Top 4 # Sản Phẩm Du Lịch Đặc Thù Của Huế Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Xây Dựng Sản Phẩm Du Lịch Đặc Thù Của Quảng Trị

Là địa phương có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, nhiều thắng cảnh đẹp như các bãi biển, sông suối, rừng nguyên sinh… Quảng Trị có nhiều yếu tố để đẩy mạnh “ngành công nghiệp không khói”, song du lịch của địa phương vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là việc thiếu các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc thù.

Quảng Trị nổi tiếng với loại hình du lịch tâm linh, du lịch hoài niệm chiến trường xưa thông qua các di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng như Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, sân bay Tà Cơn – Khe Sanh, cầu Hiền Lương – sông Bến Hải… Đây chính là đặc trưng làm nên sự khác biệt rõ rệt của Quảng Trị so với sản phẩm du lịch ở các địa phương, vùng miền khác.

Tuy nhiên, theo đánh giá từ Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị, loại hình du lịch tâm linh trước đây vốn thu hút đông đảo khách thập phương nay đang có xu hướng bão hoà. Trong khi đó, loại hình du lịch biển đảo cũng là một tiềm năng của tỉnh lại chưa được khai thác tối đa khiến tính cạnh tranh còn thấp. Khả năng liên kết giữa du lịch của Quảng Trị với các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng để hình thành tour, tuyến vẫn còn hạn chế, rời rạc nên chưa tạo được tính hấp dẫn chung.

Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần xây dựng, định vị thương hiệu du lịch Quảng Trị thông qua những sản phẩm độc đáo, mang tính đặc thù. Ông Phạm Tấn Oai, Giám đốc Khách sạn Mường Thanh Quảng Trị cho rằng: “Nhìn nhận lại thì Quảng Trị chưa có sản phẩm du lịch đặc thù tạo nên sự khác biệt hay điểm nhấn. Chẳng hạn, với các nhân viên lễ tân tại nhà hàng, khách sạn, khi có khách du lịch trong nước hoặc quốc tế hỏi về sản phẩm du lịch đặc sắc của Quảng Trị thì họ loay hoay không biết câu trả lời là gì. Do vậy cũng mong muốn ngành du lịch cần phải sớm xác định sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh, tránh tràn lan mà không có trọng tâm, trọng điểm, để sớm có phương án quảng bá rộng rãi.”

Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù là việc tạo ra những trải nghiệm mới, khác lạ cho du khách dựa vào nguồn lực riêng, tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Trên cơ sở đó, hiện nay ngành du lịch tỉnh Quảng Trị xác định: Bên cạnh du lịch tâm linh vốn đã định hình được thương hiệu thì du lịch biển đảo là loại hình đặc thù cần tập trung đẩy mạnh phát triển trong bối cảnh hiện nay.

Theo báo cáo của Sở Văn hoá – Thể thao & Du lịch, tổng lượt khách du lịch đến Quảng Trị trong năm 2019 ước đạt trên 2 triệu lượt khách. Trong đó, du lịch biển đảo có nhiều bước phát triển khởi sắc. Đặc biệt, lượng khách du lịch đường biển đến tham quan Quảng Trị tăng đột biến. Chỉ trong tháng 4 và tháng 5/2019, tỉnh đã 4 lần đón du thuyền Panorama II vào thăm Quảng Trị. Bên cạnh đó, tour du lịch ra đảo Cồn Cỏ tiếp tục thu hút rất đông khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan. Anh Phạm Hoàng Phương, Giám đốc Công ty Du lịch & Tổ chức sự kiện Ken Travel cho biết: “Những năm gần đây, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển đảo trở thành xu hướng. Và công ty chúng tôi cũng đã tập trung khai thác lĩnh vực này. Riêng Công ty Ken Travel trong năm 2019 đã đưa hơn 2000 lượt khách ra đảo Cồn Cỏ.”

Những con số tích cực trong việc thu hút khách du lịch đến với loại hình du lịch biển đảo cho thấy đây là một tiềm năng cần phải được khai thác mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, hiện nay loại hình du lịch này được đánh giá là vẫn còn đơn điệu, chưa phong phú các hình thức vui chơi, giải trí. Do hạn chế về các dịch vụ đi kèm nên hiện nay lượng khách đến với các bãi tắm tại Quảng Trị vẫn chủ yếu là khách nội tỉnh. Đối với tour Cồn Cỏ, hiện này khó khăn về cơ sở lưu trú, phương tiện vận chuyển khách ra đảo chưa đồng bộ,…đang là những trở ngại trong việc phát triển tour du lịch tiềm năng này.

Để khắc phục những bất cập trong khai thác loại hình du lịch biển đảo, trong những năm gần đây, Chính phủ, UBND tỉnh đã phê duyệt nhiều chủ trương xây dựng về cơ sở hạ tầng giao thông, các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng để tạo đà cho du lịch phát triển. Đối với khu vực ven biển phía Đông Bắc, tập trung đầu tư vào “tam giác” du lịch biển đảo Cửa Việt – Cồn Cỏ – Cửa Tùng, thành một trong những khu vực trọng điểm về du lịch biển của cả nước. Trong đó có các dự án như Khu đô thị sinh thái biển AE Cửa Tùng Resort, Khu du lịch nghỉ dưỡng Biển Vàng,…Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh cho biết: “Có nhiều doanh nghiệp đến đầu tư tại Quảng Trị và phần nhiều muốn đầu tư vào lĩnh vực biển đảo. Trong bối cảnh đó, chúng ta phải hết sức tạo điều kiện cho họ để tạo đà cho những năm tiếp theo nhằm phát triển lĩnh vực du lịch biển đảo của Quảng Trị. Tuy nhiên cũng cần phải tìm kiếm những nhà đầu tư thực, mong muốn thật sự được đầu tư vào Quảng Trị.”

Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Nguyễn Văn Chiến cũng cho biết thêm: Để xây dựng được sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn du khách thì những giải pháp cần lưu tâm nhằm phát triển du lịch trong thời gian tới đó là nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong xây dựng và bảo vệ hình ảnh, môi trường; quy hoạch các bãi tắm để thu hút du khách; hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn do đại dịch COVID-19, khắc phục những hạn chế để tổ chức quản lý,… cũng như các doanh nghiệp cần chủ động liên kết, kết nối với các sở, ngành, địa phương trong việc phát triển du lịch.

(Nguồn: QRTV)

Phát Triển Các Sản Phẩm Du Lịch Đặc Thù

Trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc sản vùng miền tại thành phố Việt Trì góp phần quảng bá sản phẩm, sản vật đặc trưng của tỉnh và kích cầu tiêu dùng du lịch.

PTĐT – Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh về khâu đột phá phát triển du lịch, nhận thức của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về phát triển du lịch bền vững được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, các sản phẩm du lịch đặc thù đã và đang được quan tâm đầu tư, khai thác có hiệu quả, tạo điểm nhấn với du khách khi về Đất Tổ.

Đa dạng các tiềm năng Là mảnh đất cội nguồn với nhiều di tích, di sản văn hóa Quốc gia, Phú Thọ có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch. Trên địa bàn tỉnh hiện có 1.372 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 1 di tích Quốc gia đặc biệt, 73 di tích Quốc gia, 219 di tích cấp tỉnh và hàng trăm Lễ hội dân gian đặc sắc như: Lễ hội Đền Hùng, lễ hội đền Mẫu Âu Cơ, lễ hội Trò Trám, lễ hội rước Chúa Gái, lễ rước kiệu Hùng Lô, hội Phết Hiền Quan… cùng các làn điệu dân ca Xoan, Ghẹo. Trong đó, có nhiều tiềm năng cho phát triển các loại hình du lịch đặc thù. Đối với sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, tỉnh có 2 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là Hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, gắn với giá trị tiêu biểu của Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, di tích văn hóa Miếu Lãi Lèn – thành phố Việt Trì, Đền Mẫu Âu Cơ – huyện Hạ Hòa và các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh. Cùng với du lịch văn hóa tâm linh, các sản phẩm du lịch, nghỉ dưỡng cũng được đầu tư, phát triển về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ. Các khu du lịch: Đảo Ngọc Xanh, Vườn Vua, Thanh Lâm (Thanh Thủy) đã được đầu tư mới, nâng cấp, hoàn thiện. Các loại hình, sản phẩm dịch vụ du lịch được đa dạng hóa, có thêm nhiều điểm nhấn phục vụ khách tham quan, chụp ảnh check in điểm đến… Trong đó, tại thành phố Việt Trì đã hình thành các điểm vui chơi, giải trí như: Công viên Văn Lang, Quảng trường Hùng Vương và khu vực trung tâm thành phố. Đối với các sản phẩm du lịch sinh thái – danh thắng, đặc biệt phải kể đến Vườn Quốc gia Xuân Sơn có nhiều lợi thế trong việc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng gắn với khai thác bền vững giá trị cảnh quan thiên nhiên. Được sự quan tâm của Nhà nước và của tỉnh, Vườn Quốc gia Xuân Sơn đã đầu tư tạo dựng một số điểm nhấn du lịch phục vụ khách tham quan như “cọn nước Xuân Sơn”; “đường hoa du lịch Xuân Sơn”, “đồi chè Long Cốc”, “đồi chè Mỹ Thuận”… Đồng thời, hỗ trợ đồng bào dân tộc Dao, Mường xây dựng mô hình điểm du lịch cộng đồng homestay đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, đáp ứng phục vụ khoảng 500 khách lưu trú và 1.500 khách tham quan du lịch, ăn uống, mua sắm… Ngoài ra, trong quá trình xây dựng các tour, tuyến du lịch có thể giới thiệu một số điểm đến, điểm dừng chân hấp dẫn thu hút khách tham quan, chụp hình như các đồi chè có cảnh quan đẹp tại huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, tạo ấn tượng đối với du khách khi về Đất Tổ.  Với sự quan tâm đầu tư, chất lượng các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh được nâng cao. Sản phẩm du lịch tâm linh ngày càng được hoàn thiện đồng bộ, hạ tầng giao thông được nâng cấp, các di tích được cải tạo, tu bổ, các hoạt động văn hóa, lễ hội được tổ chức, an toàn, đổi mới, hấp dẫn. Tuy có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch, song những năm qua, nguồn lực đầu tư cho du lịch còn thấp, một số dự án đầu tư hạ tầng du lịch triển khai chậm. Cơ sở hạ tầng tại một số khu, điểm du lịch đầu tư chưa đồng bộ, hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch còn mang tính mùa vụ, sản phẩm du lịch chưa thực sự phong phú, đặc trưng và có sức hấp dẫn khách du lịch. Khách du lịch lưu trú chiếm tỷ lệ nhỏ so với khách tham quan, thực hành tín ngưỡng, thời gian lưu trú và mức chi tiêu bình quân của khách du lịch còn thấp… là những khó khăn trong phát triển du lịch của tỉnh. Thác Nghĩ, bản Mu, xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn là điểm đến hấp dẫn với những người ưa trải nghiệm, khám phá, có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch cộng đồng. Phát huy lợi thế, đánh thức tiềm năng  Thác Nghĩ, bản Mu, xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn thời gian gần đây được biết đến là điểm du lịch sinh thái, cộng đồng thu hút sự quan tâm của những người ưa thích trải nghiệm, khám phá. Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện, với trên 92% dân số là người dân tộc Mường, trên địa bàn xã Thượng Cửu có khoảng trên 20 thác lớn nhỏ. Trong đó, thác Nghĩ, bản Mu mặc dù nằm trong rừng đầu nguồn nhưng việc đi lại cũng rất thuận lợi, xe máy có thể đi vào tận chân thác, nước trong và mát, cảnh vật hoang sơ, chưa có sự tác động mạnh của con người, tạo điều kiện cho phát triển du lịch cộng đồng gắn với phong tục tập quán và các món ăn truyền thống của người dân địa phương. Một số món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Mường, xã Thượng Cửu, Thanh Sơn. Bà Vũ Thị Hoài Phương – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết: Để phát triển du lịch, ngoài việc phát huy tiềm năng, lợi thế vốn có thì cần có các sản phẩm phụ trợ, dịch vụ đi kèm để thu hút du khách quay trở lại. Trong đó, cần xây dựng kịch bản chương trình hấp dẫn, các tour, tuyến, lịch trình phù hợp với từng dòng du khách, tạo được các điểm nhấn đáng nhớ đối với du khách khi đến tham quan, trải nghiệm. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tích cực tham mưu, tổ chức nhiều chương trình, hoạt động xúc tiến du lịch như: Tham gia tạo cảnh quan môi trường, hướng dẫn hoàn thiện các công trình điểm nhấn du lịch tại các điểm du lịch, hình thành các mô hình trình diễn mang đậm nét văn hóa vùng Đất Tổ. Tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu quảng bá các sản phẩm du lịch, tạo điều kiện cho các công ty du lịch lữ hành trên cả nước biết đến du lịch Đất Tổ. Bên cạnh đó, tích cực tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ hướng dẫn viên và cộng đồng nhằm hướng tới sự chuyên nghiệp và hài lòng của khách du lịch khi về Đất Tổ.  Ngoài ra, tỉnh cũng triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường phát triển du lịch gắn với trải nghiệm hoạt động làng nghề kết hợp nâng cao chất lượng các sản phẩm hàng lưu niệm, quà tặng du lịch từ đó tôn vinh, quảng bá sản phẩm, sản vật đặc trưng của Phú Thọ đến với du khách.  Cùng với đó, thực hiện chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm-OCOP, Sở Công thương đã khai trương điểm giới thiệu, trưng bày và bán các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản, đặc sản vùng miền tại thành phố Việt Trì. Giới thiệu, quảng bá nhiều sản phẩm đặc chưng của vùng Đất Tổ như: Tương, chè, mì gạo, bánh chưng, ủ ấm Sơn Vi, nón lá Gia Thanh, tinh dầu quế Trung Sơn, bưởi Đoan Hùng… và nhiều đặc sản vùng miền khác. Các sản phẩm được trưng bày tại điểm bán đều được tuyển chọn kỹ lưỡng, đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm với mong muốn không chỉ đưa mặt hàng của các tỉnh bạn về giới thiệu cho bà con trong tỉnh mà còn giới thiệu sản phẩm của các địa phương trong tỉnh tới du khách thập phương, góp phần kích cầu tiêu dùng du lịch. 

Hy vọng rằng với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự nỗ lực của ngành du lịch và các đơn vị, địa phương, trong thời gian tới du lịch Phú Thọ sẽ tiếp tục phát triển theo hướng chuyên nghiệp gắn với nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo dựng và khẳng định được thương hiệu, sức cạnh tranh, thu hút du khách về với Đất Tổ.

Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Đặc Thù Ở Bến Tre

Sản phẩm trải nghiệm

Bến Tre có hệ thống kênh rạch chằng chịt đặc trưng của vùng sông nước và những khu vườn trù phú với cảnh quan đặc sắc có giá trị thu hút cao đối với du khách. Hoạt động của du khách khi đến với dòng sản phẩm này là tham quan và trải nghiệm cuộc sống người dân sông nước miệt vườn. Không gian tiêu biểu của nhóm sản phẩm du lịch trải nghiệm giá trị sông nước miệt vườn là các điểm du lịch sinh thái miệt vườn trên địa bàn toàn tỉnh. Nhóm sản phẩm du lịch trải nghiệm đời sống người dân địa phương ở Bến Tre bao gồm các hoạt động như: tìm hiểu, trải nghiệm sinh hoạt truyền thống của cộng đồng qua đời sống thường ngày của người dân ở các làng quê ven sông, trên các cù lao; khám phá sự trù phú về nông sản của vùng đất Bến Tre, trong đó, du lịch miệt vườn là loại hình đặc trưng và có thế mạnh của Bến Tre.

Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống của người dân Bến Tre cũng chứa đựng những tiềm năng du lịch rất lớn. Các hoạt động chủ yếu của du khách là tham quan tìm hiểu làng nghề và mua sắm. Nổi bật là làng nghề sản xuất những sản phẩm từ dừa như: làng nghề làm kẹo dừa, làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc… Du khách đến tham quan các làng nghề để tìm hiểu quy trình sản xuất của những người thợ và thưởng thức các sản phẩm mới ra lò. Các sản phẩm từ dừa của các làng nghề thủ công mỹ nghệ rất được du khách ưa chuộng và việc khai thác giá trị của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vào hoạt động du lịch đang chứa đựng nhiều tiềm năng lớn.

Du lịch về nguồn

Các di tích lịch sử – văn hóa trở thành những sản phẩm du lịch đặc thù, là đối tượng khai thác để phát triển du lịch tại Bến Tre. Những điểm du lịch về nguồn ở Bến Tre được du khách quan tâm như: Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định – mộ và khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu, Di tích Căn cứ Khu ủy Sài Gòn – Gia Định, Di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi, Nhà cổ Huỳnh Phủ…

Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở Bến Tre

Đối với sản phẩm ẩm thực, cần xây dựng sản phẩm du lịch ẩm thực đặc trưng, xây dựng ấn phẩm về các món đặc sản địa phương, trong đó thể hiện đầy đủ các thông tin cơ bản: danh sách món đặc sản, địa chỉ, thời gian bán, giá cả… Đồng thời, phát hành ấn phẩm rộng rãi tại cơ sở kinh doanh du lịch địa phương: cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống, vận chuyển… để du khách dễ tiếp cận; giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch ẩm thực đặc trưng địa phương thông qua các sự kiện du lịch bằng cách giới thiệu ấn phẩm, mời dùng thử và bán hàng tại chỗ… Bên cạnh đó, cần quảng bá các giá trị văn hóa ẩm thực qua hoạt động du lịch như cách thức chế biến và thưởng thức món ăn.

Bến Tre cần tiếp tục có chính sách khôi phục, bảo tồn, hỗ trợ đầu tư phát triển làng nghề truyền thống; đồng thời, gắn kết giữa du lịch với hoạt động làng nghề, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch, các hộ dân của làng nghề cùng phối hợp, tham gia phát triển du lịch, thông qua thiết kế các tour sinh thái, kết hợp tham quan làng nghề, xây dựng các cửa hàng trưng bày và bán trực tiếp cho du khách. Phát triển du lịch sinh thái sông nước miệt vườn gắn với du lịch văn hóa nhằm phát huy khai thác kết hợp bảo tồn nguồn tiềm năng đa dạng, phong phú, góp phần xây dựng thành công thương hiệu Du lịch Bến Tre.

Đối với du lịch về nguồn: cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của Du lịch Bến Tre nói chung và đặc biệt là các di tích lịch sử văn hóa, khai thác tốt loại hình du lịch tâm linh thông qua kết nối các lễ hội truyền thống trong tỉnh; liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp du lịch của tỉnh với doanh nghiệp du lịch của các địa phương trong cả nước nhằm hình thành sản phẩm đặc thù từ khai thác di tích lịch sử văn hóa của Bến Tre; xây dựng những chương trình du lịch theo chuyên đề văn hóa, lịch sử tạo nên tính du lịch liên vùng, hấp dẫn du khách; tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo chào bán cho khách du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh sẵn có của tỉnh và các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trong điều kiện sản phẩm du lịch vừa thiếu, vừa chậm được đổi mới thì phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở Bến Tre gắn với các sản phẩm dừa phải được xem là định hướng chiến lược để thu hút khách, nhất là khách quốc tế.

Tài liệu tham khảo

1. UBND tỉnh Bến Tre (2008), Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch.

2. UBND tỉnh Bến Tre (2016), Chương trình Phát triển hạ tầng và sản phẩm du lịch đặc thù Bến Tre đến năm 2020.

3. Sở KH&CN Bến Tre (2010), Tiềm năng du lịch sinh thái vườn Bến Tre, Thông tin từ website của Sở KH&CN Bến Tre

4. Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Tiền Giang, (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 ngành du lịch Tiền Giang; Khách du lịch đến với Tiền Giang phân theo khu vực từ năm 2005 đến năm 2011…

ThS. Trần Thanh Thảo Uyên

Sóc Trăng Đẩy Mạnh Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Đặc Thù

Sóc Trăng đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

2019-03-19 07:11:19

Tỉnh Sóc Trăng với dân số hơn 1 triệu 300 nghìn người, là nơi cộng cư của các dân tộc cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa. Với những nét văn hóa, ẩm thực riêng của mỗi dân tộc và sự giao thoa của quá trình cộng cư đã hình thành cho Sóc Trăng những nét văn hóa, lễ hội, ẩm thực độc đáo, mang những nét riêng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước và đã trở thành những sản phẩm du lịch đặc thù của Sóc Trăng đó là du lịch tâm linh, ẩm thực và những lễ hội độc đáo của 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa.

          Nhắc đến Sóc Trăng là nhắc đến những ngôi chùa, có thể nói du lịch Sóc Trăng gắn liền với những ngôi chùa, hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 200 ngôi chùa, cơ sở thờ tự tôn giáo (trong đó có 92 ngôi chùa của đồng bào Khmer) trong đó có nhiều ngôi chùa được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh (tỉnh có 34 di tích cấp tỉnh và 8 di tích cấp Quốc gia). Tiêu biểu có thể kể đến như chùa Mahatup (chùa Dơi) với điểm đặc biệt là đàn dơi quạ hàng nghìn con treo mình lủng lẳng trên những tán cây cổ thụ trong khuôn viên chùa, Bửu Sơn Tự (chùa Đất Sét) với hàng ngàn pho tượng phật, linh thú bằng đất sét và những cặp đèn cầy khổng lồ, chùa Kh’leang với nét kiến trúc độc đáo thể hiện sự giao thoa văn hóa của ba dân tộc cùng những tài liệu cổ về lịch sử, tên gọi vùng đất Sóc Trăng, chùa Sro Lôn (chùa Chén Kiểu) được du khách biết đến là ngôi chùa với những bức tường của gian chính điện và mái được trang trí bằng những mảnh chén, dĩa kiểu, hay chùa La Hán, chùa Som Rong,…những ngôi chùa mang những nét đặc trưng riêng của văn hóa, tín ngưỡng của từng dân tộc và những nét giao thoa của quá trình cộng cư trên vùng đất Sóc Trăng.

          Về ẩm thực, từ lâu Sóc Trăng được du khách biết đến là vùng đất của những món ăn ngon, những đặc sản ẩm thực mà bất cứ du khách nào đến Sóc Trăng cũng muốn được thưởng thức. Hai món ăn tiêu biểu được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam công nhận trong top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam là bánh cóng và bún nước lèo, ngoài ra còn bánh pía – lạp xưởng Vũng Thơm, củ hành tím, tỏi và xá pấu Vĩnh Châu, mắm cá rô không xương Ngã Năm…với những cơ sở sản xuất đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường như Tân Huê Viên, Quãng Trân, Công Lập Thành, mắm cá rô Biển,…

Về lễ hội, Sóc Trăng có những lễ hội mang nét đặc trưng của cư dân vùng biển như lễ hội cúng Phước Biển, lễ hội Nghinh Ông; bên cạnh đó là những lễ hội như Lễ hội Cúng Dừa, ngày hội Sông nước Miệt vườn, đặc biệt Sóc Trăng được du khách biết đến với Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo của đồng bào Khmer được tổ chức vào ngày 15/10 al hàng năm thu hút hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến, năm 2013 lễ hội được nâng cấp lên thành Festival Đua ghe Ngo khu vực đồng bằng song Cửu Long.

Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng

          Cùng với đó là hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, tỉnh có 69 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 1.600 phòng (tổng sức chưa khoảng 4.000 lượt khách), hiện nay tỉnh có 10 công ty lữ hành, 4 điểm du lịch cấp tỉnh và 4 cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

          Trong những năm qua, ngành du lịch Sóc Trăng đã tập trung kêu gọi đầu tư, khai thác những tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch như Dự án tàu cao tốc Trần Đề – Côn Đảo, dự án bãi đỗ xe và kiot chùa Sro Lôn (chùa Chén Kiểu), dự án Khu Văn hóa – du lịch Giếng Tiên, … một số dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác đã góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch tỉnh nhà. Cụ thể trong năm 2018 tổng lượt khách đến Sóc Trăng ước đạt gần 2 triệu lượt, trong đó có hơn 70 nghìn lượt khách quốc tế với tổng thu từ  du lịch ước đạt gần 740 tỷ đồng.

Đoàn du khách chụp ảnh lưu niệm tại Chùa Som Rong (thành phố Sóc Trăng)

         

Trong thời gian tới, để du lịch tỉnh nhà phát triển tương xứng với những tiềm năng, lợi thế cần thực hiện đồng bộ, liên tục nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác đầu tư khai thác các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương, trước mắt cần tập trung thực hiện những việc sau:

          Thứ nhất là tập trung đầu tư khai thác các điểm du lịch tâm linh, các di tích lịch sử – văn hóa thu hút đông du khách, trong đó đặc biệt quan tấm đến công tác bảo vệ di tích, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, đồng thời thực hiện các biện pháp bảo vệ, tôn tạo các di tích có tiềm năng phát triển du lịch. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm thu hút ngày càng đông du khách đến tham quan du lịch tại các điểm du lịch tâm linh của tỉnh như chùa Mahatup (chùa Dơi), Bửu Sơn Tự (chùa Đất Sét), chùa Sro Lôn (chùa Chén Kiểu),…

Thứ hai, tỉnh cần có những chính sách ưu tiên, khuyến khích và hỗ trợ đầu tư, nâng cấp, mở rộng phát triển các sản phẩm du lịch ẩm thực đặc thù, các sản phẩm quà tặng lưu niệm của địa phương; hỗ trợ xây dựng, quảng bá thương hiệu, đồng thời đăng ký nhãn hiệu độc quyền các sản phẩm đặc trưng của tỉnh như bánh pía, bún nước lèo, bánh cóng, củ hành tím, tỏi, xá pấu,…; bên cạnh đó cần liên kết, kêu gọi đầu tư các cơ sở sản xuất các sản phẩm sau chế biến nhằm tạo thêm sản phẩm phục vụ du lịch đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường; có các hoạt động, chương trình nhằm tạo điều kiện cho du khách dễ dàng tiếp cận và thưởng thức các đặc sản ẩm thực của địa phương.

Thứ ba, nâng dần quy mô và thời gian tổ chức các lễ hội của địa phương nhằm thu hút khách du lịch; song song đó là có các chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú đạt chuẩn và tạo thêm các sản phẩm phục vụ khách du lịch tại các địa phương tổ chức lễ hội nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách tại Sóc Trăng cũng như sử dụng nhiều dịch vụ tại tỉnh;

     

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch do Sở VHTTDL Sóc Trăng tổ chức                                   

          Tin tưởng rằng với sự quyết tâm của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân và sự quan tâm của các nhà đầu tư, tỉnh Sóc Trăng sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 02/8/2016 của Tỉnh ủy Sóc Trăng về phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; du lịch tỉnh nhà có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian tới, trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và là một điểm đến tiêu biểu trên bản đồ du lịch của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.                                     

                                                                                                     Huỳnh Lợi