địa phương được so sánh với Vĩnh Phúc là Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam và Hòa Bình với các điểm du lịch hạt nhân tương ứng là Đình làng Đình Bảng, Phố Hiến, Ngũ Động Sơn và Mai Châu trong tương quan với Tam Đảo của Vĩnh Phúc. Các tiêu chí được sử dụng trong so sánh là:- Về tài nguyên tự nhiên: Tam Đảo vượt trội so với các điểm khác- Tài nguyên nhân văn: Tam Đảo vượt trội so với phần lớn các điểm, ngoại trừ Mai Châu có yếu tố văn hóa dân tộc đặc sắc của người Thái và Mường- Giao thông tiếp cận: các điểm có đánh giá tương đồng xét về tiêu chí này- Hoạt động du lịch chính: Tam Đảo có thể cung cấp các hoạt động du lịch phong phú hơn cho khách so với các điểm khác- Hoạt động du lịch bổ trợ: Tam Đảo cũng có điều kiện cung cấp các hoạt động bổ trợ đa dạng hơn cho khách du lịch- Vị trí trong phát triển du lịch cả nước: Tam Đảo được xác định có vị trí quan trọng hơn so với các điểm du lịch hạt nhân của các địa phương kể trên.3.4. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật:Nhìn chung, so vớ

Quảng Ninh: Phê Duyệt Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Đến Năm 2030

Quảng Ninh: Phê Duyệt Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Đến Năm 2030

Vừa qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây được kỳ vọng là bước tạo đà vững chắc, đưa Quảng Ninh phát triển trở thành trung tâm du lịch quan trọng, điểm đến hấp dẫn của du lịch quốc gia và quốc tế.

Vịnh Hạ Long Vào Top “100 Chuyến Đi Nên Có Trong Đời”

Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh. Bên cạnh đó, phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ, phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên và gắn với phát triển kinh tế biển.

Mục tiêu đặt ra là xây dựng Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, có năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bền vững và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Cụ thể, đến năm 2020, tổng số khách du lịch đạt 10,5 triệu lượt, trong đó có 4 triệu khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch đạt 30.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho 62.000 lao động trực tiếp. Đến năm 2030, tổng số khách du lịch đạt 23 triệu lượt, trong đó có 10 triệu khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch đạt 130.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho 120.000 lao động trực tiếp.

Để hoàn thành được mục tiêu trên, tỉnh Quảng Ninh đã đề ra một số nhóm giải pháp như tiếp thị quảng bá và xây dựng thương hiệu; sản phẩm du lịch mới; các dự án hạ tầng giao thông vận tải; dự án hạ tầng du lịch, bao gồm các cơ sở lưu trú, nâng cấp các điểm du lịch và tăng cường hoạt động du lịch; dự án xây dựng và bồi dưỡng nhân lực; dự án bảo vệ môi trường; quản trị công và hợp tác, tích cực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông vận tải; tăng cường cải thiện dự báo thời tiết, công tác thống kê du lịch và quản lý hoạt động du lịch MICE.

Quảng Ninh Phê Duyệt Đề Án Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch

Nhằm xây dựng hệ thống các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh, đậm bản sắc dân tộc, UBND tỉnh vừa ra Quyết định số 1419/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Nội dung đề án xác định, định hướng phát triển du lịch Quảng Ninh theo loại hình du lịch và không gian du lịch theo 4 địa bàn trọng điểm là: Hạ Long, Uông Bí – Đông Triều – Quảng Yên, Vân Đồn – Cô Tô, Móng Cái – Trà Cổ. Từ đó, định hướng phát triển từng loại hình sản phẩm du lịch chính, bổ trợ và sản phẩm mới cũng như 13 loại hình sản phẩm du lịch theo đặc trưng, thế mạnh từng khu vực như: Du lịch sinh thái, mua sắm, vui chơi giải trí, tham quan dã ngoại, nghiên cứu khoa học tìm hiểu khám phá, MICE… Đồng thời đề án cũng đặt ra mục tiêu xây dựng TP. Hạ Long thành thành phố du lịch biển hiện đại, văn minh; Cô Tô – Vân Đồn thành trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao…, xác định lộ trình hiện thực hóa, đưa các sản phẩm vào khai thác…

Đề án cũng vạch rõ 8 nhóm giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu, nội dung đề ra, cụ thể như: nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước; cơ chế, chính sách, đầu tư nguồn lực; quảng bá xúc tiến; bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch; giải pháp về nguồn nhân lực, liên kết vùng….

Xem Thêm Du Lich Ha Long Và Tour Du Lich Ha Long Hấp dẫn