Top 10 # Tiềm Năng Du Lịch Yên Bái Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Yên Bái Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch

Là tỉnh miền núi, Yên Bái có tiềm năng du lịch lớn bởi nhiều cảnh đẹp thiên nhiên với nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Dao, Nùng. Làm thế nào để đánh thức tiềm năng du lịch này?

Mấy năm gần đây, TP Yên Bái phát triển khá mạnh với dáng vẻ của một đô thị miền núi. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên từ khu trung tâm bằng phẳng lên cả trên sườn núi cao. Những con đường nhựa phẳng phiu uốn lượn, hai bên đường là những cửa hàng cửa hiệu bán đủ các mặt hàng công nghiệp và hàng nông, lâm sản của núi rừng. Ban đêm cả thành phố rực rỡ trong ánh điện, những ngọn đèn cao áp lấp lóa trong các lùm cây trên lưng chừng núi.

Mạng lưới du lịch của Yên Bái có thể hình dung những tuyến chính: Từ TP Yên Bái đi gần 20 km là đến hồ Thác Bà. Ðây là hồ nhân tạo của Nhà máy thủy điện Thác Bà. Trên diện tích hàng nghìn ha, những ngọn núi ngâm mình trong nước mênh mông, tạo thành khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Trong quần thể hồ Thác Bà từ Yên Bình đến Lục Yên đã phát hiện hàng chục hang động đẹp, trong đó có hang Hùm, sức chứa hàng nghìn người và chính nơi đây đã tìm thấy dấu tích của người Việt cổ. Rồi các động Thủy Tiên, Xuân Long với nhũ đá rủ xuống muôn hình vạn trạng rất đẹp gắn với nhiều câu chuyện huyền thoại hấp dẫn. Những dãy núi quanh bờ cũng có sự tích ly kỳ cùng nhiều đền chùa, miếu mạo. Cảnh quan và không khí nơi đây rất thuận lợi cho loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Từ TP Yên Bái đi về phía tây gần 80 km đến cánh đồng Mường Lò rộng mênh mông bát ngát cho đến tận chân dãy núi trùng điệp xa xa, mùa lúa vàng tạo thành một bức tranh hoành tráng đầy thi vị. Vượt qua cánh đồng là đến thị xã Nghĩa Lộ, bên cạnh những dãy phố hiện đại, thị xã vẫn giữ được nhiều nhà cổ của đồng bào dân tộc Thái cùng những khung dệt thổ cẩm vang lên lách cách. Nhiều bản vẫn giữ được bản sắc gốc của người Thái từ cách ăn, mặc, sinh hoạt đến việc cưới xin, ma chay, tế lễ…

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chọn nơi đây cùng với Hội An để xây dựng thị xã văn hóa. Chị Lò Thị Huân, cán bộ phụ trách văn hóa thị xã cho biết: “Nghĩa Lộ là một trong những nơi giữ được nhiều nhất nét văn hóa cổ của đồng bào dân tộc Thái”. Vừa qua, ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được công nhận là thắng cảnh quốc gia. Vùng chè san tuyết Suối Giàng ở đây cũng rất độc đáo với những cây chè cổ thụ, có cây hàng trăm năm tuổi, thật thú vị khi thấy các cô gái đeo gùi trèo lên các cành cây để hái chè. Chè san tuyết như ngậm lại tinh khí của trời đất, cho nên có hương vị đậm đà, tinh khiết. Chè Suối Giàng đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.

Chỉ phác qua con đường du lịch trong tỉnh Yên Bái có thể thấy những điểm đến đầy tiềm năng, nhưng cho đến nay, du lịch Yên Bái chưa phát triển, số lượng du khách đến Yên Bái còn quá ít so với tiềm năng. Ðồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Xuân Lộc cho biết: “Lãnh đạo tỉnh rất quan tâm việc phát triển du lịch để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Tỉnh có nhiều tiềm năng nhưng phải đầu tư mới khai thác được tiềm năng ấy. Cho nên, phải có chiến lược phát triển du lịch lâu dài không thể ngay một lúc làm được mà phải có bước đi thích hợp. Yên Bái cần nhanh chóng khắc phục tình trạng thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài còn nhiều hạn chế, đạt mức thấp, chuyển biến chậm. Chưa khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dự án đầu tư đăng ký nhiều, vốn lớn nhưng thực hiện và giải ngân còn chậm. Ðầu tư cho lĩnh vực dịch vụ du lịch chưa thỏa đáng.

Trong quá trình đầu tư cho du lịch, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến đặc trưng của điểm du lịch, phải khai thác thật tốt nét độc đáo của địa phương như cảnh đẹp thiên nhiên, bản sắc văn hóa vì mục đích của du khách là tìm đến vùng đất mới lạ, khám phá những nét riêng hấp dẫn”. Rõ ràng để đánh thức tiềm năng, khai thác thế mạnh du lịch, Yên Bái cần đầu tư nhiều hơn nữa vào lĩnh vực này. Trước hết, đầu tư giao thông để du khách đến các điểm du lịch nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, xóa đi mặc cảm đường miền núi khó đi, trắc trở dễ xảy ra tai nạn. Sắp tới có con đường cao tốc từ Lào Cai qua Yên Bái đi Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh là cơ hội tốt để du khách đến Yên Bái. Ở các khu du lịch phải dần dần hình thành khâu dịch vụ mang tính chuyên nghiệp như nhà hàng, khách sạn, nơi vui chơi giải trí, các sản phẩm văn hóa – du lịch mang tính đặc trưng của địa phương.

Rất mừng là cơ cấu kinh tế của Yên Bái tiếp tục chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng nông, lâm nghiệp 35,05%, công nghiệp 34,9%, dịch vụ 33,02%. Bảo tồn cảnh đẹp thiên nhiên và bản sắc văn hóa của các dân tộc, Nghĩa Lộ đã kiên quyết dỡ bỏ những ngôi nhà mới xây trên cánh đồng Mường Lò, giữ lại những ngôi nhà Thái cổ trong quá trình xây dựng đô thị, phát triển nghề thổ cẩm, giữ gìn phong tục tập quán, các lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số… Ðó là những việc làm cần phát huy và nhân rộng. Trong quá trình thực hiện chiến lược du lịch thì việc quy hoạch các điểm du lịch là rất quan trọng bởi vì, có khoanh vùng du lịch mới bảo vệ được tiềm năng của nó, tránh tình trạng xây dựng bừa bãi, phá bỏ vốn văn hóa quý báu được lưu giữ từ lâu đời.

Ðể thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế cho du lịch Yên Bái, ngoài chính sách ưu đãi của tỉnh còn rất cần sự quảng bá tiềm năng du lịch của địa phương. Cảnh đẹp thiên nhiên, cuộc sống con người, bản sắc văn hóa của những vùng đất nổi tiếng ở Yên Bái cần được quảng bá rộng rãi. Tổ chức những sự kiện văn hóa du lịch tại các địa phương trong tỉnh. Yên Bái nằm trong Chương trình du lịch về cội nguồn là dịp quảng bá hình ảnh của mình đồng thời liên kết với Phú Thọ, Lào Cai để xây dựng những tua du lịch đa dạng, phong phú. Ðầu tư tốt, nhất định Yên Bái sẽ đánh thức được tiềm năng du lịch trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế.

Đánh Thức Tiềm Năng Du Lịch Yên Bái

Nằm cách trung tâm huyện Trạm Tấu 2km, khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng của anh Vũ Mạnh Cường nằm giữa một thung lũng nhỏ, phía trước là những thửa ruộng bậc thang, phía sau là đồi thông vi vu gió lộng, tạo nên một khung cảnh hữu tình. Khu du lịch nghỉ dưỡng này có diện tích trên 15.000m2 gồm hai bể tắm tập thể và hơn 10 phòng nghỉ lớn nhỏ, có sức chứa gần 80 khách nghỉ qua đêm.

khu du lịch một ngày đón khoảng 50-70 lượt khách, vào ngày cuối tuần hay lễ tết có thể lên tới 300 lượt khách. Nhiều du khách đến đây đều có chung cảm giác sảng khoái, thư giãn.

Du khách đến từ Hà Nội lên chia sẻ: Trạm Tấu là điểm dừng chân đầu tiên của anh và các bạn mình. Đến Yên Bái, anh Hiệp và đoàn được hòa mình vào thiên nhiên, được tìm hiểu các nét văn hóa độc đáo, thưởng thức các món ăn đậm đà bản sắc dân tộc…

Những năm gần đây, hàng loạt những khu du lịch sinh thái đã và đang được các công ty, hộ gia đình đầu tư thành lập như: Khu du lịch sinh thái, thăm quan hang động Cốc Tình, xã Suối Giàng, du lịch thăm quan hang động Tiên Nữ ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, khu du lịch sinh thái Mù Cang Chải Ecolodge nằm tại xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, khám phá làng văn hóa Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình…

Năm vừa qua, lĩnh vực du lịch được tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực để đưa du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Toàn tỉnh đã đón trên 500 nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế, tăng 3,4% so với cùng kỳ, vượt 1,4% so với kế hoạch với doanh thu từ các cơ sở lưu trú đạt trên 270 tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang quản lý 10 doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh lữ hành du lịch, 150 cơ sở kinh doanh lưu trú, 145 hộ gia đình hoạt động homestay…

Tuy nhiên, điều cần quan tâm ở đây là, những mô hình du lịch sinh thái nhỏ lẻ được các hộ đầu tư chưa được quan tâm và phát triển có phần tự phát, do đó cần có sự định hướng về công tác quản lý, quy hoạch để phát triển bền vững và tạo cảnh quan môi trường du lịch thân thiện, hấp dẫn.

Theo bà Lê Thị Thanh Bình, Giám đốc Sở VHTT&DL Yên Bái, để đẩy mạnh phát triển du lịch, Yên Bái sẽ đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, ưu tiên bố trí từ ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các vùng du lịch trọng điểm. Đặc biệt, quan tâm tăng cường quản lý, định hướng phát triển các mô hình du lịch của các hộ cá thể gắn với quy định phát triển du lịch địa phương gắn với du lịch nội địa và quốc tế…

Yên Bái “Đánh Thức” Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch

(Xây dựng) – Được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên du lịch dồi dào và phong phú, tỉnh Yên Bái đang nỗ lực thu hút ngoại lực, phát huy nội lực để “đánh thức” tiềm năng, hình thành những sản phẩm du lịch đặc trưng, tiếp tục nâng cao hình ảnh và vị thế của tỉnh trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Đồng chí Đỗ Đức Duy – Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái (Ảnh: TL)

Một vùng nước biếc non xanh

Nằm ở vị trí cửa ngõ miền Tây Bắc, với hệ thống giao thông đa dạng, đặc biệt có tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai chạy qua đã tạo điều kiện thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa – xã hội. Sẵn lợi thế về vị trí địa lý, lại có phong cảnh thiên nhiên đa dạng, môi trường sinh thái trong lành với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, Yên Bái đã và đang là điểm đến hấp dẫn không chỉ du khách trong nước mà cả bạn bè quốc tế.

Nhắc đến Yên Bái, phải kể đến danh thắng hồ Thác Bà – hồ nhân tạo có diện tích trên 19.000 ha với trên 1.300 hòn đảo lớn, nhỏ, được ví như “Hạ Long trên núi”; cánh đồng Mường Lò – cánh đồng lớn thứ hai vùng Tây Bắc cùng hàng loạt danh lam, thắng cảnh và những điểm du lịch độc đáo như: Suối Giàng, Phình Hồ – nơi có chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Đặc biệt, nơi đây còn có ruộng bậc thang Mù Cang Chải, đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Danh thắng quốc gia.

Với những người thích phiêu lưu, mạo hiểm thì những cái tên như đèo Khau Phạ (Mù Cang Chải) nơi tổ chức bay dù lượn; hay đỉnh Tà Chì Nhù (Trạm Tấu) đã trở nên quen thuộc. Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên; đầm Vân Hội, huyện Trấn Yên; Khu bảo tồn loài và sinh cảnh xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải… lại vô cùng phù hợp với những người thích du lịch sinh thái.

Vốn là là mảnh đất quần tụ sinh sống của 30 dân tộc anh em, Yên Bái còn có nhiều di tích văn hóa, di tích lịch sử lâu đời phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân, đồng thời là tiềm năng để phát triển du lịch tâm linh. Nhiều văn hóa phi vật thể đặc sắc hiếm nơi nào có được như múa xòe Thái – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Hạn Khuống, múa khèn Mông… cùng nền văn hóa ẩm thực độc đáo đã đem lại những nét đặc trưng riêng biệt cho hoạt động du lịch của mảnh đất vùng cao này.

Hồ Thác Bà – nơi được ví như “Hạ Long trên núi” với những đảo xanh lớn nhỏ soi bóng dưới mặt nước cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi. (Ảnh nguồn Internet)

“Đánh thức” tài nguyên, chú trọng phát triển du lịch cộng đồng

Với những tiềm năng lợi thế sẵn có, để phát triển và đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Yên Bái đã và đang triển khai nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Ông Đỗ Đức Duy – Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Yên Bái có rất nhiều tài nguyên du lịch nhưng lại chưa có sản phẩm du lịch đúng nghĩa, chưa có hạ tầng du lịch thích ứng. Tỉnh luôn trăn trở làm sao từ tài nguyên du lịch ấy, đầu tư thêm hạ tầng du lịch để phát triển kinh tế từ du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân và đóng góp ngân sách Nhà nước. Chúng tôi đã lựa chọn phát triển du lịch cộng đồng – một loại hình du lịch còn khá mới ở Việt Nam, là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh và đang có chính sách hỗ trợ phát triển loại hình du lịch này. Cụ thể như hỗ trợ xây dựng công trình công trình giao thông, cơ sở lưu trú, đầu tư trang thiết bị, duy trì các đội văn nghệ dân gian… để bà con hướng tới cách làm du lịch chuyên nghiệp hơn”.

Đối với các khu du lịch lớn, Tỉnh kêu gọi thu hút đầu tư để các doanh nghiệp lớn đầu tư kinh doanh chuyên nghiệp, có quy mô, bài bản. Ví dụ khu du lịch hồ Thác Bà, đầm Vân Hội. Tỉnh sẽ hỗ trợ về tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng, cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính cải thiện môi trường đầu tư… Tuy rằng mức hỗ trợ còn hạn chế, song nó thể hiện sự quan tâm, khuyến khích của tỉnh đối với các Dự án phát triển du lịch tại địa phương.

Chủ tịch Tỉnh Yên Bái cũng nhấn mạnh: “Đối với các tài nguyên du lịch đồng thời là sản phẩm du lịch, quan điểm của tỉnh là vừa khai thác, vừa đồng thời gìn giữ, bảo vệ được tài nguyên đó. Việc ứng xử với các tài nguyên du lịch làm sao để vừa quảng bá, nâng lên thành sản phẩm du lịch, thiết kế tua tuyến và quan trọng là phải giữ được bản sắc truyền thống của sản phẩm du lịch đó. Hiện tại, mặc dù thu nhập từ những sản phẩm du lịch đó còn chưa tương xứng với tiềm năng, song bà con nhân dân rất hào hứng và nhiệt tình tham gia, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết và trách nhiệm, chung tay với chính quyền và ngành chức năng phát triển du lịch theo đúng chủ trương và định hướng của tỉnh nhà”.

Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã trở thành hình ảnh đặc trưng của du lịch Yên Bái (Ảnh:TL)

Từng bước hình thành thương hiệu

Từ sản phẩm du lịch cộng đồng đầu tiên năm 2005 tại thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình với 10 hộ tham gia, đến nay, du lịch cộng đồng đã phát triển rộng khắp các địa phương có tiềm năng về cảnh quan và giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh với gần 120 hộ làm du lịch cộng đồng.

Trong đó, thị xã Nghĩa Lộ có 28 cơ sở, huyện Mù Cang Chải có 30 cơ sở, huyện Yên Bình có 23 cơ sở, còn lại là các cơ sở ở huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Lục Yên, Văn Yên. Một số điểm du lịch cộng đồng đã trở thành những điểm du lịch cộng đồng chất lượng được nhiều địa phương trong khu vực đến tham quan và học tập, như: bản Đêu, bản Sà Rèn, thị xã Nghĩa Lộ…

Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Yên Bái đang tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh, xúc tiến, liên kết phát triển du lịch nói chung, sản phẩm du lịch nói riêng, góp phần tô đậm địa danh Yên Bái trên bản đồ du lịch vùng núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

Những ngày cuối tháng 9, về Yên Bái, du khách sẽ được đắm mình vào không khí rộn ràng, tươi vui của mùa lễ hội. Đó là chương trình Tuần văn hóa – Du lịch Mường Lò và Lễ hội khám phá Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải 2018. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những hình ảnh tuyệt đẹp của những chiếc dù lượn bay trên mùa vàng; những màn trình diễn đua xe địa hình băng đèo, vượt suối; cùng trải nghiệm những phiên chợ vùng cao với đủ loại đặc sản quý của núi rừng, trong không gian ngập tràn tiếng khèn Mông; những lễ hội đường phố, lễ hội và trò chơi dân gian truyền thống….

Hãy đến, khám phá và trải nghiệm những sản phẩm du lịch đặc sắc mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Yên Bái, nơi những bản sắc văn hóa luôn được gìn giữ, phát triển bởi bàn tay và khối óc của con người nơi đây.

Mai Thu – Kim Thoa

Theo

Link gốc:

Tiềm Năng Du Lịch Phú Yên

Phú Yên là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, nằm giữa hai dãy đèo lớn của đất nước là đèo Cù Mông phía Bắc và đèo Cả ở phía Nam. Hệ thống giao thông Phú Yên khá thuận lợi, có quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất đi qua; Quốc lộ 25 nối với đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, quốc lộ 29 nối cảng biển quốc tế Vũng Rô với cửa khẩu Đắc-Ruê (Đắk Lắk); Sân bay Tuy Hòa có khả năng tiếp nhận loại máy bay lớn như: A321, Boing 747 v.v… hiện nay đang khai thác tuyến bay Tuy Hòa – TP. Hồ Chí Minh và Tuy Hòa – Hà Nội… Phú Yên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu và các huyện: Tuy An, Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh.

Phú Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ không khí trung bình biến đổi từ 26,50C ở phía Đông và giảm dần về phía Tây 26,00C. Số giờ nắng trung bình trong năm quan trắc tại Tuy Hòa là 2.450 giờ/năm. Độ ẩm tương đối trung bình lớn hơn 80%. Lượng bốc hơi trung bình biến đổi từ 1000 – 1500 mm/năm. Lượng mưa năm trung bình nhiều năm: 1500-3000 mm/năm.

Thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Yên nhiều bãi tắm xinh đẹp làm say đắm lòng người có thể phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và thể thao trên biển, trên cát. Các bãi tắm có sự kết hợp giữa núi non, biển và cát trắng mịn, thoai thoải, nước biển luôn trong xanh và lặng sóng soi bóng những rặng phi lao, rừng dừa thẳng tắp. Một số bãi tắm tiêu biểu như: Bãi Bàng, Bãi Bàu, Bãi Rạng, Xuân Hải, Bãi Nồm, Bãi Tràm, Bãi Từ Nham, Bãi Ôm, Bãi Bình Sa, An Hải, Phú Thường, Bãi Súng, Bãi Xép, Long Thủy, Tuy Hòa, Bãi Gốc. Phú Yên còn có nhiều gành đá và đảo nhỏ ven bờ như: đảo hòn Lao Mái Nhà, đảo hòn Yến, đảo hòn Chùa, đảo hòn Nưa… kết quả thăm dò, khảo sát cho thấy, Phú Yên có diện tích rạn san hô ngầm trên 400 ha, đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển loại hình du lịch sinh thái biển ở Phú Yên trong tương lai. Ngoài ra, các nguồn nước khoáng nóng: Phú Sen, Lạc Sanh, Trà Ô, Triêm Đức với nhiệt độ từ 50 đến 70 độ C rất thích hợp cho phát triển loại hình du lịch chữa bệnh, phục hồi sức khỏe và nghỉ dưỡng.

Bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên, Phú Yên còn là một vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa. Một số di tích, địa danh đã gắn liền với tên tuổi của các danh nhân lịch sử: Đá bia gắn với truyền thuyết về hành trình mở cõi về phương Nam của vua Lê Thánh Tông; Đền thờ Lương Văn Chánh, vị khai quốc công thần của Phú Yên; Đền thờ nhà chí sỹ yêu nước Lê Thành Phương; Thành An Thổ, nơi sinh đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng CSVN; Núi Chóp Chài, nơi quân và dân Phú Yên giải thoát Luật sư – Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ. Nét đặc sắc của văn hóa Phú Yên là sự đan xen, giao thoa và hòa hợp của nền văn hóa Việt – Chăm với Tháp Nhạn, Thành Hồ cổ kính. Đặc biệt là di sản Văn hóa Đá với các di tích danh thắng quốc gia Núi Đá Bia, chúa Đá Trắng, tiêu biểu là bộ Kèn đá và Đàn đá Phú Yên có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm. Nhiều lễ hội gắn với cư dân vùng biển, đặc trưng Lễ hội cầu ngư, các làn điệu dân ca, các điệu dân vũ rất đặc sắc như Hô bài chòi, Hò khoan, Hò bá trạo, hò kéo lưới…; những làng nghề truyền thống như: nghề chế biến nước mắm, bánh trắng, sản phẩm mỹ nghệ ốc đá, vỏ gáo dừa… Ẩm thực Phú Yên với những đặc sản nổi tiếng như: Ốc nhảy Sông Cầu, ghẹ Đầm Cù Mông, sò huyết, hàu đầm Ô Loan, gỏi sứa, cá ngừ đại dương, các loại nước mắm… sẵn sàng phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó xây dựng tỉnh Phú Yên thành một cửa ngõ mới ra hướng Đông cho vùng Tây Nguyên; phấn đấu trở thành một trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước. Ngành du lịch Phú Yên sẽ được phát triển mạnh để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, công nghiệp “sạch” mang màu sắc độc đáo riêng. Phát triển du lịch miền núi gắn liền với văn hóa các dân tộc, cảnh quan thiên nhiên, kết hợp hình thành các tuyến nối liền giữa miền biển và các tỉnh Tây Nguyên.

Với tiềm năng du lịch phong phú và con người giàu lòng nhân hậu, mến khách, Phú Yên đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và du khách trong và ngoài nước. Trong tương lại không xa Phú Yên sẽ trở thành điểm hẹn văn hóa, thể thao, du lịch mới của quốc gia và khu vực./.

(Nguồn: phuyentourism)