Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Việt Nam
--- Bài mới hơn ---
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lí do chọn đề tài
Du lịch là ngành công nghiệp không khói có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
phát triển kinh tế bởi mang lại lợi ích kinh tế cao. Đặc biệt với các quốc gia đang
trong quá trình hội nhập và phát triển như Việt Nam thì việc đẩy mạnh phát triển du
lịch là một vấn đề quan trọng. Để phát triển du lịch đòi hỏi phải có sự hợp thành của
nhiều yếu tố. Trong đó tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm
du lịch. Chính sự phong phú đa dạng và đặc sắc của tài nguyên du lịch tạo nên sự
phong phú, đa dạng, hấp dẫn của sản phẩm du lịch.
Trải dài trên lãnh thổ hình chữ S, Việt Nam có rất nhều các tài nguyên du lịch,
từ những tài nguyên du lịch tự nhiên đến tài nguyên du lịch nhân văn với vô vàng
danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Những điểm đến là khu du lịch sinh thái, vườn quốc
gia, vịnh biển, hệ thống các đảo và quần đảo làm cho tài nguyên thiên nhiên thêm
phong phú. Bên cạnh đó là tài nguyên du lịch nhân văn với nhiều di tích mang đậm
giá trị lịch sử và không ít công trình là “Di sản văn hóa của nhân loại”. Với tài
nguyên vô cùng đa dạng đó việc khai thác các thế mạnh, tính toán đến tác động môi
trường khác nhau trong quá trình khai thác là vấn đề hết sức khó khăn, đặc biệt là tài
nguyên du lịch nhân văn.
Xuất phát từ mâu thuẫn đó, tôi nghiên cứu vấn đề: “Thế mạnh tài nguyên du
lịch nhân văn và tác động đến phát triển kinh tế xã hội”. Đề tài tạo điều kiện đánh
giá giá trị tài nguyên du lịch nhân văn, xác định mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch
nhân văn và việc khai thác các tài nguyên đó để phục vụ phát triển du lịch.
2.
Mục tiêu của đề tài
Đánh giá thế mạnh tài nguyên du lịch nhân văn Việt Nam nhằm xây dựng định
hướng khai thác phù hợp và đề xuất các giải pháp khai thác có hiệu quả.
3.
Nhiệm vụ của đề tài
Tổng hợp một số vấn đề lí luận về du lịch nói chung và tài nguyên du lịch
nhân văn nói riêng.
Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn trên lãnh thổ Việt Nam
Nghiên cứu đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn Việt
Nam nhằm xây dựng định hướng khai thác phù hợp.
4.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tài nguyên du lịch nhân văn tác động trên các mặt
Kinh tế – xã hội – môi trường.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn trên lãnh
thổ Việt Nam.
5.
Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích số liệu thống kê: thu thập các tài liệu thông kê liên
quan từ các cơ trung ương đến địa phương tỉnh, huyện, xã,…
Kế thừa những kết quả nghiên cứu có trước, hệ thống hóa cơ sở lí luận, thực
tiễn và vận dụng vào đề tài một cách hợp lý.
6.
Nội dung bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, đề tài gồm các nội dung
chính sau:
Chương 1. Một số vấn đề lí luận cơ bản về du lịch và tài nguyên du lịch nhân
văn.
Chương 2. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Việt Nam.
Chương 3. Tác động của tài nguyên du lịch nhân văn đến Kinh tế – Xã hội –
Môi trường của Việt Nam.
Chương 4. Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH
VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN
1.1.
Một số vấn đề lí luận
1.1.1. Khái niệm du lịch
Dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau, hoàn cảnh không gian, thời gian
khác nhau, mỗi tổ chức cá nhân có những cách hiểu về du lịch khác nhau.
Với mục đích quốc tế hóa, tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại
ROMA (Italia) năm 1963, các chuyên gia đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là
tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến du lịch không phải nơi
làm việc của họ.”
Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization) lại định nghĩa: “Du
lịch là tổng thể các hiện tượng và các mối quan hệ xuất phát từ sự giao lưu với du
khách, các nhà kinh doanh, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong quá
trình thu hút và đón tiếp khách du lịch.”
1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng
lượng và thông tin trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử
dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Tài nguyên du lịch theo Pirojnik: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự
nhiên văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục
hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của
họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kĩ
thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất những dịch vụ du
lịch và nghỉ ngơi.”
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm
này luôn gắn liền với khái niệm du lịch.
– Tài nguyên du lịch có khả năng sử dụng nhiều lần nếu tuân theo các qui
định về sử dụng một cách hợp lý, thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ.
1.2.
Phân loại tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm sau:
Tài nguyên tự nhiên:
Tài nguyên nhân văn:
Tài nguyên nhân văn vật thể
Di sản văn hoá thế giới
Các Di tích lịch sử văn hoá, thắng cảnh đẹp cấp quốc gia và địa phương
Tài nguyên nhân văn phi vật thể
Di sản văn hoá truyền miệng và phi vật thể của nhân loại
Các lễ hội
Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
Văn hoá nghệ thuật
Văn hoá ẩm thực
Thơ ca và văn học
Văn hoá ứng xử và những phong tục, tập quán tốt đẹp
Tài nguyên du lịch gắn với văn hoá các tộc người
Các hoạt động mang tính sự kiện
1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo khoản 1 (Điều 13, Chương II) Luật du lịch Việt Nam năm 2005 quy
định: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể
được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.
Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên không tồn tại độc lập mà luôn luôn tồn
tại, phát triển trong cùng một không gian lãnh thổ nhất định, nó có mối quan hệ qua
lại, tương hỗ chặt chẽ theo những quy luật của tự nhiên cũng như các điều kiện văn
hoá, kinh tế – xã hội và thường được phân bố gần các tài nguyên du lịch nhân văn.
Thực tế, khi tìm hiểu và nghiên cứu về tài nguyên du lịch tự nhiên, các nhà nghiên
cứu thường nghiên cứu theo từng thành phần tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên có
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch, các di sản thiên nhiên thế giới và các
điểm tham quan tự nhiên.
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
a. Khái niệm
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn
hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình
lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có
thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng và hiện tượng xã hội cùng các
giá trị văn hoá, lịch sử của chúng có sức hấp dẫn du khách và được khai thác để kinh
doanh du lịch. Trong số các tài nguyên du lịc nhân văn thì các di sản văn hoá có vị
trí đặc biệt.
Trong Luật di sản văn hoá của Việt nam thì di sản văn hoá được chia làm 2
loại, đó là di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.
Di sản văn hoá vật thể
“Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa
học,bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia”.
“Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng và các di vật, cổ vật,bảo vật
quốc gia thuộc công trình địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học”
“Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp
giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa
học”.
“Di vật là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học”.
“Cổ vật là hiện tượng được lưu truyền lại có giá trị tiêu biểu vè lịch sử, văn
hoá, khoa học từ một trăm năm tuổi trở lên”.
“Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị đặc biệt quý hiếm
của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học”.
Di sản văn hoá phi vật thể
“Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử – văn hoá,
khoa học, được lưu truyền bằng trí nhớ, chữ viết, được truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức lưu truyền khác bao gồm: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm
văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống,
lễ hội, bí quyết nghề nghiệp thủ công truyền thống, tri thức về y dược cổ truyền, văn
hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian”.
b. Đặc điểm
Do những nét đặc trưng và tính chất của mình, tài nguyên du lịch nhân văn có
những đặc điểm khác với tài nguyên du lịch tự nhiên:
Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn tác dụng giải trí
Việc tìm hiểu các đối tượng nhân văn diễn ra trong thời gian ngắn, nó có thể
kéo dài một vài giờ, cũng có thể một vài phút. Do vậy trong một chuyến du lịch
người ta có thể hiểu từ nhiều giá trị nhân văn.
Số người quan tâm đến tài nguyên du lịch nhân văn thường có văn hoá hơn,
thu nhập và yêu cầu cao hơn.
Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở những điểm quần cư và
những thành phố lớn.
Ưu thế to lớn của tài nguyên du lịch nhân văn là đại bộ phận không có tính
mùa, không bị phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng và điều kiện tự nhiên khác.
Sở thích của những người tìm đến tài nguyên du lịch nhân văn rất phức tạp và
rất khác nhau. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc đánh giá tài nguyên du lịch nhân
văn. Cơ sở để đánh giá nguồn tài nguyên này chủ yếu dựa vào cơ sở định tính, xúc
cảm và trực cảm. Đồng thời nó cũng chịu ảnh hưởng mạnh của các nhân tố như: Độ
tuổi, trình độ văn hoá,, hứng thú, trình độ nghề nghiệp, thành phần dân tộc,…
1.2.2.1.
Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
a. Di sản văn hoá thế giới
Ủy ban Di sản Thế giới đã xác định và liệt kê danh sách các di sản là các cảnh
quan văn hóa có giá trị lớn đối với nhân loại. Để được đưa vào danh sách di sản thế
giới, các khu vực đề cử phải có giá trị nổi bật toàn
cầu và đáp ứng được ít nhất 1 trong 10 tiêu chí.
Trong bản hướng dẫn năm 2002, trong bộ tiêu chí
lựa chọn có 6 tiêu chí về văn hóa và 4 tiêu chí về
tự nhiên. Năm 2005, Ủy ban Di sản Thế giới đưa
ra bộ tiêu chí mới gồm 10 tiêu chí lựa chọn như
sau:
Hình 1.1: Biểu tượng Di sản Thế giới
Nguồn: vi.wikipedia.org
Tiêu chuẩn văn hóa
(I) – là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người.
(II) – Thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, trong
một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hoá của thế giới, về các
bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô
thị hoặc thiết kế cảnh quan.
(III) – Là một bằng chứng độc đáo hoặc duy nhất hoặc ít ra cũng là một bằng
chứng đặc biệt về một truyền thống văn hoá hay một nền văn minh đang tồn tại hoặc
đã biến mất.
(IV) – Là một ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc một quần thể
kiến trúc cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử
nhân loại.
(V) – Là một ví dụ tiêu biểu về sự định cư của con người hoặc một sự chiếm
đóng lãnh thổ mang tính truyền thống và tiêu biểu cho một hoặc nhiều nền văn hóa,
nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến động không thể
đảo ngược được.
(VI) – Gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền thống sinh
hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý
nghĩa nổi bật toàn cầu. (tiêu chuẩn này chỉ duy nhất được sử dụng trong những
trường hợp đặc biệt và áp dụng đồng thời với các tiêu chuẩn khác).
Tiêu chuẩn tự nhiên
(VII) – Chứa đựng các hiện tượng, địa điểm tự nhiên hết sức nổi bật hoặc các
khu vực có vẻ đẹp tự nhiên độc đáo và tầm quan trọng về thẩm mỹ.
(VIII) – Là những ví dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn lớn trong lịch
sử của Trái Đất, trong đó có lịch sử về sự sống, các quá trình địa chất quan trọng
Những di tích lịch sử là những địa điểm, những công trình kỷ niệm, những vật
kỷ niệm, những cổ vật ghi dấu bằng những sự kiện lịch sử, những cuộc chiến đấu,
những danh nhân, anh hùng dân tộc của một thời kỳ nào đó trong quá trình lịch sử
của mỗi địa phương, mỗi quốc gia.
Loại hình di tích văn hoá nghệ thuật:
Là các di tích gắn với các công trình kiến trúc có giá trị nên còn gọi là di tích
kiến trúc nghệ thuật. Những di tích này không chỉ chứa đựng những giá trị kiến trúc
mà còn chứa đựng cả những giá trị văn hoá xã hội, văn hoá tinh thần.
Sự phân biệt các dạng tài nguyên du lich nói chung chỉ mang tính tương đối.
Vì trong tài nguyên du lịch nhân văn vật thể lại chứa đựng cả tài nguyên nhân văn
phi vật thể và ngược lại. Trong các di tích kiến trúc nghệ thuật lại thường mang
trong mình cả những giá trị lịch sử, vì vậy nhiều nhà nghiên cứu thường gọi chung là
Di tích Lịch sử Văn hoá nghệ thuật.
Các danh lam thắng cảnh:
Theo Luật Di sản Văn hoá của Việt Nam năm 2003: “Danh lam thắng cảnh là
cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với
công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ và khoa học”.
Các danh lam thắng cảnh không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên bao la, hùng vĩ,
thoáng đãng mà còn có giá trị nhân văn do bàn tay khối óc của con người tạo dựng
nên.
Các danh lam thắng cảnh thường chứa đựng trong đó giá trị của nhiều loại di
tích lịch sử – văn hoá. Bởi thế nên nó có giá trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát
triển du lịch ngày nay.
Các công trình đương đại:
Là các công trình kiến trúc được xây dựng trong thời kỳ hiện đại, có giá trị
kiến trúc, mỹ thuật, khoa học, kỹ thuật xây dựng, kinh tế, văn hoá thể thao hấp dẫn
du khách có thể là đối tượng thăm quan nghiên cứu, vui chơi giả trí, chụp ảnh kỷ
niệm,… đối với khách du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể
a. Di sản Văn hoá truyền miệng và phi vật thể của nhân loại
Năm 1989 tại phiên họp Đại hội đồng UNESCO đã đưa ra hai chính sách:
Công nhận một danh hiệu cho một sản phẩm văn hoá phi vật thể, danh hiệu đó
gọi là “kiệt tác Di sản Văn hoá truyền miệng và phi vật thể của nhân loại”.
Di sản Văn hoá phi vật thể và truyền miệng luôn luôn được giữ gìn trình diễn,
bổ sung truyền lại cho lớp trẻ thông qua trí nhớ và tài năng của nghệ nhân.
b. Các lễ hội
Ở bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào, bất cứ mùa nào cũng đều có lễ hội,
bởi lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hoá tập thể của nhân dân sau thời gian lao
động mệt nhọc, hoặc đây là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại:
ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc giải quyết những nỗi lo âu, những khao
khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.
Cấu trúc lễ hội thường bao gồm 2 phần:
Phần lễ:
Các lễ hội dù lớn hay nhỏ cũng đều có phần nghi lễ với những nghi thức
nghiêm túc, trọng thể để mở đầu ngày hội theo không gian và thời gian.
Tùy vào tính chất của lễ hội mà phần lễ có ý nghĩa riêng. Thông thường phần
lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự
kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc có ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển của xã hội. Bên cạnh đó cũng có những lễ hội mà phần lễ thực hiện những
nghi lễ tôn kính, dâng hiến lễ vật cho các vị thiên thần, thánh nhân, cầu mong
những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nghi lễ trong lễ hội mang ý nghĩa đặc biệt
thiêng liêng, nó chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống, giá trị thẩm mỹ và tư
duy triết học của cộng đồng.
Phần hội:
Trong phần hội thường diễn ra những hoạt động biểu tượng điển hình của tâm
lý cộng đồng, văn hoá dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với thực
tế lịch sử, xã hội và thiên nhiên.
Trong hội thường tổ chức những trò vui chơi giải trí, biểu diễn văn hoá nghệ
thuật. Yếu tố cấu thành và nuôi dưỡng lễ hội là kinh tế – xã hội và tự nhiên nên nội
dung của phần hội không chỉ giữ nguyên những giá trị văn hoá truyền thống mà nó
luôn có xu hướng bổ sung thêm những thành tố văn hoá mới. Chính đặc điểm này đã
tạo cho lễ hội thêm sống động, vui nhộn và phong phú. Tuy nhiên nếu yếu tố này
không được chọn lọc và giám sát chặt chẽ cũng như tuyên truyền, giáo dục, đầu tư
bảo vệ và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống thì sẽ làm cho những giá trị đó
bị lai tạp, mai một và suy thoái.
Tuỳ vào quy mô và giá trị văn hoá truyền thống còn được bảo tồn, ý nghĩa của
lễ hội đối với quốc gia hay địa phương mà các lễ hội được xếp hạng làm lễ hội quốc
tế hay lễ hội địa phương. Các lễ hội có sức hấp dẫn cao đối với du khách là đối
tượng để triển khai nhiều loại hình du lịch văn hoá, đặc biệt là loại hình du lịch lễ
hội.
Thời gian tổ chức lễ hội:
Các lễ hội thường được tổ chức nhiều vào sau mùa vụ sản xuất, mùa mà thời
tiết, phong cảnh đẹp là mùa xuân và mùa thu. Các giá trị văn hoá lịch sử của lề hội là
nguồn tài nguyên du lịch quý giá để tổ chức triển khai các loại hình tham quan,
nghiên cứu chuyên đề lễ hội hoặc kết hợp với các loại hình du lịch tham quan,
nghiên cứu và mua sắm.
c. Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
Nghề thủ công truyền thống:
Là những nghề có những bí quyết về công nghệ sản xuất ra các sản phẩm
mang những giá trị thẩm mỹ, tư tưởng triết học, tâm tư tình cảm và những ước vọng
của con người.
Nghề thủ công truyền thống là nghề sản xuất ra nghệ thuật do những nghệ
nhân dân gian sáng tạo, gìn giữ và phát triển từ đời này qua đời khác cho những
người cùng huyết thông hoặc cùng làng bản. Các sản phẩm thủ công cổ truyền này
không chỉ mang những giá trị sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà nó còn chứa
đựng bên trong những giá trị về mỹ thuật, giá trị triết học, tâm linh thể hiện tài
nghệ, tâm tư, ước vọng của người làm ra chúng. Chính những tính hữu ích và giá trị
văn hoá của chúng mà theo dòng chảy của lịch sử, đến nay nhiều nước trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng đã hình thành và bảo tồn được những giá trị tốt đẹp
của tài nguyên này.
Làng nghề:
“Là những làng có các nghề sản xuất hàng hoá bằng các công cụ thô sơ và sức
lao động của con người đã được hình thành một thời gian dài trong lịch sử, nghệ
thuật sản xuất hàng hoá được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở trong làng. Sản
phẩm hàng hoá được sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu ở trong làng mà còn bán ở
thị trường trong nước và quốc tế”.
d.
Các đối tượng văn hoá – thể thao và hoạt động nhận thức khác
Những đối tượng văn hoá như các trung tâm khoa học, các trường đại học, các
thư viện lớn, bảo tàng… đều có sức hấp dẫn rất lớn du khách tới tham quan và nghiên
cứu. Những hoạt động mang tính sự kiện: các giải thể thao lớn, các cuộc triển lãm
thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, liên hoan phim ảnh quốc tế, ca nhạc quốc
tế… cũng là đối tượng hấp dẫn khách du lịch. Thông thường những đối tượng văn
hoá tập trung ở các thủ đô và các thành phố lớn. Vì vậy những thành phố lớn đương
nhiên trở thành những trung tâm du lịch văn hoá của các quốc gia, vùng và khu vực
và là hạt nhân của các trung tâm du lịch.Vai trò tài nguyên du lịch nhân văn với phát
triển du lịch.
1.3.
Vai trò tài nguyên du lịch nhân văn với phát triển du lịch
Du lịch là ngành kinh tế mà trong sự phát triển hoạt động của ngành vai trò
của tài nguyên rất quan trọng. TNDL nhân văn là một trong hai yếu tố, cùng với tài
nguyên du lịch tự nhiên tạo thành các sản phẩm du lịch.
Ta có thể tạo lập công thức như sau:
T = A + B +C
S=T+D
Trong đó
T: Tài nguyên du lịch
A: Tài nguyên du lịch nhân văn
B: Tài nguyên du lịch tự nhiên
C: Tài nguyên kinh tế kĩ thuật và bổ trợ
S: Sản phẩm du lịch
D: Các dịch vụ và hàng hóa du lịch
Đối với mỗi vùng miền lãnh thổ, có sự tập trung đa dạng, phong phú tài
nguyên du lịch nhân văn thì hướng phát triển du lịch của vùng miền đó cũng theo
quy luật lấy tài nguyên nhân văn hiện có làm cơ sở để tạo ra sản phẩm du lịch đặc
trưng. Tài nguyên du lịch nhân văn có mối quan hệ qua lại mật thiết với các yếu tố
khác, nó thể hiện lịch sử văn hóa vùng miền, thông qua đó tác động tới lối sống của
dân cư địa phương, tới nghề và truyền thống văn hóa xã hội khác. Do vậy, tài nguyên
du lịch nhân văn là yếu tố quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du
lịch văn hoá. Các hình thức du lịch được đưa ra trên cơ sở của nguồn tài nguyên. Tài
nguyên du lịch nhân văn cần phải được khai thác sao cho xứng đáng với tiềm năng
mà không làm mất đi các giá trị truyền thống sẵn có.
Tài nguyên du lịch nhân văn là một phần của tài nguyên du lịch, một bộ phận
quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch. Các phân hệ của hệ thống lãnh thổ du lịch
gồm: Khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch, đội ngũ cán bộ nhân viên và bộ máy tổ chức điều hành, quản lí du lịch. Các
phân hệ này đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường kinh tế xã hội
cũng như các phân hệ khác.
Như vậy, có thể nói rằng tài nguyên du lịch nhân văn là nhân tố quan trọng
trong sự phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn góp phần định hướng phát
triển du lịch của địa phương, là nguồn tài nguyên có khả năng bền vững cao nếu biết
quan tâm, bảo tồn tôn tạo một cách hợp lí. Vì vậy, trước những đặc điểm của tài
nguyên du lịch nhân văn sẵn có mỗi địa phương hãy đưa ra các chính sách phù hợp
để vừa phát triển du lịch, lại vừa bảo tồn được tài nguyên.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG DU LỊCH NHÂN VĂN Ở VIỆT NAM
2.1.
Tài nguyên du lịch nhân văn Việt Nam
2.1.1. Các di tích văn hóa – lịch sử
Gía trị văn hóa – lịch sử là yếu tố cốt lõi tạo nên sự hấp dẫn và độc đáo của sản
phẩm du lịch, có sức lôi cuốn du khách đến tìm hiểu một nền văn hóa khác lạ. Việt
Nam là đất nước của những di tích văn hóa – lịch sử lâu đời, có giá trị cao đối với du
lịch. Ở nước ta, 1 di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự: di tích
cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. Tính đến năm 2014, Việt
Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cả nh trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng
di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di
tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di
tích của Việt Nam. Trong số di tích quốc gia có 62 di tích quốc gia đặc biệt và trong
số đó có 8 di sản thế giới.
2.1.1.1.
Thống kê di tích Việt Nam
Các tỉnh có số lượng di tích lớn hơn 1500 gồm: Hà Nội: 5175 di tích; Bắc
Giang: 2237 di tích,Bắc Ninh 1859 di tích,Ninh Bình: 1879 di tích, Đồng Nai: 1800
di tích; Hà Nam: 1784 di tích; Nam Định: 1655 di tích; Thanh Hóa: 1535 di tích.
Các tỉnh có mật độ di tích lớn nhất gồm: Hà Nam 2,07 di tích/km2; Hà Nội:
1,56 di tích/km2; Bắc Ninh: 1,96 di tích/km2; Ninh Bình: 1,36 di tích/km2 và Hưng
Yên: 1,31 di tích/km2.
Bảng 2.1: Thống kê di tích Việt Nam
Nguồn: vi.wikipedia.org
STT
Tên tỉnh
Tổng di tích
1287
1
An Giang
2
Bà Rịa Vũng Tàu
31
14
150
2014
3
Bạc Liêu
10
35
130
2014
4
Bắc Giang
99
539
2237
2014
5
Bắc Kạn
12
33
160
2014
Bắc Ninh
297
726
1859
2014
7
Bến Tre
15
22
8
Bình Dương
12
38
500
2015
9
Bình Định
33
50
231
2008
10
Bình Phước
9
3
12
2009
11
Bình Thuận
24
20
300
2012
12
Cà Mau
9
17
13
Cao Bằng
26
36
226
2008
14
Cần Thơ
4
16
20
2009
15
Đà Nẵng
16
37
200
2011
16
Đăk Lăk
12
4
58
2012
17
Đăk Nông
9
1
2014
18
Điện Biên
7
10
2014
19
Đồng Nai
27
19
1800
2013
20
Đồng Tháp
13
50
91
2015
21
Gia Lai
13
3
30
2009
22
Hà Giang
15
2
36
2010
23
Hà Nam
69
54
1784
2010
24
Hà Nội
1196
1156
5175
2015
25
Hà Tĩnh
75
393
500
2015
26
Hải Dương
146
89
1098
2009
27
Hải Phòng
110
208
236
2009
28
Hậu Giang
9
6
188
2015
29
Hòa Bình
41
27
295
2015
30
Hưng Yên
159
88
1210
2010
31
Khánh Hòa
13
98
1091
2009
32
Kiên Giang
22
13
200
2009
33
Kon Tum
5
8
2014
34
Lai Châu
4
14
2014
35
Lạng Sơn
23
95
581
2013
36
Lào Cai
15
11
50
2015
37
Lâm Đồng
20
10
38
Long An
16
65
2015
2015
2009
Nam Định
74
125
1655
2010
40
Nghệ An
50
70
1000
2010
41
Ninh Bình
103
235
1879
2015
42
Ninh Thuận
14
27
233
2014
43
Phú Thọ
73
218
1372
2014
44
Phú Yên
18
21
45
Quảng Bình
45
34
150
2010
46
Quảng Nam
60
300
500
2015
47
Quảng Ngãi
28
76
199
2014
48
Quảng Ninh
60
44
626
2010
49
Quảng Trị
29
160
489
2010
50
Sóc Trăng
8
22
300
2010
51
Sơn La
11
34
64
2010
52
Tây Ninh
22
54
365
2010
53
Thái Bình
91
349
1400
2007
54
Thái Nguyên
36
70
780
2010
55
Thanh Hóa
136
441
1535
2009
56
Thừa Thiên Huế
32
88
902
2010
57
Tiền Giang
20
86
106
2010
58
TP. Hồ Chí Minh
54
91
400
2010
59
Trà Vinh
12
16
533
2015
60
Tuyên Quang
88
55
498
2010
61
Vĩnh Long
10
36
450
2014
62
Vĩnh Phúc
68
222
1264
2010
63
Yên Bái
10
34
500
2013
2.1.1.2.
2014
Phân loại di tích
Căn cứ Điều 4 Luật di sản văn hoá, Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐCP ngày
11/11/2002 của Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Di sản văn hoá, các di tích được phân loại như sau:
Di tích lịch sử văn hoá
Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Di tích lịch sử văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình
dựng nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền Hùng, Cổ Loa,
Hình 2.1: Du lịch – Atlat Địa lý Việt nam
Nguồn: onthidialy.files.wordpss.com
Cố đô Hoa Lư, Bãi cọc Bạch Đằng, Cột cờ… Công trình xây dựng, địa điểm
gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di
tích tiêu biểu thuộc loại này như Khu di tích lịch sử Kim Liên, Đền Kiếp Bạc, Quần
thể di tích danh thắng Yên Tử, Lam Kinh, đền Đồng Nhân…
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ
cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Khu di tích chiến
thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, Khu di tích lịch sử cách mạng Pắc Bó, Phòng
tuyến Tam Điệp, Hành cung Vũ Lâm, Khu rừng Trần Hưng Đạo… Năm 2010, di tích
lịch sử chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng. Các di tích này không những có giá trị
lịch sử và văn hóa mà còn mang lại những giá trị lớn trên phương diện kinh tế, nhất là
kinh tế du lịch.
Di tích kiến trúc nghệ thuật
Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến
trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến
trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có
giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Các di
tích tiêu biểu loại này như Chùa Bút Tháp, phố cổ Hội An, nhà thờ Phát Diệm, chùa
Keo, đình Tây Đằng,Chùa Phật Tích. Năm 2010, di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm
44.2% tổng số di tích được xếp hạng.
Di tích khảo cổ
Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai
đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như
Hoàng thành Thăng Long, hang Con Moong, di chỉ Đông Sơn, động Người Xưa,
thánh địa Mỹ Sơn. Năm 2010, di tích khảo cổ chiếm 1.3% các di tích được xếp hạng.
Di tích thắng cảnh
Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa
điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch
sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên
với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu. Các di tích quốc gia đặc biệt tiêu
biểu thuộc loại này như 4 danh lam thắng cảnh khu danh thắng Tây Thiên, Tràng An
Tam Cốc Bích Động, vịnh Hạ Long, động Phong Nha.
Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng
sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật
chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như
vịnh Hạ Long, Cao nguyên Đồng Văn, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển
thế giới ở Việt Nam. Danh lam thắng cảnh chiếm khoảng 3.3% số di tích được xếp
hạng.
Di tích lịch sử cách mạng
Di tích cách mạng kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích
lịch sử văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng
như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc
có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trình được con người tạo nên phù hợp
với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với những sự kiện cụ thể,
nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng, phong
phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ
biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích
này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt.
Một số di tích lịch sử cách mạng như: Chiến khu Tân Trào, Chiến khu Quỳnh Lưu,
Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ,…
2.1.1.3.
Phân cấp di tích
Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia. Thủ
tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề
nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích
tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới. Di tích quốc gia đặc biệt ở Việt
Nam được xếp hạng các đợt đầu gồm: Cố đô Hoa Lư, Di tích Pác Bó, Dinh Độc Lập,
Hoàng thành Thăng Long, Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Khu di tích ATK
Thái Nguyên, Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc,
Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế, Khu di tích Kim Liên, Khu di tích Phủ Chủ tịch, Khu
di tích Tân Trào, Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng, Nhà tù Côn Đảo, Quần thể
di tích Cố đô Huế, Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Thắng cảnh Tràng An Tam
Cốc Bích Động, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng,
Vịnh Hạ Long, Đô thị cổ Hội An và Đền Hùng.
Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là
không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm
quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối
với di tích đó.
2.1.1.4.
Di sản thế giới văn hóa thế giới
Việt Nam với bề dày lịch sử hang nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã hun
đúc nên biết bao nét đẹp văn hóa truyền thống, trong đó có giá trị văn hóa được cả thế
giới tôn vinh. NQ TW5 (khóa VII) của Đảng ta khẳng định: “Di sản văn hóa là tài
sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc và cơ sở để sáng
tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Cần phải hết sức coi trọng bảo tồn, kế
thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (bác học và nhân
gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể”. Tại
thời điểm cập nhật, trên cả nước có 17 di sản văn hóa được UNESCO công nhận.
Trong đó 8 di sản văn hóa vật thể, 9 di sản là kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của
nhân loại. Các di sản có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách và là niềm tự hào, là tài
sản vô giá của quốc gia và nhân loại.
Bảng 2.2: Di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận
Nguồn: vi.wikipedia.org
STT
Di sản
1
Quần thể di tích Cố đô Huế
Hạng mục
Di sản văn hóa:
(III), (IV)
Địa phương Năm
Huế
1993
Di sản
2
Vịnh Hạ Long
Di sản thiên nhiên:
(VII), (VIII)
Quảng Ninh 1994
3
Phố cổ Hội An
Di sản văn hóa:
(II), (V)
Quảng Nam 1999
4
Thánh địa Mỹ Sơn
Di sản văn hóa:
(II), (III)
Quảng Nam 1999
5
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ
Bàng
Di sản thiên nhiên:
(VIII)
Quảng Bình 2003
6
Trung tâm Hoàng thành
Thăng Long
Di sản văn hóa:
(II), (III), (VI)
7
Thành nhà Hồ
Di sản văn hóa:
(II), (IV)
Thanh Hóa 2011
Di sản hỗn hợp:
(V), (VII), (VIII)
Ninh Bình
8
Quần thể danh thắng
Tràng An
Hạng mục
Địa phương Năm
Hà Nội
2010
2014
Bảng 2.3: Di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam
Nguồn: Samthienha.com phương Năm
STT
Di sản
Hạng mục
1
Nhã nhạc cung đình Huế
Kiệt tác phi vật thể và truyền
khẩu của nhân loại
Huế
2003
2
Không gian văn hóa Cồng Chiêng
Tây Nguyên
Kiệt tác phi vật thể và truyền
khẩu của nhân loại
Tây Nguyên
2005
3
Dân ca Quan họ
Di sản phi vật thể đại diện cho
nhân loại
Bắc Ninh
2008
4
Ca trù
Di sản phi vật thể đại diện cho
nhân loại cần bảo vệ gấp
Bắc Bộ
2009
5
Hội Gióng tại đền Phù Đổng và
đền Sóc, Hà Nội
Di sản phi vật thể
Hà Nội
2009
6
Hát xoan
Di sản phi vật thể
Phú Thọ
2010
7
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Di sản phi vật thể đại diện cho
nhân loại
Phú Thọ
2011
8
Đờn ca tài tử Nam Bộ
Kiệt tác phi vật thể và truyền
Nam Bộ
2012
Kiệt tác phi vật thể và truyền Nghệ An –
khẩu của nhân loại
Hà Tĩnh
Di sản vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh
2.2. Quần thể di tích Cố đô Huế
vietnamtourism.gov.vn
2.4. Thánh địa Mỹ Sơn
vietnamtourism.gov.vn
2013
2.3. Vịnh Hạ Long
vietnamtourism.gov.vn
2.5. Phố cổ Hội An
vietnamtourism.gov.vn
2.7. Hoàng Thành Thăng Long
2.6. Phong Nha-Kẻ Bàng
thiennhien.net
2.8. Thành Nhà Hồ
www.dulichvn.org.vn
vietnamtourism.gov.vn
2.9. Quần thể danh thắng Tràng An
vietnamtourism.gov.vn
2.1.2. Lễ hội
Là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. “Lễ” là hệ thống những
hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh
những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có
khả năng thực hiện. “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng,
xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
2.1.2.1. Thống kê lễ hội
Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039
lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo
(chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác
(chiếm 0,5%). Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải
Dương và Phú Thọ.
Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc
gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Chính
những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hóa
rất đặc trưng. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi
miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy
trì. Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn
là nhân thần hay nhiên thần. Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp
nhất của con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng
một cuộc sống tốt lành, yên vui.
Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và số ít vào mùa
Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông có thời gian nhàn
rỗi. Trong số các lễ hội Việt Nam thì phải kể đến những lễ hội chi phối hầu hết các gia
đình trên mọi miền tổ quốc, đó là Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan và tết Trung Thu. Gần
đây một số lễ hội được nhà nước và nhân dân quan tâm như: Lễ hội đền Hùng,Lễ hội
Tịch điền Đọi Sơn,Giáng Sinh, Hội Phật Tích.
Một số lễ hội lớn ảnh hưởng cả một vùng rộng lớn, tiêu biểu như: hội
Gióng (xứ Kinh Bắc), lễ hội đền Hùng (Xứ Đoài), lễ hội chùa Bái Đính, Hội Lim
(Kinh Bắc) phủ Dày,(xứ Sơn Nam), lễ hội Yên Tử, lễ hội bà chúa Xứ (An Giang), Lễ
hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng)…
2.1.2.2. Phân cấp lễ hội
Khác với các di tích Việt Nam đã được kiểm kê và phân cấp theo quy định, các
lễ hội ở Việt Nam chưa được quy định phân cấp bài bản. Có những lễ hội bị biến
tướng, trần tục hoá, mở hội tràn lan… nhiều ý kiến đề xuất việc kiểm kê các lễ hội
trên toàn quốc để tiến tới phân cấp lễ hội theo các cấp: lễ hội cấp quốc gia, lễ hội cấp
tỉnh, lễ hội cấp huyện và lễ hội cấp làng. Theo bà Lê Thị Minh Lý – Phó Cục trưởng
Cục Di sản Văn hoá, điểm yếu trong việc quản lý lễ hội hiện nay đó là chưa có cơ sở
dữ liệu khoa học và quan điểm tiếp cận đúng. Không nên đánh đồng giữa lễ hội và
festival.
Tùy vào từng thời điểm, vào chủ thể mà lễ hội hiện nay được tổ chức ở nhiều
cấp khác nhau. Ví dụ như lễ hội đền Hùng được tổ chức ở quy mô quốc gia 5 năm/
lần. Những năm số lẻ thì lại được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh. Các lễ hội thường được
tổ chức ở quy mô cấp tỉnh như hội Lim, lễ hội Lam Kinh (Thanh Hóa), lễ hội đền
Trần (Nam Định)… Các lễ hội ở quy mô cấp huyện tiêu biểu như lễ hội đền Nguyễn
Công Trứ ở Kim Sơn (Ninh Bình) vàTiền Hải (Thái Bình) để tưởng niệm người chiêu
--- Bài cũ hơn ---