ệu, những cuốn sách hay về nghệ thuật ăn uống. Có ý kiến cho rằng: “Chính tạo hóa giúp con người kiếm thức ăn, nuôi sống họ lại còn cho họ nếm mùi khoái lạc với các món ăn ngon.” Đó là một niềm hạnh phúc lớn lao của con người, là phần thưởng của tạo hóa dành cho con người. Mỗi dân tộc trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển của mình đều có phong cách ẩm thực với những đặc thù nhất định, nên đã có người nhận xét: Có thể đoán biết được phần chính yếu của số phận một dân tộc thông qua việc quan sát họ ăn như thế nào? Đối với cá nhân riêng lẻ cũng vậy, “Hãy cho tôi biết anh thường xuyên thích ăn món gì, tôi sẽ có thêm cứ luận để nói rõ cho anh biết anh là người thế nào.” Đã có một vài nhận xét thú vị được rút ra như sau – Ăn chính là nghệ thuật: “Chúng ta dựa vào trí tuệ mẫn tiệp, tình cảm đẹp đẽ để xây dựng cuộc sống có chất lượng cao, ngày một hoàn thiện vì vậy cần phải biết chọn thức ăn ngon – một biểu hiện của chất lượng cuộc sống”. Rõ ràng là biết chọn thức ăn ngon, phù hợp với mình là cả một nghệ thuật – Ăn là biểu hiện văn hóa ứng xử: “Ăn uống thô tục là không biết ăn.”Cha ông ta dạy: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là rất ý nhị. Có người còn cho rằng khi ăn cũng phải giữ phong độ uy vũ, mạnh mẽ, chân tình nhưng tránh thô lậu. “Nam thực như hổ, nữ thực như miêu” là muốn nhấn mạnh ý người nam ăn phải khỏe, tư thế vẫn tỏ rõ nam tính, còn nữ nhi trái lại phải ăn uống dịu dàng, làm dáng, thể hiện cả nữ tính yểu điệu như mèo cả trong khi ăn. – Ăn chính là thực hiện niềm vui sáng tạo: “Phát hiện một món ăn mới phải thấy là vui sướng như phát hiện ra một ngôi sao mới”. Tạo ra món ăn mới là một phát minh – nếu suy nghĩ được như vậy thì ẩm thực mới phát triển và thực ra nó cũng là một trong những nguồn cảm hứng vô tận cho những ai yêu nó, để tâm sức vào nghiên cứu nó. Cuối cùng, thiết nghĩ khi chuẩn bị món ăn, người đầu bếp phải sắp xếp sao cho nguyên liệu vừa đủ với số lượng khách; nồi, niêu, xoong, chảo, bát, đĩa, thìa, dao, thớt sạch sẽ. Nấu món ăn nào trước, món ăn nào sau phải hợp lý, thứ tự, thái độ nấu nướng vui vẻ, hứng khởi. Khi dọn ăn, nên chú ý lời mời chào tiếp món ăn chu đáo, ý vị thì càng làm cho các món ăn ngon thêm bội phần. Văn hóa ẩm thực ngày được đông đảo công chúng và các chuyên gia văn hóa chú ý không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước. Chính vì vậy ,văn hóa ẩm thực cũng được coi như một tài nguyên du lịch,thu hút với những đối tượng khách muốn tìm hiểu về văn hoá ẩm thực của một quốc gia,vùng miền.Khoảng chục năm trước,trên thế giới đã xuất hiện loại hình du lịch ẩm thực.Tuy nhiên đến nay,du lịch ẩm thực vẫn còn là khái niệm khá mới lạ ở Việt Nam.Đó thực sự là một sự lãng phí nguồn tài nguyên phát triển du lịch.Vì vậy,tôi viết về đề tài này với mong muốn có thể nghiên cứu sâu hơn về các điều kiện phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam,từ đó đề ra một vài giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch này tại Việt Nam trong thời gian tới 2. Mục tiêu,nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu Phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam trong thời gian tới Nhiệm vụ Chỉ ra tiềm năng phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam Đánh giá mức độ phát triển của loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam hiện nay Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam trong thời gian tới 3.Đối tượng nghiên cứu Loại hình du lịch ẩm thực 4.Phạm vi nghiên cứu Trên lãnh thổ Việt Nam 5.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận chung Nghiên cứu tài liệu:thu thập,phân tích,tổng hợp,đánh giá CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH ẨM THỰC 1.1. Định nghĩa loại hình du lịch ẩm thực 1.1.1.Khái niệm văn hóa ẩm thực Khái niệm văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.Văn hóa ẩm thực là nội dung nói đến lĩnh vực chế biến,cách thưởng thức các thức ăn,đồ uống…Đó chính là nét văn hóa hình thành trong cuộc sống.Văn hóa ẩm thực có 3 nội dung: – Cách thức chế biến các đồ ăn,thức uống – Các nguyên liệu ẩm thực có giá trị tôn nhau – Cách thức thưởng thức mà nâng cao lên thành “đạo” Như vậy,văn hóa ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần.Nét văn hóa về vật chất thể hiện trong cách trang trí món ăn sao cho đẹp mắt,món ăn dậy mùi thơm…kích thích vị giác của thực khách.Nét văn hóa về tinh thần thể hiện ở cách giao tiếp ,ứng xử giữa con người trong bữa cơm ,những nguyên tắc ,chuẩn mực ,phong tục ăn uống…Vậy nên có câu: “Hãy cho tôi biết anh thích ăn những gì,tôi sẽ cho anh biết anh là người như thế nào” 1.1.2.Khái niệm loại hình du lịch ẩm thực Theo định nghĩa của hiệp hội du lịch ẩm thực,du lịch ẩm thực là sự theo đuổi những kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ,thường khi đi du lịch nhưng cũng có thể chỉ là du lịch ẩm thực tại nhà Cụm từ “độc đáo và đáng nhớ” là chìa khóa để hiểu du lịch ẩm thực .Nhiều người khi nghe đến cụm từ “du lịch ẩm thực” thường nghĩ ngay đến một nhà hàng sang trọng hay những chai rượu vang hảo hạng.Tuy nhiên ,đó không phải là tất cả.Đôi khi du lịch ẩm thực chỉ là thưởng thức những chiếc bánh ngọt tại cửa hàng địa phương hay khám phá ra một địa chỉ ẩm thực thú vị trên một con phố không tên mà chỉ người dân địa phương biết đến…Chính những trải nghiệm độc đáo và thú vị là điều hấp dẫn ,thu hút du khách đến với loại hình du lịch này Du lịch ẩm thực bao gồm các loại kinh nghiệm ẩm thực .Nó bao gồm các trường học nấu ăn ,sách dạy nấu ăn,các chương trình ẩm thực trên tryền hình,các cửa hàng tiện ích của nhà bếp và các tour du lịch ẩm thực… Như vậy ,du lịch ẩm thực qua các tour du lịch là một tập hợp con của du lịch ẩm thực nói chung.Theo nghĩa này,du lịch ẩm thực là một loại hình du lịch với mục đích tìm hiểu văn hóa ẩm thực của điểm đến.Trong phạm vi chuyên đề thực tập ,em cũng chỉ xin giới hạn việc nghiên cứu ở nghĩa hẹp của du lịch ẩm thực như một loại hình du lịch. 1.1.3.Phân biệt loại hình du lịch ẩm thực với các loại hình du lịch tương tự Du lịch ẩm thực với du lịch văn hóa Du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho cá nhân về mọi lĩnh vực như lịch sử ,kiến trúc,hội họa ,chế độ xã hội,cuộc sống của người dân cùng các phong tục tập quán của điểm đến… Như vậy,du lịch văn hóa là khái niệm bao trùm cả du lịch ẩm thực và các loại hình du lịch khác nữa dựa vào văn hóa,nó đề cập đến việc nâng cao nhận thức cá nhân trong mọi lĩnh vực.Trong khi đó,du lịch ẩm thực chỉ là nâng cao nhận thức cá nhân trong lĩnh vực ẩm thưc,tập quán ăn uống của người dân.Du lịch ẩm thực là tập hợp con của du lịch văn hóa nên cũng giống như du lịch văn hóa,du lịch ẩm thực cũng phải dựa trên những gì là giá trị văn hóa truyền thống của điểm đến để phát triển Du lịch ẩm thực với agritourism Agritourism,theo nghĩa rộng nhất là bất kì hoạt động du lịch nào dựa trên nông nghiệp hoặc khiến cho du khách tới thăm một trang trại hay trai chăn gia súc Agritourism bao gồm một loạt các hoạt động, bao gồm cả mua những nông sản được sản xuất trực tiếp từ một trang trại, điều hướng một mê cung bắp, hái trái cây, cho động vật ăn, hoặc ở tại một B & B trên một trang trại. Như vậy,agritourism khác du lịch ẩm thực ở chỗ:agritourism nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về các hoạt động nông nghiệp,tìm hiểu về cách thức ăn của con người được tạo ra.Còn du lịch ẩm thực nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về nghệ thuật ẩm thực của điểm đến.Du lịch ẩm thực là tập hợp con của du lịch văn hóa(các món ăn là một biểu hiện của văn hóa),trong khi đó agritourism là tập hợp con của du lịch nông thôn.Điều đó có nghĩa là du lịch ẩm thực và agritourism gắn bó chặt chẽ với nhau,như những hạt giống của các món ăn có thể được tìm thấy trong nông nghiệp 1.2.Đặc điểm của loại hình du lịch ẩm thực Du lịch ẩm thực phản ánh và chứa đựng tài nguyên tự nhiên,văn hóa và lịch sử của bản địa Nhìn vào nền ẩm thực của một quốc gia,vùng miền nào đó ta có thể phần nào thấy được điều kiện tự nhiên của quốc gia,vùng miền đó.Bởi với điều kiện tự nhiên khác nhau như khí hậu ,địa hình…thì số lượng,chủng loại nguồn nguyên liệu cũng như mùi vị các món ăn cũng khác nhauVí dụ như Nhật Bản là quốc gia được bao bọc bởi bốn bề là biển nên thủy,hải sản rất phong phú.Bởi vậy,trong những món ăn thường ngày của người Nhật không bao giờ thiếu cá và các loại hải sản khác. Yếu tố văn hóa chính là linh hồn của du lịch ẩm thực .Chẳng ai đi du lịch chỉ để “ăn”một cách thuần túy.Vấn đề ăn uống trong du lịch đã được nâng lên thành cả một nghệ thuật.Ăn không chỉ để hưởng thụ cuộc sống mà qua ăn uống,người ta còn có thể nâng cao vốn tri thức của mình về một nền văn hóa.Các giá trị văn hóa được thể hiện trong cách chế biến hay cách thức ăn uống theo đúng kiểu của người dân bản địa.Bên cạnh đó,giá trị văn hóa còn thể hiện ở không gian kiến trúc,cách bài trí của nhà hàng,quán ăn:ở cung cách phục vụ,trang phục của nhân viên hay chính ở lối sống của người dân bản địa Du lịch ẩm thực còn phản ánh trong đó những giá trị lịch sử của mỗi vùng miền.Huế xưa kia từng là đất kinh kì,nơi mà lối sống của tầng lớp quý tộc và thượng lưu trí thức luôn được đề cao nên thực đơn và cách chế biến món ăn Huế mang tính công phu, tỉ mỉ. Tư tưởng đó sau này dù khi không còn ở vị trí trung tâm của đất nước nhưng người Huế vẫn cứ muốn tìm những cái cầu kỳ trong ăn uống để khẳng định sắc thái của mình. Đó chính là cái không hướng đến sự ăn no, ăn nhiều, ăn thoải mái mà hướng đến triết lý ăn để thưởng thức cái đẹp của người Huế. Đó cũng chính là khung cảnh ăn uống mang đậm yếu tố thiên nhiên với con người. Chính đặc trưng rõ nét đó đã tạo ra một “lối nấu Huế” để phân biệt với những nơi khác. Lối nấu mà một nhà nghiên cứu đã viết: Trong bữa ăn, người Huế ưa ăn các món ăn đa dạng, hỗn hợp dù mỗi món chỉ dùng một ít. Trong chế biến cũng như trong ăn uống, người Huế thích phải tinh vi, tỉ mỉ, cầu kỳ, thể hiện ý thức mỹ cảm rõ rệt, con người ăn uống không chỉ thỏa mãn nhu cầu sinh tồn mà còn thưởng thức cái mà mình sáng tạo ra Du lịch ẩm thực hướng tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của điểm đến Du lịch ẩm thực phát triển dựa trên nền văn hóa ẩm thực mang đậm bản sắc của điểm đến,cái mà du khách tìm đến là bản sắc riêng của nền văn hóa đó.Điều đó có nghĩa là sự lai tạp giữa nền văn hóa ẩm thực bản địa với văn hóa ẩm thực của những vùng miền khác sẽ làm mất đi ý nghĩa của du lịch ẩm thực,làm giảm tính hấp dẫn của điểm đến với du khách.Vì vậy ,phát triển du lịch ẩm thực đặt ra yêu cầu phải bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của điểm đến. Du lịch ẩm thực mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương Lợi ích trước mắt mà ta có thể thấy rõ và đo lường được chính là lợi ích kinh tế mà du lịch ẩm thực mang lại cho địa phương.Du lịch phát triển sẽ mang lại nguồn thu lớn cho địa phương từ các khoản phí và thuế mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn nộp.Bên cạnh đó,du lịch ẩm thực phát triển sẽ tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm nông sản và thực phẩm do địa phương tạo ra,đồng thời giúp gia tăng giá trị các sản phẩm đó lên gấp rất nhiều lần. Về mặt xã hội,du lịch ẩm thực cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho địa phương.Du lịch ẩm thực thu hút lượng khách lớn đến từ những nền văn hóa khác,sẽ thổi vào một luồng sinh khí mới cho điểm đến.Nền văn hóa mới với lối sống,tác phong ,suy nghĩ mới sẽ giúp dân cư địa phương mở mang đầu óc,thay đổi sự nhận thức đối với thế giới xung quanh.Đó sẽ là động lực để nhân dân địa phương tự làm mới bản thân ,nắm bắt cơ hội làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Cũng chính bởi lợi ích to lớn mà du lịch ẩm thực mang lại cho cộng đồng dân cư địa phương sẽ giúp họ hiểu được tầm quan trọng của các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương cũng như tính cấp thiết phải giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống đó.Như vậy,phát triển du lịch ẩm thực cần gắn với lợi ích cả công đồng dân cư địa phương Du lịch ẩm thực mang lại những kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ cho du khách Bất cứ hình thức du lịch nào cũng đều nhằm mang lại sự trải nghiệm cho du khách.Có thể đó là sự trải nghiệm cảm giác mạo hiểm trong một chuyến du lịch mạo hiểm hay đơn giản là sự trải nghiệm được thư giãn ,thoải mái trên chiếc giường lông vũ của khách sạn Sofitel…Đối với du lịch ẩm thực thì đó là sự trải nghiệm mùi vị của những món ăn ,trải nghiệm không gian của nhà hàng mang đậm phong cách của vùng miền hay trải nghiệm được tự tay chế biến món ăn và thưởng thức chúng theo cách của người bản địa….Những trải nghiệm đó càng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách khi nền văn hóa ẩm thực của điểm đến càng độc đáo ,khác lại so với những vùng miền khác 1.3. Điều kiện phát triển loại hình du lịch ẩm thực Nền văn hóa ẩm thực phong phú,độc đáo Đối với những loại hình du lịch khác,ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tác động tới cảm nhận của du khách về toàn bộ chuyến đi du lịch nhưng không được xem như là một nhân tố để du khách quyết định thực hiện chuyến du lịch.Vì vậy ,đôi khi chỉ cần xây dựng thực đơn cho phù hợp với khẩu vị của du khách.Nhưng đối với loại hình du lịch ẩm thực ,ẩm thực lại là nhân tố quyết định trong việc lựa chọn chương trình du lịch,các điểm đến.Chính vì vậy ,điểm đến có nền văn hóa ẩm thực càng phong phú, độc đáo bao nhiêu thì càng hấp dẫn với du khách bấy nhiêu.Mức độ phong phú của một nền ẩm thực có thể là do sự hội tụ của nhiều tộc người khác nhau với những sắc thái ẩm thực khác nhau trên cùng một vùng,miền hoặc cũng có thể đó là nơi tập trung của nhiều làng nghề ẩm thực …Sự phong phú của nền văn hóa ẩm thực sẽ mang đến cho du khách nhiều cơ hội khám phá ,học hỏi .Còn tính độc đáo được tạo nên bởi những đặc trưng của một nền ẩm thực,nó tạo ra sự khác biệt với các nền văn hóa ẩm thực khác.Sự độc đáo có thể thể hiện ở cách thức chế biến món ăn,mùi vị đặc trưng ,lợi ích của món ăn hay ở kiến trúc nhà hàng,quán ăn…Tuy nhiên,khi đưa vào để phát triển thành một sản phẩm du lịch thì tình độc đáo cũng chỉ là một khái niệm tương đối vì trong du lịch,các sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước.Vì vậy,luôn tìm tòi ,sáng tạo nhưng không làm mất đi bản sắc riêng là yêu cầu không thể thiếu trong việc phát triển du lịch nói chung,du lịch ẩm thực nói riêng Hệ thống cơ sở vật chất,đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất,chế biến thực phẩm,kinh doanh ăn uống phát triển Đối với loại hình du lịch ẩm thực ,sự phát triển của hệ thống cơ sở vật chất trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống,sản xuất chế biến thực phẩm là điều kiện hết sức cần thiết.Tại đây ,du khách không chỉ được thưởng thức các món ăn ,đồ uống mà còn được ngắm nhìn khung cảnh,bài trí của nhà hàng,quán ăn.Những nhà hàng ,quán ăn mang đậm phong cách truyền thống cuả địa phương,dân tộc thì càng có sức thu hút cao đối với du khách.Từ việc thiết kế, trang trí nhà hàng đến các trang thiết bị phục vụ như bàn ghế,bát,đĩa,chén,nậm rượu hay ấm tích đựng nước chè,các tranh ảnh,các dụng cụ sản xuất như cối xay giã gạo,dần,sàng,nong,nia đến các dụng cụ săn bắt thú và thủy hải sản như nơm,vó ,lưới…Bên cạnh đó,các bản nhạc dân tộc và các dụng cụ chiếu sáng được sử dụng như đèn dầu,nến…cũng góp phần tác động mạnh mẽ đến các giác quan của du khách,tạo nên ấn tượng mạnh mẽ và hấp dẫn để du khách có thể nhớ mãi rồi kể lại cho bạn bè,người thân.Đây là hình thức tuyên truyền,quảng cáo rất hữu hiệu.Không những thế ,du khách còn có thể tham quan các quy trình sản xuất,chế biến thực phẩm tại các làng nghề ẩm thực hay xưởng sản xuất như làm bún,bánh tráng,giò chả…Du khách cũng có thể được học cách nấu ăn tại nhà hàng hay lớp dạy nấu ăn.Còn gì thú vị hơn khi được tự tay mình thực hiện một công đoạn sản xuất tại làng nghề hay tự nấu một món ăn và thưởng thức thành quả tự mình làm ra. Tuy nhiên ,việc thiết kế ,xây dựng các nhà hàng ,quán ăn đặc biệt chú ý đến các điều kiện về vệ sinh và sự hài hòa với môi trường xung quanh Nguồn nhân lực,đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất,chế biến,dịch vụ ăn uống có chất lượng cao Du lịch là một lĩnh vực hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ.Bởi thế,nhân tố con người càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch.Đối với loại hình du lịch ẩm thực ,lao động trong bộ phận sản xuất,chế biến thực phẩm và bộ phận phục vụ thức ăn,đồ uống cần được chú trọng đặc biệt.Du khách tìm đến với loại hình du lịch này với mong muốn có được những trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ về ẩm thực.Do đó,phải làm sao để chế biến ra những món ăn,đồ uống ngon,bổ,trình diễn những kĩ thuật chế biến mới lạ,hấp dẫn và tạo dựng được phong cách phục vụ chuyên nghiệp.Để làm được điều đó,không những đòi hỏi bản thân người lao động cần có lòng nhiệt huyết,đam mê,tự trau dồi kiến thức mà còn có sự đào tạo bài bản từ phía các trường lớp ,các viện nghiên cứu.Có vậy mới tạo ra đội ngũ người lao động đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng Sự tham gia tích cực của công đồng dân cư địa phương Cũng như điều kiện để phát triển du lịch văn hóa ,sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương là cần thiết đối với sự phát triển của du lịch ẩm thực.Đối với loại hình du lịch ẩm thực,cái mà du khách tìm đến không chỉ là vị ngon của thức ăn ,đồ uống mà còn là những giá trị về mặt tinh thần .Đó là sự hiểu biêt về một nền văn hóa khác thông qua những phong tục truyền thống,lối sống của người dân bản địa.Hơn ai hết,chính người dân bản địa lại là những người am hiểu nhất về nền văn hóa địa phương.Và cũng chính họ sẽ là người quyết định sự thịnh suy của nền văn hóa đó.Chính vì vậy,để có thể lưu giữ và phát huy một nền văn hóa thì phải dựa vào chính người dân địa phương. Sự đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm Vấn đề an ninh,an toàn tính mạng luôn là vấn đề du khách quan tâm khi quyết định điểm đến cho chuyến hành trình du lịch của mình.Theo lý thuyết Maslow về nhu cầu của con người,nhu cầu an ninh,an toàn cho tính mạng được xếp ở vị trí thứ hai trong thang bậc các nhu cầu,chỉ sau nhu cầu sinh lí.Với loại hình du lịch ẩm thực,du khách dường như luôn tiếp xúc với thức ăn,đồ uống của điểm đến.Nếu không được đảm bảo về vệ sinh thì đó chính là nguồn khiến mầm bệnh xâm nhập trực tiếp và nhanh nhất vào cơ thể con người.Do đó ,cần chú trọng đặc biệt đến vấn đề vệ sinh,cả ở khu vực bên trong các nhà hàng,quán ăn,các làng nghề và môi trường xung quanh..Đối với bên trong,phải đảm bảo sự sạch sẽ ở mức cao nhất các trang thiết bị,dụng cụ nấu nướng,ăn uống.Nguồn nguyên liệu phải rõ ràng xuất xứ,đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh…Đối với bên ngoài,cần thực hiện tốt các điều kiện vệ sinh môi trường và các biện pháp xử lí chất thải… Có hệ thống chính sách quản lí và nguyên tắc đảm bảo sự phát triển lâu dài hoạt động kinh doanh du lịch ẩm thực của các chủ thể quản lí nhà nước,các đơn vị kinh doanh du lịch cùng các bộ,ban ngành liên quan Hệ thống chính sách quản lí của các cơ quan chủ quản là cần thiết để có thể định hướng cho sự phát triển của du lịch nói chung và du lịch ẩm thực nói riêng trên địa bàn.Vai trò của chính quyền địa phương và cơ quan quản lí thể hiện qua việc: -Đảm bảo chính quyền địa phương cùng các cấp quản lí nắm vững khái niệm ,đặc điểm,ý nghĩa của việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực đối với địa phươnng -Thực hiện công tác nghiên cứu đặc trưng ẩm thực của vùng ,tư vấn cho cấp quản lí cao hơn và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ẩm thực trên địa bàn quản lí -Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động du lịch ẩm thực trên địa bàn -Thiết kế ,thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư Giữa các cá nhân tổ chức như chính quyền địa phương,cơ quan quản lí,nhà kinh doanh ,dân cư địa phương cần thiết lập một hệ thống nguyên tắc trên cơ sở trao đổi ,bàn bạc thống nhất cách thức thực hiện,kiểm soát.Hệ thống này là cơ sở đánh giá chất lượng,mức độ phù hợp của những tổ chức ,cá nhân tham gia kinh doanh du lịch ẩm thực với đặc trưng của ẩm thực địa phương. Đối tượng khách có đặc điểm tiêu dùng phù hợp với loại hình du lịch ẩm thực Đối tượng khách tham gia loại hình du lịch ẩm thực là người tiêu dùng du lịch với mục đích tìm hiểu nền văn hóa ẩm thực của điểm đến du lịch.Họ có thể là các chuyên gia nghiên cứu ẩm thực,các đầu bếp,chủ nhà hàng,khách sạn muốn tìm hiểu về ẩm thực để bổ sung món ăn mới cho thực đơn nhà hàng .Họ cũng có thể là những người ham thích mở mang kiến thức về thế giới và thỏa mãn tò mò của mình,không nhất thiết đó là người sành ăn.Đặc điểm chung của đối tượng khách này là thích tìm hiểu về ẩm thực,văn hóa bản địa .Họ không e ngại khi ăn những món ăn lạ,khác biệt với khẩu vị quen thuộc thường ngày.Họ tôn trọng sự khác biệt của nền văn hóa bản địa ,yêu cầu cao về trình độ chuyên môn và sự mến khách của người đầu bếp,người phục vụ và dân cư địa phương.Đó là những đặc điểm chung của đối tượng khách du lịch ẩm thực .Tuy nhiên,tùy theo điều kiện về tài nguyên du lịch của từng vùng thì thị trường khách mục tiêu lại có những đặc điểm riêng.Vì vậy,đòi hỏi chính quyền địa phương ,các đơn vị kinh doanh du lịch cần xác định những đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực trên địa bàn,khu vực và nghiên cứu đặc điểm đối tượng khách hàng mục tiêu cho phù hợp 1.4.Ý nghĩa của việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực đối với Việt Nam 1.4.1.Về mặt kinh tế Du lịch ẩm thực giúp làm gia tăng giá trị tổng sản phẩm quốc dân cho ngành du lịch và cho đất nước Cũng giống như các hoạt động du lịch khác,du lịch ẩm thực làm tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương phát triển du lịch ẩm thực.Nguồn thu này lấy từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở kinh doanh du lịch thuộc quản lí trực tiếp của địa phương. Du lịch ẩm thực còn góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo.Vì chính yêu cầu hỗ trợ liên ngành trong hoạt động du lịch là cơ sở cho các ngành khác phát triển như giao thông vận tải,tài chính,bưu điện…Chính du lịch giúp nền kinh tế trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.Với du lịch ẩm thực thì khách du lịch cũng không thể ăn uống liên tục cả ngày.Theo điều tra của hiệp hội nhà hàng quốc gia Hoa Kì,hiệp hội công nghiệp du lịch của Mỹ và ủy ban du lịch Canada,khách du lịch,người quan tâm đến rượu vang/ẩm thực cũng cho thấy một ái lực đối với các viện bảo tàng,nhà hát,mua sắm,âm nhạc,liên hoan phim và giải trí ngoài trời.Thực tế là chi tiêu cho các hoạt động này nhiều khi còn lớn hơn cả tổng hóa đơn bữa tối.Như vậy ,không chỉ ngành kinh doanh ăn uống tăng doanh thu mà doanh thu của các doanh nghiệp khác cũng tăng lên đáng kể nhờ phát triển hoạt động kinh doanh du lịch ẩm thực. Mặt khác,du lịch ẩm thực dựa trên nguồn tài nguyên chính là ẩm thực,nguồn tài nguyên hấp dẫn có sẵn quanh năm.Phát triển loại hình du lịch ẩm thực nhờ vậy sẽ kéo dài thời gian lưu trú của khách ,góp phần khắc phục tính mùa vụ trong du lịch Du lịch ẩm thực giúp tăng sản lượng tiêu thụ và gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp,chăn nuôi,thủy hải sản,công nghiệp chế biến thực phẩm Ta thử làm phép tính đơn giản sau:Giá của một kg cà chua bán trên thị trường chưa được 1USD nhưng khi đem bán vào nhà hàng ,khách sạn làm món salat trộn sẽ tăng gấp chục lần.Báo chí cũng đã viết rằng:1kg cà phê hạt là 1USD nhưng chế biến 1kg cà phê để bán cho người tiêu dùng cho vào cốc cà phê thì giá sẽ lên tới 600USD.Như vậy ,có thể thấy dịch vụ phục vụ ăn uống sẽ làm tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp,chăn nuôi,thủy hải sản,công nghiệp chế biến thực phẩm lên gấp nhiều lần,theo kết quả nghiên cứu là trên 300%,và thu được lợi nhuận từ 40-50% trong tổng doanh thu Du lịch ẩm thực thúc đẩy sự phát triển của du lịch quốc tế,tạo nên sự phát triển đường lối giao thông quốc tế,góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế Du lịch ẩm thực thu hút những đối tượng khách từ những vùng miền ,quốc gia khác.Do đó,nó góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch quốc tế.Bên cạnh đó ,các mối quan hệ kinh tế quốc tế cũng được củng cố và phát triển thông qua: -Các tổ chức quốc tế mang tính chất chính phủ,phi chính phủ về du lịch tác động tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế -Du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triển đường lối giao thông quốc tế -Du lịch quốc tế như một đầu mối xuất-nhập khẩu ngoại tệ,góp phần làm phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế 1.4.2.Về mặt xã hội Du lịch ẩm thực góp làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch,đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách Việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực sẽ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của những đối tượng khách muốn tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của những vùng miền khác,tăng thêm cơ hội lựa chọn các chương trình du lịch cho du khách Du lịch ẩm thực góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Số lao động trong lĩnh vực,du lịch, chế biến và cung cấp đồ ăn ,thức uống cho con người chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội.Đối với lĩnh vực du lịch, theo thống kê của Bộ Du lịch Malayxia, tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch là 495.900 người, chiếm 5,2% tổng số lao động của cả nước, trong đó ở các khách sạn và nhà hàng chiếm 63%. Ở Singapore, theo thống kê của Cục Xúc tiến Du lịch Singapore, tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch là: 150.000 người chiếm 7% lực lượng lao động của cả nước, trong đó, các cơ sở lưu trú có 25. 970 người, chiếm 17%; còn nhà hàng và các quán bar là 56.592 người, chiếm 38% Du lich ẩm thực góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Du lịch ẩm thực dựa trên nguồn tài nguyên văn hóa ẩm thực để phát triển.Nền văn hóa ẩm thực càng mang đậm bản sắc của vùng,miền,quốc gia thì càng hấp dẫn đối với du khách.Mặt khác,du lịch ẩm thực mang lại lợi ích nhiều mặt cho cộng đồng dân cư địa phương.Để bảo vệ lợi ích đó một cách lâu dài,bản thân các đơn vị kinh doanh du lịch ẩm thực cũng như cộng đồng dân cư địa phương sẽ là những đối tượng gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa đó Phát triển du lịch ẩm thực góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế Ẩm thực Việt Nam qua việc lựa chọn nguyên liệu,chế biến cho đến việc trình bày,trang trí,cách thức thưởng thức món ăn …sẽ thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.Vì vậy,quảng bá,giới thiệu về ẩm thực Việt Nam là phương pháp hữu hiệu để quảng bá hình ảnh dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó,thông qua du lịch,Việt Nam còn có thể giới thiệu về các thành tựu của mình về các mặt kinh tế,chính trị ,văn hóa,xã hội,về con người và phong tục tập quán Việt Nam. TỔNG KẾT CHƯƠNG I Với mục tiêu làm rõ hệ thống cơ sở lí luận,làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ẩm thực tại một vùng, một địa phương,chương này đã thể hiện các nội dung sau: 1.Chương I liệt kê các khái niệm làm công cụ phục vụ việc nghiên cứu.Đó là các khái niệm :Văn hóa ẩm thực,du lịch ẩm thực,du lịch văn hóa,Agritourism.Những khái niệm này không chỉ để hiểu rõ hơn các khái niệm trong lĩnh vực nghiên cứu mà còn phân tích để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa chúng. 2.Bên cạnh đó,chương I còn nêu ra và phân tích 4 đặc trưng của loại hình du lịch ẩm thực cùng 7 điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch ẩm thực trên một địa bàn 3. Ngoài ra,chương I đã nêu lên ý nghĩa của việc phát triển du lịch ẩm thực đối với một vùng,miền,địa phương CHƯƠNG II: THƯC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH ẨM THỰC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1.Thực trạng về các điều kiện phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam 2.1.1.Về điều kiện tài nguyên du lịch Việt Nam có nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng,là tiềm năng to lớn cho việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực Xuất phát là một nước nông nghiệp,thêm vào đó là có các điều kiện thuận lợià về khí hậu ,địa hình ,nhờ vậy,ngành nông-lâm-ngư nghiệp của Việt Nam khá phát triển.Thủy,hải sản Việt Nam đa dạng về chủng loại,chất lượng ,hiện nay là mặt hàng đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu.Gia súc,gia cầm đã và đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa nhằm tạo ra sản phẩm xuất khẩu.Rau,củ,quả,hạt có quanh năm và ở mọi miền.Đặc biệt gạo,cà phê ,hạt tiêu ,hạt điều là những sản phẩm xuất khẩu với số lượng lớn.Đây là nguồn nguyên liệu và thực phẩm chế biến các món ăn rất phong phú,đa dạng .Với nguồn nguyên liệu dồi dào như vậy,Việt Nam sẽ có khả năng tự chủ trong việc cung ứng nguyên vật liệu cho các cơ sở chế biến thực phẩm ,các nhà hàng ,quán ăn .Đồng thời,sự đa dạng các chủng loại nguyên liệu cũng sẽ tăng tính đa đạng các món ăn Việt Nam Không những phong phú ở nguồn nguyên liệu,ẩm thực Việt Nam còn khá đa dạng trong cách chế biến cũng như cách thức thưởng thức.Việt Nam thường chuộng cách thức chế biến sao cho giữ được hương vị tươi ngon tự nhiên của các món ăn như luộc ,hấp ,nấu ,nướng,ăn sống.ít sử dụng phương pháp chiên,xào như ẩm thực Trung Hoa hay ninh,hầm, sử dụng các thức ăn nhanh hay đồ hộp như các nước phương Tây.Theo nhận xét của một du khách nước ngoài,thức ăn tươi ngon không bao giờ thiếu trong bếp ăn người Việt,điều này khó có thể tìm thấy ở các nước phương Tây. Các món ăn Việt Nam thường được phối trộn hòa hợp giữa các loại nguyên liệu ,gia vị.Mỗi món ăn có một gia vị riêng,nước chấm riêng,có thể pha với dấm,đường ,tỏi ,ớt…sao cho phù hợp với hương vị món ăn.Trong khi đó,mấy chục loại rau củ đều có thể làm gỏi,mấy chục loại nước chấm.Rồi món ăn nào ăn với rau nào đến cách trình bày,trang trí món ăn ra sao…Tất cả những điều đó sẽ mang đến cho du khách cả một sự khám phá khi tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Việt Nam. Ẩm thực Việt Nam còn được biết đến như một loại “ẩm thực sức khỏe”,theo đánh giá của nhiều chuyên gia về ẩm thực.Đặc trưng của ẩm thực Việt Nam là lấy tự nhiên làm gốc,nguyên vật liệu chủ yếu từ lúa gạo,rau,củ,quả,cá tươi sống…không ăn nhiều thịt như các nước phương tây.Món ăn Việt cũng ít xào,chiên, quay nhiều dầu mỡ như Trung Hoa,ít cay hơn món Thái. Món ăn Việt còn là tổng hòa của nhiều chất như thịt,cá,tôm,cua,đặc biệt sử dụng rất nhiều rau xanh và hoa quả.Chính vì vậy,món ăn Việt ngon,bổ nhưng không nặng bụng,tốt cho sức khỏe.Bên cạnh đó,trong cách chế biến món ăn của người Việt còn sử dụng nhiều loại gia vị từ thiên nhiên như gừng ,nghệ,hành,tỏi,sả và các loại rau thơm…Nhiều gia vị có tác dụng như vị thuốc. “Chính gia vi và hương vị từ rau thiên nhiên đã tạo nên nét riêng trong món ăn của Việt Nam và đây là sự đặc sắc hiếm có”-Bếp trưởng khách sạn Sofitel Metropole,ông Didier ._.
Top 11 # Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Ở Nha Trang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Ở Nha Trang xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Ở Nha Trang để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thực Trạng Du Lịch Mice Ở Việt Nam Và Giải Pháp Phát Triển
Đa số khách đi du lịch MICE thường là các đoàn với số lượng đông, kéo theo đó mức chi tiêu cho các dịch vụ đi kèm cũng cao. Chính vì vậy lợi nhuận thu được từ khách du lịch MICE rất lớn. Có thể ước tính lợi nhuận từ loại hình du lịch này cao gấp 5 đến 6 lần so với du lịch thông thường.
Du lịch MICE đem lại nhiều lợi nhuận
Loại hình du lịch MICE yêu cầu cao về cơ sở lưu trú, địa điểm hội nghị, hội họp, vì vậy để gia tăng các điều kiện tổ chức MICE, cộng đồng chủ nhà phải xây dựng, bổ sung, nâng cấp hệ thống đường xá, khách sạn, trung tâm hội nghị…nhờ đó mà các cơ sở vật chất cũng được nâng cấp theo. Bên cạnh đó, du lịch MICE còn mở ra cơ hội quảng bá về đất nước, con người, tạo ấn tượng và thu hút khách du lịch.
Thực trạng phát triển du lịch MICE ở Việt Nam hiện nay
Có thể nói Việt Nam là một quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút khách MICE trong khu vực Đông Nam Á, bởi lẽ:
Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều kỳ quan thiên nhiên thế giới, nhiều Resort mới được xây dựng, đường bờ biển dài (3260 km) với nhiều bãi biển đẹp
Được mệnh danh là điểm đến an toàn, thân thiện với tình hình chính trị ổn định, sự hiếu khách của cư dân địa phương.
Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7/12/2006 đã thổi bùng làn sóng đi lại, nghiên cứu thị trường, xúc tiến đầu tư…vào Việt Nam
Cảnh quan, chính trị bình ổn là lợi thế đối với du lịch MICE
Trong số thách thức Việt Nam gặp phải, điều đáng nói đầu tiên chính là cơ sở hạ tầng. Kết cấu hạ tầng của Việt Nam chưa phát triển. Do khách MICE chủ yếu là khách hạng sang, nên đòi hỏi hạ tầng phải đồng bộ, chất lượng cao và lại phải phong phú và đa dạng. Thêm vào đó, các hoạt động thu hút khách MICE chủ yếu là tự phát, chưa có định hướng và hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.
Không chỉ vậy những hoạt động quảng bá còn nhỏ lẻ, chưa xứng tầm với tiềm năng. Đầu tư cho quảng bá còn quá ít dao động từ 2 đến 2,5 triệu USD/năm, trong khi đó so với các nước trong khu vực thì chi phí cho quảng bá cho du lịch của Việt Nam chỉ bằng 3% Thái Lan, 2,5% Singapore và 1,9% Malaysia. Do những nguyên nhân đó mà ngành du lịch Việt Nam rất khó cạnh tranh với các nước bạn.
Một trong những thách thức Việt Nam đang gặp phải nữa là nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch nói chung và MICE nói riêng còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng. Công tác đào tạo chưa được trú trọng, đội ngũ nhân viên phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn, các trung tâm mua sắm… còn thiếu chuyên nghiệp, chủ yếu tự đào tạo, chưa có hệ thống.
Giải pháp nào cho du lịch MICE tại Việt Nam
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Yếu tố con người luôn là điều cần phải quan tâm trước hết trong mọi vấn đề. Đối với du lịch MICE cũng vậy, để loại hình du lịch này phát triển, chúng ta cần chú trọng hơn việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch.
Có thể mở thêm nhiều khoa chuyên ngành hay những trung tâm đào tạo chuyên cho loại hình du lịch này. Tiếp theo là đảm bảo đầu ra cho người học đạt tiêu chuẩn theo đúng khung tiêu chuẩn nghề quốc tế VTOS. Bên cạnh đó cũng có thể tổ chức thêm các khóa đào tạo ngắn hạn để cải thiện cũng như nâng cao chuyên môn của đội ngũ nhân viên làm việc trong lĩnh vực này.
Đặc biệt có thể thường xuyên tổ chức cho cán bộ, nhân viên học tập thực tế về du lịch MICE ở những nước dẫn đầu về công nghiệp MICE như Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản, Thái Lan…
Cải thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật
Đầu tiên, cần quy hoạch lại hệ thống đường bộ để giao thông thông thoáng hơn thuận tiện cho mọi hoạt động. Tiếp theo, cần mở thêm nhiều đường bay thẳng quốc tế để tạo sự thuận lợi cho các khách du lịch. Đặc biệt, không thể quên nâng cấp và mở thêm các khách sạn cũng như các trung tâm hội nghị có phòng ốc hiện địa, đầy đủ tiện nghi, sang trọng. Quy hoạch lại hệ thống đường đường bộ để giao thông thông thoáng, thuận tiện. Đảm bảo trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động của du khách và khiến họ cảm thấy thoải mái nhất có thể.
Du lịch MICE – khi đẳng cấp tạo nên sự khác biệt
Tăng cường quảng bá, xúc tiến
Đặc biệt, Việt Nam nên có một mạng lưới đại diện ở nước ngoài hoặc liên kết với các văn phòng ở nước ngoài để quảng bá. Thêm vào đó, cũng cần có trang web hấp dẫn cho phép các blog và giao tiếp qua các diễn đàn truyền thông xã hội như Twitter, Facebook, Youtube… Hơn nữa, các hoạt động quảng bá bằng hàng không phải được tăng cường và thu hút các hãng hàng không bay đến Việt Nam.
Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch, liên kết giữa ngành du lịch với chính quyền địa phương nhằm xây dựng thương hiệu phù hợp với nhiều yếu tố, từ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, cảnh quan đến các chương trình du lịch thu hút khách trong và ngoài nước.
Thực Trạng Và Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Bình Định
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠNKHOA ĐỊA LÍ – ĐỊA CHÍNH
Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh BìnhĐịnh
GVHD: LÊ THỊ LÀNHNHÓM: 5
CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀIMỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CHƯƠNG 2:
CHƯƠNG 3:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU
TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH
CỨU
BÌNH ĐỊNH
KẾT LUẬN
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Du lịch – ngành kinh tế được ví như là ” Công nghiệp không khói” đã trở thành hoạt động kinh tế sôi độnghàng đầu trên thế giới
Bình Định là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, với diện tích 6050,6 km
2
là một trong
các cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và vùng Nam Lào.
Có vị trí địa lí, địa hình tương đối phức tạp nhưng lại có nhiều cảnh quan đẹp như: Ghềnh Ráng – Tiên Sa,Hầm Hô, đầm Thị Nại, Cù Lao Xanh, suối khoáng nóng Hội Vân,…cùng với một bề dày lịch sử.
Với 231 di tích trong đó có 33 di tích lịch sử-văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, 50 di tích lịch sử-văn hóađược xếp hạng cấp tỉnh tạo ra nhiều sản phẩm du lịch thu hút nhiều du khách: tháp Chăm, Bảo tàng QuangTrung, võ cổ truyền, ẩm thực…
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bình Định cũng được mệnh danh là “Đất võ trời văn” nơi sản sinh ra nhiều nhà văn hóa, nhà anh hùnghào kiệt. Chình những yếu tố này giúp cho tỉnh Bình Định có tiềm năng về du lịch vô cùng quý giá
Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Bình Định còn đơn điệu, nghèo nàn chưatương xứng với tiềm năng , chưa mang tính đặc trưng của địa phương làm hài lòng và thõa mãn nhu cầutìm hiểu của khách du lịch.
Do đó, việc thực hiện đề tài ” Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Bình Định” có ý nghĩa líluận và thực tiễn cao.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bình Định nói chung. Từ đó, đề xuất một số giảipháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Bình Định.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài phải:
Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của ngành du lịch nói chung.
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Bình Định.
Đánh giá tình hình phát triển du lịch ở tỉnh Bình Định.
Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch ở tỉnh Bình Định.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứuTìm năng phát triển du lịch.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Các tài nguyên du lịch, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội phục vụ cho pháttriển du lịch
Thời gian: 24/11-16/12/2015
Không gian: tỉnh Bình Định
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Quan điểm nghiên cứu:
Quan điểm lãnh thổ
Quan điểm hệ thống, tổng hợp
Quan điểm thực tiễn
Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
Phương pháp bản đồ
Phương pháp khảo sát thực địa
6.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cơ sở lí luận và thực tiễnvề vấn đề nghiên cứu.
Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Định.
Giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Bình Định.
7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
7.1. KQ1: Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn
Cơ sở lí luận:
Khái niệm du lịch
Tiềm năng du lịch
Tài nguyên du lịch
Điểm du lịch
Tuyến du lịch
7.1. KẾT QUẢ THỨ NHẤT
7.1. KQ1: Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn
Các khái niệm về du lịch.
Tiềm năng du lịch là tổng hợp tất cả các điều kiện bên trong và bên ngoài có giá trị khai thác, sử dụng vàphát triển. Tiềm năng du lịch là một trong những điều kiện trực tiếp để phát triển du lịch. Tiềm năng dulịch bao hàm: vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, con người, thị trường, các điều kiện về kinh tế – xã hội…
Sự đa dạng của nguồn tài nguyên thiên nhiên về tự nhiên lẫn nhân văn:
*
+Về tự nhiên: bãi biển, hang động, đảo, nước khoáng, cảnh quan…
*
+Về nhân văn: di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, làng nghề thủ công truyền thống, lễ hội…
7.1. KẾT QUẢ THỨ NHẤT
7.1. KQ1: Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch
*
Điều kiện để công nhân là điểm du lịch :Theo điều 24, mục 1, chương 4 Luật Du lịch Việt Nam(2005)
Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắnvới các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
Điều kiện để công nhân là tuyến du lịch :Theo điều 25, mục 1, chương 4 Luật Du lịch Việt Nam(2005)
7.2. KQ2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình ĐịnhTiềm năng:+ Vị trí địa lí+ Điều kiện tự nhiên+ Tài nguyên du lịch tự nhiên+ Tài nguyên du lịch nhân văn+ Điều kiện kinh tế-xã hội: dân cư, cơ sở vật chất, hạ tầng..
7.2. KẾT QUẢ THỨ HAI
7.2. KQ2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Định1. Doanh thu từ du lịch trong những năm quaTổng doanh thu du lịch Bình Định giai đoạn 2001-2010
Năm
Tổng doanh thu (tỷ đồng)
Tăng so vói năm trước (%)
2001
50.096
10
2002
54.487
9
2003
60.281
11
2004
75.000
24
2005
90.000
20
2006
110.000
22
2007
142.800
30
2008
190.000
33
2009
214.538
13
2010
275.985
29
Tăng TB
20.87Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định
7.2. KQ2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình ĐịnhCơ cấu GDP theo ngành tỉnh Bình Định giai đoạn 2001-2010Đơn vị tính : tỷ đồng2001
GDP
2009
Tỉ lệ (%)
GDP
2010
Tỉ lệ (%)
GDP
Tỉ lệ (%)
Tốc độ tăngtrưởng
Ngành kinh tế(%)
1.Nông -Lâm-Ngư
1805,6
46,61
3038,8
35,78
3273,2
34,96
6,83
2.CN-XD
776,9
20,05
2357,3
27,75
2681
28,63
14,75
3.Dịch vụ
1291,4
33,34
3098
36,47
3408,55
36,41
11,39
Du lịch
60,1
1,55
199,1
2,34
213,4
2,28
15,12
Tổng cộng
3873,9
100
8494,1
100
9362,7
100
10,3
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Định; Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnhBình Định
7.2. KQ2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Định2.Quy mô khách du lịchTổng lượng khách du lịch đến Bình Định giai đoạn 20012010Năm
Tổng lượng kháchSố lượng
Khách quốc tếTăng so với năm
Số lượng
trước(%)
Khách nội địaTăng so với năm
Số lượng
trước(%)
Tăng so với nămtrước(%)
2001
146.396
12
20.036
14
126.060
11
2002
162.579
11,05
23.412
15,12
139.167
10,39
2003
183.340
12,77
18.174
-22,37
165.166
18,68
2004
275.000
49,99
25.000
37,55
250.000
51,36
2005
380.000
38,18
28.373
13,49
351.627
40,65
2006
450.000
18,42
35.000
23,35
415.000
18,02
2007
560.000
24,44
42.000
20
518.000
24,81
2008
712.800
27,28
57.018
35,75
655.782
26,59
2009
835.000
17,14
64.000
12,24
771.000
17,56
2010
1.040.000
24,55
76.800
20
963.200
24,92
Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnhBình Định
7.2. KQ2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Định3.Quy mô cơ sở lưu trúTình hình lưu trú của khách du lịch tại Bình Định giai đoạn 20052010(Đơn vị: Lượtkhách)
2005
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng số khách
380.000
450.000
560.700
712.800
835.000
1.040.000
Ngày lưu trú TB KQT
1,59
1,70
1,81
1,80
1,83
1,95
Ngày lưu trú TB KNĐ
1,70
1,74
1,83
1,84
1,82
2,3
Bình quân chung
1,69
1,73
1,82
1,83
1.82
2,2
Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnhBình Định
7.3. KQ3: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Định.
Cần quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịc h:
*
Quy hoạch là một trong những nội dung quan trọng để phát triển du lịch, có những giải pháp quản lí và pháttriển du lịch.
*
Bên cạnh đó cần quy hoạch chuyên ngành khác như các làng nghề truyền thống, hệ thống siêu thị, điểm muasắm, nhà hang.. làm phong phú các loại hình dịch vụ du lịch.
7.3. KẾT QUẢ THỨ BA
7.3. KQ3: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Định.
Về mũi nhọn đầu tư phát triển hạ tầng:
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và các phương tiện giao thông vận chuyển du lịch.
Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho du lịch biển
Đầu tư chỉnh trang đô thị, tôn tạo cảnh quan Tp Quy Nhơn
Nâng cấp và xây dựng mới cơ sở vật chất kĩ thuật, dịch vụ phục vụ du lịch tại một số di tích và danhthắng.
Xây dựng một số khu vui chơi, giải trí tổng hợp với nhiều loại hình kết hợp
Thu hút đầu tư, xây mới hệ thống cơ sở lưu trú, hình thành tổ hợp khách sạn kết hợp và trung tâmthương mại, kết hợp nghỉ dưỡng và hội nghị hội thảo mang tầm quốc gia, quốc tế.
7.3. KẾT QUẢ THỨ BA
7.3. KQ3: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Định.
Về giải pháp phát triển du lịch bền vững:
Huy động các nguồn lực trong nước lẫn ngoài nước trong việc khai thác và phát triển du lịch
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về vị trí và vai trò của du lịch
Đẩy mạnh quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch
Tập trung phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp phụ trợ cho du lịch
Sớm thiết lập hệ thống văn phòng đại diện du lịch Bình Định
8. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
30
7.3. KQ3: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Định.
Về trọng tâm phát triển du lịch:
Tiến hành quy hoạch về không gian các tuyến, các khu, cụm, điểm du lịch
Chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của Tỉnh
Chính sách khuyến kích đầu tư để thu hút các công ty du lịch lớn của quốc gia và quốctế
8. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
8. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
8.1. Những mặt đạt được
Hệ thống hóa được các cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đếm ngành du lịch
Lợi thế các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội ở địa phương ảnh hưởng tới sựphát triển du lịch
Nắm được tình hình phát triển du lịch tỉnh Bình Định trong những năm qua
Đề xuất một số giải pháp nhằm khôi phát triển tiềm năng du lịch tỉnh Bình Định
8.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
8. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
8.2. Những mặt chưa đạt được
Nguồn tài liệu thu thập còn thiếu, đặc biệt là nguồn số liệu thống kê, nên chưa phảnánh rõ tình hình phát triển du lịch tỉnh Bình Định.
Chưa khảo sát thực tế các địa điểm du lịch, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịchđể thấy rõ lợi thế và khó khăn
8. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Du Lịch Tâm Linh Ở Việt Nam – Thực Trạng Và Định Hướng Phát Triển – Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch (Itdr)
Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến. Tuy vậy, nhận thức về du lịch tâm linh vẫn chưa thực sự đầy đủ và thống nhất. Những năm qua, Du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó du lịch tâm linh có đóng góp to lớn và bền vững vào sự tăng trưởng đó. Những lợi ích của du lịch tâm linh không chỉ về kinh tế mà hơn bao giờ hết là những giá trị tinh thần cho đời sống xã hội. Với ý nghĩa đó, Hội nghị này tìm kiếm những giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch tâm linh nhằm hướng tới phát triển bền vững đối với Du lịch Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tham luận này đề cập đến tình hình và định hướng phát triển du lịch tâm linh đóng góp vào quá trình tăng trưởng bền vững cho du lịch Việt Nam.
1.Quan niệm về du lịch tâm linh
Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có những quan niệm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất. Tuy nhiên, xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác. Theo đó, du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi đi du lịch.
Với cách hiểu như vậy, có thể nhận diện những dòng người đi du lịch đến các điểm tâm linh gắn với không gian văn hóa, cảnh quan các khu, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của mình, trong đó nhu cầu tâm linh được xem là cốt yếu. Khách du lịch tâm linh ở Việt Nam thường hội tụ về các điểm du lịch tâm linh như: đền, chùa, đình, đài, lăng tẩm, tòa thánh, khu thờ tự, tưởng niệm và những vùng đất linh thiêng gắn với phong cảnh đặc sắc gắn kết với văn hóa truyền thống, lối sống địa phương. Ở đó du khách tiến hành các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân, báo hiếu, thiền, tham gia lễ hội… Thông qua đó, hoạt động du lịch mang lại những cảm nhận, giá trị trải nghiệm và giải thoát trong tâm hồn của con người, cân bằng và củng cố đức tin, hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đáp ứng nhu cầu du lịch tâm linh, các hoạt động kinh doanh, tổ chức dịch vụ phục vụ du lịch tâm linh trên các tuyến hành trình và tại các khu, điểm du lịch được thực hiện, qua đó tạo việc làm, tăng thu nhập cho cư dân địa phương, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
2. Đặc điểm và xu hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam
a) Đặc điểm
Sự đặc thù khác biệt của du lịch tâm linh ở Việt Nam so với các nơi khác trên thế giới có thể nhận thấy đó là:
– Du lịch tâm linh gắn với tôn giáo và đức tin và ở Việt Nam, trong đó Phật giáo có số lượng lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Cao đài, Hòa Hảo… Triết lý phương đông, đức tin, giáo pháp, những giá trị vật thể và phi vật thể gắn với những thiết chế, công trình tôn giáo ở Việt Nam là những ngôi chùa, tòa thánh và những công trình văn hóa tôn giáo gắn với các di tích là đối tượng mục tiêu hướng tới của du lịch tâm linh.
– Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị anh hùng dân tộc, những vị tiền bối có công với nước, dân tộc (Thành Hoàng) trở thành du lịch về cội nguồn dân tộc với đạo lý uống nước nhớ nguồn. Mới đây, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện nhân loại.
– Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri ân báo hiếu đối với bậc sinh thành.
– Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với những hoạt động thể thao tinh thần như thiền, yoga hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh thần, đặc trưng và tiêu biểu ở Việt Nam mà không nơi nào có đó là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
– Ngoài ra du lịch tâm linh ở Việt Nam còn có những hoạt động gắn với yếu tố linh thiêng và những điều huyền bí.
b) Xu hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam
Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh thể hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng. Sự đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo và với số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước. Nhu cầu du lịch tâm linh của người Việt Nam đang trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển. Ngày nay du lịch tâm linh ở Việt Nam đang trở thành xu hướng phổ biến:
– Số lượng khách du lịch tâm linh ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch, đặc biệt là khách nội địa. Số khách du lịch đến các điểm tâm linh tăng cho thấy du lịch tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.
– Nhu cầu và du lịch tâm linh ngày càng đa dạng không chỉ giới hạn trong khuôn khổ hoạt động gắn với tôn giáo mà ngày càng mở rộng tới các hoạt động, sinh hoạt tinh thần, tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc và những yếu tố linh thiêng khác. Hoạt động du lịch tâm linh ngày càng chủ động, có chiều sâu và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đại bộ phận nhân dân.
– Hoạt động kinh doanh, đầu tư vào du lịch linh ngày càng đẩy mạnh thể hiện ở quy mô, tính chất hoạt động của các khu, điểm du lịch tâm linh. Ra đời và phát triển ngày càng nhiều các điểm du lịch tâm linh ở hầu hết các địa phương, vùng, miền trên phạm vi cả nước, tiêu biểu như: Đền Hùng (Phú Thọ); Yên Tử (Quảng Ninh); Chùa Hương (Hà Nội); Phát Diệm (Ninh Bình); Núi Bà Đen, Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh); Chùa Bái Đính (Ninh Bình); Đại Nam Văn Hiến (Bình Dương); Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang); Công Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương); Tây Thiên (Vĩnh Phúc); Đền Trần-Phủ Dầy (Nam Định)…
– Du lịch tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và xã hội. Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đối với phát triển du lịch tâm linh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng đời sống tinh thần cho nhân dân đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, suy tôn những giá trị nhân văn cao cả.
3. Tình hình phát triển và kết quả đóng góp của du lịch tâm linh vào tăng trưởng du lịch Việt Nam
Trong giai đoạn vừa qua, Du lịch Việt Nam chứng kiến giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ với tỷ lệ ấn tượng trên 12% mỗi năm (ngoại trừ suy giảm do dịch SARS 2003 và suy thoái kinh tế thế giới 2009). Năm 2012, với 6,8 triệu lượt khách quốc tế, 32,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt 160.000 tỷ đồng. 10 tháng đầu năm 2013 số khách quốc tế đạt 6,12 triệu lượt, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2012. Với tốc độ đó, ước tính 2013 Việt Nam sẽ đạt mốc 7,4 triệu lượt khách quốc tế và 35 triệu lượt khách nội địa, tổng thu sẽ đạt 195.000 tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD). Như vậy, chỉ sau 4 năm phục hồi suy thoái, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng gấp 2 lần; tổng thu du lịch tăng trên 2,2 lần. Với những chỉ tiêu tổng thể đó thì mục tiêu Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2015 đã về đích trước 2 năm. Đạt được kết quả tăng trưởng đó có sự đóng góp tích cực của du lịch tâm linh với những kết quả đáng ghi nhận.
a) Số lượng, cơ cấu khách du lịch tâm linh
Ở Việt Nam, khách du lịch tâm linh chiếm một tỷ trọng khá lớn. Thông thường khách đi du lịch hầu như kết hợp với mục đích tâm linh hoặc mục đích tâm linh được lồng ghép trong nhiều chuyến đi. Vì vậy, khó có thể phân biệt rõ số khách với mục đích du lịch tâm linh thuần túy (ngoại trừ số tăng ni, phật tử, tín đồ, khách hành hương).
Trong số 32,5 triệu khách du lịch nội địa năm 2012 chỉ tính riêng số khách đến các điểm tâm linh (chùa, đền, phủ, tòa thánh) có khoảng 13,5 triệu lượt, tương đương 41,5%. Một số điểm du lịch tâm linh tiêu biểu năm 2012 đón một lượng khách lớn như Miếu Bà Chúa Xứ An Giang (3,6 triệu lượt khách), Chùa Hương (1,5 triệu lượt); Chùa Bái Đính (2,1 triệu lượt), Yên Tử (2,3 triệu lượt), khu du lịch Núi Bà Đen (2,2 triệu lượt); Cô Sơn Kiếp Bạc (1,2 triệu). Đối với khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích tâm linh không nhiều, trong số 6,8 triệu lượt khách đến Việt Nam năm 2012 ước tính có khoảng 12% khách du lịch có đến các điểm du lịch tâm linh.
b) Những hoạt động du lịch tâm linh chủ yếu
– Hành hương đến những điểm tâm linh: những ngôi chùa (cả nước có trên cả nước có 465 ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa quốc gia), tòa thánh, đền, đài, lăng, tẩm, phủ, khu tưởng niệm; tiến hành các hoạt động thờ cúng: thờ cúng thành hoàng, thờ mẫu, thờ cúng tổ nghề, thờ tam phủ, tứ phủ, thờ tứ pháp, thờ bốn vị tứ bất tử, thờ danh nhân, anh hùng dân tộc, thờ táo quân, thổ địa… Các hoạt động chiêm bái, cầu nguyện, tụng kinh, thiền, yoga, pháp đàm; thiền trà; tham vấn; pháp thoại; thiền ca; thiền buông thư,…
– Tham quan, vãn cảnh, thưởng ngoạn không gian cảnh quan và không gian kiến trúc, điêu khắc gắn với điểm tâm linh; tìm hiểu văn hóa gắn với lịch sử tôn giáo và lối sống bản địa, những giá trị di sản văn hóa gắn với điểm tâm linh
– Tham gia lễ hội tín ngưỡng, dân gian: Quốc giỗ, lễ hội Đến Hùng, Lễ Vu Lan, lễ hội Thánh Gióng (Hà Nội), lễ hội vía Bà Tây Ninh, lễ hội Tế Cá Ông (Bình Thuận), lễ hội vía Bà núi Sam (Châu Đốc) v.v.
c) Dịch vụ phục vụ du lịch tâm linh
Dịch vụ lữ hành phục vụ các chương trình du lịch với mục đích tâm linh kết hợp các mục đích khác; dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm lưu niệm; phục vụ cúng tế, chiêm bái, thiền, yoga; dịch vụ vận chuyển bằng xe điện, cáp treo, lái đò, thuyền; dịch vụ thuyết minh; dịch vụ chụp ảnh; thưởng thức nghệ thuật dân gian, văn nghệ truyền thống, âm nhạc, múa, trò chơi dân gian…
d) Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch tâm linh
Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ngắn, có thể chỉ vài giờ trong ngày, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày. Thông thường khách du lịch tâm linh đi trong ngày và ít nghỉ lại qua đêm. Thời gian lưu trú lâu dài nhất là 1.8 ngày như ở Măng Đen gắn với các mục đích khác như nghỉ dưỡng, sinh thái. Thời gian đi du lịch tâm linh thường tập trung vào dịp cuối năm và đầu năm âm lịch và các thời điểm lễ hội dân gian năm.
e) Chi tiêu của khách du lịch tâm linh
Chi tiêu của phần lớn khách du lịch tại các điểm tâm linh thường là thấp, chủ yếu chi cho các hoạt động phục vụ tế lễ, cầu nguyện, chiêm bái… mà ít phát sinh chi phí. Một số điểm tâm linh thu phí tham quan, còn lại hầu hết các điểm tâm linh gắn với tín ngưỡng không thu phí nhưng đều có các hòm công đức để khách tự nguyện đóng góp. Số tiền đóng góp tự nguyện đó khá lớn và là nguồn thu chính cho việc trùng tu, quản lý vận hành các điểm du lịch tâm linh. Các chi tiêu cơ bản cho các hoạt động di chuyển (cáp treo, thuyền, đò, xe điện…) chiếm một tỷ trọng đáng kể. Chi cho ăn uống và giải khát, chi cho lưu trú qua đêm, lưu niệm, sản vật địa phương… chiếm một tỷ trọng đáng kể nhưng không lớn do khách hầu hết viếng thăm trong thời gian ngắn, ít nghỉ lại qua đêm. Theo báo cáo của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, doanh thu từ các địa điểm du lịch tâm linh còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên, hiệu ứng lan tỏa của chi tiêu tại điểm du lịch tâm linh đến cộng đồng dân cư là rất lớn, có tác động rõ rệt thông qua tạo việc làm, bán hàng lưu niệm, sản vật địa phương.
f) Du lịch tâm linh đóng góp tích cực vào phát triển bền vững
– Người dân địa phương được chủ động tham gia vào các hoạt động phục vụ khách tại các điểm du lịch tâm linh: chèo đò, xích lô, bán hàng lưu niệm, hướng dẫn, tiêu thụ sản vật địa phương, phục vụ ăn uống (Ví dụ ở Tràng An: 1 vụ đò bằng 3 vụ lúa). Du lịch tâm linh tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp dịch vụ.
Theo lời kể của người dân chèo đò, trước đây, hơn 10 năm khu vực Bái Đính là một vùng đất chưa được du khách biết đến, đường đi vào rất khó khăn, người dân sống lam lũ, một mùa cấy lúa nước, thu nhập bấp bênh, không có việc làm. Nhưng từ khi dự án xây dựng chùa Bái Đính, bộ mặt ở đây đã đổi thay cuộc sống của người dân đã có sự dịch chuyển từ thuần nông sang làm dịch vụ; nay một vụ đò bằng 3 vụ lúa; hàng chục ngàn người đã có việc làm, thu nhập 4-6 triệu đồng/tháng, an ninh trật tự được đảm bảo. Có thể nói, cuộc sống của người dân ở đây đã thực sự đổi thay nhờ du lịch tâm linh đến Bái Đính-Tràng An.
– Với triết lý đạo Phật cũng như các tôn giáo khác là sống tốt đời đẹp đạo, du lịch tâm linh chủ động và tích cực trong việc bảo vệ môi trường và đóng góp thích đáng vào phát triển bền vững. Ở Việt Nam hầu hết các điểm du lịch tâm linh là những nơi có phong cảnh đẹp, hệ sinh thái độc đáo luôn được giữ gìn bảo vệ môi trường tốt bằng các hành vi có ý thức của con người. Ngoại trừ những nơi do thương mại hóa quá mức không kiểm soát nổi dẫn tới quá tải.
– Du lịch tâm linh mang lại những giá trị trải nghiệm thanh tao cho du khách, nhận thức và tận hưởng những giá trị về tinh thần giúp cho con người đạt tới sự cân bằng, cực lạc trong tâm hồn như theo triết lý từ-bi-hỷ-xả của đạo Phật… Những giá trị ấy có được nhờ du lịch tâm linh và đóng góp quan trọng vào sự an lạc, hạnh phúc và chất lượng cuộc sống cho dân sinh.
– Du lịch tâm linh đạt tới sự phát triển cân bằng về các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và đóng góp tích cực vào phát triển bền vững.
4. Định hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam
a) Về quan điểm phát triển
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước thể hiện trong quan điểm Chiến lược phát triển du lịch theo chiều sâu, có chất lượng, hiệu quả, bền vững, có thương hiệu và sức cạnh tranh, phát triển du lịch tâm linh dựa trên các quan điểm chủ đạo sau:
– Thứ nhất, Du lịch tâm linh phải được tập trung đầu tư phát triển theo quy hoạch bài bản trên cơ sở khai thác những giá trị nổi trội về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam.
– Thứ hai, Phát triển du lịch tâm linh trở thành động lực thu hút khách du lịch, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ du lịch khác, tạo sự đa dạng và hấp dẫn cho du lịch Việt Nam và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững; phát triển du lich tâm linh trở thành giải pháp hữu hiệu để phát triển bền vững thông qua tạo việc làm, thu nhập cho cư dân địa phương, tăng cường hiểu biết giao lưu văn hóa, tìm hiểu thế giới và tạo động lực bảo tồn giá trị truyền thống, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc.
– Thứ ba, Phát triển du lịch tâm linh trở thành mục tiêu phát triển đời sống tinh thần cho nhân dân hướng tới những giá trị chân-thiện-mỹ và nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy tiến bộ xã hội; du lịch tâm linh phải phát triển theo hướng chăm lo nuôi dưỡng tinh thần tiến bộ, làm cho tư tưởng, tinh thần trong sáng đồng thời đấu tranh, bài trừ những hủ tục, dị đoan làm sai lệch tư tưởng và u muội tinh thần.
b) Định hướng những giải pháp trọng tâm
Với quan điểm phát triển du lịch tâm linh nêu trên, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Du lịch cần hướng tới, đó là:
– Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch tâm linh, đảm bảo thực hiện đúng các quan điểm phát triển du lịch tâm linh mang lại những giá trị tinh thần tiến bộ cho xã hội, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội bền vững; Thực hiện chương trình nâng cao nhận thức về du lịch tâm linh cho các đối tượng từ cấp hoạch định chính sách cho tới phổ biến kiến thức, kinh nghiệm cho dân cư trong việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với điểm du lịch tâm linh; tạo điều kiện và định hướng hoạt động cho các chức sắc tôn giáo, các tín đồ, tăng ni, phật tử trong việc tổ chức hoạt động du lịch tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.
– Tập trung nguồn lực, tạo cơ chế huy động nguồn lực đầu tư vào các khu, điểm du lịch tâm linh dựa trên quy hoạch các khu, điểm du lịch tâm linh. Đầu tư cho bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tâm linh, đặc biệt về tín ngưỡng, tôn giáo và những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với điểm tâm linh trở thành yếu tố hấp dẫn đặc sắc Việt Nam để thu hút khách du lịch; đầu tư vào hạ tầng tiếp cận điểm du lịch linh và hệ thống cơ sở dịch vụ đảm bảo chất lượng, tiện nghi, hài hòa với không gian và tính chất khu, điểm du lịch tâm linh.
– Tổ chức cung cấp dịch vụ tại điểm du lịch tâm linh và tăng cường quản lý điểm đến du lịch tâm linh
– Tăng cường nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh trong mối liên kết phát triển các loại hình du lịch khác đi liền với quản lý điểm đến trở thành thương hiệu du lịch nổi bật như Yên Tử, Hương tích, Bái Đính…
– Thực hiện chương trình liên kết phát triển du lịch tâm linh giữa các điểm du lịch tâm linh trong nước: Yên Tử-Côn Sơn Kiếp Bạc-Hương tích-Đền Trần Phủ Dầy-Tam Chúc Ba Sao… và ngoài nước với: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Myanma, Nepal, Bhutan, Trung đông… trong khuôn khổ hợp tác du lịch song phương và đa phương.
– Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư, mang lại sự hưởng lợi tối đa cho cộng đồng dân cư tại điểm du lịch tâm linh.
5. Kết luận
Du lịch tâm linh đang trở thành xu hướng phổ biến, gắn kết các nền văn hóa trong thế giới tinh thần. Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch tâm linh bởi nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với nhu cầu hướng tới những giá trị tinh thần cao cả, đức tin, tín ngưỡng và tôn giáo.
Những giá trị văn hóa tâm linh trên khắp mọi miền đất nước có sức hấp dẫn du lịch mạnh mẽ. Thời gian qua, số lượng lớn khách du lịch tới điểm tâm linh hàng năm và xu hướng ngày càng đông đảo du khách có nhu cầu du lịch tâm linh; hoạt động du lịch tâm linh ở Việt Nam không chỉ gắn với tôn giáo mà biết kết hợp phát huy triết học phương đông, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, các vị tiền bối có công với nước.
Du lịch tâm linh đã trở thành nhu cầu không thể thiếu, ngày càng sôi động, mang lại hiệu quả thiết thực cho kinh tế địa phương, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân và đóng góp tích cực vào phát triển bền vững.
Đảng và Nhà nước không ngừng quan tâm chăm lo tới đời sống tinh thần cho nhân dân thông qua các chính sách tạo điều kiện cho du lịch tâm linh phát triển theo đúng hướng mang lại những giá trị tinh thần thiết thực, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội và phát triển kinh tế du lịch nói riêng. Trong thời gian tới, theo quan điểm chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch tâm linh phù hợp với xu hướng chung và vì sự phát triển bền vững./.
Tham luận của Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn tại Hội Nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững (Ninh Bình, 21-22/11/2013)
Bạn đang xem chủ đề Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Ở Nha Trang trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!