Top 4 # Quy Hoạch Du Lịch Vùng Tây Nguyên Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Quy Hoạch Tổng Thể Phát Triển Du Lịch Vùng Tây Nguyên Đến Năm

TRANSCRIPT

Cng ho x hi ch ngha vit nam

1

M U

I. S CN THIT LP QUY HOCH

Trong hn hai thp k va qua, nh thc hin chnh sch i mi, m ca

v hi nhp ca ng v Nh nc, nn kinh t nc ta c nhng bc pht

trin vt bc. Trong bi cnh pht trin chung , ngnh Du lch Vit Nam

t c nhng thnh tu to ln, ng gp ng k vo nn kinh t v vo qu

trnh chuyn dch c cu kinh t theo hng tng dn t trng dch v. Chnh v

vy, ng v Nh nc quan tm ch o s nghip pht trin du lch ca t

nc v xc nh du lch l ngnh kinh t mi nhn trong thi k cng nghip

ha, hin i ha t nc. pht trin ngnh Du lch Vit Nam tr thnh ngnh kinh t mi nhn,

gp phn xng ng vo nn kinh t t nc, ng v Nh nc ch o

ngnh Du lch xy dng Chin lc pht trin du lch Vit Nam n nm 2020,

tm nhn n nm 2030, v xy dng Quy hoch tng th pht trin du lch Vit Nam n 2020, tm nhn n nm 2030. Theo , v mt lnh th, c nc c chia thnh 7 vng du lch (Vng Trung du Min ni Bc B, Vng ng bng

Sng Hng v Duyn hi ng Bc, Vng Bc Trung B, Vng Duyn hi Nam

Trung B, Vng Ty Nguyn, Vng ng Nam B v Vng ng bng Sng

Cu Long).

Vng Ty Nguyn bao gm lnh th ca 5 tnh l Kon Tum, Gia Lai, k

Lk, k Nng v Lm ng. Tng din tch t nhin l 54.640,6 km2 (chim

16,5% din tch c nc); dn s tnh n cui nm 2010 l 5,214 triu ngi

(chim 6,0% dn s c nc); mt dn s trung bnh l 95 ngi/km2.

Vng Ty Nguyn c v tr chin lc quan trng v kinh t, chnh tr,

quc phng an ninh i vi c nc v khu vc ng Dng. Nm khu vc

ng ba bin gii Vit Nam – Lo – Campuchia, tip gip vi cc vng Bc Trung

B, Duyn hi Nam Trung B v ng Nam B, Vng Ty Nguyn c iu kin

thun li m rng giao lu pht trin kinh t, c bit l du lch vi nhiu

vng trong c nc v quc t.

Ty Nguyn c nn a hnh kh a dng, t vng ni cao n cc cao

nguyn rng ln v cc thung lng vi nhng cnh ng tr ph…, to nn

cho Ty Nguyn c kh hu trong lnh, mt m quanh nm (kh hu n i trong

lng nhit i), vi nhiu cnh quan hp dn, nhiu thc ghnh him tr, nhiu

cnh rng nguyn sinh vi gi tr a dng sinh hc cao…

Ty Nguyn l ni c tr ca 47 dn tc anh em, mi dn tc c nhng gi

tr di sn vn ha khc nhau to thnh mt kho tng vn ha c sc nht trong

c nc. l Khng gian Vn ha Cng ching Ty Nguyn – kit tc v l di sn vn ha phi vt th ca nhn loi; cc gi tr kin trc truyn thng c o

nh Nh Rng, Nh Di, Nh M; cc l hi truyn thng c o (l hi ua

Voi, Cng Ching, B M, Cm Mi); cc gi tr vn ha dn gian, cc s thi

2

truyn ming, cc loi nhc c dn tc c o. Ty Nguyn cn lu gi nhiu di

tch lch s cch mng gn lin vi truyn thng u tranh gi nc ca dn tc

(Ngc Kon Tum, Chin thng k T – Tn Cnh…).

Vi nhng li th v v tr, v tim nng du lch, nhng trong thi gian

qua vic khai thc cc li th pht trin du lch Ty Nguyn cn rt hn

ch. S lt khch du lch n Ty Nguyn cn t, tng thu t du lch cn hn ch

cha c nhng ng gp ln cho kinh t – x hi ca cc a phng trong

Vng Mt trong nhng nguyn nhn hn ch l cng tc quy hoch, xy

dng chin lc pht trin ca mi a phng v ca ton vng cn chm v

thc hin cha tt; thiu s lin kt lin vng v hp tc cht ch v du lch gia

cc a phng trong vng cng nh s phi hp vi cc a phng khc trong

c nc; s phi hp lin ngnh mi a phng trong pht trin du lch cng

cn hn ch… Chnh v vy, vic nghin cu xy dng Quy hoch tng th pht

trin du lch vng Ty Nguyn n nm 2020, tm nhn n nm 2030 l rt

cn thit v cp bch nhm a ra nhng nh hng, nhng mc tiu, nhng

chin lc, nhng gii php c th khai thc c hiu qu nhng li th v v

tr v tim nng ca Ty Nguyn phc v pht trin du lch, to c hi cho du

lch Ty Nguyn pht trin tng xng v chim v tr quan trong trong tng th

du lch c nc.

II. CN C LP QUY HOCH

1. Cc cn c php l

– Lut Du lch s 44/2005/QH11 ngy 14/6/2005;

– Lut Di sn Vn ha s 28/2001/QH10 ngy 29/6/2001; Lut sa i, b

sung mt s iu ca Lut Di sn Vn ha s 32/2009/QH12 ngy

18/6/2009;

– Lut Bo v v Pht trin rng s 29/2004/QH11 ngy 03/12/2004;

– Lut Bo v Mi trng s 52/2005/QH11 ngy 29/11/2005;

– Lut Xy dng s 16/2003/QH11 ngy 26 thng 11 nm 2003;

– Ngh nh s 92/2006/N-CP ngy 07/9/2006 ca Chnh ph v lp, ph

duyt v qun l quy hoch tng th pht trin kinh t – x hi;

– Ngh nh 92/2007/N-CP ngy 01/6/2007 ca Chnh ph quy nh chi

tit thi hnh mt s iu ca Lut Du lch;

– Ngh nh 98/2009/N-CP ngy 21/9/2010 ca Chnh ph quy nh chi

tit thi hnh mt s iu ca Lut Di sn vn ha v Lut sa i, b

sung mt s iu ca Lut Di sn Vn ha;

– Ngh nh s 04/2008/N-CP ngy 11/1/2008 ca Chnh ph sa i, b

sung mt s iu ca Ngh nh s 92/2006/N-CP ngy 07/9/2006 ca

Chnh ph v lp, ph duyt v qun l quy hoch pht trin KT – XH;

– Thng t s 01/2012/TT-BKHT ngy 9/2/2012 ca B K hoch v

u t v hng dn xc nh mc chi ph cho lp, thm nh v cng b

quy hoch tng th pht trin KT-XH; quy hoch pht trin ngnh, lnh

vc v sn phm ch yu;

3

– Thng t 01/2007/TT-BKH ngy 07 thng 2 nm 2007 ca B K hoch

v u t hng dn thc hin mt s iu ca Ngh nh s

92/2006/N-CP ngy 07/9/2006 ca Chnh ph v lp, ph duyt v

qun l quy hoch tng th pht trin kinh t – x hi;

– Quyt nh s 2473/Q-TTg ngy 30 thng 12 nm 2011 ca Th tng

Chnh ph v ph duyt Chin lc pht trin Du lch Vit Nam n

nm 2020, tm nhn n nm 2030;

– Quyt nh s 201/Q-TTg ngy 22 thng 01 nm 2013 ca Th tng

Chnh ph v ph duyt Quy hoch tng th pht trin Du lch Vit Nam

n nm 2020, tm nhn n nm 2030;

– Quyt nh s 1058/Q-BVHTTDL ngy 22/3/2012 ca B trng B

Vn ha, Th thao v Du lch v vic giao nhim v lp Quy hoch tng

th pht trin du lch vng Ty Nguyn n 2020, tm nhn n 2030;

– Quyt nh s 1695/Q-BVHTTDL ngy 07/5/2012 ca B trng B

Vn ha, Th thao v Du lch ph duyt ni dung cng Quy hoch

tng th pht trin du lch vng Ty Nguyn n nm 2020, tm nhn n

nm 2030;

– Quyt nh s 936/Q-TTg ngy 22/7/2012 ca Th tng Chnh ph

ph duyt Quy hoch tng th pht trin KT-XH vng Ty Nguyn n

nm 2020; – Kt lun s 12-KL/TW ngy 24/10/2011 ca B Chnh tr v vic tip tc

thc hin Ngh quyt s 10-NQ/TW ngy 18/01/2002 ca B Chnh tr v

pht trin kinh t – x hi v m bo quc phng, an ninh vng Ty

Nguyn thi k 2001 – 2010 v nh hng n nm 2020.

2. Cc cn c khc

– Quyt nh s 168/2001/Q-TTG ngy 30/10/2001 ca Th tng Chnh

ph v nh hng di hn, k hoch 5 nm 2001-2005 v nhng gii

php c bn pht trin kinh t – x hi Vng Ty Nguyn.

– Quy hoch tng th pht trin kinh Kinh t – X hi vng Ty Nguyn

n nm 2020.

– Bo co quy hoch cc ngnh kinh t v sn phm ch yu c lin quan.

– Tim nng v thc trng pht trin du lch cc tnh Vng Ty Nguyn n

nm 2011; nhu cu v xu th pht trin du lch trong nc, khu vc v

quc t trong giai on mi.

– Cc s liu thng k v ti liu khc lin quan… III. QUAN IM V MC TIU QUY HOCH 1. Quan im quy hoch

– m bo cc nguyn tc v quy hoch c quy nh trong Lut Du lch.

– Ph hp vi Quy hoch tng th pht trin kinh t – x hi vng Ty

Nguyn n nm 2020; ph hp vi Chin lc v Quy hoch tng th

pht trin du lch Vit Nam n nm 2020, tm nhn n nm 2030.

4

– Pht huy li th ca Vng, ca mi a phng; s dng hp l, hiu qu

ti nguyn; p ng nhu cu pht trin du lch… 2. Mc tiu quy hoch: Mc tiu ch yu ca Quy hoch l c th ha

Chin lc v Quy hoch tng th pht trin du lch Vit Nam n nm 2020,

tm nhn n nm 2030 nhm:

– Thc hin cng tc qun l pht trin du lch c hiu qu v thng nht

trong mi lin h ton vng v vi cc vng khc trong c nc.

– To c s lp cc quy hoch pht trin du lch a phng, cc khu du

lch trng im, cc d n u t pht trin du lch trn a bn vng gp

phn khai thc c hiu qu tim nng du lch vng.

IV. GII HN PHM VI LP QUY HOCH 1. V khng gian: Lnh th vng Ty Nguyn theo Chin lc v Quy

hoch tng th pht trin du lch Vit Nam n nm 2020, tm nhn n nm

2030, bao gm 5 tnh l Kon Tum, Gia Lai, k Lk, k Nng v Lm ng. 2. V thi gian: Cc s liu hin trng c thng k v s dng t 2000 –

2011; cc nh hng pht trin v s liu d bo trong Quy hoch n 2020, tm

nhn n nm 2030. V. PHNG PHP LP QUY HOCH 1. Phng php thu thp ti liu: c s dng la chn nhng ti liu,

s liu, nhng thng tin c lin quan n ni dung v i tng nghin cu trong

quy hoch. Phng php ny rt quan trng, l tin gip cho vic phn tch,

nh gi tng hp cc ni dung v i tng nghin cu mt cch khch quan v

chnh xc. 2. Phng php phn tch tng hp: c s dng trong sut qu trnh

phn tch, nh gi ton din cc ni dung, cc i tng nghin cu trong quy

hoch nh: thc trng tim nng ti nguyn du lch; thc trng cng tc t chc

qun l v khai thc ti nguyn du lch; thc trng pht trin ca h thng c s

h tng phc v pht trin du lch; thc trng bin ng ca mi trng du lch;

thc trng pht trin ca cc ch tiu kinh t du lch… 3. Phng php iu tra, kho st thc a: c thc hin nhm iu tra

b sung hoc kim tra li nhng thng tin quan trng cn thit cho qu trnh phn

tch, nh gi v x l cc ti liu v s liu. Thng qua phng php ny cho

php xc nh c th hn v v tr, ranh gii, quy m cng nh tm quan trng

ca cc i tng nghin cu; ng thi cn cho php xc nh kh nng tip cn

i tng (xc nh c kh nng tip cn bng cc loi phng tin g t th

trng khch du lch n cc im ti nguyn). Mt khc, trong thc t cng tc

thng k cc s liu ca cc ngnh ni chung v ca ngnh Du lch ni ring cn

cha hon chnh v ng b, cn nhiu bt cp v cha thng nht, do vy

5

phng php nghin cu v kho st thc a ti ch l khng th thiu trong qu

trnh lp quy hoch. 4. Phng php d bo, chuyn gia: p dng phng php d bo, chuyn

gia nghin cu mt cch ton din cc yu t khch quan v ch quan; cc yu

t trong nc v quc t; cc yu t trong v ngoi ngnh du lch; nhng thun

li v kh khn t

Quy Hoạch Tổng Thể Phát Triển Du Lịch Vùng Tây Nguyên Tầm Nhìn Đến Năm 2030

Theo quy hoạch, đến năm 2020, cơ bản hình thành được sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng Tây Nguyên (gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng) một cách toàn diện, đồng bộ; xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng, có thương hiệu. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch Tây Nguyên trở thành một ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng; góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn; bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Đóng góp của du lịch trong GDP đạt 4.040 tỷ đồng năm 2015, đạt 7.524 tỷ đồng năm 2020.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, Quyết định nêu cụ thể định hướng phát triển thị trường khách du lịch. Đối với khách du lịch nội địa, phát triển thị trường du lịch nội vùng và các vùng phụ cận, đặc biệt từ các thành phố và các trung tâm du lịch lớn; chú trọng khách du lịch với mục đích nghiên cứu văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng núi, giải trí, nghỉ cuối tuần và du lịch gia đình. Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch theo các chuyên đề đặc biệt (vượt thác, thám hiểm rừng nguyên sinh, leo núi chinh phục đỉnh cao, khinh khí cầu, nhảy dù, tàu lượn…).

Với khách du lịch quốc tế, thu hút, phát triển các thị trường gần, có khả năng chi trả cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN; tăng cường khai thác thị trường cao cấp từ Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia; nghiên cứu mở rộng các thị trường mới: Ấn Độ, Bắc Âu.

Tây Nguyên ưu tiên phát triển 4 nhóm sản phẩm chính: du lịch nghiên cứu, tìm hiểu di sản văn hóa các dân tộc; du lịch sinh thái Tây Nguyên; du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ trên núi; du lịch thể thao mạo hiểm theo các chuyên đề…

Quyết định xác định, có 3 địa điểm trọng điểm phát triển du lịch của vùng: thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia-Suối Vàng; Đắk Lắk, Đắk Nông gắn với vườn quốc gia Yok Đôn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Gia Lai – Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, khu du lịch Măng Đen, điểm du lịch hồ Yaly…

PT

Du Lịch Vùng Tây Nguyên

Du lịch Tây Nguyên phát triển chưa tương xứng với tài nguyên du lịch

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với tổng diện tích 54.641,0km², chiếm 16,8% diện tích cả nước; không chỉ là một cao nguyên duy nhất mà bao gồm hệ thống cao nguyên liền kề với độ cao trung bình từ 500 – 1.500m. Nơi đây hàm chứa nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài nguyên văn hóa vô cùng to lớn có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch.

Về tài nguyên thiên nhiên, Tây Nguyên tập hợp nhiều cao nguyên, khu bảo tồn tự nhiên và các vườn quốc gia với nhiều loài cây cảnh, cây dược liệu làm thuốc, các thảm thực vật nhiều tầng phong phú, đa dạng cùng các loài động vật hoang dã quý hiếm. Đặc biệt, Vườn quốc gia Chư Mom Ray và KonKaKinh được công nhận là Vườn di sản ASEAN. Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái đặc sắc mang đậm nét Tây Nguyên.

Do nằm đầu nguồn của hệ thống các dòng sông Đồng Nai, sông Ba; đồng thời do cấu tạo của địa hình thiên nhiên bị chia cắt mạnh với những dãy núi lớn như Ngọc Linh (Kon Tum), An Khê (Gia Lai), Chư Yang Sin (Đắk Lắk)… nên Tây Nguyên có nhiều thác nước có cảnh quan tự nhiên đẹp, hấp dẫn như: Đray Sáp, Đray Nur, Đray Hlinh, Prenn, Trinh Nữ – Gia Long, Cam Ly, Phú Cường, Pongour, Datanla… Bên cạnh đó, Tây Nguyên có hệ thống hồ như: hồ Lắk (Đắk Lắk), Biển Hồ, hồ AyunHạ (Gia Lai), hồ Xuân Hương, hồ Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm (Lâm Đồng) và nhiều con suối khoáng nóng như như suối Konnit, Kon Đào, ĐắkRing, suối Ngọc Tem, suối khoáng Đạ Long… là điều kiện để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và du lịch khám phá thiên nhiên.

Bên cạnh những cánh rừng đại ngàn, nguồn trữ lượng khoáng sản phong phú chưa được khai thác. Tây Nguyên còn có những trang trại cà phê, chè, cao su, hồ tiêu rộng lớn trải dài từ các cao nguyên hợp phần xuống tận khu vực miền Đông Nam Bộ.

Tài nguyên thiên nhiên của Tây Nguyên rất đa dạng, phong phú với hệ thống các cao nguyên hoang sơ, khí hậu mát mẻ, trong lành, cảnh sắc thiên nhiên đẹp rực rỡ và những thác nước, non cao, suối nguồn, hồ nước lớn tạo nên sự trù phú cho vùng đất Tây Nguyên. Đây chính là những tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nghiên cứu hệ sinh thái rừng Tây Nguyên, du lịch khám phá tìm hiểu văn hóa Tây Nguyên với những nét đặc thù riêng mà ít nơi nào có được…

Về tài nguyên văn hóa, Tây Nguyên là vùng đất đa sắc tộc, đa văn hóa, nơi cư trú của 47 dân tộc anh em, mang đậm những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tây Nguyên có một hệ thống các buôn, bon cổ truyền của đồng bào các dân tộc thiểu số hiện còn lưu giữ và bảo tồn những cấu trúc văn hóa mang đặc điểm riêng biệt của mỗi tộc người, thể hiện nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Những nơi này hiện còn bảo tồn và phát huy được các nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như nghề dệt vải thổ cẩm, nghề đẽo – tạc tượng, nghề đan lát mây tre…. Đây chính là tiềm năng để phát triển loại hình du lịch văn hóa cộng đồng, du lịch trải nghiệm làng nghề, du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa tộc người Tây Nguyên…

Cùng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp là hệ thống các lễ hội đặc sắc, là nơi bảo tồn và trao truyền các tri thức, các giá trị văn hóa truyền thống quý báu thông qua các hoạt động văn hóa, phương thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của cộng đồng như: văn hóa cồng chiêng, văn hóa mẫu hệ, văn hóa nhà rông, nhà dài, nhà gươl, văn hóa ẩm thực, văn hóa thổ cẩm, văn hóa sử thi, văn hóa diễn tấu nhạc cụ, biểu diễn các làn điệu dân ca, dân vũ của các tộc người Tây Nguyên…

Bên cạnh việc xây dựng và hình thành các tour tuyến du lịch trọng điểm, các tỉnh Tây Nguyên đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, phát triển hệ thống khách sạn, xây dựng các cơ sở lưu trú để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Với một nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa giàu có như vậy, mặc dù các tỉnh Tây Nguyên đã biết khai thác lợi thế từ tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa để phát triển nhiều loại hình du lịch phù hợp với từng vùng đất, từng địa phương, từng tộc người, nhưng trên thực tế du lịch các tỉnh Tây Nguyên còn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch vốn có, tốc độ tăng trưởng kinh tế từ du lịch còn ở mức độ thấp, chậm so với mặt bằng chung của các địa phương trong cả nước.

Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ sở lưu trú chậm phát triển chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách; các sản phẩm du lịch còn nghèo, chưa hấp dẫn; chưa tạo dựng được mối liên kết giữa các địa phương trong vùng và các địa phương khác để phát triển du lịch; cơ sở hạ tầng chưa ổn định và phát triển, nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn yếu, chưa có kỹ năng nghề cao cũng như còn hạn chế về tin học, ngoại ngữ nên khó đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách…

Giải pháp phát triển Du lịch Tây Nguyên

Để Du lịch Tây Nguyên có sự phát triển bứt phá, cần thực hiện một số nội dung:

Một là, ưu tiên phát triển du lịch từ khai thác lợi thế tài nguyên của Tây Nguyên, đẩy mạnh các hoạt động du lịch trên cơ sở khai thác, phát huy các lợi thế về tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên văn hóa Tây Nguyên để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác

Hai là, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương trong vùng; chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đặc thù mang đậm nét Tây Nguyên như du lịch nghiên cứu khám phá rừng, khám phá thiên nhiên, du lịch trải nghiệm văn hóa Tây Nguyên, du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng…; tiếp tục phát triển và nhân rộng các mô hình du lịch hoạt động có hiệu quả trong thực tế.

Ba là, tăng cường mở rộng liên kết trong phát triển du lịch. Bên cạnh đó, Du lịch Tây Nguyên cần mở rộng liên kết với các tỉnh miền Trung và vùng Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh để kết nối thành các tour, tuyến tạo ra thị trường du lịch rộng lớn, có tác dụng kích cầu du lịch nhằm thu hút khách cho du lịch vùng Tây Nguyên, đặc biệt là ổn định lượng khách du lịch nội địa và hướng tới thu hút lượng khách quốc tế có mức chi tiêu cao.

Bốn là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là lực lượng hướng dẫn viên tại chỗ có kiến thức, am hiểu về phong tục tập quán và biết tiếng dân tộc của đồng bào để phục vụ du khách; tăng cường hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch.

Năm là, phát triển Du lịch Tây nguyên phải đảm bảo hỉệu quả kinh tế và phát triển văn hóa xã hội; có cơ chế bảo tồn di sản văn hóa, bảo vệ môi trường văn hóa, khuyến khích các hình thức du lịch có trách nhiệm cùng hưởng lợi, cùng chia sẻ lợi ích từ các bên tham gia để đảm bảo xây dựng, bảo tồn và phục hồi các giá trị về môi trường sinh thái, các giá trị văn hóa và phát triển du lịch xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tài nguyên thiên nhiên – di sản văn hóa của Tây Nguyên là một kho tàng vô giá và nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch. Việc phát triển các loại hình du lịch để góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo là ưu tiên cần thiết, nhưng cần đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế, tạo sinh kế cho đồng bào nhưng phải có phương án bảo vệ môi trường, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, xâm hại di sản văn hóa, phá vỡ nếp sống văn hóa tộc người vốn đa dạng phong phú nhưng rất nhân văn của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

TS. Trần Thị Tuyết Mai

Du Lịch Tây Nguyên Có Gì Hay? Sản Phẩm Du Lịch Đặc Trưng Của Vùng Tây Nguyên

1. Giới thiệu khái quát về du lịch Tây Nguyên

Vùng đất Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Tổng diện tích 54.641,0km²

Ở nơi này không chỉ là một cao nguyên duy nhất mà là một hệ thống cao nguyên kề sát liền nhau với độ cao từ 500- 1500m.

Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô nóng hạn, thiếu nước trầm trọng, mùa mưa nóng ẩm.

Tài nguyên nước: Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng sông Xê Xan, thượng sông Sêrêpôk, thượng sông Ba và sông Đồng Nai.

Tài nguyên đất: Đất ở Tây Nguyên được xem là tái nguyên cơ bản của vùng, thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Đất ở đây chủ yếu là đất đỏ Bazan.

Tài nguyên rừng: Rừng ở đây rất giàu về trữ lượng và đa dạng về chủng loài.

Tài nguyên khoáng sản: khoáng sản tương đối ít, có quặng bôxít chiếm trữ lượng lớn. Bên cạnh đó còn có vàng, than, bùn,… chiếm số lượng nhỏ.

2. Các giá trị tài nguyên du lịch ở Tây Nguyên.

2.1 Tài nguyên tự nhiên Tây Nguyên:

Tây Nguyên có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên, núi, thác nước, sông, hồ.

Hệ thực vật và thảm thực vật nhiều tầng phong phú. Có các cây dược liệu quý để làm thuốc. Nơi đây còn có trang trại cà phê, chè, cao su, hồ tiêu rộng lớn.

Hệ động vật hoang dã rất phong phú. Có tới 32 loài động vật quí hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi…

Tây Nguyên còn có nhiều nguồn suối nước nóng, có suối nước nóng đến 55oC như suối Ram Phia, suối Kon Nit… tập trung ở Kon Đào, Ngọc Tụ (huyện Đắk Tô, Kon Tum), Đắk Ring, Ngọc Tem (huyện Kon Plông, Kon Tum); Đạ Long (huyện Đam Rông, Lâm Đồng)… Đây là những suối có chứa rất nhiều khoáng chất có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa vùng Tây Nguyên:

Tây Nguyên còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử văn hóa và cách mạng, trong đó có nhiều di tích được xếp hạng quốc gia. Đây là những tài nguyên du lịch có giá trị để khai thác phục vụ phát triển du lịch.

Là nơi sinh sống của 47 dân tộc anh em, trong đó có một số dân tộc bản địa như các tộc người Bân, Xơ đăng, Giẻ Triêng, Brâu, Rơ măm, M’nông, Mạ, Cơho thuộc nhóm Môn – Khmer và các tộc người Giarai, Ê đê, Churu, Raglai thuộc nhóm Nam đảo. Mỗi dân tộc mang đậm giá trị văn hóa đặc sắc và đậm đà bản sắc dân tộc.

Đây chính là tiềm năng để phát triển loại hình du lịch văn hóa cộng đồng, du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa tộc người Tây Nguyên,…

2.3 Du lịch Tây Nguyên có các lễ hội đặc sắc

Lễ hội đâm trâu: Là lễ hội đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên, được tổ chức vào khoảng tháng 2 – tháng 3 âm lịch hằng năm. Để thể hiện lòng tôn kính của người dân với Giàng ( trời) , cảm ơn Giàng đã phù hộ cho họ một mùa nương rẫy ấm no, bội thu và cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Lễ hội mừng năm mới: Được tổ chức hằng năm vào tháng 12 sau khi thu hoạch lúa nương là dịp đồng bào ăn mừng vụ mùa. Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa cộng đồng của các dân tộc Tây Nguyên.

Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên: Cồng chiêng Tây Nguyên gắn bó với cuộc sống người dân Tây Nguyên từ bao đời nay, là nét đặc trưng của truyền thống văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.

Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Lễ hội Đua Voi: Được diễn ra vào mùa xuân, là nơi sinh hoạt văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên, thường được tổ chức tại Buôn Đôn và bên dòng sông Sêrêpôk, nhằm nêu cao tinh thần dũng cảm cũng như khả năng thuần phục và nuôi dưỡng loài voi.

Lễ Cơm Mới: Lễ hội được tổ chức tại nhà riêng hoặc nhà Rông sau vụ thu hoạch của đồng bào Ba Na ở Gia Lai và Kon Tum và được tổ chức để tạ ơn thần lúa.

Lễ Bỏ Mả: Các dân tộc Tây Nguyên tổ chức Lễ Bỏ Mả cho người chết sau từ 1 – 3 năm. Lễ diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm, sau khi đã thu hoạch vụ mùa xong.

Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên

3. Du lịch Tây Nguyên có gì hay?

3.1 Du lịch Tây Nguyên vào thời gian nào ?

Khoảng thời gian đẹp và thích hợp nhất để du khách đến du lịch ở vùng đất Tây Nguyên là vào từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch.

Vào thời điểm gần tháng 12, nơi đây có một loại hoa dại nở vàng rực hai bên cung đường đi khiến say đắm bao du khách. Đó chính là hoa dã quỳ tràn đầy sức sống vươn mình trong nắng càng làm tô điểm thêm sắc vàng rực rỡ. Bên cạnh đó, đây cũng là khoảng thời gian người dân Tây Nguyên thu hoạch cà phê.

3.2 Các điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở Tây Nguyên

Khu du lịch Buôn Đôn Buôn Mê Thuộc Tây Nguyên

Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuộc khoảng 40km, thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Nơi đây có những câu chuyện về người tù trưởng với nghệ thuật săn voi điêu luyện, ông đã săn được hàng trăm con voi và được phong tặng danh hiệu Khujunop. Cùng với đó là được thấy những dụng cụ săn voi trong nhà sàn cổ của vị vua săn voi.

Giá vé khu du lịch Buôn Đôn: 40.000 đồng/người lớn (miễn phí trẻ em cao dưới 1m3)

Đặc trưng về du lịch của vùng Tây Nguyên đó chính là voi. Đến đây, du khách không chỉ được nhìn thấy những chú voi to khỏe mà bên cạnh đó còn được chạm vào và leo lên cưỡi voi. Ngồi trên lưng những con voi được trải nghiệm cảm giác lắc lư khi đi vòng quanh tham quan Buôn Đôn. Qua đó, du khách có thể hòa mình và cảm nhận được hết nhịp sống của người dân nơi đây.

Giá vé cưỡi voi ở Buôn Đôn: 70.000 đồng/người.

Tại đây còn có chiếc cầu treo vắt ngang qua sông Sêrêpôk, đi trên chiếc cầu treo sẽ cảm nhận cảm giác rung lắc mới lạ, nghe tiếng chảy của thác nước 7 nhánh và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên.

Nếu có dịp đến vào ngày lễ sẽ được hòa nhập cùng với người dân để trải nghiệm và thưởng thức vũ điệu cồng chiêng.

Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn dân dã mang đậm tính địa phương như: cơm lam, canh chua cá lăng, gà nướng chấm muối ớt xanh.

khu du lịch Buôn Đôn

Khu du lịch thác D’ray- Sap

Thuộc địa phận xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Thác lại ở cách xa trung tâm thành phố và không nằm trên cung đường du lịch nên lượng khách đến tham quan ít. Nhưng thác lại mang cho mình một vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ mà thiên nhiên mang đến cho Đắk Lắk

Con đường đi đến thác nước sẽ rất thuận tiện hơn khi trời xanh và nắng đẹp. Vì nếu trời mưa thì đường đi sẽ rất là trơn trượt. Để đến được thác nước thì đầu tiên phải bước xuống các bậc thang tuy không dài nhưng mà dốc. Bước trên những tảng đá với các hình thù khác nhau, bên cạnh đó còn nghe được thác nước đổ ầm ầm, tiếng suối chảy róc rách hòa cùng tiếng chim hót véo von. Tất cả đã tạo nên một âm thanh như tiếng gọi của thiên nhiên để cuốn hút du khách.

Du khách có thể ăn uống tại nhà hàng của khu du lịch và thưởng thức với các món ăn địa phương.

Du lịch Hồ Lắk và làng Buôn Jun

Thuộc thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk. Điều đặc biệt đó là hồ nước ngọt duy nhất ở vùng Tây Nguyên. Bao phủ xung quanh hồ là những cánh rừng với các hệ động thực vật đa dạng và phong phú.

Với làng Buôn Jun thì đây là nơi sinh sống của dân tộc M’ Nông, nơi đây du khách có thể khám phá những nét giá trị văn hóa truyền thống cúa dân tộc M’ Nông còn được lưu giữ lại.

Du khách có thể thả mình trôi theo dòng nước khi được ngồi trên chiếc thuyền để tham quan ngắm cảnh hồ Lắk. Thú vị nhất là cưỡi voi vượt hồ, ngồi trên lưng voi ngắm nhìn và tận hưởng.

Nếu du khách đi vào sáng sớm sẽ bắt gặp hình ảnh người dân họ đang chài lưới để đánh bắt cá. Hay những chiếc thuyền hối hả ngược xui vào thời điểm màn đêm gần buông xuống.

Bảo tàng Đắk Lắk

Nằm ở trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột tỉnh Đắk Lắk, đây là nơi luu giữ giá trị di sản văn hóa các dân tộc ở Tây Nguyên. Đây là công trình có kiến trúc độc đáo mang phong cách hiện đại kết hợp với truyền thống của các tộc người Tây Nguyên.

Nơi đây đã trưng bày các hiện vật thể hiện được bao quát giá trị đời sống văn hóa và vật chất tinh thần của người Tây Nguyên qua các dân tộc như: Ê Đê, M’ Nông và Giarai. Có các hiện vật lưu giữ qua các lễ nghi của họ như lễ mừng nông nghiệp, lễ bỏ mã,…

Cầu treo Kon Klor

Cầu treo Kon Klor – Tây Nguyên

Nhà thờ Chánh Tòa Kom Tum

Được gọi là nhà thờ gỗ vì công trình kiến trúc này được xây dựng hoàn toàn bằng loại gỗ cà chít rất đặc trưng và phủ một màu nâu ấm áp. Nét độc đáo ở đây là được thiết kế theo kiến trúc người Roman cổ điển hòa hợp với kiến trúc nhà sàn truyền thống của người đồng bào Bana. Điều này đã thể hiện sự giao thoa của văn hóa Tây Nguyên và văn hóa Châu Âu. Cho nên đã thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và lưu giữ khoảnh khắc tại nhà thờ gỗ này.

Hồ Tà Đùng, điểm du lịch Tây Nguyên mới nổi

Hồ có vị trí nằm tại 2 xã Đắk P’lao và xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Điều đặc biệt là trong lòng hồ có rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ được chia ra nhấp nhô trên mặt hồ nên ví như một ” Vịnh Hạ Long thu nhỏ” trên núi. Vẻ đẹp bình yên thơ mộng đã làm say đắm biết bao du khách đến để tận hưởng và cắm trại.

Đừng mãi chìm đắm với vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng mà quên thưởng thức các món ăn đậm chất núi rừng như: gà nướng cơm lam và uống nhăm nhi một chút rượu cần Tây Nguyên.

Khu du lịch Langbiang Đà Lạt

Đến với khu du lịch Langbiang thì du khách không thể bỏ lỡ cảm giác được leo lên và khám phá đỉnh núi tuyệt đẹp này với bao điều thú vị.

Núi Lang Biang nằm về hướng Bắc, cách thành phố Đà Lạt khoảng 12km, thuộc địa phận thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Khi đến với đỉnh núi, du khách sẽ tận hưởng cảm giác se se lạnh theo độ cao của núi và hòa quyện cùng với không khí mây trời để ngắm nhìn toàn cảnh của thành phố Đà Lạt. Với cảnh đẹp của thiên nhiên thì chắc hẳn du khách sẽ tạo ra cho mình những bức ảnh lưu lại khoảnh khắc ở đấy.

Không chỉ thế, khu du lịch Langbiang còn cho du khách nhiều trải nghiệm mới lạ qua các dịch vụ về trò chơi dành cho khách có nhu cầu như:

Về dù lượn: đây là trò chơi khá mạo hiềm dành cho những người không sợ độ cao và thích được cảm giác bay bổng trên không trung để tận hưởng hết núi rừng Đà Lạt. Điểm bắt đầu là ở đỉnh Ra-đa và kết thúc tại hồ Đan kia.

Giá vé dù lượn: 600.000 VNĐ/ 1 lần bay.

Về leo núi: du khách nào đủ sức khỏe và thích trải nghiệm mới lạ thì lựa chọn hình thức chinh phục này thay vì đi bằng xe jeep lên đỉnh núi.

Về xe jeep: nếu du khách không đủ sức khỏe để leo núi thì xe jeep là lựa chọn thích hợp nhất để lên đến với đỉnh núi. Ngồi trên xe jeep, sẽ cảm nhận được độ dốc và quanh co của con đường núi, được tận mắt ngắm nhìn cảnh thiên nhiên núi rừng.

Giá vé xe jeep: 480.000 VNĐ/ 1 lượt có thể đi từ 5 đến 6 người.

Về cưỡi ngựa: du khách sẽ được leo lên lưng những chú ngựa và thử cảm giác được làm cao bồi khi cưỡi chúng.

Thật tuyệt vời khi ngồi ngắm nhìn khung cảnh và thưởng thức 1 ly nước cà phê hay 1 ly nước trái cây,… tại quầy nước. Bên cạnh đó là ăn những cây xiên nướng que thơm lừng làm từ thịt của thú rừng mang đậm chất Tây Nguyên.

Thác Datanla

Thác nằm cách thành phố Đà Lạt 10km. Với vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ với 7 tầng, thác đã trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến với Đà Lạt. Để xuống được chân thác thì có thể chọn đi bộ theo các bậc tam cấp quanh co hoặc du khách sẽ được trải nghiệm hệ thống máng trượt chỉ cỡ hai người trên một lần trượt. Du khách có thể điều chỉnh tốc độ nhanh chậm tùy theo ý mình và tận hưởng cảm giác trượt xuyên núi thú vị khi hai bên chỉ là cây với cây. Đến được chân thác thì du khách sẽ vỡ òa trước vẻ đep nhìn thác nước từ trên cao đổ xuống ào ạt, những âm thanh ầm ầm của thác, nghe được tiếng xào xạt của cây, tiếng chim hót véo von. Mọi thứ hòa cùng để nghe được thứ âm thanh độc đáo từ thiên nhiên và ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thác.

Giá vé vào cổng: 30.000 VNĐ/ người

Giá vé máng trượt: 60.000 VNĐ/ người

Leo núi đu dây vượt thác: Đây là trò chơi cực kì nguy hiểm nên chỉ dành cho những khách có sức khỏe tốt, không sợ độ cao và có kinh nghiệm tốt khi đu dây và leo núi.

Chèo thuyền Kayak: Đầu tiên du khách sẽ được học những kĩ năng cơ bản để chèo thuyền. Sau đó thì thả mình vào chiếc thuyền theo dòng nước để tận hưởng cảm giác thú vị bồng bềnh trên mặt hồ.

Giá phí chèo thuyền: 800.000 VNĐ/ người

Thác Datanla – Đà Lạt

4. Các món ăn đặc sản ở Tây Nguyên

Qua những vẻ đẹp thơ mộng và hùng vĩ của núi rừng khi đến thì du khách không thể bỏ lỡ qua các món ăn đặc sản tại nơi đây. Mỗi món ăn đều mang đậm chất những hương vị đậm đà của Tây Nguyên.

Gà nướng Cơm Lam

Sau khi bỏ lớp nứa và cắt ra từng khúc nhỏ, du khách sẽ cảm nhận được mùi thơm lừng của ống nứa, vị ngọt dẻo của gạo ăn cùng với chén muối vừng thơm ngon. Bên cạnh đó còn ăn kèm với gà nướng. Tất cả hòa quyện và tạo ra món ăn đặc sản Gà nướng Cơm Lam làm ngất ngây của vùng Tây Nguyên này

Khác với các món gà nướng mà du khách thưởng thức trong thành phố, gà nướng ở đây là gà thả vườn và được nuôi khá là kĩ lưỡng. Thế nên gà rất là chắc thịt và thơm ngon. Đặc trưng của món ăn này là người ta tẩm rất nhiều xả và phủ một lớp mật ong thơm phức lên gà . Du khách có thể ăn cùng chén muối ớt hoặc cơm lam.

Một số quán Gà nướng cơm lam :

Quán Gà Nướng PleiTiêng

Địa chỉ: Hàn Thuyên, P. Tân Sơn, Tp. Pleiku, Gia Lai

Quán Cơm Lam – Gà Nướng – Rượu Cần IA GUI

Địa chỉ: 27 Phạm Ngọc Thạch, Tp. Pleiku, Gia Lai

Gà nướng, cơm lam

Phở khô Gia Lai

Đây là món phở trộn và ăn thành hai tô chứ không phải 1 tô như các món phở ở vùng khác. Người ta đem trộn tất cả các nguyên liệu như hành phi, thịt băm và tỏi ớt lại cùng phở vào một tô. Tô còn lại là nước lèo vs thịt bò và bò viên ăn kèm với tương đen tạo ra món phở rất đặc trưng khi du khách đến với Gia Lai.

Một số quán ăn Phở khô ở Gia Lai :

Quán phở khô Ngọc Sơn

Địa chỉ: 15 Nguyễn Thái Học, Tp. Pleiku, Gia Lai.

Quán phở Hồng

Địa chỉ: 22 – 24 Nguyễn Văn Trỗi, P. Hội Thương, Tp. Pleiku, Gia Lai.

Lẩu cá Lăng

Thiên nhiên ưu đãi đã mang đến cho dòng sông Sêrêpôk một loại cá Lăng có thịt rất là chắc chắn, không chỉ chắc về thịt cá mà trọng lượng cũng nặng hơn cá Lăng vùng khác. Điều này đã tạo nên khác biệt của loài cá Lăng nơi đây và trở thành đặc sản của vùng Tây Nguyên. Cá Lăng có thể nấu với nhiều món khác nhau, nhưng đa số du khách đều chọn món Lẩu cá Lăng với hương vị ngon ngọt từ cá và còn có thể giúp giải nhiệt sau những chuyến tham quan.

Bún đỏ Đắk Lắk

Đây là món ăn vỉa hè nhưng rất là thu hút du khách. Nghe bún đỏ thì chắc chắn cọng bún ở đây sẽ màu đỏ đặc trưng. Sở dĩ có màu đỏ là do nguyên liệu từ hạt điều và gạch cua hòa quyện lại với cọng bún nên tạo ra màu đỏ. Du khách sẽ được thưởng thức cùng với thịt heo, trứng cút và tóp mỡ hòa cùng thành món bún đỏ thơm ngon hấp dẫn.

Gỏi lá

Đây là món gỏi với nguyên liệu chính là các loại lá rừng trộn cùng với các loại lá rau cải, tía tô, bạc hà, đinh lăng, kinh giới, lá sung, lá mơ, hành lá, rau má, diếp cá, rau húng,…Điều đặc biệt là tôm, thịt chỉ là những nguyên liệu phụ ăn kèm, cùng với chén nước chấm làm từ gạo nếp lên men thêm cả mẻ, hành phi và sa tế đã làm thành một loại nước chấm có màu vàng khác biệt béo ngậy và thơm ngon.

Gỏi lá – Tây Nguyên

Cà phê Chồn

Vùng đất Tây Nguyên nổi tiếng về cà phê. Thế nên du khách có dịp hãy đến và thưởng thức cà phê chồn. Loại cà phê này mang hương vị vô cùng độc đáo. Chính vì thế đã trở thành đặc sản cà phê chồn khi nhắc đến Tây Nguyên. Không chỉ thưởng thức tại đấy mà du khách còn có thể mua những túi cà phê chồn về dùng hoặc làm quà biếu cho người thân và bạn bè.

Du khách có thể thưởng thức và chọn mua cà phê chồn tại các cửa hàng bán cà phê ở Đắk Lắk.

Rượu cần

Nếu có dịp, du khách hãy nếm thử rượu cần. Nồng độ của rượu không cao, rất thơm và có màu vàng nhạt. Vào những dịp lễ hội, người dân sẽ đem rượu ra mời thể hiện sự mến khách. Điều độc đáo nhất là cách thưởng thức, dùng các ống cần dài để hút rượu từ những cái chum rượu. Bên cạnh đó còn có sự hò reo múa hát thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tây Nguyên. Tất cả hòa hợp làm cho rượu cần thêm say đắm du khách.