Top 10 # Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Quảng Ninh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Tại Quảng Ninh 2022

Không ngừng phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, giao thông đồng bộ thuận tiện, chất lượng dịch vụ du lịch tăng cao chính là điểm nổi bật khiến lượng du khách đến với Quảng Ninh ngày càng tăng và tiềm năng du lịch tại mảnh đất này sẽ ngày càng phát triển.

Theo Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, trong 10 tháng của năm 2019, tỉnh Quảng Ninh thu hút gần 12 triệu lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, đây là con số cao nhất từ trước đến nay. Năm 2020, tỉnh Quảng Ninh đặt ra mục tiêu sẽ đón 15,5 triệu lượt khách du lịch, con số này tăng 1,5 triệu lượt so với năm 2019.

Có thể nhận thấy rằng, du lịch Quảng Ninh đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, bước vào thời kỳ phát triển bền vững cùng sự đồng hành của các nhà đầu tư chiến lược.

Hạ tầng giao thông phát triển mạnh

Trong thời gian vừa qua, Quảng Ninh đã triển khai thực hiện 3 tuyến cao tốc gồm cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, cao tốc Hạ Long – Vân Đồn (đã đưa vào khai thác) và đang xây dựng tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái dài hơn 100km. Quảng Ninh đang triển khai đầu tư một số công trình, dự án trọng điểm như: Đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả; đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua vịnh Cửa Lục, hệ thống cầu Cửa Lục 1, 2,3 để kết nối không gian đô thị giữa thành phố Hạ Long với huyện Hoành Bồ…

Quy hoạch và hạ tầng giao thông được hoàn thiện đã trở thành tiền đề cho nhiều doanh nghiệp đầu tư các dự án lớn tại Quảng Ninh, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch như Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, dự án tuyến cáp treo…

Quảng Ninh còn rất nhiều “mỏ vàng đen du lịch”

Đã từ lâu, nhắc đến Quảng Ninh là nhắc đến Vịnh Hạ Long hay Bãi Cháy. Tuy nhiên, it ai biết được rằng Quảng Ninh còn rất nhiều ” mỏ vàng đen du lịch”.

Sự đa dạng từ di sản, kỳ quan đến từ vịnh Cửa Lục, địa hình đồi núi, rừng thường xanh núi đá trên vịnh và trên bờ, hệ thống 6 con sông và đặc biệt là khu bảo tồn công viên rừng 15.000 ha còn nguyên sơ có giá trị sinh thái rất lớn để khai thác và phát triển du lịch.

Ngoài vườn quốc gia Bái Tử Long với đề án phát triển du lịch sinh thái, sắp tới đây Quảng Ninh còn khu bảo tồn công viên rừng 15.000 ha để khai thác du lịch cũng sẽ thành hình sau khi sát nhập Hoành Bồ vào Hạ Long. Tỉnh cũng chủ trương hướng mạnh tới việc giữ gìn những nơi còn nguyên sơ để làm du lịch núi rừng.

Đặc biệt, không gian du lịch trên đảo còn dư địa lớn từ các đảo Cô Tô, Quan Lạn, Minh Châu… Những dạng thức du lịch biển, du lịch khám phá đang giàu tiềm năng ở Bình Liêu, Ba Chẽ, du lịch nông nghiệp ở Đông Triều, Quảng Yên…Bên cạnh đó là hệ thống chùa chiền phong phú dành cho du lịch tâm linh.

Thu hút các nhà đầu tư chiến lược

Quảng Ninh đa dạng hạ tầng cơ sở hiện đại, đồng bộ, bởi có sự chung sức của những nhà đầu tư lớn như Vingroup, Sun Group, BIMGroup, FLC,…

Diện mạo của du lịch Quảng Ninh đang thay đổi nhanh chóng nhờ số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh, với nhiều công trình khách sạn, resort 5 sao: như FLC Ha Long Bay Golf Club & Luxury Resort,…Đặc biệt, khu căn hộ khách sạn tiêu chuẩn 5 sao quốc tế Citadines Marina Hạ Long lại chính là điểm nhấn thu hút nhiều nhà đầu tư đến với Hạ Long, Quảng Ninh. Vị trí trung tâm của bán đảo 3 – Bán đảo đẹp nhất tại Hạ Long Marina, với góc nhìn mở hướng ra vịnh Hạ long.

Với những tiềm năng di sản sẵn có cũng như cơ sở hạ tầng hoàn thiện và quy mô thành phố được mở rộng đã khiến tỉnh Quảng Ninh ngàng càng lớn mạnh hơn và trở thành một trong những điểm du lịch đặc sắc của cả nước.

Công ty cổ phần bất động sản Bầu Trời Việt Nam – Sky Realty

Chúng tôi – với đội ngũ chuyên viên tư vấn hiểu biết sâu sắc về thị trường sẽ tư vấn tận tâm, mang lại những cơ hội đầu tư sinh lời tuyệt vời nhất cho Quý khách hàng.

Địa chỉ:

Trụ sở: Toà nhà Sky Realty – Số 63 Trần Đại Nghĩa – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Chi nhánh Phú Quốc: 105 Trần Hưng Đạo – TT Dương Đông – Phú Quốc – Kiên Giang

Tp HCM: Số 118 đường 3 tháng 2, phường 12, quận 10, HCM.

Email: Lienhe@skyrealty.com.vn

Hotline: 02473 086 809

Du Lịch Cộng Đồng Ở Quảng Ninh: Nhiều Tiềm Năng Phát Triển

Khách du lịch trải nghiệm đánh bắt cá bằng nơm theo cách truyền thống tại Khu du lịch làng quê Yên Đức (Đông Triều). (Nguồn: Vietnamtourism)

Dự kiến, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch cộng đồng trong giai đoạn 2020-2025 của tỉnh Quảng Ninh là trên 9.800 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 là 11.500 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư này được huy động từ ngân sách tỉnh, ngân sách các địa phương và xã hội hóa.

Thời gian qua, du lịch cộng đồng được đánh giá là những mô hình phát triển du lịch có nhiều đóng góp cho xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững, tạo ra những trải nghiệm thú vị cho du khách, trên cơ sở khai thác những giá trị tài nguyên du lịch tại cộng đồng. Du lịch cộng đồng thúc đẩy vai trò của người dân địa phương trong việc tham gia và hoạch định phát triển du lịch.

Thực tế, một số địa phương như Đông Triều, Vân Đồn, Bình Liêu, Ba Chẽ… đã có những mô hình du lịch cộng đồng, tuy nhiên còn manh mún, chưa bền vững, chưa được đầu tư, định hướng phát triển tương xứng với tiềm năng.

Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh Phạm Ngọc Thủy cho biết từ nay đến năm 2022, Quảng Ninh dự tính sẽ xây dựng 3 mô hình thí điểm về du lịch cộng đồng gồm: Khu bảo tồn văn hóa người Dao ở thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ); làng văn hóa dân tộc Tày thôn Bản Cáu, xã Lục Hồn (Bình Liêu) và điểm du lịch cộng đồng nông nghiệp xã Tiền An (Quảng Yên).

Giai đoạn 2023-2025, Quảng Ninh sẽ xây dựng thêm 9 điểm du lịch cộng đồng khác có giá trị nổi trội về tài nguyên du lịch, giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương, đáp ứng tiêu chí về khả năng cung ứng, tính cộng đồng và giá trị bền vững.

Giai đoạn sau năm 2025, tỉnh sẽ tập trung vào việc đánh giá và rà soát kết quả thực hiện chính sách, điều chỉnh, cập nhật số lượng các điểm phát triển du lịch cộng đồng còn lại theo điều kiện thực tế và cân đối nguồn ngân sách.

Các địa phương miền Đông như Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái sẽ phát triển mạnh về du lịch cộng đồng dựa trên giá trị văn hóa bản địa vùng miền núi, sinh thái khu vực ven biển.

Miền Tây của tỉnh gồm các địa phương Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên và khu vực Hoành Bồ cũ sẽ phát triển du lịch cộng đồng kết hợp du lịch nông nghiệp, làng nghề truyền thống, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái.

Khu vực trung tâm gồm thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn thực hiện mục tiêu là trung tâm đón khách, kết nối với các địa phương.

Theo Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh Phạm Ngọc Thủy, phát triển du lịch cộng đồng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, danh thắng, văn hóa các dân tộc, đặc biệt là dân tộc thiểu số; tăng cường tình yêu quê hương, đất nước, ý thức tự hào dân tộc, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản, giữ gìn cảnh quan, môi trường.

Việc phát triển du lịch cộng đồng cũng tạo thêm nhiều việc làm, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới; góp phần phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần, cải thiện điều kiện sống cho người dân; phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Quảng Ninh đặt ra mục tiêu năm 2025 sẽ đón 1,7 triệu lượt khách nội địa và 1,1 triệu lượt khách quốc tế; năm 2030 đón 3 triệu lượt khách nội địa và 1,8 triệu lượt khách quốc tế tham gia hoạt động du lịch cộng đồng.

Tổng thu từ khách du lịch cộng đồng dự kiến năm 2025 đạt 5.950 tỷ đồng; năm 2030 đạt 12.160 tỷ đồng. Năm 2025, du lịch cộng đồng dự kiến sẽ tạo ra 4.200 việc làm; năm 2030 tạo ra 9.500 việc làm.

Trên thực tế, sau khi cả nước bước vào giai đoạn bình thường mới sau dịch COVID-19, để thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa đảm bảo phát triển kinh tế, Quảng Ninh thực hiện nhiều giải pháp kích cầu du lịch nội địa, trong đó gói kích cầu 200 tỷ đồng đã phát huy hiệu quả.

Quảng Ninh cũng vừa cho ra mắt các sản phẩm du lịch mới chất lượng, đẳng cấp, hấp dẫn như Khu tắm khoáng nóng Yoko Onsen Quang Hanh, dịch vụ tàu cao tốc 5 sao đi từ Tuần Châu đến các đảo Cô Tô, Minh Châu…

Liên minh kích cầu du lịch có sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong tỉnh cam kết giảm giá nhưng đảm bảo chất lượng dịch vụ ở mức tốt nhất đã tạo điều kiện cho du khách Việt Nam được hưởng các sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng, đẳng cấp với các mức giá hấp dẫn từ hơn một tháng vừa qua.

Theo Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, dự kiến tổng lượng khách tới Quảng Ninh năm 2020 theo 3 kịch bản khác nhau; phụ thuộc vào tình hình dịch Covid-19 mà lượng khách du lịch đến Quảng Ninh có thể đạt từ 1,54-4,9 triệu lượt người.

Bảo tồn văn hóa người Dao gắn với du lịch cộng đồng ở Ba Chẽ

Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã chọn thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn để bảo tồn văn hóa người dân tộc Dao gắn với …

Cần Thơ phát triển du lịch cộng đồng nơi có “cá lóc bay”

Du lịch Cần Thơ đang phát triển mạnh mẽ và tạo ra nhiều công ăn việc làm cũng như thu nhập ổn định cho các …

Du lịch cộng đồng: Hướng phát triển bền vững cho du lịch Bình Liêu

Là vùng đất giàu tiềm năng về thắng cảnh tự nhiên và phong phú, đa dạng về giá trị văn hoá, Bình Liêu xác định …

Ninh Bình: Tiềm Năng Phát Triển “Du Lịch Xanh”

Là vùng đất có bề dày trầm tích văn hóa – lịch sử – tâm linh và sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, Ninh Bình đã lựa chọn hướng khai thác “du lịch xanh” để tạo sự phát triển bền vững. Sự chuyển hướng này đã mang lại tốc độ tăng trưởng của du lịch Ninh Bình ở mức cao trong nhiều năm liền.

Ninh Bình được tạo hóa ban tặng nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, độc đáo và sở hữu những di sản văn hóa – lịch sử có giá trị đồ sộ, là nguồn tài sản vô giá để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, việc xã hội hóa và khơi nguồn đầu tư đã đánh thức những tiềm năng du lịch nơi đây.

Du lịch văn hóa – tâm linh là một thế mạnh của Ninh Bình, phát huy lợi thế là mảnh đất thiêng từng là cố đô của 3 vương triều phong kiến, gắn với những biến chuyển trọng đại trong lịch sử của dân tộc; cũng là nơi hội tụ và phát triển của nhiều tôn giáo, nhất là Phật giáo và Thiên Chúa giáo, cùng các công trình tôn giáo – kiến trúc văn hóa có giá trị.

Du lịch sinh thái thường gắn với du lịch trải nghiệm và loại hình du lịch homestay (ở tại nhà dân bản địa), giúp du khách thâm nhập sâu vào cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất của cộng đồng dân cư địa phương. Đây chính là cơ sở để Ninh Bình có điều kiện vực dậy những làng nghề truyền thống, các đặc sản, di sản văn hóa riêng có để phục vụ du lịch, như làng nghề thêu Văn Lâm, làng đá mỹ nghệ Ninh Vân (Hoa Lư), làng cói Kim Sơn, khôi phục và phát triển nghệ thuật hát xẩm, chèo, các món ăn dân gian…

Đặc biệt, Ninh Bình hiện đang sở hữu Quần thể danh thắng Tràng An hiện đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ trình USNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Tràng An là một bảo tàng địa chất ngoài trời, ghi dấu những chuyển động thăng trầm của vỏ trái đất và chứa đựng trong lòng nó lịch sử hình thành và phát triển của con người cách đây hàng triệu năm. Quần thể được hình thành từ những dải đá vôi với thung lũng, sông ngòi hòa quyện vào nhau tạo nên một không gian huyền ảo, trữ tình thơ mộng. Địa chất, địa mạo đặc biệt, cùng hệ thống hang động xuyên thủy đã khiến Tràng An mang trong mình nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, trong đó song hành tồn tại hệ sinh thái trên cạn và dưới nước rất đặc biệt, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam. Vùng lõi nguyên thủy của quần thể được bảo vệ tuyệt đối. Dự kiến năm 2014, Tràng An sẽ trở thành di sản thiên nhiên thế giới và khi đó, vị thế của quần thể du lịch này sẽ được nâng lên ở tầm quốc tế, kỳ vọng thu hút lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế.

Những tiềm năng du lịch của Ninh Bình vẫn còn rất nhiều, đồng nghĩa với cơ hội đối với các nhà đầu tư là rất lớn. Quan điểm nhất quán của Ninh Bình là, càng đầu tư đúng hướng càng bảo tồn và càng bảo tồn tối ưu càng phát triển. Năm 2011, doanh thu ngành du lịch của Ninh Bình đạt trên 665 tỉ đồng (gấp 725 lần so với năm 1992). Con số tăng trưởng ấn tượng trên dự báo sẽ còn cao hơn rất nhiều và ngày càng đi vào chiều sâu.

“Du lịch xanh” gắn khai thác với bảo tồn tính đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên và các giá trị, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, là vấn đề khá quen thuộc trên thế giới và là một xu hướng chủ đạo trong phát triển du lịch ở nhiều quốc gia.

Theo nhiều chuyên gia, du lịch Ninh Bình phát triển không thể chỉ dựa vào cảnh quan độc đáo thiên nhiên ban tặng, mà còn phải tạo dựng những khu, điểm giải trí mang tầm quốc tế (khu mua sắm, vui chơi, giải trí tổng hợp…), các dịch vụ phụ trợ chất lượng cao để kích thích tiêu dùng và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch trong nước và quốc tế. Hiện nay, chi tiêu của du khách tại Ninh Bình vẫn ở mức thấp.

Thu hút các nguồn lực đầu tư có yếu tố nước ngoài vào du lịch của Ninh Bình còn nhiều hạn chế. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch đã được chú trọng và luôn thay đổi hình thức, song vẫn là hoạt động phải đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới, đối với cả thị trường nội địa và quốc tế./.

Quảng Bình: Nhiều Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch

(DNVN) – Hơn 10 tháng đầu năm 2018, tổng số lượt khách đến Quảng Bình ước đạt 3,9 triệu lượt, tăng 12,1% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt ước đạt 180.000 lượt, tăng 38,46% so với cùng kỳ.

Quảng Bình là tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung bộ của Việt Nam với nhiều lợi thế, tiềm năng và giàu tài nguyên phát triển du lịch của cả nước. Trong đó, nổi bật là Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

Du lịch Quảng Bình có ba điểm nhấn chính là hang động, biển và di tích lịch sử văn hóa. Trong đó, nhiều địa điểm nổi tiếng như Vũng Chùa – Đảo Yến là nơi an nghỉ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hang Sơn Đoòng, động Thiên Đường, chùa Hoằng Phúc, biển Nhật Lệ… Bên cạnh đó, hoạt động du lịch cộng đồng cũng đang phát triển bền vững với nhiều mô hình điểm du lịch, hostel, homestay, farmstay có kiến trúc độc đáo, thân thiện môi trường, đa dạng dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Từ những tiềm năng và lợi thế đó, du lịch Quảng Bình đã đạt những kết quả vượt bật. Hơn 10 tháng đầu năm 2018, tổng số lượt khách đến Quảng Bình ước đạt 3,9 triệu lượt, tăng 12,1% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt ước đạt 180.000 lượt, tăng 38,46% so với cùng kỳ.

Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 4.255 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Với tốc độ tăng trưởng đó và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang hoàn thiện nhanh chóng cùng với chiến lược phát triển du lịch bền vững, hiệu quả hiện nay, các chuyên gia quốc tế đánh giá đến năm 2030 Quảng Bình có thể trở thành điểm đến du lịch nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp hàng đầu Việt Nam, điểm đến hấp dẫn hàng đầu Đông Nam Á với 8 triệu lượt khách du lịch trong đó có 3 triệu khách du lịch quốc tế.

Ông Hồ Anh Phong – GĐ Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết, để tiếp tục thu hút đầu tư để phát triển du lịch bền vững trong thời gian tới, bên cạnh những chính sách ưu đãi chung, tỉnh đã đưa ra những chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú (từ 3 sao trở lên tại TP. Đồng Hới và từ 2 sao trở lên tại khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng), các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, các hãng hàng không khai thác các đường bay mới, các doanh nghiệp khởi nghiệp từ đó thúc đẩy việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh.