Top 14 # Thuyết Minh Khu Du Lịch Tràng An Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Thuyết Minh Về Khu Du Lịch Bà Nà

Bà nà – Núi Chúa là một dãy núi thuộc huyện Hòa Vang cách thành phố Đà Nẵng 15 km đường chim bay về phía Tây, (đường bộ dài 48 km) cao 1.482 m so vs mực nước biển ,khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 17 độ C – 20 độ C. Bà Nà đã được xem là “hòn ngọc khí hậu”, là nơi lý tưởng để an dưỡng tinh thần. Bà Nà được đánh giá là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng và lớn nhất Đông Dương thu hút nhiều du khách ngang với Le Bockor (Campuchia), Cap Saint Jacques (Vũng Tàu), Tam Đảo, Sapa…

Sau thời gian dài chiến tranh và thiên tai đã làm mất đi các lâu đài, nhà nghỉ cổ xưa, chỉ còn lại phế tích là những nền nhà, bức tường đã loang lổ tiêu sơ. Phải đến năm 2000, Bà Nà mới được hồi sinh để trở thành một thị trấn du lịch.

Vì nằm ở vùng chuyển tiếp khí hậu của nước ta, giữa miền Bắc với khí hậu một năm bốn mùa rõ rệt và miền Nam với khí hậu một năm hai mùa mưa khô phân lập cho nên Bà Nà – Núi Chúa có hai kiểu rừng : một là kiểu rừng á nhiệt đới với các loài cây á kim, hai là kiểu rừng nhiệt đới với các loài cây lá rộng. Chính vì thế mà Bà Nà có hệ sinh thái phong phú với 544 loài thực vật, 266 loài động vật trong đó có 44 loài động vật và 6 loài thực vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam như gà lôi lam mào trắng, trĩ, vượn, hổ, cá chình hoa, trĩ sao, vượn má hồng, hổ… Trên đỉnh núi Bà Nà có cây thông qùy (thân cây cong như qùy) khoảng gần trăm tuổi.

Đặc biệt, Bà Nà có nguồn dược liệu vô cùng phong phú với: 251 loài cây thuộc 89 họ thực vật phân phối ở các độ cao khác nhau, trong đó có 13 loài họ Cà phê, 12 loài họ Đậu, 10 loài thuộc loài Thầu dầu, 8 loài thuộc họ Cam, 7 loài thuộc họ Cúc. Ngoài ra, Bà Nà còn có cây trầm hương ,ba kích, cây lười ươi, cây thổ phục, bồ công anh mọc trên đỉnh núi, màng tang , chổi xuể, thông Đây đều là những loài cây có thể khai thác dùng làm thuốc.

Năm 1986, Bà Nà đã được Chính phủ công nhận là khu dự trữ thiên nhiên, đối tượng bảo vệ là là rừng nhiệt đới và nhiều loại động thực vật quý hiếm.

Nét đặc sắc đầu tiên của Bà Nà là bầu trời luôn thoáng đãng, mây quẩn quanh ở lưng chừng núi. Đặc biệt khi cơn mưa xuất hiện, chúng ta được xem mưa rơi xung quanh sườn núi mà phần đỉnh vẫn luôn khô ráo, vẫn trời mây quang tạnh, không khí thoáng đãng mát mẽ. .

Bà Nà có loại đào chuông rất quý hiếm, chỉ nở mỗi độ xuân về. Tên “đào chuông” là do người địa phương đặt cho loài hoa, khi nở trông như những chiếc chuông nhỏ màu hồng đậm, treo lủng lẳng trên cành. Cây ra hoa từ tiết đông chí cho đến tháng giêng, tháng hai. Ở nước ta, cây đào chuông phân bố ở độ cao trên 1.400m tại các tỉnh từ Thừa Thiên – Huế đến Khánh Hòa. Tuy nhiên, có thể nói Bà Nà là nơi đào chuông phát triển tốt nhất và cho hoa rất đẹp.

Chùa Linh Ứng, một bản sao của chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn. Ở đây còn có tượng Phật lộ thiên cao 30m uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời, gió núi. Tượng Phật đúc bằng xi măng, ruột đúc bằng đá xanh, bên ngoài là lớp áo trắng muốt. Và, vẫn còn đó những hầm rượu của người Pháp nay vẫn được sử dụng để chưng cất rượu và luôn mở cửa cho du khách vào tham quan, nhấm nháp một chút men cay để sưởi ấm cõi lòng…

Dưới chân núi Bà Nà, Suối Mơ là điểm du lịch rất đông khách, nhất là vào mùa hè. Ở đây có thác Tóc Tiên 9 tầng, thác này gọi là thác Tóc Tiên bởi vì đứng từ phía dưới chân thác nhìn lên thác như một mái tóc của một nàng tiên. Phong cảnh kết hợp giữa núi rừng bao la với những dòng nước trắng xóa, mát mẻ giúp cho chúng ta quên ngay đi những mệt mỏi của đời thường để tận hưởng những giây phút thư giãn thần tiên. Ngoài ra , BN còn bik đến vs Suối Nai , đồi Vọng Nguyệt , thác Cầu Vồng vs những cảnh vật cũng hok kém hấp dãn

Khu du lịch Bà Nà (thành phố Đà Nẵng) vốn được biết đến như một “lá phổi xanh” mà thiên nhiên ban tặng cho thành phố miền Trung Đà Nẵng, nay càng trở nên hấp dẫn hơn với cáp treo ghi 2 kỷ lục thế giới.

Trước đây, muốn lên đỉnh Bà Nà, du khách phải đi 16km đường đèo, với những góc cua khúc khuỷu đầy nguy hiểm. Nay chỉ mất 15 phút đi cáp treo an toàn.

Hệ thống cáp treo Bà Nà có tổng chiều dài 5.042m gồm 22 trụ, 94 cabin, công suất phục vụ 1.500 khách/giờ. Đây là tuyến cáp treo hiện đại bậc nhất hiện nay được xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu và được tổ chức Guinness công nhận đã xác lập 2 kỷ lục thế giới: cáp treo 1 dây dài nhất và có độ chênh ga cao nhất thế giới (1.291m).

Từ cáp treo hoặc từ đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả một không gian rộng lớn như một bức tranh hoàn mỹ, nhiều màu sắc giữa bốn bề mây phủ

Bà Nà – nơi hội tụ vẻ mông lung, lãng mạn của tạo vật, chút cảm hoài gạch ngói rêu phong của thời gian và sự tham dự có ý thức của con người vào cái đẹp. Từ trên đỉnh Bà Nà nhìn về Đà Nẵng, con người như cảm thấy mình có được một cuộc sống khác, tận hưởng được những hạnh phúc khác… những thứ mà cuộc sống náo nhiệt thị thành không bao giờ biết được.

Thuyết minh về khu du lịch Bà Nà – Núi Chúa – Bài 2

Miền Trung, nơi được ví như là đôi quang gánh nối 2 đầu là miền bắc và miền nam có biết bao nhiêu là điều kì diệu được khám phá, và tiêu biểu nhất ở miền Trung, đó chính là thành phố Đà Nẵng. Đà Nẵng, thành phố thơ mộng với biết bao danh lam thắng canhr tuyệt đẹp, đã chiếm biết bao là cảm tình, là nơi khơi nguồn với biết bao nhà thơ, nhà văn.Và một trong những thắng cảnh tiêu biểu ở DN, không thể không kể đến khu du lịch Bà Nà – Núi Chúa.

Bà nà – Núi Chúa là một dãy núi thuộc huyện Hòa Vang cách thành phố Đà Nẵng 15 km đường chim bay về phía Tây, (đường bộ dài 48 km) cao 1.482 m so với mực nước biển,khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 17 độ C – 20 độ C. Bà Nà đã được xem là “hòn ngọc khí hậu”, là nơi lý tưởng để an dưỡng tinh thần. Bà Nà được đánh giá là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng và lớn nhất Đông Dương thu hút nhiều du khách ngang với Le Bockor (Campuchia), Cap Saint Jacques (Vũng Tàu), Tam Đảo, Sapa…

Giải thích về tên gọi “Bà Nà”, có người cho rằng khi người Pháp đặt chân lần đầu lên đây, thấy núi có nhiều chuối nên đặt là “banane”, lâu ngày người ta Việt hóa thành Bà Nà. Còn theo nhà văn Nguyên Ngọc, Bà Nà là tiếng người Katu, có nghĩa là “nhà của tôi”. Ngoài ra, “Bà Nà” còn do người dân địa phương đặt tên,”Bà” chỉ các con vật linh thiêng,”Nà”là khu đất rộng ở trên các triền núi, hay có giả thuyết nói rằng Bà Nà là tên gọi tắc của thánh mẫu Y A Na hoặc bà Ponaga.

Khu nghỉ dưỡng Bà Nà được người Pháp phát hiện vào năm 1901 và đến năm 1912, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định biến vùng núi Bà Nà thành khu bảo tồn lâm nghiệp. Sau năm 1930, hàng chục khu nhà nghỉ đã được xây dựng, có hệ thống giao thông hoàn chỉnh và trở thành khu du lịch, nghỉ mát lý tưởng dành riêng cho các quan chức của chế độ thực dân Pháp.

Tuy nhiên, sau thời gian dài chiến tranh và thiên tai đã làm mất đi các lâu đài, nhà nghỉ cổ xưa, chỉ còn lại phế tích là những nền nhà, bức tường đã loang lổ tiêu sơ. Phải đến năm 2000, Bà Nà mới được hồi sinh để trở thành một thị trấn du lịch.

Vì nằm ở vùng chuyển tiếp khí hậu của nước ta, giữa miền Bắc với khí hậu một năm bốn mùa rõ rệt và miền Nam với khí hậu một năm hai mùa mưa khô phân lập cho nên Bà Nà – Núi Chúa có hai kiểu rừng: một là kiểu rừng á nhiệt đới với các loài cây á kim, hai là kiểu rừng nhiệt đới với các loài cây lá rộng. Chính vì thế mà Bà Nà có hệ sinh thái phong phú với 544 loài thực vật, 266 loài động vật trong đó có 44 loài động vật và 6 loài thực vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam như gà lôi lam mào trắng, trĩ, vượn, hổ, cá chình hoa, trĩ sao, vượn má hồng, hổ… Trên đỉnh núi Bà Nà có cây thông qùy (thân cây cong như qùy) khoảng gần trăm tuổi.

Đặc biệt, Bà Nà có nguồn dược liệu vô cùng phong phú với: 251 loài cây thuộc 89 họ thực vật phân phối ở các độ cao khác nhau, trong đó có 13 loài họ Cà phê, 12 loài họ Đậu, 10 loài thuộc loài Thầu dầu, 8 loài thuộc họ Cam, 7 loài thuộc họ Cúc. Ngoài ra, Bà Nà còn có cây trầm hương,ba kích, cây lười ươi, cây thổ phục, bồ công anh mọc trên đỉnh núi, màng tang, chổi xuể, thông Đây đều là những loài cây có thể khai thác dùng làm thuốc.

Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng của con người cũng như thiên tai, lũ lụt đang ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái của các loài động thực vật làm dược liệu nơi đây. Do đó, các kế hoạch bảo tồn, khai thác đảm bảo bền vững cũng như hoạt động quảng bá, giới thiệu du lịch sinh thái cần được tiến hành đồng bộ và thường xuyên để góp phần thực hiện chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam.

Năm 1986, Bà Nà đã được Chính phủ công nhận là khu dự trữ thiên nhiên, đối tượng bảo vệ là là rừng nhiệt đới và nhiều loại động thực vật quý hiếm.

Nét đặc sắc đầu tiên của Bà Nà là bầu trời luôn thoáng đãng, mây quẩn quanh ở lưng chừng núi. Đặc biệt khi cơn mưa xuất hiện, chúng ta được xem mưa rơi xung quanh sườn núi mà phần đỉnh vẫn luôn khô ráo, vẫn trời mây quang tạnh, không khí thoáng đãng mát mẽ. Nhờ sự ưu ái hiếm có của thiên nhiên, du khách từ trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt bao quát cả một vùng không gian rộng lớn: thành phố Đà Nẵng, vũng Thùng với đường viền hình cánh cung từ chân đèo Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, bãi biển Mỹ Khê, non nước Ngũ Hành, sông Thu Bồn uốn quanh ôm lấy những cánh đồng trù phú của Quảng Nam. Xa xa về biển Đông là Cù lao Chàm nhấp nhô sóng biếc. Thiên nhiên như một bức tranh thủy mặc đẹp tuyệt vời.

Rừng xanh, xanh đến ngất ngây

Sương mù lãng đãng, mây bay như dừng

(thơ Xuân Tư)

Ở Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được bốn mùa riêng biệt trong một ngày: sáng – xuân, trưa – hạ, chiều – thu, tối – đông và còn được gọi với cái tên ưu ái hơn “chốn thiên thai”.

Đêm về Bà Nà sâu lắng, lãng mạn, lạnh và đầy ấn tượng. Bên bếp lửa trại bập bùng hàng trăm con người cùng hát ca, nhảy múa. Đến như cỏ cây, hoa lá, các loài chim thú cũng ngơ ngác trước sự hồi sinh đến diệu kỳ ở vùng đất mà hàng chục năm vắng bóng người này. Nhiều người đến Bà Nà đều có chung nhận xét: Sống ở đây một ngày biết được bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông. Đúng vậy, không ít người còn ví: Bà Nà là Đà Lạt, là Sa Pa của Đà Nẵng và miền Trung. Quả là không sai.

Bà Nà có loại đào chuông rất quý hiếm, chỉ nở mỗi độ xuân về. Tên “đào chuông” là do người địa phương đặt cho loài hoa, khi nở trông như những chiếc chuông nhỏ màu hồng đậm, treo lủng lẳng trên cành. Cây ra hoa từ tiết đông chí cho đến tháng giêng, tháng hai. Ở nước ta, cây đào chuông phân bố ở độ cao trên 1.400m tại các tỉnh từ Thừa Thiên – Huế đến Khánh Hòa. Tuy nhiên, có thể nói Bà Nà là nơi đào chuông phát triển tốt nhất và cho hoa rất đẹp.

Hai bên đường từ khu biệt thự Bà Nà By night xuống chùa Linh Ứng và trong khuôn viên trước sân chùa có trồng nhiều đào chuông. Được ngắm từng “cái chuông” đang ngậm sương, gặp nắng sớm ban mai tạo ra hiệu ứng, óng ánh màu hồng như hàng trăm đôi môi người đẹp đang mỉm cười. Những người mê đào chuông, dù bận rộn bao nhiêu, cũng thu xếp một chuyến thượng sơn để ngắm hoa đào chuông Bà Nà trong gió lành lạnh và mây bay trắng xóa, bao phủ tứ bề.

Chùa Linh Ứng, một bản sao của chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn. Ở đây còn có tượng Phật lộ thiên cao 30m uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời, gió núi. Tượng Phật đúc bằng xi măng, ruột đúc bằng đá xanh, bên ngoài là lớp áo trắng muốt. Và, vẫn còn đó những hầm rượu của người Pháp nay vẫn được sử dụng để chưng cất rượu và luôn mở cửa cho du khách vào tham quan, nhấm nháp một chút men cay để sưởi ấm cõi lòng…

Dưới chân núi Bà Nà, Suối Mơ là điểm du lịch rất đông khách, nhất là vào mùa hè. Ở đây có thác Tóc Tiên 9 tầng, thác này gọi là thác Tóc Tiên bởi vì đứng từ phía dưới chân thác nhìn lên thác như một mái tóc của một nàng tiên. Phong cảnh kết hợp giữa núi rừng bao la với những dòng nước trắng xóa, mát mẻ giúp cho chúng ta quên ngay đi những mệt mỏi của đời thường để tận hưởng những giây phút thư giãn thần tiên. Ngoài ra, BN còn biết đến với Suối Nai, đồi Vọng Nguyệt, thác Cầu Vồng với những cảnh vật cũng không kém phần hấp dẫn.

Khu du lịch Bà Nà (thành phố Đà Nẵng) vốn được biết đến như một “lá phổi xanh” mà thiên nhiên ban tặng cho thành phố miền Trung Đà Nẵng, nay càng trở nên hấp dẫn hơn với cáp treo ghi 2 kỷ lục thế giới.

Trước đây, muốn lên đỉnh Bà Nà, du khách phải đi 16km đường đèo, với những góc cua khúc khuỷu đầy nguy hiểm. Nay chỉ mất 15 phút đi cáp treo an toàn.

Hệ thống cáp treo Bà Nà có tổng chiều dài 5.042m gồm 22 trụ, 94 cabin, công suất phục vụ 1.500 khách/giờ. Đây là tuyến cáp treo hiện đại bậc nhất hiện nay được xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu và được tổ chức Guinness công nhận đã xác lập 2 kỷ lục thế giới: cáp treo 1 dây dài nhất và có độ chênh ga cao nhất thế giới (1.291m).

Từ cáp treo hoặc từ đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả một không gian rộng lớn như một bức tranh hoàn mỹ, nhiều màu sắc giữa bốn bề mây phủ điệp trùng.

Ngồi trên carbin cáp treo, lưng lửng giữa lưng chừng mây, ngắm nhìn vẻ nguyên sơ, hùng vĩ của những cánh rừng nguyên sinh, những tán cây rộng lớn, từng đàn bướm tung bay, gió thổi vi vu cùng hương thơm thoang thoảng của các loài chúng tôi khách sẽ có cảm giác phiêu lưu đầy lý thú như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Trong thời gian tới, khu du lịch Bà Nà-suối Mơ sẽ thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế hơn bởi Chính phủ đã cho phép Đà Nẵng trở thành cửa ngõ quốc tế thứ ba của Việt Nam, sau Hà Nội và TPHCM, với các chuyến bay thẳng đến từ nhiều nước trên thế giới.

Bà Nà – nơi hội tụ vẻ mông lung, lãng mạn của tạo vật, chút cảm hoài gạch ngói rêu phong của thời gian và sự tham dự có ý thức của con người vào cái đẹp. Từ trên đỉnh Bà Nà nhìn về Đà Nẵng, con người như cảm thấy mình có được một cuộc sống khác, tận hưởng được những hạnh phúc khác… những thứ mà cuộc sống náo nhiệt thị thành không bao giờ biết được.

Thuyết minh về khu du lịch Bà Nà – Bài 3

Lần đầu đặt chân tới Bà Nà, du khách sẽ ngỡ ngàng vì Việt Nam lại có quá nhiều thắng cảnh đẹp đến mê hồn như vậy. Cách trung tâm TP Đà Nẵng 40km về phía Tây, khu du lịch sinh thái Bà Nà luôn hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và khí hậu luôn trong khoảng 17- 20 độ C.

Đường lên Bà Nà (nằm ở độ cao 1.482m) nhiều đèo dốc và không ít cua gấp khúc. Nhưng chính những khúc ngoặt ẩn hiện trong xứ mây đó lại khiến cho du khách trào dâng cảm xúc thú vị. Bức tranh sơn cước trải dài theo tầm mắt du khách với điệp trùng rừng cây, sông, suối, thác nước… xen lẫn những âm thanh rì rào của gió, tiếng róc rách nước chảy, tiếng đục đá lóc cóc.

Không ít người đã ví Bà Nà như Đà Lạt, như Sa Pa của miền Trung, nhưng từ Bà Nà có thể chuyển tiếp hành trình du lịch từ núi xuống biển với khoảng cách khá gần, chỉ khoảng 40km. Tại đó, có những bãi tắm tuyệt đẹp như Xuân Thiều, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An. Thực không có gì thú vị hơn bởi trong một khoảng cách gần, du khách có thể thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên và khí hậu của hai vùng đất.

Thuyết Minh Về Khu Du Lịch Suối Tiên

Thuyết minh về khu du lịch Suối Tiên

Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên nằm ở cửa ngõ Ðông Bắc Sài Gòn, được xây dựng cải tạo với mục đích kết hợp du lịch với giáo dục văn hoá lịch sử, nguồn cội dân tộc. Đây là một vùng đất đồi hình chữ S, rộng 200.000m2, chính giữa có dòng suối với nhiều mạch nước ngầm uốn lượn chảy xuyên qua suốt chiều dài 2.000m.

Suối Tiên gồm 12 khu vực chính, vốn đầu tư 50 tỷ đồng. Hàng năm Suối Tiên đón gần 2 triệu lượt khách đến tham quan. Nét độc đáo của Suối Tiên là tính chất lịch sử, huyền thoại, các cụm mô hình ở đây được lấy ý tưởng từ các truyền thuyết, huyền tích của dân tộc và tư tưởng đạo học phương Ðông.

Với mơ ước về sự thái bình, an khang thịnh vượng, những nhà thiết kế xây dựng Suối Tiên thành 4 vùng đất theo truyền thuyết về tứ linh: Long, Lân, Qui, Phụng, mỗi vùng đất ứng với 1 hành trong ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa lấy thổ làm trung tâm.

Vẻ đẹp nên thơ kết hợp hài hòa, khéo léo giữa thiên nhiên và nhân tạo, giữa kiến trúc cổ và kiến trúc hiện đại, không khí trong lành nơi đây đã khiến cho Suối Tiên thực sự trở thành khu nghỉ ngơi, giải trí hấp dẩn của người dân thành phố cũng như của du khách từ xa đến.

Kiểu cách kiến trúc và các thể loại vui chơi cũng được gắn lồng vào các hình ảnh lịch sử và truyền thuyết Việt Nam như tượng Lạc Long Quân, Âu Cơ, Vua Hùng, sự tích trăm trứng, Sơn Tinh Thủy Tinh, chính tầng địa ngục, công viên khủng long, tứ linh hội tụ Long-Lân-Quy-Phụng, công viên giải trí dưới nước…

Một công trình đặc biệt khác của Suối Tiên là biển Tiên Đồng, biển nhân tạo duy nhất ở Việt Nam. Ðiểm nhấn quan trọng nhất của biển Tiên Ðồng là dãy núi cao 70 m được xây dựng hoành tráng, lộng lẫy với bức tượng khổng lồ của thần Lạc Long Quân. Ðối diện là núi Âu Cơ và các núi Ngũ Châu Hoàng nằm dọc theo mạn bắc, núi Hương Khư, Thiên Thủy, Bồng Lai trải dọc về phía nam, tiếp giáp với cung Thiên Ðình.

Bên trong núi là những hang động nổi tiếng từ thời thượng cổ: Hương Tích (Nam Thiên đệ nhất động), Bích động (Nam Thiên đệ nhị động), các động Thủy Liêm, Hoàng Thiên, Giao Long, Tam Thanh, Huyền Khung, Kỳ Duyên… Trên đỉnh núi có những tòa lâu đài nguy nga xen lẫn với những sinh vật biển khổng lồ được chạm trổ công phu, muôn màu sắc.

Ðứng trên đỉnh núi Lạc Long Quân, du khách không chỉ được ngắm nhìn toàn cảnh biển Tiên Ðồng và toàn bộ Suối Tiên mà còn có thể phóng tầm mắt nhìn ra tận Tây Ninh, Ðồng Nai, Vũng Tàu… Từ đỉnh, một dòng suối tinh khiết chảy qua hai triền núi tạo thành dòng thác bạc trắng xóa đổ xuống biển, chảy tràn qua các ghềnh đá phẳng.

Không giống với các công viên nước khác, nước biển Tiên Ðồng rất tinh khiết bởi đã qua một quy trình xử lý hiện đại, khép kín gồm: hệ thống xử lý cơ học, hóa học, vật lý và sinh học. Phần kỹ thuật này do Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga cùng các chuyên gia của Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga đảm nhiệm.

Ðến biển Tiên Ðồng, du khách không chỉ được tắm biển mà còn được tắm mưa, sương mù và cả tắm sóng…

Hàng năm, tại Khu du lịch Suối Tiên diễn ra nhiều sự kiện văn hóa lớn, trong đó có Lễ hội trái cây Nam Bộ, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

Thống kê tìm kiếm

thuyết minh về suối tiên

viết 6-7câu kể về công viên suối tiên

Thuyết Minh Viên Du Lịch

Thuyết minh cho du khách về lịch sử chùa Côn Sơn Người kết nối các giá trị văn hóa

TMVDL không chỉ là người thuyết minh viên, giới thiệu cho khách thuần túy mà còn là người thổi hồn vào các di tích, hiện vật, danh lam, thắng cảnh… làm sống dậy từng điểm du lịch, các di tích lịch sử để những di sản đó tồn tại mãi theo thời gian, điều đó có ý nghĩa sâu sắc góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng.

Việc thuyết minh cho du khách hiểu những giá trị văn hóa, lịch sử của một địa danh nào đó có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là khách quốc tế tới Việt Nam. Trong khi, thế mạnh của tỉnh ta là du lịch văn hóa – tâm linh, du lịch sinh thái ngày càng được khẳng định và phát triển.

Người làm nhiệm vụ thuyết minh tại điểm có kiến thức chuyên môn sâu tại điểm du lịch mà mình phụ trách. Họ có thể là một giáo viên, một chuyên gia, một nhà nghiên cứu, một “lão làng” trong mọi lĩnh vực nhất định nào đó.

Mỗi công việc đều có cái “khó” của nó nhưng nghề TMVDL còn đặc biệt hơn rất nhiều. Chỉ bằng giọng nói và ngôn ngữ cơ thể, họ phải truyền đạt được nét đặc trưng, giá trị văn hóa – lịch sử của mỗi đối tượng tham quan tới du khách du lịch sao cho dễ hiểu, dễ nhớ và xúc động nhất.

Chị Lê Thị Phượng thuộc Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, người đã đạt giải nhất trong cuộc thi Thuyết minh viên Du lịch Hải Dương năm 2014 chia sẻ: thuyết minh là một nghề đặc biệt đòi hỏi người thuyết minh phải có kiến thức, trách nhiệm và tinh thần quảng bá, lưu giữ giá trị văn hóa lịch sử. Tôi rất tự hào được sinh ra trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, mỗi lần thuyết minh xong về di tích là một lần tôi được bày tỏ lòng tri ân tới các bậc hiền nhân, tự hào khi được hướng dẫn, giới thiệu cho du khách hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo.

Công việc thuyết minh tại điểm tuy không vất vả như nghề hướng dẫn viên nhưng cũng đòi hỏi nhiều yếu tố cần thiết như: kỹ năng giao tiếp với đám đông, nắm bắt được tâm lý người nghe, khả năng giải quyết tình huống linh hoạt, khéo léo và phải có kiến thức chuyên sâu về văn hóa, lịch sử của địa phương và dân tộc. Đặc biệt, họ đều có một chất giọng truyền cảm, cuốn hút người nghe. Trong quá trình thuyết minh họ biết cách lồng ghét những câu chuyện kể một cách hợp lý, dẫn dắt người nghe vào những khung cảnh phù hợp với nội dung trưng bày tạo bảo tàng, điểm du lịch hay các danh nhân, cảnh quan tự nhiên của khu du lịch.

Theo Khoản 1 Điều 72 của Luật du lịch thì Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên quốc tế, hướng dẫn viên nội địa” còn theo Khoản 1 Điều 78 “Thuyết minh viên là người thuyết minh tại chỗ cho du khách trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch”. Tất nhiên, vai trò của họ chắc chắn khác nhau. Với Hướng dẫn viên, họ phải theo đoàn suốt tuyến, trên mọi cung đường, và kiến thức của họ không đòi hỏi phải chuyên sâu như TMVDL nhưng có thể họ lại có kiến thức sâu rộng hơn TMVDL. Trên mỗi cung đường, Hướng dẫn viên đều thuyết minh cho khách về các điểm đến. Đến địa điểm thăm quan thì mọi công việc dường như lại được chuyển giao cho TMVDL như chủ nhà mời khách thăm quan và thưởng thức các “món ăn” tinh thần, đưa du khách từ cung bậc cảm xúc này đến cung bạc cảm xúc khác.

Quả thật như vậy, mỗi TMVDL ở đây đều phải làm sao thổi hồn vào các di tích, danh nhân, cảnh quan thiên nhiên. Như vậy, TMVDL tại Côn Sơn – Kiếp Bạc phải làm sao trong bài thuyết minh của mình có thể đưa du khách trở về với âm hưởng hào hùng của các thuyền quân trên sông Lục Đầu, âm vang thắng lợi của trận Vạn Kiếp – Chiến công oanh liệt của quân – dân đời Trần 1285 – 1287, để khơi dậy trong tâm trí mỗi du khách niềm tự hào dân tộc, hay xúc động và rơi nước mắt khi thuyết minh về Danh nhân văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi, về cuộc đời và sự nghiệp, vụ án Lệ Chi Viên thảm khốc. Chị Phượng chia sẻ thêm: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc đón và thu hút rất nhiều đối tượng du khách, bởi vậy khi dẫn khách vào không gian lịch sử văn hóa của mỗi di tích, chúng ta phải dẫn thế nào để người xem có thể tưởng tượng như mình đang sống trong không khí hào hùng của ông cha ta thuở xưa để người xem và nghe có thể hiểu được những giá trị to lớn của những chiến công đó, tất nhiên du khách tham quan đến với khu di tích thuộc nhiều tầng lớp, độ tuổi khác nhau: học sinh, sinh viên, người già, cựu chiến binh…, vì vậy chúng tôi luôn phải có cách dẫn riêng, chọn lọc kiến thức cho hợp với đối tượng và cảm xúc nói mỗi lần cũng khách nhau. Quan trọng hơn cả là mỗi TMVDL như chúng tôi đều phải ý thức được nhiệm vụ mình đang làm, có ý nghĩa quan trọng thế nào đến hình ảnh và con người Hải Dương, phải làm sao để mỗi TMVDL là nhân chứng lịch sử, người lưu giữ “hồn” của dân tộc, kết nối các giá trị văn hóa.

Liên tục trau dồi nghiệp vụ Hướng dẫn, Thuyết minh

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 100 TMVDL đang công tác tại các khu, điểm du lịch, tập trung chủ yếu ở khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc, Đảo Cò, Đền Cao – Động Kính Chủ. Phần lớn đội ngũ TMVDL chuyên nghiệp của tỉnh đã được đào tạo ở các cơ sở đào tạo có ngành du lịch, có 54% tổng số TMVDL hiện nay sử dụng được tiếng Anh.

Thuyết minh viên gần như là người tiếp xúc đầu tiên với mỗi du khách tại điểm đến, vì vậy từ phong cách ứng xử, giao tiếp và kiến thức chuyên môn đều phải rất cẩn trọng và tinh tế. Nghề thuyết minh viên ở tỉnh ta mặc dù chưa có chương trình cấp chứng chỉ, nhưng các thuyết minh viên đã phần nào đáp ứng được công việc tại đơn vị mình, bên cạnh đó còn nhiều khu điểm chưa có thuyết minh viên thường trực và mỗi khi cần thì phải nhờ đến các cán bộ chuyên ngành của Phòng Văn hóa thông tin hoặc cán bộ Văn hóa xã. Đồng thời lực lượng thuyết minh trên địa bàn tỉnh ta nhìn chung còn mỏng và yếu về chất lượng, trình độ ngoại ngữ còn hạn hẹp chưa đáp ứng được với những công việc đòi hỏi trình độ cao, chuyên sâu và hội nhập khu vực.

Có lẽ, nghề thuyết minh cũng như một số ngành nghề đặc thù khác, không phải ai cũng có thể làm tốt công việc này. Nghề này kén người, kén nết, kén trí tuệ. Bởi vậy, việc tuyển chọn TMVDL của mỗi đơn vị là rất quan trọng, nếu không tuyển chọn kỹ thì vô hình chung người TMVDL không giỏi chuyên môn, không linh hoạt trong tình huống sẽ làm cho du khách không hài lòng, sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác. Chính vì vậy, nghề này đòi hỏi phải có sự nhạy cảm, đam mê và tinh tế rất cao.

Ông Lê Duy Mạnh – Phó ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc cho biết: Hiện nay tỉnh ta chưa có một cơ sở nào đào tạo chuyên ngành về thuyết minh viên. Vì vậy, bên cạnh kiến thức về chuyên ngành, chuyên môn, nên thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn để giúp thuyết minh viên tại điểm cập nhật kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và những vấn đề mới đang và sẽ đặt ra cho bản thân họ. Những lớp bồi dưỡng này có thể được tổ chức trong dịp mùa lễ hội du lịch, nhưng nghiêm túc, có chất lượng cả về đội ngũ dạy, tài liệu học tập – tham khảo và cả về điều kiện thực hành.

Bên cạnh đó cần thường xuyên, duy trì tổ chức các cuộc thi cho thuyết minh viên mang tính chuyên môn nghiệp vụ tại các điểm du lịch, khu di tích hoặc giữa các di tích với nhau để động viên sự tìm tòi, sáng tạo của mỗi người, đóng góp vào khối kiến thức cần có của thuyết minh viên có cơ hội, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.

Một trong những nhiệm vụ cấp của ngành du lịch tỉnh Hải Dương được xác định phải tập trung làm chuyển biến tích cực trong thời gian tới đó là nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực du lịch, trong đó có thuyết minh viên du lịch tại điểm. Đây là mấu chốt góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Hải Dương, đồng thời hình thành và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, từng bước đưa hoạt động du lịch mang tính chuyên nghiệp cao, thích ứng với thời kỳ hội nhập quốc tế. Trong thời gian qua, ngành đã liên tục liên kết và tổ chức nhiều khóa học bồi dưỡng cho nguồn nhân lực du lịch của Hải Dương trong đó có thuyết minh viên. Như năm 2014, Sở đã tổ chức thành công Hội thi thuyết minh viên tỉnh Hải Dương lần thứ I, thu hút hàng chục thuyết minh viên của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tham gia; năm 2015, Sở VHTTDL đã phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức khóa học 7 ngày tại thị xã Chí Linh thu hút hơn 50 thuyết minh viên từ các đơn vị trên địa bàn tỉnh tham gia. Qua hội thi, các hướng dẫn, thuyết minh viên có dịp trau dồi nghiệp vụ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, bổ sung thêm kiến thức, hiểu biết và các kỹ năng của thuyết minh viên. Đặc biệt là thể hiện vai trò của người thuyết minh viên du lịch Việt Nam với cộng đồng quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch và tại các cơ quan, đơn vị đón, phục vụ du khách tham quan, tìm hiểu thông tin trên địa bàn tỉnh. Được biết, Hội thi thuyết minh viên lần thứ II dự kiến sẽ được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức vào năm 2016.

Ông Mạnh cho biết thêm: “Để phát triển được nguồn lực du lịch có chất lượng cao đặc biệt là TMVDL thì cần phải có những giải pháp tối ưu và hiệu quả như: thường xuyên liên kết với các trường Đai học có chuyên ngành Du lịc hay Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ; tổ chức các cuộc thi để cọ xát kinh nghiệm, cần tuyển các TMVDL có trình độ được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành du lịch như Đại học Văn hóa Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn hay Viện Đại học Mở…, bên cạnh đó các đơn vị cần có những bài kiểm tra định kỳ đối với các TMVDL để các TMVDL có điều kiện nắm chắc về kiến thức; các đơn vị có cần tổ chức các chuyến đi thực tế cho TMVDL đến cac điểm di tích có các TMVDL chuyên nghiệp để học hỏi kinh nghiệm như: Văn miếu Quốc Tử Giám, quê Bác, Khu di tích Phủ chủ tịch… “.

Ngoài chuyên môn, công tác giáo dục bồi dưỡng đạo đức nghiệp vụ, lập trường chính trị vững vàng cho đội ngũ thuyết minh viên cũng là nhiệm vụ rất cần thiết nhất là trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời tăng cường đầu tư trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để tăng cường hiệu quả công tác thuyết minh, giới thiệu và hướng dẫn.

Cũng cần nói thêm để phát huy hơn nữa vai trò quan trọng của người TMVDL, cần thiết phải xây dựng quy chế, trên cơ sở đó xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của thuyết minh viên. Đồng thời phải có những chế độ đãi ngộ với thuyết minh viên, nhất là đối với những người làm công tác thuyết minh ở những điểm di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, An Phụ – Kính Chủ, Đỏ Cò, đặc biệt là các khu, điểm du lịch ở những xã xa trung tâm ít khách tham quan. Có như vậy mới khuyến khích, tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác, phát huy hết sức mình vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.

Nguyễn Thế Anh Nguồn: Tạp chí Văn hóa, Thể thao và Du lich – số 5 (110) tháng 9-2015

Thuyết Minh Về Rừng U Minh Thượng

Sông Trẹm chia rừng U Minh thành hai vùng thượng và hạ. Rừng U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang, rừng U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau. Do nhiều nguyên nhân tác động, rừng tập trung ở U Minh Thượng nhiều hơn và loại rừng nguyên sinh chiếm phần lớn ở đây.

Từ thành phố Rạch Giá, du khách có thể đến U Minh Thượng bằng đường bộ hoặc đường thủy. Nếu đi bằng đường thủy, du khách qua phà Tắc Cậu – Xẻo Rô, sau đó đi thuyền trên sông Cái Lớn là sẽ tới Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Nếu đi bằng đường bộ, xuôi theo quốc lộ 61 khoảng 37km, du khách sẽ tới sông Cái Lớn, từ đây du khách chỉ mất khoảng 15 phút đi thuyền trên sông Cái Lớn là sẽ đến Vườn Quốc gia U Minh Thượng.

Ngay từ cổng vào, Vườn Quốc gia U Minh Thượng đã toát lên vẻ đẹp quyến rũ riêng của một khu rừng nằm trong vùng đất ngập nước ngọt, đó là ưu hợp rừng tràm hỗn giao nằm trên đất than bùn (lớp than bùn ở đây dày từ 1 – 3m) của hệ sinh thái úng phèn. Ở đây, cây tràm là cây đặc trưng nhất với độ cao khoảng 20m, tán thưa, lá nhỏ và tỏa hương rất thơm.

Đi tiếp một đoạn đường khoảng vài chục mét nữa là du khách đến với khu du lịch hồ Hoa Mai. Tại đây, du khách có thể vừa thư giãn, nghỉ ngơi trên những chiếc võng vừa ngắm nhìn cảnh đẹp với hoa lá, chim muông hoặc du khách có thể tham gia dịch vụ câu cá giải trí của khu du lịch. Trong không gian mát mẻ, thoáng đãng, trong âm thanh líu lo của bầy chim, du khách sẽ tự tặng cho mình một bữa ăn ngon miệng với đĩa cá đồng nướng thơm lừng ăn kèm với một số loại rau đặc sản như: đọt rau choại, nụ áo, rau diệu đỏ và nước mắm me cay,…

Thú vị hơn cả, có lẽ là quãng đường du khách đi từ trảng dơi đến trảng chim. Để tới đây, du khách phải đi trên “vỏ lãi” (thuyền), ở dưới toàn bèo tản nhọn, nhiều chỗ bèo dày đặc đến nỗi không thấy nước đâu.

Rừng U Minh Thượng không chỉ là một khu rừng nguyên sinh ngập nước quý hiếm của thế giới mà đối với người miền Tây Nam Bộ đó còn là rừng lịch sử. Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, U Minh Thượng là khu căn cứ Trung Ương cục miền Nam. Đây từng là nơi hoạt động và chiến đấu của nhiều đồng chí như: Lê Duẩn, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Tấn Dũng… và đây cũng là nơi có di tích thuộc nền văn hóa Óc Eo như: Cạnh Đền, Đền Vua, Kèo Một, Nền Vua…

Thuyết minh về rừng U Minh Thượng – Bài 2

Cách thị xã Rạch Giá 60km về phía Nam, Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc huyện U Minh Thượng tỉnh Kiến Giang, được nâng cấp từ khu Bảo tồn thiên nhiên U Minh Thượng lên thành vườn quốc gia theo Quyết định số 11/2002/QĐ-TTg ngày 14 tháng 1 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ.

Vườn quốc gia U Minh Thượng có diện tích 21.107 ha, trong đó vũng lõi chiếm 8.038 ha, vùng đệm chiếm 13.069 ha. Đây là loại rừng với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ngập nước thuộc loại rất hiếm trên thế giới.

Sau khi len lỏi giữa những con rạch nhỏ bằng thuyền máy du khách sẽ có dịp được khám phá sân chim, thăm quan Máng Dơi – đây là hai tuyến du lịch chính đang được khai thác tại Vườn quốc gia U Minh Thượng. Cùng với đó, du khách còn có thể ngắm nhìn một cả góc rừng xanh thẳm của U Minh Thượng từ trên chòi canh (để canh lửa).

Hiện nay, để phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách, Vườn quốc gia U Minh Thượng đã cho xây dựng hệ thống căn tin chuyên phục vụ các món ăn đồng quê.