Top 9 # Thế Mạnh Du Lịch Biển Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Thế Mạnh Du Lịch Biển Đảo

Du lịch biển đảo hiện chiếm khoảng 70% hoạt động của toàn ngành du lịch Việt Nam; góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác; tạo thêm việc làm cho địa phương ven biển, bảo đảm an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường biển.

Việt Nam đang tiến tới xây dựng thương hiệu du lịch biển đảo trong khu vực

Tăng trưởng ấn tượng

Cả nước có 2.770 đảo ven bờ cùng hàng loạt các bãi tắm đẹp trải dài từ Bắc vào Nam với những đặc trưng khác nhau.Trong đó, 125 bãi biển, vịnh biển thuận lợi để phát triển du lịch và hơn 30/125 trong số này đã được các địa phương khai thác tốt để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Một số điểm đến nổi tiếng thu hút đông du khách quốc tế, đã mang lại 70% doanh thu cho ngành du lịch Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch – cho hay, một trong những thế mạnh lớn của du lịch Việt Nam là du lịch biển đảo. Trong chiến lược phát triển, du lịch biển được xác định là thế mạnh cần ưu tiên; trong đó, mỗi địa phương, vùng miền có biển lại phát triển sản phẩm du lịch khác biệt.

Thời gian qua, nhờ sự quan tâm, đầu tư của chính quyền địa phương, du lịch biển đã phát triển mạnh mẽ, ấn tượng. Các vùng biển từ Trà Cổ (Quảng Ninh), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Nhật Lệ (Quảng Bình) đến các bãi biển Đà Nẵng, Bình Thuận, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc…, cơ sở hạ tầng có bước tiến ngoạn mục. Thống kê của Tổng cục Du lịch cho thấy, hiện vùng ven biển Việt Nam có gần 1.500 cơ sở lưu trú, đặc biệt là các khách sạn từ 3 sao trở lên phần lớn tập trung ở đây. Các sản vật địa phương liên quan đến biển cũng theo đó phát triển thành thương hiệu, đậm dấu ấn bản sắc văn hóa địa phương.

Đặc biệt, theo bà Hương, số lượng khách đi nghỉ dưỡng ven biển luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số khách du lịch toàn quốc; trong đó, khách quốc tế đến nghỉ dưỡng có tỷ lệ quay trở lại rất cao. “Trước đây, du khách quốc tế thường đến Việt Nam tham quan, khám phá văn hóa, lịch sử, nhưng gần đây, lượng khách du lịch nghỉ dưỡng tăng mạnh. Số khách quay trở lại nhiều hơn, thời gian lưu trú dài, chi tiêu cao” – bà Hương chia sẻ.

Xây dựng thương hiệu du lịch biển đảo

Dù đã có những thay đổi tích cực, du lịch biển Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập làm kìm hãm sự phát triển của tài nguyên. Đó là tình trạng một số bãi biển chỉ đón khách theo mùa vụ do sản phẩm không đa dạng, giá thiếu cạnh tranh, hấp dẫn; an ninh chưa bảo đảm; ô nhiễm môi trường, cơ sở vật chất thiếu thốn… Du lịch biển phát triển không đồng đều tại các địa phương, đa số tập trung một số điểm đến quen thuộc.

Để giải bài toán phát triển du lịch biển hiện nay, tiến tới thực hiện mục tiêu xây dựng thương hiệu cho du lịch biển đảo Việt Nam trong khu vực theo “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đề ra, bà Hương cho rằng, trước hết, cần nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương trong việc xác định thế mạnh tiềm năng du lịch biển. Từ đó, xây dựng các chính sách thu hút đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ chất lượng, văn minh, kiểm soát chặt hoạt động kinh doanh, đa dạng sản phẩm, thu hút du khách quanh năm.

Sự phục hồi của du lịch biển miền Trung không chỉ khẳng định sức hút của du lịch biển Việt Nam, mà còn là bài học quý giá về ứng phó với khủng hoảng của ngành du lịch và chính quyền địa phương.

Nguồn: baocongthuong.com.vn

Khánh Hòa: Thế Mạnh Du Lịch Biển

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Khánh Hòa có thế mạnh trong phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển (DLST-NDB). Hiện nay, Khánh Hòa đang có rất nhiều dự án DLST-NDB… Theo đánh giá của các chuyên gia du lịch, trong tương lai, Nha Trang – Khánh Hòa hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với các điểm du lịch biển (DLB) hàng đầu ở Đông Nam Á.

Với chiều dài hơn 200km, Khánh Hòa được thiên nhiên ban tặng các vịnh đẹp như: Nha Trang, Cam Ranh, Vân Phong với nhiều bãi tắm đẹp, phong cảnh hữu tình. Khí hậu ở xứ Trầm Hương cũng khá ôn hòa, nắng ấm gần như quanh năm, mùa mưa chỉ kéo dài khoảng 2 tháng… Những điều kiện tự nhiên đó giúp Khánh Hòa rất thuận lợi để phát triển DLST biển. Hiện nay, Khánh Hòa là một trong những địa phương phát triển mạnh về DLST-NDB, với nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Ana Mandara, Vinpearl, Six Senses Ninh Van Bay, Sunrise… Thương hiệu DLB Nha Trang không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được quốc tế biết đến. Con số 1,68 triệu lượt khách (trong đó, khách quốc tế đạt hơn 347 nghìn lượt) tính từ đầu năm 2010 đến nay đã phần nào cho thấy sức hấp dẫn về DLB của Khánh Hòa. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch (thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: “Ngành Du lịch Khánh Hòa đã khai thác và phát huy khá tốt lợi thế DLB. Tuy nhiên, hiện tại, du lịch Khánh Hòa chỉ mới phát triển mạnh ở Nha Trang, 2 khu vực có lợi thế du lịch mạnh là Khu Kinh tế Vân Phong và Khu Du lịch (KDL) Bắc bán đảo Cam Ranh chỉ mới ở giai đoạn chuyển động. Chỉ vài năm nữa, DLST-NDB của Khánh Hòa sẽ phát triển đều khắp ở các vùng ven biển của tỉnh, tạo nên sự đa dạng, hấp dẫn của DLB Khánh Hòa”.

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngoài các KDL đã đi vào hoạt động, hiện nay, toàn tỉnh có hơn 80 dự án du lịch với tổng vốn đầu tư khoảng 30.000 tỷ đồng, trong đó có nhiều dự án khu DLST biển rất lớn. Một trong những dự án DLST biển lớn nhất hiện nay ở Khánh Hòa là KDL Hòn Ngang – Bãi Cát Thấm (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh) của Công ty Đầu tư Du lịch T&M Vân Phong (thuộc Công ty Cổ phần Eurowindow Holding). Nằm trong Khu Kinh tế Vân Phong, dự án Khu DLST biển Hòn Ngang – Bãi Cát Thấm có quy mô 295ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 3.742 tỷ đồng. Dự án được chia làm 3 khu vực, với các loại hình dịch vụ chính như: du lịch và giải trí, DLST biển và nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch dã ngoại. Dự kiến, khi hoàn thành, KDL này sẽ có 1.800 – 2.000 phòng nghỉ tiêu chuẩn 3 – 4 sao để phục vụ du khách. Sau khi hoàn thành, Khu DLST Hòn Ngang – Bãi Cát Thấm không chỉ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của du khách trong nước và quốc tế, mà còn góp phần giữ gìn, tôn tạo, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nơi đây; đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động địa phương. Bên cạnh đó, tại Khu Kinh tế Vân Phong còn có nhiều dự án du lịch khác như: Dự án KDL Hồ Na với số vốn đầu tư hơn 83 triệu USD, KDL Dốc Lết – Phương Mai với số vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng, KDL Bãi Quao (Công ty Đầu tư và Phát triển du lịch Cát Trắng)…

Hiện nay, tại KDL Bắc bán đảo Cam Ranh có khoảng 30 dự án du lịch. Trong đó, một trong những dự án khá lớn là khu khách sạn nghỉ dưỡng Ocean Window Spa & Resort (diện tích hơn 34ha, tổng số vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng) của Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Eurowindow Nha Trang đã được khởi công vào đầu tháng 9. Theo thiết kế, Ocean Window Spa & Resort bao gồm các hạng mục chính: Khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, spa, nhà hàng và bar, phòng hội họp và tổ chức sự kiện, khu vực mua sắm, thể thao, bãi biển, không gian xanh. Trong đó, khách sạn tiêu chuẩn 5 sao Ocean Window Spa & Resort là một quần thể khách sạn với hơn 500 phòng đạt tiêu chuẩn 5 sao, bao gồm 1 tòa nhà cao tầng và 178 biệt thự nằm dọc theo bờ biển. Tất cả các phòng của khách sạn cao tầng đều được thiết kế hướng ra biển. Các biệt thự được bố trí so le và chênh lệch về bình độ giữa các lớp nhà khoảng 3m để đảm bảo tất cả các phòng đều có hướng nhìn thấy biển.

Theo quy hoạch phát triển du lịch Khánh Hòa, trong tương lai, KDL Bắc bán đảo Cam Ranh sẽ trở thành KDL quốc gia. Cùng với Nha Trang, bằng những thế mạnh hiện có, Cam Ranh và Vân Phong có thể trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng rất sôi động trong vài năm tới. Ông Nguyễn Văn Thành bày tỏ: “Việc khai thác du lịch ở khu vực vịnh Vân Phong và KDL Bắc bán đảo Cam Ranh cần phải tuân thủ chặt chẽ quy hoạch được đề ra, đạt được các tiêu chí của DLST, NDB để tạo được sức hấp dẫn với du khách”. Theo ông Thành, DLB của Nha Trang – Khánh Hòa đã có thương hiệu; tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với các điểm đến nổi tiếng khác của khu vực, Du lịch Khánh Hòa cần chú trọng khai thác du lịch theo hướng bền vững hơn nữa, quan tâm nhiều hơn đến công tác bảo tồn biển, đảo. Nhiều chuyên gia du lịch quốc tế nhận định, tiềm năng DLB của Khánh Hòa là rất lớn; nếu biết phát huy lợi thế một cách tốt nhất, Nha Trang – Khánh Hòa đủ sức cạnh tranh với các điểm DLB hàng đầu trong khu vực như: Phuket (Thái Lan), Bali (Indonesia)… Hy vọng, với chiến lược phát triển du lịch đúng đắn, thương hiệu DLB Khánh Hòa sẽ ngày càng được nhiều du khách quốc tế biết đến.

Vị Thế Của Du Lịch Biển Việt Nam

Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473 ngày 30/12/2011 khẳng định: “Ưu tiên phát triển loại hình du lịch gắn với biển, hải đảo; nhấn mạnh yếu tố văn hóa và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch. Tập trung phát triển các khu du lịch biển có tầm cỡ, chất lượng cao, tạo thương hiệu và có sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới”. Điều này cho thấy vị thế của du lịch biển đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Tiềm năng phong phú

Việt Nam là một quốc gia ven biển, được thừa hưởng rất nhiều vịnh, đảo và các bãi biển đẹp có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch, với những kỳ quan thế giới như vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, có giá trị thẩm mỹ và giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất – địa mạo. Vịnh Nha Trang được ví như “hòn ngọc viễn đông” và cùng với vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới bầu chọn. Quần thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng với hang Sơn Đoòng được ghi nhận với qui mô lớn nhất thế giới. Các bãi biển đẹp như bãi biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.

Quần đảo Long Châu nhìn từ trên cao. Ảnh: Minh Đức – TTXVN

Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch), Việt Nam có hơn 3.200 km bờ biển, hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển, hơn 2.770 đảo ven bờ và có khoảng 125 bãi biển, vịnh biển thuận lợi để phát triển du lịch. Ngoài 28 trên tổng số 63 tỉnh thành phố có địa lý giáp biển thì Việt Nam cũng có 12 huyện đảo gồm đảo Cô Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ, Cát Bà (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hoàng Sa (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Quí (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) và Phú Quốc (Kiên Giang).

Bên cạnh đó là những khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận, hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ven biển đa dạng. Việt Nam được công nhận 6 khu dự trữ sinh quyển nằm ở dải ven biển, là rừng ngập mặn Cần Giờ, quần đảo Cát Bà, vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng, vùng biển đảo Kiên Giang, Cù Lao Chàm và Vườn quốc gia Cà Mau.

Hệ thống 16 vườn quốc gia bao gồm Bái Tử Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Xuân Thủy (Nam Định), Cúc Phương (Ninh Bình), Bến En (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam), Núi Chúa, Phước Bình (Ninh Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), U Minh Hạ, Mũi Cà Mau (Cà Mau), U Minh Thượng, Phú Quốc (Kiên Giang). Ngoài ra còn hệ thống 26 khu dự trữ thiên nhiên và 3 khu bảo tồn loài toàn quốc chạy dọc theo đất nước.

Các vùng ven biển cũng được thừa hưởng các di tích lịch sử văn hóa phong phú, mà theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng ở vùng ven biển (tính đến năm 2011) được ghi nhận với 24 thắng cảnh, 221 kiến trúc nghệ thuật, 106 kiến trúc lịch sử, 14 di tích khảo cổ và 550 di tích lịch sử. Bên cạnh điều kiện thiên nhiên thì nét văn hóa đặc trưng của vùng miền cũng là yếu tố thu hút khách du lịch.

Ngọn hải đăng Long Châu nằm ở độ cao 180m so với mặt nước biển. Ảnh: Minh Đức – TTXVN

Cùng với các lễ hội dân gian truyền thống (ước tính khoảng gần 200 lễ hội), các địa phương ven biển cũng phát triển các lễ hội văn hóa du lịch hiện đại như Lễ hội Carnavan đường phố Hạ Long, Festival Huế, Lễ hội bắn pháo hoa Đà Nẵng, Đêm rằm Phố cổ Hội An, Festival võ Bình Định, Lễ hội thả diều Vũng Tàu, Lễ hội trái cây Nam Bộ… Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch thăm quan thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa, du lịch sinh thái, thể thao và mạo hiểm…

Khai thác hiệu quả ưu thế

Trong gần 20 năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có bước phát triển đáng ghi nhận, với tăng trưởng trong doanh thu và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đóng góp một vai trò hết sức quan trọng và chiếm vị trí đặc thù trong phát triển du lịch của cả nước là du lịch biển. Đó là 28 tỉnh, thành phố có địa lý giáp biển, bao gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Ngọn hải đăng Long Châu nằm ở độ cao 180m so với mặt nước biển. Ảnh: Minh Đức – TTXVN

Từ năm 2000 đến nay, ngành du lịch Việt Nam đã tăng trưởng khá trong cả doanh thu và số lượt khách du lịch. Đóng góp một vị thế quan trọng vào sự phát triển này là du lịch biển. Theo thống kê, trung bình trên 75% khách quốc tế chọn du lịch biển đảo và 28 tỉnh, thành phố có địa lý giáp biển, đóng góp tới 71,5% tổng doanh thu du lịch lữ hành của cả nước. Tốp 20% các địa phương dẫn đầu chiếm tỷ trọng 75,8% tổng doanh thu du lịch lữ hành và trong tốp này tỷ lệ các địa phương giáp biển đã chiếm đến gần 82%.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, trong giai đoạn 2000 – 2010, tỷ trọng khách quốc tế đến Việt Nam du lịch tại các địa phương giáp biển là 75,3%, hay tính trung bình trên 75% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chọn du lịch biển đảo. Đối với khách du lịch trong nước, tỷ trọng này khiêm tốn hơn song cũng chiếm 54,5% tổng lượng khách du lịch trong nước.

Quần đảo Long Châu nhìn từ trên cao. Ảnh: Minh Đức – TTXVN

Về doanh thu du lịch, tính bình quân trong giai đoạn 2000 – 2015, chỉ riêng 28 tỉnh, thành phố có địa lý giáp biển đã chiếm tỷ trọng 71,5% doanh thu du lịch lữ hành của cả nước. Điều này cho thấy ưu thế mạnh của du lịch biển trong ngành du lịch của cả nước. Xét theo bình quân địa phương trong giai đoạn này, tính trung bình doanh thu du lịch lữ hành của một địa phương giáp biển cao gấp 3,2 lần so với một địa phương không giáp biển.

Tốp các địa phương dẫn đầu trong doanh thu du lịch chiếm tới trên 90% tổng doanh thu và đặc biệt đều có tỷ lệ địa phương giáp biển rất cao, với tốp cao nhất có tỷ lệ địa phương giáp biển chiếm gần 82%. Điều này phản ánh ưu thế của những địa phương có địa lý giáp biển trong phát triển du lịch. Những địa phương có địa lý giáp biển thuộc 2 tốp dẫn đầu này bao gồm Đà Nẵng, Quảng Ninh, Quảng Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, Quảng Bình, Kiên Giang, Thừa Thiên – Huế, Hải Phòng, Thanh Hóa, Tiền Giang, Nghệ An, Bình Thuận, Bình Định và Quảng Trị.

Theo nhận xét của bà Đào Thị Bích Thủy, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội: Trong sự tăng trưởng của du lịch biển, vẫn có những địa phương giáp biển thuộc những tốp dưới. Điều này cho thấy không phải tất cả các địa phương giáp biển đều trải nghiệm mức độ phát triển du lịch như nhau, bởi vẫn tồn tại những địa phương chưa phát huy được tiềm năng du lịch biển đảo của mình. Do đó, trong chiến lược phát triển du lịch biển, mỗi địa phương cần tìm ra nét đặc thù, tạo lợi thế cạnh tranh riêng biệt để khai thác, phát triển tiềm năng du lịch, hoặc liên kết giữa các địa phương để tạo thành chuỗi du lịch nhằm khai thác lợi thế chung.

Văn Hào

Thế Mạnh Du Lịch Của Thị Trấn Biển Gành Hào

Gành Hào (huyện Đông Hải) – bến hẹn lý tưởng của những người dân xa xứ, lưu hương về sinh cơ lập nghiệp. Một thị trấn biển nghèo ngày xưa với những kiếp đời lam lũ quanh năm sống bám vào biển, giờ đây đã “lột xác”, “thay da, đổi thịt” từng ngày nhờ những dự án, công trình văn hóa trọng điểm được tỉnh mời gọi đầu tư. Ngày nay, khi nhắc đến thị trấn biển này nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những thế mạnh về du lịch mà hiếm nơi nào có được.

Tuy là một địa phương duyên hải quanh nam sóng biển ầm ào, cuộc mưu sinh khiến con người chai sạn vì nắng gió nhưng Gành Hào vẫn có một nét duyên ngầm níu kéo bước chân của những vị khách phương xa một lần hạ cố. Cửa Gành Hào (một cửa biển quan trọng của tỉnh) quanh năm bạc đầu sóng vỗ, hòa tấu những bản nhạc vô hình thôi thúc người xa xứ cồn cào một nỗi nhớ quê. Dù có đi đâu, làm gì, thì những người con được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất này vẫn nhớ da diết cái mùi ngay ngáy của cá khô, mùi hăng hắc của mắm ruốc, cái hương vị mặn mòi của khô biển thấm đẫm giọt mồ hôi của cha mẹ nuôi ta khôn lớn nên người. Và rồi “dù xa xôi cũng đến, dù già yếu cũng đi”, họ tìm về với bản quán để được đắm mình trong cái không gian tràn ngập hương biển và tình người quê biển!

Lễ hội Nghinh Ông – một nét đẹp văn hóa của Gành Hào (huyện Đông Hải). Ảnh: K.C

Cửa Gành Hào xưa nay đã và đang được gia cố bởi hệ thống đê kè khép kín, tương lai không xa nữa nơi đây sẽ trở thành một cảng nước sâu sầm uất lớn nhất, nhì cả nước – nơi sẽ giúp người dân thị tứ này có công ăn việc làm ổn định, giảm bớt nhọc nhằn cuộc mưu sinh. Không chỉ dừng lại ở đó, kè Gành Hào và cảng nước sâu tương lai còn tiềm tàng thế mạnh về du lịch, giúp thị trấn biển nghèo phát triển ngành “công nghiệp không khói”. Ngày, đứng trên đê kè Gành Hào phóng tầm mắt xa xăm nhìn về một vùng trời biển bao la, xa xa là những chiếc thuyền đánh cá vào ra, nhịp sinh hoạt khoan thai mà đáng yêu đến lạ! Những chàng ngư phủ làn da rám nắng, bắp tay cuồn cuộn tuổi thanh xuân đang thoăn thoắt kéo những mẻ lưới nặng oằn tôm cá. Đêm, ngồi trên đê kè nghe sóng ào ạt xô bờ và thủ thỉ những câu chuyện ngàn đời của biển. Ánh trăng phản chiếu trên mặt biển lấp lánh như dát bạc, mọi muộn phiền của cuộc đời như trôi tuột theo những lớp sóng bạc ra khơi xa. Đến kè Gành Hào, nhiều du khách còn cảm thấy thích thú bởi khung cảnh hùng vĩ, nên thơ và những đôi tình nhân lãng mạn nắm tay nhau dạo mát trên đê biển. Và từ đây biết bao tình yêu đơm hoa kết nụ, những mái ấm hạnh phúc, những ngôi nhà rộn rã tiếng cười luôn là những viễn cảnh đẹp khi du khách nghĩ đến kè Gành Hào.

Gành Hào còn có những làng nghề truyền thống tồn tại lâu đời như làng khô, làng ruốc (ấp 1, thị trấn Gành Hào). Đến đây, du khách sẽ thỏa sức ngắm nhìn bàn tay điệu nghệ của bà con như “nhảy múa” trên từng con cá biển. Mỗi loại cá có cách xẻ, cách tẩm ướp gia vị và cách phơi khác nhau, cốt làm sao để các mặt hàng khô đạt đến đỉnh cao của hương vị. Du khách cũng có thể thưởng thức món khô biển nướng chấm nước mắm me tại chỗ và mua một ít đặc sản biển về làm quà cho người thân.

Nếu có dịp về thăm Gành Hào vào các ngày mùng 9, 10, 11 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, du khách còn có thể đắm mình vào lễ hội Nghinh Ông đặc sắc của ngư dân miền biển. Hàng ngàn người ken dày trên đê kè Gành Hào reo hò, cổ vũ cho hàng trăm chiếc ghe với cờ hoa, chiêng trống rợp trời để ra biển Nghinh Ông. Đây sẽ là cơ hội để du khách tham quan, mua sắm, giao lưu về văn hóa, tìm hiểu phong tục, tập quán, tín ngưỡng của ngư dân miền biển để bổ sung vào cẩm nang tri thức văn hóa của mình. Hàng năm, vào mùa lễ hội, hàng vạn khách thập phương từ khắp nơi đổ về tham quan, chiêm bái làm cho không khí lễ hội càng thêm long trọng, náo nhiệt. Trong lễ hội Nghinh Ông lần thứ X vừa qua, Tổ chức Kỷ lục Guiness Việt Nam đã trao bằng xác lập kỷ lục “Bộ da cá nhám voi lớn nhất Việt Nam” cho Ban trị sự lăng Ông Nam Hải; hiện Sở VH-TT&DL cũng đang xúc tiến dự án xây dựng nhà trưng bày cá Ông khoảng 8 tỷ đồng, hứa hẹn những lễ hội tiếp sau sẽ còn quy mô, hoành tráng và ý nghĩa hơn nữa đối với người dân miền biển.

Gành Hào còn là điểm hẹn văn hóa tâm linh bởi hệ thống chùa chiền, cơ sở thờ tự. Với người dân làm nghề hạ bạc (nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá) thì việc thờ cúng các vị thần, văn hóa tín ngưỡng luôn được ưu tiên hàng đầu. Nhiều chủ thuyền và ngư dân trước mỗi chuyến ra biển họ đều đến thắp hương cho cá Ông, cho các vị thần với mong ước che chở họ trong những chuyến ra khơi xa và dẫn dắt họ đánh bắt được nhiều tôm, cá. Dự án xây dựng Trung tâm Phật giáo Bạc Liêu tại thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải) cũng đang được triển khai và nhiều công trình văn hóa trọng điểm khác cũng đang được khảo sát để xúc tiến. Trước những thế mạnh này, có lẽ đã đến lúc huyện Đông Hải nên có những bước chuẩn bị từ sớm nhằm tạo tiền đề cho ngành “công nghiệp không khói” trong tương lai.

Kim Trúc