Top 10 # Sản Phẩm Du Lịch Ở Tây Nguyên Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Tây Nguyên

Khai thác tài nguyên và phát triển loại hình sản phẩm du lịch

Để đảm bảo cho các loại hình sản phẩm trên, các tỉnh Tây Nguyên đã đề ra các biện pháp điều tra, đánh giá chính xác về tài nguyên, phân loại hệ thống dịch vụ, khách sạn để phát hiện các tiềm năng chưa được khai thác, phát hiện các yếu kém nhằm có hướng khắc phục, khuyến khích đầu tư vào các loại hình vui chơi, giải trí. Quy hoạch các làng văn hóa dân tộc, khai thác các lễ hội truyền thống, dân ca múa nhạc của các dân tộc Tây Nguyên, xây dựng chính sách xúc tiến quảng bá các loại hình du lịch văn hóa của Tây Nguyên, nhất là sau khi UNESCO công nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là “kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại”, liên kết với các tỉnh phối hợp mở các sản phẩm du lịch như du lịch biển – núi, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, hội nghị – hội thảo…

Sản phẩm du lịch liên tuyến được chú trọng đầu tư và khai thác như tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”, tuyến du lịch “Con đường di sản miền Trung”, gắn du lịch các tỉnh Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, tuyến du lịch “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại”…

Đô thị du lịch Đà Lạt phát huy được vai trò trung tâm du lịch quốc gia, từng bước khẳng định thương hiệu, vươn ra tầm quốc tế với nhiều sản phẩm du lịch mang đậm nét văn hóa. Festival Hoa Đà Lạt là sản phẩm du lịch đặc sắc nhằm tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại và đầu tư, du lịch trong nước và thế giới. TP. Buôn Mê Thuột với lễ hội cà phê, giới thiệu cho du khách trong nước và thế giới sản phẩm cà phê nổi tiếng, qua đó xúc tiến các chương trình đầu tư cho Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên.

Đà Lạt là đô thị du lịch nghỉ dưỡng núi bậc nhất nước ta, khó có khu du lịch nào ở Đông Nam Á có thể cạnh tranh được nhờ vào khí hậu và tài nguyên du lịch hấp dẫn. Loại hình du lịch tham quan và thể thao ở các tỉnh Tây Nguyên như du lịch Buôn Đôn, hồ Lăk (Đăk Lăk) đều có thế mạnh do nhiều tài nguyên tự nhiên phong phú. Du khách có thể cưỡi voi qua dòng sông Sêpepok, đi thuyền độc mộc, leo núi, dù lượn, đi cầu treo, câu cá thư giãn trên hồ Đăk Min, hồ Eakao. Du lịch nghiên cứu văn hóa – lịch sử là sản phẩm được ưa chuộng ở Tây Nguyên với sử thi Tây Nguyên, văn hóa nhà dài, nhà rông, nhà mồ, với tập tục và phong tục Tây Nguyên. Bản thân Tây Nguyên là một kho sử thi hùng tráng, chứa đựng nền văn hóa không thể trộn lẫn với văn hóa khác.

Thánh địa Bà La Môn và Nam Cát Tiên là 2 địa danh được các nhà nghiên cứu và khách du khách quan tâm nhiều nhất.

Xác định chiến lược các sản phẩm du lịch

Định hướng chung của du lịch Tây Nguyên là: đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tăng khả năng thu hút khách du lịch. Để đạt được mục tiêu trên, các tỉnh cần đề ra các biện pháp: điều tra, đánh giá chính xác hiện trạng về tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; nhằm phát hiện các tài nguyên chưa được khai thác, những tồn tại, những bất cập của hệ thống và đề ra hướng khắc phục. Đầu tư cho loại hình vui chơi giải trí; quy hoạch làng văn hóa dân tộc, có chính sách quảng bá các lễ hội truyền thống. Tuy vậy, nhìn chung sản phẩm du lịch của Tây Nguyên còn đơn điệu thậm chí còn trùng lặp trong một vùng miền. Chất lượng sản phẩm du lịch còn hạn chế, việc khai thác còn khép kín, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Đáng lưu ý là việc kết hợp sản phẩm và thị trường chưa được quan tâm đúng mức, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, chưa có các sản phẩm nổi bật, đặc trưng để thu hút khách, tạo ấn tượng mạnh kích thích du khách quay lại du lịch.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chiến lược sản phẩm phải có tính cạnh tranh cao và chiến lược tăng trưởng vừa thể hiện khai thác tốt tài nguyên, đồng thời phải giữ vị trí chi phối cạnh tranh. Vì vậy, chiến lược sản phẩm phải xem sản phẩm du lịch trong một chuỗi liên hoàn, gắn kết, bổ sung cho nhau, do đó chất lượng sản phẩm phải gắn với các sản phẩm khác. Ví dụ: du lịch hội nghị – hội thảo gắn liền tham quan, nghỉ dưỡng…

Điểm yếu trong chiến lược sản phẩm du lịch là: chưa gắn sản phẩm du lịch với chiến lược chung, chưa đánh giá chiến lược sản phẩm có phù hợp hay không. Sản phẩm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng là quan trọng nhất của du lịch Tây Nguyên, là sản phẩm khung cho các sản phẩm khác. Các hoạt động hội nghị, hội thảo, nghiên cứu văn hóa, chữa bệnh… cũng phát triển từ loại hình du lịch nghỉ dưỡng, làm nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo nên sản phẩm đa dạng hơn.

Từ đó, để phục vụ cho hoạch định chiến lược sản phẩm du lịch của Tây Nguyên, cần định hướng vào một số sản phẩm chủ yếu sau đây:

Du lịch nghỉ dưỡng: chú trọng vào loại hình nghỉ dưỡng cao cấp, hạn chế loại hình nghỉ dưỡng bình dân. Giai đoạn 2015-2020, du lịch miền núi chủ yếu sẽ là du lịch nghỉ dưỡng cao cấp với các loại hình đa dạng gắn với du lịch công vụ (hội nghị, hội thảo, hợp tác…), du lịch thể thao (đua ngựa, chơi golf, tennis…), du lịch nghiên cứu (văn hóa, lịch sử, khoa học tự nhiên…).

Du lịch sinh thái gắn với các trang trại cà phê, trang trại cao su, hồ tiêu… các sản phẩm cây công nghiệp, tìm hiểu thủ phủ của cà phê Buôn Mê Thuột nổi tiếng với bảo tàng cà phê. Du lịch sinh thái gắn với khai thác các thắng cảnh và di sản văn hóa Tây Nguyên.

Du lịch tham quan gắn với nghỉ dưỡng, nghiên cứu lịch sử, văn hóa, di tích và gắn với các sự kiện Tây Nguyên đã từng tổ chức: Festival Hoa Đà Lạt, Festival Cà phê, Festival Trà, Festival Cồng Chiêng… Cần có sự đầu tư trọng điểm cho du lịch nghỉ dưỡng, đây là sản phẩm được khách du lịch quan tâm nhất. Đây cũng là sản phẩm có tính cạnh tranh cao nhất.

Du lịch hội nghị – hội thảo (MICE): Tây Nguyên phải triệt để khai thác du lịch MICE do có nhiều lợi thế; cơ quan, doanh nghiệp tổ chức các sự kiện thường có khuynh hướng ra ngoài các đô thị lớn, kết hợp nghỉ ngơi và hội nghị, thuận tiện về giao thông, chi phí. Nơi tổ chức cũng phải ghi lại dấu ấn cho người tham dự, kết hợp hội nghị, hội thảo với thương thảo làm ăn.

Du lịch vui chơi, giải trí: câu cá, xiếc thú, săn bắt, thưởng thức sản phẩm, leo núi, dù lượn, golf, quần vợt, đua ngựa, thể thao mạo hiểm, casino…

Du lịch lễ hội: mừng lúa mới, đâm trâu, cồng chiêng, hoa, trà, cà phê, may thêu…

Du lịch tâm linh: Tây Nguyên là vùng đất có nhiều chùa, nhà thờ, thánh địa…

Du lịch thăm lại chiến trường xưa: Tây Nguyên là vùng đất của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nơi đây là chiến trường khốc liệt, cũng là nơi mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Phát triển các loại hình du lịch văn hóa để khai thác bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên qua các lễ hội, làng nghề thủ công. Đặc biệt phải chú trọng khai thác văn hóa cồng chiêng vừa được UNESCO công nhận di sản văn hóa phivật thể để phục vụ khách thăm quan và nghiên cứu. Đây sẽ là một loại hình du lịch hấp dẫn và thu hút một lượng khách không nhỏ.

Đà Lạt có thể coi là điểm du lịch tham quan nghỉ dưỡng sinh thái miền núi hấp dẫn vào bậc nhất nước ta hiện nay. Nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Singapore là một thị trường khách quốc tế vào loại lớn nhất khu vực, cũng đánh giá Đà Lạt là điểm du lịch hấp dẫn có thể bổ sung cho Singapore để nối tour du lịch đến Việt Nam. TP. Đà Lạt là một trong 12 đô thị du lịch của cả nước chắc chắn trong thời gian tới sẽ có những cơ chế phát triển phù hợp xứng đáng với tên tuổi của mình.

Tuy nhiên, để phát huy được những lợi thế trên, du lịch Tây Nguyên cần có các giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch gắn liền với các chiến lược cạnh tranh, mở rộng và tìm kiếm thị trường, đặc biệt trong xu thế hội nhập.

Ngoài các hình thức du lịch như tham quan, tìm hiểu thiên nhiên, văn hoá, lịch sử, nghỉ dưỡng… cần phát triển thêm loại hình sản phẩm du lịch mua sắm (thông qua các chợ ẩm thực, chợ đêm…) và sự kiện tháng khuyến mại giảm giá… Đối với Tây Nguyên cần phát triển thêm các loại hình dịch vụ chữa bệnh (như hệ thống bệnh viện, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, các thẩm mỹ viện,…). Hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại cho du khách trong nước và quốc tế tại các khu trung tâm như TP. Đà Lạt, TP. Bảo Lộc, TP. Buôn Mê Thuột, TP. Pleiku… từng lãnh thổ du lịch phải có các loại hình sản phẩm mang tính đặc trưng riêng.

Chiến lược kết hợp sản phẩm và thị trường

Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ hướng tới làm phong phú và đảm bảo chất lượng của sản phẩm và dịch vụ có thể kích thích được yêu cầu tiêu dùng của du khách. Ngoài ra, cần tập trung xây dựng các sản phẩm có chất lượng cao, qui mô lớn để có khả năng chi trả cao, nhằm tăng thời hạn lưu trú và mức chi của du khách.

Với tiềm năng và các chiến lược sản phẩm du lịch, Tây Nguyên được xác định là một trong bảy vùng du lịch đặc thù của Việt Nam cần được ưu tiên để phát triển thành khu du lịch trọng điểm của quốc gia.

2. Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) (2010), Dự báo “Tầm nhìn du lịch 2020”, Thông tấn xã Việt Nam.

TS. Nguyễn Duy Mậu

(Nguồn: Tạp chí Du lịch)

Tây Nguyên Phát Triển Thị Trường, Sản Phẩm Du Lịch

Định hướng phát triển các thị trường mục tiêu

Việc nghiên cứu và định hướng phát triển thị trường du lịch để xây dựng các sản phẩm phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành Du lịch ở các tỉnh vùng Tây Nguyên. Về định hướng phát triển các thị trường du lịch trọng điểm Tây Nguyên cần theo các quan điểm sau:

Tây Nguyên là một vùng du lịch quan trọng của cả nước, có nhiều nét đặc trưng về tài nguyên du lịch để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của mỗi thị trường du lịch. Căn cứ vào những yếu tố, những quan điểm nêu trên, việc định hướng phát triển các thị trường du lịch quốc tế của Tây Nguyên như sau:

Thị trường khách Nhật Bản: Khách Nhật Bản có khả năng chi trả cao, nhưng đòi hỏi các dịch vụ chất lượng, đầy đủ tiện nghi, họ thích đi tour trọn gói và thích tham quan nhiều điểm du lịch tới các khu thiên nhiên trong một chuyến đi. Đối với thị trường khách Nhật Bản nên chú trọng tiếp thị vào các thị trường phụ nữ độc thân, gia đình đi tour trọn gói, các đôi vợ chồng mới cưới đi nghỉ tuần trăng mật. Các sản phẩm du lịch chủ yếu của Tây Nguyên có thể đáp ứng các nhu cầu du lịch của người Nhật Bản bao gồm: du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ, du lịch chữa bệnh phục hồi sức khỏe; du lịch tham quan thắng cảnh, tham quan hệ thống thác nước, các buôn làng dân tộc, các di tích lịch sử văn hóa – cách mạng…; du lịch nghiên cứu sinh thái ở các vườn quốc gia và các khu bảo tồn…

Thị trường khách Đài Loan: Trong những năm tiếp theo, Đài Loan vẫn tiếp tục là thị trường quan trọng của Du lịch Tây Nguyên. Đặc biệt, Đà Lạt – nơi có nhiều cảnh quan hấp dẫn, nơi nghỉ dưỡng hồ và núi lý tưởng sẽ là trung tâm thu hút khách Đài Loan đến với Tây Nguyên. Đối với thị trường khách Đài Loan các sản phẩm du lịch phù hợp mà các tỉnh Tây Nguyên có thể đáp ứng bao gồm: du lịch nghỉ dưỡng hồ và núi ở Đà Lạt, Gia Lai, Kon Tum; du lịch chơi golf ở Đà Lạt; du lịch thể thao mạo hiểm (leo núi, vượt thác, dù lượn…); du lịch vui chơi giải trí, casino…; du lịch thương mại, hội nghị, hội thảo…

Thị trường khách Trung Quốc: Đây là thị trường có xu thế đi du lịch đến Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây, và chiếm tỷ trọng cao nhất trong số khách quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên, khách Trung Quốc đi du lịch Việt Nam bằng hộ chiếu và đi sâu vào lãnh thổ Việt Nam (trong đó có Tây Nguyên) còn hạn chế. Mặc dù vậy, đây vẫn là thị trường quan trọng đối với du lịch Việt Nam và là thị trường tiềm năng của du lịch Tây Nguyên. Khách du lịch Trung Quốc thường sử dụng các dịch vụ du lịch giá rẻ, lựa chọn các phương tiện đi lại bằng đường bộ và đường biển (an toàn và rẻ); một số ít khách thương mại Trung Quốc lựa chọn các dịch vụ du lịch cao cấp hơn và sử dụng phương tiện hàng không để đi lại. Các sản phẩm du lịch của Tây Nguyên phù hợp với thị trường này bao gồm: du lịch nghỉ dưỡng hồ và núi; du lịch tham quan thắng cảnh; du lịch mua sắm, ẩm thực…

Thị trường khách Thái Lan: Hiện nay khách du lịch Thái Lan đến Việt Nam chưa nhiều, nhưng Tây Nguyên lại thu hút tương đối thị trường này do có những sản phẩm du lịch phù hợp. Trong tương lai thị trường này vẫn chiếm vị trí quan trọng cho Du lịch Tây Nguyên. Các sản phẩm du lịch ở Tây Nguyên phù hợp với người Thái Lan bao gồm: du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ ở Đà Lạt; du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh rừng thông Đà Lạt; du lịch tham quan cảnh quan, thác nước, hồ; du lịch thể thao mạo hiểm…

Thị trường khách Malaysia: Khách du lịch Malaysia đến Việt Nam thường lựa chọn các điểm du lịch vùng núi và cao nguyên, ít lựa chọn các điểm du lịch biển. Do vậy, Tây Nguyên sẽ là điểm du lịch hấp dẫn đối với thị trường này. Các sản phẩm du lịch của Tây Nguyên có thể đáp ứng cho khách Malaysia bao gồm: du lịch nghỉ dưỡng núi, tham quan thắng cảnh, các khu rừng thông, hồ nước; du lịch chơi golf (Đà Lạt); du lịch nghiên cứu, sinh thái; du lịch mạo hiểm ở các vườn quốc gia, các thác nước; du lịch chữa bệnh bằng suối nước nóng (Đức Trọng, Bảo Lộc)…

Thị trường khách Indonesia: Hiện nay, số khách Indonesia đến Việt Nam và Tây Nguyên còn ít. Thị trường này có các nhu cầu và sở thích khá tương đồng với Malaysia nên các sản phẩm du lịch của Tây Nguyên có thể cung ứng cũng tương đồng như vậy. Hai thị trường này là các thị trường tiềm năng có nhu cầu đi du lịch cao trong nội vùng các nước ASEAN, nên việc định hướng phát triển và thu hút các thị trường này đối với Tây Nguyên là rất cần thiết.

Thị trường khách Singapore: Theo nghiên cứu, khách du lịch Singapore rất ưa thích các khu du lịch nghỉ dưỡng núi, trong đó khu du lịch Đan Kia và Tuyền Lâm ở Đà Lạt được nhiều người Singapore lựa chọn. Khách Singapore có khả năng chi trả cao, thích mua sắm, thích tham quan thắng cảnh thiên nhiên, phù hợp với các sản phẩm du lịch ở Đà Lạt và Tây Nguyên. Các sản phẩm du lịch chính gồm: du lịch nghỉ dưỡng núi Đà Lạt; du lịch tham quan thắng cảnh (cảnh quan rừng thông, thác nước…); du lịch chơi golf; du lịch dưỡng bệnh, tắm suối nước nóng; du lịch sinh thái…

Thị trường khách Pháp: Thị trường khách Pháp rất quan tâm đến bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam, đặc biệt đặc trưng văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã và đang hấp dẫn du khách Pháp. Ngoài ra, khách Pháp còn thích khám phá và tham gia vào các tour du lịch sinh thái mạo hiểm, do vậy Tây Nguyên rất có tiềm năng để thu hút các đối tượng khách này. Đối với thị trường Pháp, Tây Nguyên có thể đáp ứng các sản phẩm du lịch chủ yếu sau: du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa (bản sắc văn hóa ở Tây Nguyên); du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia; du lịch thể thao mạo hiểm (leo núi, vượt thác…); du lịch nghỉ dưỡng núi ở Đà Lạt, tham quan thắng cảnh…

Các thị trường Tây Âu khác (Đức, Đan Mạch, Anh, Hà Lan…): Cũng giống như khách Pháp, các thị trường này quan tâm đến du lịch văn hóa, du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, du lịch tham quan… Do vậy, Tây Nguyên có thể đáp ứng cho các thị trường này những sản phẩm du lịch giống như khách Pháp.

Thị trường Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ và Canada): Khách du lịch Mỹ đến Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng, đặc biệt sau những sự kiện lớn như Việt Nam trở thành thành viên của WTO, Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế quan trọng, các nguyên thủ hai nước Việt Nam và Mỹ đã thăm chính thức lẫn nhau… Trong những năm tới, thị trường Mỹ vẫn là một trong những thị trường du lịch quan trọng của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Với thị trường này, du lịch Tây Nguyên có thể đáp ứng những sản phẩm chủ yếu sau: du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; du lịch thăm lại chiến trường xưa (các di tích lịch sử cách mạng, các di tích kháng chiến); du lịch thương mại, tìm kiếm các cơ hội đầu tư; du lịch sinh thái…

Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng

Phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của Tây Nguyên phải phù hợp với những định hướng cơ bản trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, đồng thời phát triển các sản phẩm du lịch vùng Tây Nguyên phải có tính đặc thù, hấp dẫn, có chất lượng cao, mang hình ảnh của Tây Nguyên… để cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Phát triển các sản phẩm du lịch của Tây Nguyên cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống các sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh đặc biệt.

Đầu tư, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch phải đảm bảo tính bền vững, ổn định và lâu dài.

Các sản phẩm du lịch phải mang tính đặc thù, có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong khu vực và quốc tế.

Đầu tư xây dựng một số sản phẩm du lịch hấp dẫn đặc biệt, mang thương hiệu Tây Nguyên, mang hình ảnh của Tây Nguyên – Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến.

Căn cứ vào thế mạnh đặc thù của tài nguyên du lịch; căn cứ vào các điều kiện hạ tầng, các điều kiện kinh tế – xã hội; căn cứ vào các xu thế phát triển du lịch chung của cả nước…, có thể định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của Tây Nguyên phù hợp với nhu cầu của thị trường. Các sản phẩm du lịch này được xây dựng dựa trên các yếu tố đặc thù về tài nguyên du lịch, là lợi thế so sánh của Tây Nguyên so với các vùng du lịch khác của cả nước, có khả năng tạo ra sự khác biệt của Tây Nguyên, tạo nên hình ảnh du lịch của Tây Nguyên. Khi nói đến các sản phẩm du lịch này, chỉ ở Tây Nguyên mới có. Do đó, cần được tập trung ưu tiên đầu tư phát triển để làm nổi bật hình ảnh du lịch của Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung. Cụ thể gồm các nhóm sản phẩm sau:

Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu các di sản văn hóa dân tộc Tây Nguyên: Với 47 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng về văn hóa, phong tục tập quán, lối sống…, Tây Nguyên là một kho tàng giá trị văn hóa đặc sắc. Những giá trị văn hóa này đã tạo nên một Tây Nguyên huyền thoại mà không nơi nào có được, đó là những giá trị văn hóa nghệ thuật gắn với buôn làng, gắn với cộng đồng được thể hiện qua những nhà rông, nhà dài, nhà sàn, nhà mồ; gắn với truyền thống, trang phục, lễ hội, nhạc cụ… mà đỉnh cao là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Chính những giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên đã tạo ra sự khác biệt để khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch mang đậm thương hiệu Tây Nguyên. Các sản phẩm du lịch cụ thể gồm:

Tham quan nghiên cứu các giá trị kiến trúc nghệ thuật Tây Nguyên: nhà rông – nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nhà dài – chế độ mẫu hệ, nhà sàn, nhà mồ; các buôn làng (bản Đôn, buôn M’Liêng, làng Kon Klor…); nhà thờ gỗ Kon Tum; kiến trúc cổ Pháp (các biệt thự cổ Đà Lạt)…

Tham quan các lễ hội truyền thống đặc sắc Tây Nguyên: lễ hội đua voi, lễ hội cồng Chiêng, lễ bỏ mả, lễ cơm mới. Ngoài ra còn có lễ hội cà phê, lễ hội trà, festival hoa…

Nghiên cứu tìm hiểu các giá trị văn hóa dân gian, nếp sống nương rẫy của đồng bào Tây Nguyên…: nghiên cứu Sử thi Tây Nguyên; nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, lối sống, tôn giáo, tập tục, truyền thống, trang phục, nhạc cụ, nông cụ… của các dân tộc Tây Nguyên.

Tham quan các di tích văn hóa lịch sử gắn với truyền thống yêu nước của các dân tộc Tây Nguyên, gắn với hình ảnh Anh hùng Núp, Anh hùng N’Trang Lơng: Ngục Kon Tum, Ngục Đắk Glei, di tích lịch sử Măng Đen, d i tích lịch sử chiến thắng Đắk Tô – Tân Cảnh, di tích chiến thắng Plei Kần; nhà đày Buôn Ma Thuột, bảo tàng Dân tộc Đắk Lắk; cụm di tích lịch sử N’Trang Lơng, di tích lịch sử ngục Đắk Mil…

Du lịch nghiên cứu sinh thái Tây Nguyên: Tây Nguyên là một vùng giàu về tiềm năng rừng nguyên sinh với các hệ sinh thái đa dạng. Trên địa bàn Tây Nguyên có 6 vườn quốc gia và nhiều khu bảo tồn tự nhiên có tính đa dạng sinh học cao. Tây Nguyên còn nổi tiếng với tiềm năng sinh thái nông nghiệp nông thôn như các nông trường cà phê, cao su… Đây là những tài nguyên quý giá để phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái – một thế mạnh của Tây Nguyên. Các sản phẩm du lịch tiêu biểu gồm:

Du lịch thám hiểm, nghiên cứu các hệ sinh thái vườn quốc gia: vườn quốc gia Kon Ka King, Chư Mom Ray, Yokdon, Chư Yang Sin, Bidup – núi Bà, Cát Lộc – Cát Tiên; các khu bảo tồn Ngọc Linh, Đắk Uy, Nam Ka, Nam Nung…

Du lịch sinh thái gắn cộng đồng, du lịch có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường: du lịch sinh thái cộng đồng buôn Đôn, buôn Joon, buôn M’liêng, làng Kon Klor, buôn Go; các bản làng dân tộc người Bahnar và Jarai ở Đe Ktu, Đe Cop, Đê Đoa, Đê Rơn…

Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn, du lịch trang trại đồn điền: Tây Nguyên là vùng nổi tiếng cả nước với các đồn điền, nông trường cà phê, cao su, hồ tiêu, chè… Đây là một thế mạnh đặc trưng để phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn gắn với những nông trường cà phê ở Đắk Lắk, những đồi chè ở Bảo Lộc, những cánh rừng cao su ở Đắk Nông, những vườn hồ tiêu ở Gia Lai…; và gắn với các sản phẩm từ cà phê, ca cao, chè – những sản phẩm mang thương hiệu Tây Nguyên…

Tây Nguyên có một số cao nguyên, núi cao có khí hậu ôn hòa quanh năm, cảnh quan đẹp… thích hợp cho nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe. Đây là một nét đặc trưng khác biệt về tài nguyên du lịch của Tây Nguyên so với các vùng khác. Do vậy, có thể khai thác các lợi thế này để xây dựng các resort nghỉ dưỡng núi, hồ cao cấp (có thể tạo nên thương hiệu cho Du lịch Tây Nguyên) nhằm phục vụ các đối tượng khách có thu nhập cao. Tại các khu resorts nghỉ dưỡng núi cao cấp này có thể xây dựng bổ sung các sản phẩm du lịch kết hợp như tắm khoáng, tắm thuốc, vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, chơi golf, casino… Các khu vực có thể xây dựng các resort nghỉ dưỡng núi, hồ cao cấp bao gồm Tuyền Lâm, Đan Kia Đà Lạt, Măng Đen…

Các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ có thể đáp ứng cho các đối tượng khách có thu nhập cao, có thời gian lưu trú dài, sẵn sàng sử dụng các dịch vụ bổ trợ như chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng… (có thể đến từ mọi quốc gia, đặc biệt là người cao tuổi Nhật Bản, Hàn Quốc, các thị trường Tây Âu, ASEAN…).

(vượt thác, thám hiểm rừng nguyên sinh, leo núi, khinh khí cầu, nhảy dù, tàu lượn…): Tây Nguyên có địa hình từ núi cao hiểm trở, nhiều đỉnh núi cao đến vùng cao nguyên rộng lớn, đã tạo nên nhiều thắng cảnh với những đỉnh núi cao, vực sâu, những thác nước hùng vĩ. Đây là những giá trị tài nguyên đặc trưng của Tây Nguyên và là điều kiện cần thiết để phát triển các loại hình du lịch thể thao mạo hiểm. Với những đặc điểm về địa hình đa dạng, có thể khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm như sau: du lịch leo núi chinh phục đỉnh cao (đỉnh Ngọc Linh), du lịch khinh khí cầu (lượn trên bầu trời các cao nguyên…); du lịch tàu lượn, nhảy dù (ở những vùng thung lũng, cao nguyên có cảnh quan đẹp như Lang Biang – Đà Lạt…); du lịch vượt thác, thám hiểm các vườn quốc gia…

Các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm theo các chuyên đề đặc biệt có thể đáp ứng cho các đối tượng khách là thanh thiếu niên (có thể cho cả lứa tuổi trung niên), thích khám phá, ưa mạo hiểm… (có thể đến từ mọi quốc gia, đặc biệt là các nước Australia, New Zealand, Canada, Nhật Bản, ASEAN…).

Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh đối với cả nước và khu vực Đông Dương. Nơi đây có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu phát triển du lịch với nhiều vùng trong cả nước và quốc tế.

TS. Lê Văn Minh

(Nguồn: Tạp chí Du lịch)

Đến 2022, Xây Dựng Được Sản Phẩm Du Lịch Đặc Trưng Vùng Tây Nguyên

(Chinhphu.vn) – Đến năm 2020, cơ bản hình thành được sự liên kết phát triển du lịch  giữa các địa phương trong vùng Tây Nguyên một cách toàn diện, đồng bộ; xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng, có thương hiệu.

Thành phố Đà Lạt, một trong các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của vùng Tây Nguyên

“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Phấn đấu đến năm 2030, du lịch Tây Nguyên trở thành một ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng; góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn; bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Đóng góp của du lịch trong GDP đạt 4.040 tỷ đồng (tương đương 197 triệu USD) năm 2015;  đạt 7.524 tỷ đồng (tương đương 367 triệu USD) năm 2020.

Ưu tiên phát triển 4 nhóm sản phẩm du lịch chính

Quyết định nêu cụ thể định hướng phát triển thị trường khách du lịch. Cụ thể, với khách du lịch nội địa, phát triển thị trường du lịch nội vùng và các vùng phụ cận, đặc biệt từ các thành phố và các trung tâm du lịch lớn; chú trọng khách du lịch với mục đích nghiên cứu văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng núi, giải trí, nghỉ cuối tuần và du lịch gia đình.

Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch theo các chuyên đề đặc biệt (vượt thác, thám hiểm rừng nguyên sinh, leo núi chinh phục đỉnh cao, khinh khí cầu, nhảy dù, tàu lượn…).

Còn với khách du lịch quốc tế, thu hút, phát triển các thị trường gần, có khả năng chi trả cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN; tăng cường khai thác thị trường cao cấp từ Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia; nghiên cứu mở rộng các thị trường mới: Ấn Độ, Bắc Âu.

Ưu tiên phát triển 4 nhóm sản phẩm chính: 1- Nhóm sản phẩm du lịch nghiên cứu, tìm hiểu di sản văn hóa các dân tộc; 2- Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái Tây Nguyên; 3- Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ trên núi; 4- Nhóm sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm theo các chuyên đề.

Đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như: Du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch lễ hội (festival); du lịch giáo dục; du lịch dưỡng bệnh; du lịch chăm sóc sắc đẹp.

3 địa bàn trọng điểm phát triển du lịch

Theo Quyết định, có 3 địa điểm trọng điểm phát triển du lịch của Vùng.

Thứ nhất, thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia-Suối Vàng, có đặc điểm nổi trội về tài nguyên du lịch tự nhiên, hướng khai thác chủ yếu là du lịch tham quan, sinh thái, nghỉ dưỡng.

Thứ hai, Đắk Lắk, Đắk Nông gắn với vườn quốc gia Yok Đôn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, có đặc điểm nổi trội cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, hướng khai thác chủ yếu là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái rừng, sinh thái nông nghiệp nông thôn.

Thứ ba, Gia Lai-Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, khu du lịch Măng Đen, điểm du lịch hồ Yaly, có giá trị tài nguyên du lịch nhân văn nổi trội của các dân tộc bản địa Tây Nguyên, đặc biệt là nhà rông, nhà mồ.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch Tây Nguyên là 60.270 tỷ đồng (tương đương 2.940 triệu USD), bao gồm vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước (gồm cả vốn ODA), vốn FDI, vốn huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Hoàng Diên

Saigontourist Chú Trọng Khai Thác Các Sản Phẩm Mới Tây Bắc

Mô hình home stay khá thú vị tại bản Hua Tạt, tỉnh Sơn La

Đoàn công tác Saigontourist đã làm việc với lãnh đạo chính quyền các tỉnh, trực tiếp đóng góp ý kiến, tư vấn, đề xuất các chương trình, giải pháp cụ thể công tác phát triển du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng sản phẩm, dịch vụ, quảng bá tiếp thị, đào tạo nguồn nhân lực, liên kết vùng…

Sau chuyến công tác, Saigontourist tăng cường quảng bá tiếp thị điểm đến du lịch 4 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu tại thị trường trong nước và quốc tế.

Chương trình phim giới thiệu về du lịch tại riêng từng tỉnh được chiếu trên hai kênh truyền hình VTV4 và SCTV12. Thông tin cũng được cập nhật trên các ấn phẩm, giới thiệu đến các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, công ty lữ hành, khu vui chơi giải trí, các kì hội nghị, hội chợ du lịch trong và ngoài nước của hệ thống Saigontourist.

Hình thức tour đơn tuyến (tại một tỉnh) và liên tuyến; điểm xuất phát từ chúng tôi và Đà Nẵng, Hà Nội… Đối tượng khách nhắm tới gồm khách trong nước và quốc tế.

Động Pusamcap tại tỉnh Lai Châu, hang động đẹp nhất vùng Tây Bắc

Sản phẩm đơn tuyến:

– chúng tôi Nội – Hòa Bình

– chúng tôi Nội – Điện Biên

Sản phẩm theo tuyến điểm liên tuyến:

– Hà Nội – Hòa Bình – Thung Nai – Đền Thác Bờ – Thủy Điện Hòa Bình

– Hà Nội – Mộc Châu – Sơn La – Hòa Bình – Thung Nai – Đền Thác Bờ

– Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên

– Hà Nội – Lào Cai – Lai Châu

– Hà Nội – Sapa – Lai Châu – Bản Sin Súi Hồ – Động Pusamcap 4 ngày 3 đêm – Giá từ 4.299.000đ. Khởi hành 22/12/2016; 05/01, 16/02, 09 &

23/3/2017.

– Hà Nội – Điện Biên Phủ, 3 ngày 2 đêm – Giá từ 3.199.000đ. Khởi hành chủ nhật hàng tuần.

Sản phẩm do văn phòng Saigontourist tại chúng tôi triển khai, gồm:

– Mộc Châu – Sơn La – Điện Biên – Lai Châu – Sapa – Fansipan – Lào Cai, 5 ngày 4 đêm – Giá từ 7.979.000 đồng. Khởi hành 14,21,28/12/2016; 4,11,18,25/01/2017,

– Mộc Châu – Sơn La – Quỳnh Nhai – Hòa Bình, 4 ngày 3 đêm – Giá từ 4.579.000 đồng. Khởi hành thứ bảy.

Các chương trình tour đã và đang đón nhận sự quan tâm của du khách, đặc biệt trong mùa du lịch cuối năm 2016, đón năm mới 2017.

Đào tạo nguồn nhân lực: Saigontourist hiện quản lý Trường Trung cấp Du lịch – Khách sạn Saigontourist cùng nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, công ty lữ hành…, đây cũng là cơ sở để hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại các tỉnh.