Top 8 # Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Tại Đà Nẵng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Công Vụ Tại Đà Nẵng

Tiềm năng phát triển du lịch công vụ tại Đà Nẵng

Từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm Đà Nẵng được coi là tháng thấp điểm của du lịch tại khu vực miền Trung. Để khắc phục tình trạng này, Thành phố du lịch Đà Nẵng định hướng phát triển du lịch công vụ (MICE).

Đà Nẵng Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng

Từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm nơi nàyđược coi là tháng thấp điểm của du lịch tại khu vực miền Trung. Để khắc phục tình trạng này, Thành phố chương trình định hướng phát triển du lịch công vụ (MICE).

Trung tâm hội nghị Furama, nơi đâylà nơi diễn ra Hội nghị các Quan chức Cao cấp APEC năm 2006. Sự kiện này là niềm tự hào của Furama Đà Nẵng, resort bãi biển 5 sao đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng năm 1997. Hiện nay Furama đang xây dựng một số hạ tầng mới để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh APEC năm 2017 mà vùng này đăng cai tổ chức.

Ông Huỳnh Tuấn Vinh, Tổng Giám đốc Furama Resort mảnh đất nàycho biết. “Từ khi được giao nhiệm vụ, chúng tôi đã bắt đầu xây dựng Cung hội nghị quốc tế có sức chứa 2.500 chỗ ngồi với quy mô và dịch vụ tân tiến, tiện nghi”.

Được xây dựng năm 2013, khách sạn Novotel đã là địa điểm tổ chức cho 735 sự kiện hội thảo, mít tinh. Dịch vụ MICE góp phần 25% vào doanh thu phòng của khách sạn trong năm 2014. Con số này từ đầu năm nay tăng đến 27%.

Ông Wade Hodda, Quản lý doanh thu, Khách sạn Novotel chia sẻ: “Với vị trí lý tưởng của khách sạn, chúng tôi hướng đến các khách hàng doanh nghiệp, du lịch công vụ MICE kết hợp với việc nghỉ dưỡng. Chúng tôi làm việc với nhiều công ty lữ hành du lịch để đón nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tới Đà Nẵng họp và làm việc”.

Nằm tại trung điểm ba di sản thế giới, du lịch Đà Nẵng đã và đang trở thành nơi lý tưởng cho các công ty lữ hành phát triển MICE kết hợp với dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, tham quan…

Theo đánh giá của chuyên gia trong nước, du lịch MICE mang lại giá trị doanh thu cao gấp 6 lần du lịch thông thường bởi các đoàn khách MICE thường có số lượng lớn và mức chi tiêu cao (trung bình mỗi khách du lịch MICE châu Âu chi tiêu 700-1.000 USD/ngày, khách châu Á chi tiêu hơn 400 USD/ngày).

Đà Nẵng: Nhiều Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch ” Đô Thị &Amp; Phát Triển

Theo thống kê của Sở Du lịch TP. Đà Nẵng tổng lượt khách đến Đà Nẵng năm 2016 đạt hơn 5,5 triệu lượt, tăng 18,4% so với năm 2015; trong đó khách quốc tế đạt 1,67 triệu lượt, tăng 32,4% so với năm 2015. Tổng thu du lịch đạt 16.082 tỷ đồng, tăng 25,4% so với năm 2015. Dự kiến năm 2017, thành phố Đà Nẵng sẽ đón được 6,5 triệu lượt khách, trong đó có hơn 2 triệu lượt khách quốc tế. Tính đến tháng 9/2017, tổng số lưu trú trên địa bàn thành phố lên 653 cơ sở lưu trú với 25.756 phòng. Tổng số đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố là 313 đơn vị; thành phố có trên 3.158 hướng dẫn viên, 730 xe đạt chuẩn phục vụ du lịch. Hiện thành phố có 83 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch dịch vụ với tổng vốn đầu tư khoảng 7,3 tỷ USD (tương đương 153 ngàn tỷ đồng).

Với những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực du lịch, ông Vinh chia sẻ, thời gian qua Đà Nẵng đã được nhiều du khách, doanh nghiệp, các tổ chức du lịch, các tạp chí, trang mạng chuyên về du lịch trên thế giới bình chọn và đánh giá cao, đặc biệt năm 2016 thành phố Đà Nẵng nhận được giải thưởng danh giá “Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu Châu Á” góp phần định vị hình ảnh và từng bước khẳng định vị trí thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng nâng tầm quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động du lịch vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đó là các dự án quy hoạch điểm xây dựng cầu tàu, bến du thuyền đã có, nhưng các dự án chậm triển khai, ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch đường sông; thiếu chính sách ưu đãi đầu tư phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí; sự phát triển nhanh của khách sạn, condotel, một số thị trường khách tăng nhanh đã có những phức tạp quá tải, không đáp ứng kịp về cơ sở hạ tầng và nhân lực, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch còn hạn chế đã phần nào ảnh hưởng đến môi trường du lịch của thành phố…

Bên cạnh đó, Bà Dương Thùy Dung – Giám đốc cấp cao của Công ty kinh doanh Dịch vụ bất động sản CBRE Việt Nam cho biết trong những năm qua lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng đã tăng trưởng rất nhanh nhưng so với các thành phố biển khác trong khu vực như: Phuket, Pattaya (Thái Lan) hay Bali (Indonesia) thì số lượng còn khiêm tốn gấp nhiều lần. Trong năm 2017, thị trường cho thấy sự dịch chuyển rõ nét hơn về quốc tịch khách quốc tế đến Đà Nẵng, du khách đến từ Hàn Quốc đã bắt đầu vượt du khách Trung Quốc về số lượt khách. Nếu trong năm 2015, khách Hàn Quốc chiếm 17,2% thì trong nửa đầu năm 2017 tỷ lệ này tăng lên 30%.

Tại thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng trong quý 3/2017 có 133 khách sạn từ 3- 5 sao, trong đó có 14.419 phòng , 771 biệt thự nghỉ dưỡng bán, 7.697 căn hộ nghỉ dưỡng bán. Tổng nguồn cung khách sạn từ 3 đến 5 sao ở Đà Nẵng là 14.000. Còn ở Phuket (Thái Lan), theo thống kê lên tới 81.000 phòng khách sạn. Số lượng nhiều như thế là để phục vụ tăng trưởng du lịch cũng rất là cao. Tiềm năng phát triển của Đà Nẵng còn rất là nhiều, và nếu chúng ta phát triển đúng hướng, tham khảo bài học thành công ở trong khu vực thì chúng tôi tin rằng trong thời gian không xa, Đà Nẵng sẽ đuổi kịp thị trường Phuket.

Hiện nay tiềm năng phát triển du lịch của Đà Nẵng còn rất lớn, trong đó hoạt động kinh doanh bất động sản du lịch tại Đà Nẵng đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, Đà Nẵng hiện đang thiếu các tổ hợp dịch vụ vui chơi giải trí, nhất là giải trí về đêm, khu mua sắm, ẩm thực cũng như các show diễn nghệ thuật có quy mô lớn, đặc sắc nhằm thu hút và giữ chân du khách. Thành phố cũng thiếu chính sách ưu tiên cho việc đầu tư vào lĩnh vực này, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Empire Trịnh Việt Hưng cho hay.

Ngoài ra, các dự án xây dựng cầu tàu, bến du thuyền đang trong tình trạng triển khai chậm, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch đường sông.

Gửi đến Hội nghị bài tham luận đề tài “Phát triển du lịch Đà Nẵng bắt kịp phát triển du lịch toàn cầu” Ông Nguyễn Quang Hải- Trưởng ban Phát triển dự án của Tập đoàn Sun Group nhìn nhận, hiện nay và trong tương lai, xu thế du lịch MICE (du lịch hội nghị kết hợp nghỉ dưỡng) trên thế giới phát triển mạnh. Đà Nẵng có đủ mọi yếu tố, tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này, có thể trở thành một trung tâm du lịch MICE mới của châu Á nếu tận dụng hợp lý những thế mạnh đang có về sông nước, biển, núi để tạo nên những sản phẩm du lịch mới, độc đáo, mang lại những trải nghiệm khác biệt; Cần xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ từ cảng hàng không, cảng biển cho tới hệ thống cơ sở lưu trú hạng sang với các tiện nghi vật chất và sức chứa tới hàng ngàn người cùng lúc. Đây là loại hình rất tiềm năng, có khả năng mang lại doanh thu cao hơn cả và đối tượng khách cũng yêu cầu cao hơn nhiều so với khách du lịch tham quan thông thường, lại không chịu tác động bởi yếu tố vụ mùa; Đầu tư phát triển du lịch ẩm thực, mua sắm, khu vui chơi giải trí ban đêm.

Cũng như đánh giá của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Đầu tư vào ngày 15/10, Thủ tướng đánh giá cao sự năng động, sáng tạo của chính quyền thành phố Đà Nẵng trong việc chủ động đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cải cách thủ tục hành chính, thu hút nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố cảng biển lớn, đô thị trung tâm quốc gia, là một trong những trọng điểm phát triển của đất nước.

Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng đến gần. Đây là cơ hội để Đà Nẵng giới thiệu, quảng bá và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, giới thiệu đến các nhà đầu tư quốc tế một thành phố trẻ, năng động, hiếu khách, một điểm đến đầu tư nhiều triển vọng, một điểm đến du lịch hấp dẫn.

Bích Phượng ĐTPT/Số – 70

Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Tại Phú Quốc

Du lịch Phú Quốc với hệ thống 14 bãi biển đẹp trên đảo như: Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Trường, Bãi Vòng, Bãi Khem, Bãi Thơm… và nhiều bãi biển khác ở các đảo thuộc quần đảo An Thới là tiềm năng, lợi thế tài nguyên thiên nhiên vô giá của Phú Quốc. Môi trường tự nhiên nguyên sơ, đa dạng các hệ sinh thái, nhất là đa dạng sinh học biển, với thảm cỏ biển, rạn san hô, các loài sinh vật biển quý hiếm như trai ngọc, đồi mồi, rùa biển, cá heo, bò biển…

Cùng với đó, Vườn Quốc gia Phú Quốc, Khu bảo tồn biển Phú Quốc chiếm hơn 2/3 diện tích tự nhiên là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang, với các sinh cảnh rừng thường xanh, rừng tràm, rừng ngập mặn, rừng núi đá, san hô, cỏ biển…

Điều thú vị của Phú Quốc là trên đảo nhưng có 3 con sông chính gồm: Cửa Cạn, Dương Đông và Đầm Dài hết sức ấn tượng đối với du khách khi đến đảo. Ngoài ra, những giá trị văn hóa biển truyền thống như lễ hội nghề cá và các di tích lịch sử – văn hóa, các hoạt động văn hóa làng chài hàm ninh , bảo tàng cội nguồn Phú Quốc đặc trưng trên đảo… là những yếu tố hấp dẫn khách du lịch.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế với chính sách kinh tế mở, du khách đến Phú Quốc hàng triệu lượt người mỗi năm, các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch ngày càng nhiều hơn đã đặt ra nhiều vấn đề gay gắt về môi trường ở đây.

Hiện các hoạt động du lịch, bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở Phú Quốc luôn được ưu tiên hàng đầu của địa phương, xem đây là một thành tố không tách rời của các hoạt động phát triển trên đảo và dưới biển, tạo tiền đề cho Phú Quốc phát triển du lịch xanh.

Sở Du lịch Kiên Giang bước đầu xây dựng Bộ tiêu chí du lịch xanh Phú Quốc với 5 tiêu chí gồm: Tạo du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, hỗ trợ năng lực cạnh tranh với sự phát triển bền vững, nâng cao nhận thức, thực hành về du lịch xanh, đầu tư nguồn nhân lực, bảo tồn, nâng cao các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa.

Ngành du lịch Kiên Giang là phát triển các sản phẩm du lịch thân thiện, giảm thiểu tác động đến môi trường. Những sản phẩm này chất lượng, đặc sắc, đa dạng, đồng bộ có giá trị tăng cao sẽ được xây dựng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu của du khách. Tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển đảo, du lịch văn hóa và sinh thái, chú trọng những sản phẩm du lịch xanh tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương. Xây dựng Nhãn Du lịch Xanh cấp cho các khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp lữ hành… đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ngành, tăng cường kiểm tra, giám sát để duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát triển du lịch Phú Quốc bền vững.

Hiện tại, du lịch xanh bước đầu triển khai thực hiện trên đảo Phú Quốc, áp dụng trong hệ thống khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, dịch vụ du lịch. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã có các giải pháp bảo vệ môi trường về xử lý nước thải tránh ô nhiễm, thu gom rác thải, giảm tiếng ồn, hạn chế sử dụng túi ni lông, trồng cây xanh, hướng dẫn du khách tham gia những hoạt động bảo vệ môi trường…

Nhiều nhà khoa học, chuyên gia về môi trường và lĩnh vực du lịch, khuyến cáo tỉnh Kiên Giang cần rà soát lại chiến lược và kế hoạch phát triển du lịch Phú Quốc dựa trên các yếu tố xanh, tiêu chí xanh phù hợp gắn với tính đến các kịch bản rủi ro, tác động bất lợi về môi trường tự nhiên và sinh kế dân sinh.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp đồng bộ quản lý hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên trên đảo, dưới biển để bảo toàn chức năng sinh thái và vốn tài nguyên tự nhiên, đa dạng hóa các loại hình du lịch biển đảo trên cơ sở khai thác các giá trị chức năng của hệ sinh thái trên đảo, biển và ven biển chất lượng, bền vững. Cụ thể là xây dựng các làng văn hóa nghề cá, làng chài gắn với các hoạt động dịch vụ có kiểm soát như: câu cá, câu mực và đánh cá giải trí, du lịch lặn biển ngắm san hô, thưởng ngoạn hệ sinh thái dưới biển.

Nguồn tin: baokiengiang.com.vn

Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Nghỉ Dưỡng Tại Cam Ranh

Bên cạnh thành phố Nha Trang, Cam Ranh – Khánh Hòa đang dần trở thành một trong những điểm đến du lịch đa dạng dịch vụ và mô hình nghỉ dưỡng, nhờ sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi.

Cam Ranh được thiên nhiên ưu ái, khí hậu chan hòa với 300 ngày nắng trong năm. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của Bãi Dài hay du ngoạn đảo Bình Ba, Bình Hưng… khách du lịch còn có thể khám phá rừng nguyên sinh Hòn Bà ở độ cao 1.578m, với 41 loài thực vật và 59 loài động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ. Khu vực còn có nhiều loại hải sản tươi ngon.

Vùng đất này cũng đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh. Hệ thống đường bộ tại Cam Ranh thuận lợi kết nối với khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Nơi đây còn sở hữu sân bay quốc tế, đường bay trực tiếp đến châu Âu, Nhật, Nga, Hàn Quốc, Hong Kong.

Các chuyến bay nội địa từ Cam Ranh đi TP HCM khoảng 45 phút, Hà Nội tầm 90 phút và Đà Nẵng 40 phút. Mới đây, nhà ga T2 tại Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh cũng vừa khánh thành với tổng diện tích hơn 50.000m2 sẽ đón tiếp 4,8 triệu lượt hành khách quốc tế mỗi năm.

Cơ sở hạ tầng du lịch của Cam Ranh đang dần hình thành dọc theo chiều dài 15km của đường Nguyễn Tất Thành – khu vực Bãi Dài kết nối từ sân bay Cam Ranh đến cửa ngõ thành phố Nha Trang. Trong tương lai, khu vực này sẽ trở thành một quần thể kết hợp vui chơi giải trí quy mô lớn với các sân golf phụ cận, các trò chơi trên biển độc đáo, bến du thuyền quốc tế…

Năm 2019, Novaland vừa công bố tham gia thị trường giàu tiềm năng này với dự án NovaBeach Cam Ranh Resort & Villas. Sở hữu 350m đường biển tại Bãi Dài, liền kề sân bay quốc tế Cam Ranh, dự án là tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng bao gồm khu biệt thự và bungalow, khu khách sạn, condotel cùng các tiện ích nghỉ dưỡng tiêu chuẩn quốc tế.

Đại diện tập đoàn cho biết, dự án sẽ do Tập đoàn toàn cầu Minor Hotels – với các thương hiệu như AVANI, Oaks … bao gồm hơn 10 triệu hội viên Loyalty tại 76 quốc gia (tính đến quý II/2018) vận hành.

Thị trường du lịch nghỉ dưỡng tại Cam Ranh nói riêng và Khánh Hòa nói chung dự kiến sẽ có một năm bứt phá, nhờ việc Khánh Hòa được chọn là điểm tổ chức Năm Du lịch quốc gia, kết hợp với Festival biển 2019. Theo đó, Cam Ranh sẽ được chú trọng quảng bá hình ảnh để thu hút, đa dạng hóa các dòng khách quốc tế, đặc biệt là dòng khách chất lượng, chi tiêu cao từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, một số nước Tây Âu… bên cạnh thị trường quen thuộc như Nga, Trung Quốc…

Với động lực này, ngành du lịch Khánh Hòa đặt mục tiêu đón hơn 6,8 triệu lượt khách với hơn 3 triệu khách quốc tế vào năm 2019. Lượng khách này kỳ vọng tiếp tục tăng lên mức 8,5 triệu lượt vào năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là 16 triệu khách, trong đó khách quốc tế chiếm 50%.

Theo Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, trong vòng 5 năm, lượng khách du lịch đến địa phương này đã tăng từ 2,3 triệu lượt vào năm 2012 lên 5,5 triệu lượt năm 2017. Tính đến cuối năm 2018, tỉnh đón khoảng 6,3 triệu lượt khách, trong đó có 2,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng 37% so với năm 2017.

Không chỉ tăng trưởng về lượng khách, thời gian lưu trú của khách du lịch đến Khánh Hoà khá cao so với các tỉnh thành du lịch ven biển khác, với số ngày lưu trú bình quân là 3,95 ngày. Hiện toàn tỉnh có 735 cơ sở lưu trú du lịch với 38.658 phòng. Trong đó, cơ sở lưu trú 3-5 sao chiếm 51,8%.

Lộc An