Top 12 # Tour Du Lịch Việt Bắc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Tour Du Lịch Xuyên Việt Bắc

Ngày 01: Hà Nội – Huế (Nghỉ đêm trên tàu)

Ngày 02: Huế (Ăn trưa, tối)

Ăn sáng trên tàu (tự túc). Quý khách đến Huế, xe và hướng dẫn viên đón Quý khách về khách sạn nhận phòng. Ăn trưa. Chiều khởi hành đi tham quan thành phố Huế với các địa điểm là Đại Nội (Hoàng Thành & Tử Cấm Thành). Sau đó, đi tham quan và tắm biển Thuận An, trên đường đi ghé thăm Cồn Hến và thưởng thức các món Chè bắp Huế nổi tiếng.

Tối trở về Huế, Du thuyền trên sông Hương, ngắm vẻ đẹp thơ mộng của Huế về đêm, nghe ca Huế, thả đèn hoa đăng. Nghỉ tại khách sạn.

Ngày 03: Huế (Ăn sáng, trưa, tối)

Ăn sáng tại khách sạn. Xe đón Quý khách tới bến thuyền Sông Hương. Đi thuyền rồng tham quan Chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, Lăng Minh Mạng. Ăn trưa với các loại bánh đặc sản của Huế. Khởi hành tiếp tục tham quan tiếp các Lăng tẩm của Huế: Lăng Khải Định, Tự Đức, chùa Từ Hiếu, chùa Báo Quốc. Nghỉ ngơi.

Chiều: mua sắm tại chợ Đông Ba.

Ngày 04: Huế – Đà Nẵng (Ăn sáng, trưa, tối)

Ăn sáng khách sạn. Khởi hành đi Đà Nẵng qua đèo Hải Vân. Trên đường đi, du khách dừng lại chụp ảnh và ngắm làng chài Lăng Cô. Tới Đà Nẵng, nhận phòng khách sạn.

Chiều: tham quan Ngũ Hành Sơn, bãi biển Non Nước.

Ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 05: Đà Nẵng – Hội An – Quy Nhơn (Ăn sáng, trưa, tối)

Ngày 06: Quy Nhơn – Nha Trang (Ăn sáng, trưa, tối)

Ăn sáng tại khách sạn. Tham quan Tháp Đôi, Mộ Hàn Mạc Tử. Khởi hành đi Nha Trang. Tham quan Hòn Chồng, Chợ Đầm Nha Trang. Ăn tối & nghỉ tại khách sạn.

Ngày 07: Nha Trang (Ăn sáng, trưa, tối)

Ngày 08: Nha Trang – Đà Lạt (Ăn sáng, trưa, tối)

Chiều: Tham quan Thác Prenn, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở. Thăm thác Camly, Dinh Bảo Đại, Thiền Viện Trúc Lâm.

Ăn tối và nghỉ tại khách sạn.

Ngày 09: Đà Lạt (Ăn sáng, trưa, tối)

Ăn sáng tại khách sạn.

Ngày 10: Đà Lạt – Sài Gòn (Ăn sáng, trưa, tối)

Ngày 11: Sài Gòn – Củ Chi – Tây Ninh (Ăn sáng, trưa, tối)

Ăn sáng. Quý khách khởi hành đi Tây Ninh. Thăm Tòa Thánh Tây Ninh & tham dự buổi lễ trưa của đạo Cao Đài.

Ngày 12: Sài Gòn (Ăn sáng, trưa, tối)

Ăn sáng. Xe đón Quý khách đi tham quan thành phố: Dinh Độc lập, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Trung Tâm, bến Hàm Rồng, Chợ Bến Thành. Ăn Trưa.

Chiều: tham quan khu du lịch Đầm Sen. Quý khách tự do tham dự các trò chơi cảm giác mạnh.

Ăn tối & nghỉ tại khách sạn.

Ngày 13: Sài Gòn – Xẻo Quýt – Đồng Tháp (Ăn sáng, trưa, tối)

Chiều: Tới thị xã Cao Lãnh, thăm khu di tích Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc. Ăn tối & nghỉ tại khách sạn.

Ngày 14: Đồng Tháp – Cần Thơ (Ăn sáng, trưa, tối)

Ăn sáng. Quý khách lên đường đi Cần Thơ. Ăn trưa. Tham quan Chợ nổi Phụng Hiệp, miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long.

Ăn tối. Thăm bến Ninh Kiều, chùa Kh’mer. Nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 15: Cần Thơ – Bến Tre – Mỹ Tho – Sài Gòn (Ăn sáng, trưa, tối)

Ngày 16: Sài Gòn – Vũng Tàu – Sài Gòn (Ăn sáng, trưa, tối)

Ăn sáng. Khởi hành đi Vũng Tàu. Tham quan Niết Bàn Tịnh Xá, Bạch Dinh, Thích Ca Phật Đài, Miếu Bà, lăng Cá Ông. Ăn trưa. Tự do tắm biển Vũng Tàu. Chiều xe đưa Quý khách về lại Sài Gòn. Ăn tối & nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 17: Sài Gòn – Hà Nội (Ăn sáng)

Ăn sáng. Tự do tham quan thành phố và mua sắm tại chợ Bến Thành. Xe đưa quý khách ra sân bay đáp máy bay về lại Hà Nội. Chia tay Quý khách. Kết thúc chương trình.

Chuyến đi bao gồm

Chuyến đi không bao gồm

Ghi chú

Tour Du Lịch Chiến Khu Việt Bắc

Hồ Núi Cốc: Nằm trên địa phận thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 65km, khu du lịch Hồ Núi Cốc nép mình dưới ngọn núi Cốc bên dòng sông Công ngày đêm nước chảy. Điểm thu hút du khách nằm ở vị trí độc đáo Hồ – Hồ trên núi, cùng với hệ thống cơ sở vật chất trang bị vừa hiện đại vừa dân tộc khiến du khách ngỡ tưởng lạc vào một chốn bồng lai với núi non sông nước trữ tình nên thơ…

1 Ngày

05h30:Xe ôtô và HDV Công ty du lịch Tre Việt đón Quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Tuyên Quang. Dừng chân tại Sóc Sơn, quý khách tự túc ăn sáng.

08h30: Đến Khu di tích Tân Trào, Quý khách thăm quan và dâng dương tại đình Hồng Thái, chụp hình lưu niệm tại Cây đa Tân Trào, thăm lán Nà Lừa – nơi Bác Hồ sống và làm việc từ tháng 6/1945 đến tháng 8/1945…

10h00: Xe đưa Quý khách đi ATK Định Hóa – Thái Nguyên.

10h30: Đến ATK Định Hóa – nơi Bác Hồ và TW Đảng làm việc từ 1947 – 1954, Quý khách dâng hương tại Nhà tưởng niệm Bác Hồ trên đỉnh đèo De, thăm quan Nhà trưng bày, đồi Tỉn Keo – nơi Bộ Chính trị và TW Đảng ra quyết định cuộc tấn công Đông Xuân 53 – 54 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ…

12h00: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng.

13h30: Xe đưa Quý khách về TP.Thái Nguyên, dừng chân thăm quan và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ thuộc đoàn TNXP 91 Bắc Thái – Đại đội 915 đã anh dũng hy sinh năm 1972.

15h30: Xe đón Quý khách về hành về Hà Nội.

18h00: Về đến điểm hẹn – Chia tay Quý khách và kết thúc chuyến thăm quan.

.

GIÁ TOUR TRỌN GÓI CHO 01 DU KHÁCH: 445.000 VND (Áp dụng cho đoàn từ 40 khách trở lên) .

Dịch vụ bao gồm:

Xe ôtô đưa đời mới máy lạnh, ghế ngả, ti vi.

Ăn trưa tại nhà hàng: mức 120.000đ/suất

Phí thắng cảnh tại điểm thăm quan (vào cửa một lần).

Hương hoa tại Tân Trào, ATK Định Hóa và khu tưởng niệm Anh hùng đoàn 915

Bảo hiểm DL trọn tour, mức đền bù tối đa: 10.000.000 đ/vụ.

HDV suốt tuyến nhiệt tình, giàu kinh nghiệm…

Y tế: Bông băng, Thuốc chống say, Túi bóng…

Phục vụ 01 chai nước suối 0,5l/khách lượt đi và về.

Tặng mũ du lịch của Công ty Du lịch Tre Việt

Dịch vụ không bao gồm:

Thuế VAT

Các chi phí cá nhân khác: đồ uống trong bữa ăn, nghỉ phòng khách sạn.



Hà Nội: (+84 24) 63272736 – 0989 082 938 (Quốc tế) – 0981 287 770 (Nội địa) Thuê xe: (+84 24) 63272736 – 0989.082 928 (Cho thuê xe du lịch)

Tour Du Lịch Đông Bắc Việt Nam 7 Ngày

DU LỊCH ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

HÀ NỘI – BẮC KẠN – CAO BẰNG – LẠNG SƠN

HẠ LONG – CÁT BÀ – HÀ NỘI

Thời gian: 07 ngày 06 đêm, bằng đường bộ và khởi hành HÀNG NGÀY

Hành trình du lịch Đông Bắc Việt Nam 7 ngày, đưa d u khách tham quan nhiều thắng cảnh đẹp mơ mộng đến ngỡ ngàng với hồ Ba Bể, Thác Bản Giốc , Sông Kỳ Cùng, Vịnh Hạ Long, Đảo Cát Bà và thủ đô Hà Nội. Không chỉ thăm các địa danh cách mạng, văn hóa lịch sử, phong tục tập quán của các dân tộc trong hành trình, du khách được trải nghiệm với những dòng thác đổ hùng vĩ, những vạt rừng xanh ngắt trong không khí mát lành của thiên nhiên cây cỏ, cảnh vịnh huyền bí và những bí ẩn của tạo hóa…

Chi Tiết Hành Trình

NGÀY 01: HÀ NỘI – DU LỊCH HỒ BA BỂ ĂN: TRƯA/ CHIỀU

06h00: Xe và hướng dẫn viên đón đoàn tại điểm hẹn và khởi hành đi Hồ Ba Bể. Dừng nghỉ thư giãn tại ngã 3 Nội Bài và tự do ăn sáng. Sau đó tiếp tục khởi hành đi Bắc Kạn, trên đường đoàn chiêm ngưỡng phong cảnh núi rừng Đông Bắc.

14h30: Đoàn đến Ba Bể. Quý khách xuống thuyền khám phá Hồ Ba Bể, du ngoạn trên hồ bằng thuyền địa phương đến với Động Puông, Ao Tiên, Thác đầu Đẳng, Bản Pác Ngòi -tìm hiểu cuộc sống, văn hoá cũng như tập quán của các bản làng dân tộc sống trên triền núi bên hồ.

NGÀY 02: ĐỘNG NGƯỜM NGAO – THÁC BẢN GIỐC ĂN: SÁNG / TRUA/ CHIỀU

Sáng sớm, đoàn thức giấc thưởng ngoạn không khí trong lành của thiên nhiên nơi hồ Ba Bể.

06h30: Đoàn dùng bữa sáng ngon miệng và sau đó làm thủ tục trả phòng khách sạn.

11h30: Đến nhà hàng tại TP Cao Bằng, đoàn dùng bữa trưa trước khi xe đưa về khách sạn nhận phòng.

14h00: Xe và hướng dẫn đưa đoàn đi tham quan Động Ngườm Ngao – chiêm ngưỡng khu “tứ trụ thiên đình” với những cột đá trông như cột chống trời, khu châu báu là những núi nhũ lấp lánh ánh vàng, ánh bạc và thác Bản Giốc – Một trong những dòng thác hùng vĩ nhất Việt Nam tại biên giới Việt – Trung, với những khối nước khổng lồ từ độ cao 30m đổ xuống trông xa như ba giải lụa trắng tuyệt đẹp.

19h00: Đoàn dùng bữa tối tại nhà hàng trước khi về khách sạn, nghỉ ngơi.

NGÀY 03: CAO BẰNG – HANG PÁC PÓ – LẠNG SƠN ĂN: SÁNG/ TRƯA/ CHIỀU

07h00: Quý khách dùng bữa sáng tại khách sạn. Sau đó trả phòng và lên xe đi tham quan khu di tích Pắc Bó, di tích lịch sử gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hang Cốc Pó, suối Lê Nin và núi Các Mác.

13h30: Khởi hành đi Lạng Sơn, trên đường trải nghiệm núi rừng Đông Bắc hùng vĩ và bao la.

NGÀY 04: ĐỘNG TAM THANH – ĐÔNG KINH – HẠ LONG ĂN: SÁNG/ TRƯA/ CHIỀU

Sau bữa sáng, làm thủ tục trả phòng và lên xe đi tham quan danh thắng Lạng Sơn với Động Tam Thanh – Tam Thanh là quần thể 3 động Nhất Thanh, Nhị Thanh, Tam Thanh nằm trong Chùa Tam Thanh. Ðộng Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn. Sau đó đoàn tự do mua sắm đồ lưu niệm tại Chợ Đông Kinh – Chợ đầu mới lớn nhất tại thành phố Lạng Sơn.

11h30: Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng Lạng Sơn và thưởng thức ẩm thực xứ Lạng.

13h00: Khởi hành đi Hạ Long, trên đường ngắm cảnh Ải Chi Lăng hùng vĩ và giá trị lịch sử.

18h30: Đến Hạ Long, đoàn dũng bữa tối ngon miệng nơi đây. Sau đó về khách sạn, nhận phòng và thư giãn.

Tối: Tự do vui chơi tại khu du lịch Sun World Park Quốc Tế, Vòng quay Mặt Trời, Nhà tượng Sáp….Nghỉ đêm tại khách sạn Hạ Long.

NGÀY 05: THĂM VỊNH HẠ LONG – ĐẢO CÁT BÀ ĂN: SÁNG/ TRƯA/ CHIỀU

Đoàn dùng bữa sáng tại khách sạn. du ngoạn cảnh 07h00 xe đưa đoàn ra bến tầu Tuần Châu, lên thuyền Vịnh Hạ Long, tham quan động Thiên Cung với nhiều hình thù hấp dẫn được thiên nhiên tạo hóa ban tặng và hang Đầu Gỗ cổ kính cùng nhiều giá trị lịch sử. Tiếp tục hành trình, du thuyền đưa quý khách trải nghiệm các đảo đá mang hình tượng biến hóa đầy mầu sắc. Đoàn dùng bữa trưa trên thuyền.

15h30: Tới đảo Cát Bà, đoàn nhận phòng và nghỉ ngơi. Sau đó tự do trải nghiệm và tắm biển Cát Cò.

19h00: Đoàn dùng bữa tối tại nhà hàng khách sạn với ẩm thực phong phú của đảo Cát Bà.

Tối: Tự do dạo bộ khám phá đảo ngọc Cát Bà về đêm và thưởng thức hải sản tại chợ đêm Cát Bà.

NGÀY 06: ĐẢO CÁT BÀ – THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĂN: SÁNG/ TRƯA/ CHIỀU

Sau khi ăn sáng tại khách sạn, đoàn tự do tham quan và tắm biển Cát Cò 1, 2 và 3.

11h00: Đoàn dùng bữa trưa ngon miệng tại nhà hàng khách sạn.

13h00: Check-out khách sạn, tới bến phà cái Viềng, trở về Hạ Long. Tiếp tục hành trình, xe đưa đoàn khởi hành về Hà Nội.

18h30: Tới nhà hàng Hà Nội, đoàn dùng bữa tối ngon miệng trước khi về khách sạn, nhận phòng và nghỉ ngơi.

NGÀY 07: HÀ NỘI – SÂN BAY NỘI BÀI ĂN: SÁNG/ TRƯA

07h00 – 0800: Đoàn dùng bữa sáng tại khách sạn và ngắm cảnh thanh bình Hà Nội trong sáng sớm.

quần thể 08h30: Check-out khách sạn, sau đó xe đưa đoàn đi tham quan Lăng Hồ Chủ Tịch với Lăng Bác, Ao Cá, Nhà Sàn, Chùa Một Cột và ngắm cảnh Hồ Tây dịu dàng trong nắng mới, tham quan ngôi chùa cổ kính và có niên đại lớn nhất tại Đông Nam Á – Chùa Trấn Quốc.

Chiều: Xe đưa đoàn đi mua sắm đặc sản Miền Bắc làm quà người thân và gia đình trước khi tới sân bay Nội Bài, đáp chuyến bay về nơi xuất phát hoặc tại khách sạn Hà Nội. Kết thúc chương trình du lịch Hà Nội – Bắc Kan – Cao Bằng – Lạng Sơn – Hạ Long – Cát Bà – Hà Nội, 07 ngày và hẹn gặp lại đoàn trong chuyến đi tới.

GIÁ TOUR ĐÔNG BẮC VIỆT NAM CHO 01 QUÝ KHÁCH

Đoàn 4-6 khách

Đoàn 8-10 khách

Đoàn 18 – 24 Khách

Đoàn trên 30 khách

14 .850.000Đ

10 .500.000Đ

7 .285.000Đ

6.299.000Đ

– Du lịch Tây và Đông Bắc Việt Nam 10 Ngày 9 Đêm

– Du lịch Tây Bắc 6 Ngày 5 Đêm

Tư vấn và Đặt Tour: 0942 209689 – 0988757689

GIÁ TOUR ĐÔNG BẮC VIỆT NAM BAO GỒM:

+ Xe du lịch đón tiễn và tham quan theo chương trình.

+ Thuyền tham quan lòng hồ Ba Bể.

+ Thuyền tham quan vịnh Hạ Long – Hành trình Động Thiên Cung vs Hang Đầu Gỗ.

+ Phà Tuần Châu – Đảo Cát Bà – Tuần Châu.

– Tại Bắc Kan: Khách sạn Thái Bình hoặc tương đương.

– Tại Cao Bằng: Khách sạn Thanh Loan hoặc tương đương.

– Tại Lạng Sơn: Khách sạn Hoa Sim hoặc tương đương.

– Tại Hạ Long: Khách sạn Mây Hồ hoặc tương đương.

– Tại Cát Bà: Khách sạn Sun & Sea hoặc tương đương.

– Tại Hà Nội: Khách sạn King Lý hoặc tương đương.

+ Vé thăm quan theo hành trình.

+ Hướng dẫn suốt tuyến nhiệt tình vui vẻ và kiến thức

+ 02 chai nước lavie/khách/ngày.

+ Mũ quảng bá công ty du lịch.

GIÁ TOUR ĐÔNG BẮC VIỆT NAM KHÔNG BAO GỒM:

+ Phòng ngủ đơn khách sạn: 2.050 .000Đ/khách.

+ Đồ uống và món ăn thêm trong bữa ăn.

+ Chi phí cá nhân và hoá đơn VAT10%.

+ Tiền típ hướng dẫn và lái xe.

GIÁ ÁP DỤNG CHO TRẺ EM:

+ Trẻ em từ 1-4 tuổi, cao dưới 1m miễn phí tiền tour ( Không chiếm ghế trên xe, Tự túc vé thắng cảnh, ăn ngủ cùng bố mẹ). Mỗi gia đình chỉ được 1 Trẻ em miễn phí, trẻ em thứ 2 tính 50% giá tour người lớn.

+ Từ 5-9 tuổi tính 75% giá tour ( Ngủ cùng bố mẹ nhưng không thêm giường)

+ Số lượng trẻ em miễn phí chiếm không quá 5% số lượng người lớn trong đoàn. Nếu trẻ em đi kèm nhiều hơn 5% thì phải mua ½ tour trọn gói.

LƯU Ý CHƯƠNG TRÌNH:

+ Thông tin danh sách thăm quan: Họ tên, Ngày tháng năm sinh, Số CMND để làm thủ tục mua bảo hiểm.

+ Thời gian khởi hành, chi tiết chương trình thăm quan có thể được sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình khách quan (thời tiết, giao thông, sức khỏe du khách) nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chương trình.

KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH CHUYẾN ĐI VUI VẺ VÀ ẤN TƯỢNG !

Vùng Tây Bắc (Việt Nam)

Vùng Tây Bắc hay Tây Bắc Bộ là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng).

Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được nhất trí. Một số ý kiến cho rằng đây là vùng phía nam (hữu ngạn) sông Hồng. Một số ý kiến lại cho rằng đây là vùng phía nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Nhà địa lý học Lê Bá Thảo cho rằng vùng Tây Bắc được giới hạn ở phía đông bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và ở phía tây là dãy núi Sông Mã.

Địa hình Tây Bắc núi cao và chia cắt sâu, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.

Lịch sử hình thành vùng Tây Bắc bắt đầu từ cách đây 500 triệu năm và đến bây giờ vẫn tiếp tục. Thuở ban đầu, vùng này là biển và chỉ có một số đỉnh ở dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Sông Mã là nổi lên trên mặt biển. Biển liên tục rút ra xa rồi lại lấn vào suốt hàng trăm triệu năm. Trong quá trình ấy, đã có những sự sụt lún mạnh, góp phần hình thành các tầng đá phiến và đá vôi. Vào cuối đại Cổ sinh (cách đây chừng 300 triệu năm), dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Sông Mã đã được nâng hẳn lên. Địa máng sông Đà lúc đó vẫn chìm dưới biển. Cho đến cách đây 150 triệu năm, chu kỳ tạo núi Indochina làm cho hai bờ địa máng từ từ tiến lại gần nhau, khiến cho trầm tích trong địa máng uốn lên thành những nếp uốn khổng lồ, đồng thời làm cho tầng đá vôi có tuổi cổ hơn lại trồi lên trên tầng đá phiến, tạo thành những cao nguyên đá vôi ngày nay. Trong quá trình tạo núi, còn có sự xâm nhập của macma. Kết quả là, vùng Tây Bắc được nâng lên với một biên độ đến 1000 mét.

Vì là địa máng, vùng vỏ rất động của trái đất, nên Tây Bắc là vùng có nguy cơ động đất cao nhất Việt Nam.

Mặc dù nền khí hậu chung không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng sự biểu hiện của nó không giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng đứng. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông (hướng đông bắc – tây nam) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều, trái với vùng Đông bắc có hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình quạt làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 O C. Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió “phơn” (hay quen được gọi là “gió lào”) được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc. Nhìn chung, trong điều kiện của trung du và miền núi, việc nghiên cứu khí hậu là rất quan trọng vì sự biến dạng của khí hậu xảy ra trên từng khu vực nhỏ. Những biến cố khí hậu ở miền núi mang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện lớp phủ rừng bị suy giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái hoá. Mưa lớn và tập trung gây ra lũ nhưng kết hợp với một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét; hạn vào mùa khô thường xảy ra nhưng có khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối.

Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc hiện nay gồm 6 tỉnh với diện tích trên 5,645 triệu ha (tỷ lệ 10,5% so với tổng diện tích cả nước) với 4.713.048 dân (tỷ lệ 15,5% so với tổng dân số cả nước), bình quân khoảng 88 người trên 1 cây số vuông.

Mục dân số và diện tích ghi theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam trên trang Wikipedia của các tỉnh thành Việt Nam.

Một số phần của Phú Thọ và 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái nằm ở hữu ngạn sông Hồng, do dòng sông chảy qua giữa địa phận các tỉnh này, song phạm vi hành chính của vùng Tây Bắc không bao gồm Phú Thọ, đôi khi 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái cũng được xếp vào Đông Bắc Bộ. Tuy nhiên, hiện nay trụ sở của Ban chỉ đạo Tây Bắc nằm ở thành phố Yên Bái, tỉnh lỵ của tỉnh Yên Bái.

Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xòe tiêu biểu là điệu múa xòe hoa rất nổi tiếng được nhiều người biết đến. Mường là dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như H’Mông, Dao, Tày, Kinh, Nùng,… Ai đã từng qua Tây Bắc không thể quên được hình ảnh những cô gái Thái với những bộ váy áo thật rực rỡ đặc trưng cho Tây Bắc. tây bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt: vùng rẻo cao(đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao, Tạng Miến,với phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên; vùng rẻo giữa(sườn núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer, phương thức lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công; còn ở vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, Thái – Kadai,điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác. sự khác biệt về điều kiện sinh sống và phương thức lao động sản xuất cũng gây ra sự khác biệt văn hóa rất lớn! mặc dù văn hóa chủ thể và đặc trưng là văn hóa dân tộc Mường.

Năm 1014, tướng nước Đại Lý là Đoàn Kính Chí đem quân vào chiếm đóng châu Vị Long và châu Đô Kim (nay thuộc Tuyên Quang), vua Lý Thái Tổ sai con là Dực Thánh Vương đi đánh dẹp, quân Đại Lý đại bại, nhân cơ hội đó nhà Lý sáp nhập luôn khu vực ngày nay là Hà Giang vào Đại Cồ Việt.

Năm 1159, nhân khi nước Đại Lý suy yếu, vua Lý Anh Tông và Tô Hiến Thành đã tiến hành thu phục vùng đất của các tù trưởng dân tộc thiểu số người Thái (châu Văn Bàn, châu Thủy Vĩ) ở bắc Yên Bái, nam Lào Cai vào lãnh thổ Đại Việt.

Năm 1294, thượng hoàng Trần Nhân Tông, cùng Phạm Ngũ Lão, đi đánh bại Ai Lao thu nạp đất đai. Năm 1297, Trần Anh Tông sai Trần Nhật Duật đánh A Lộc (Ai Lao), Trần Quốc Tảng đánh Sầm Tử, Phạm Ngũ Lão đánh tan Ai Lao thu lại đất cũ ở sông Chàng Long. Năm 1301, Phạm Ngũ Lão đánh Ai Lao ở Mường Mai (Châu Mai, nay là đất Mai Châu). Các vùng đất thu nạp được thời kỳ này nhà Trần đặt làm huyện Mông đạo Đà Giang, đến đời thuộc Minh là đất hai huyện Mông và Tư Mang, sang thời nhà Lê sơ là toàn bộ châu Mộc (Mộc Châu (nay là Mộc Châu, Vân Hồ), Đà Bắc, Mã Nam (nay là huyện Sop Bao Lào)), và châu Mai phủ Gia Hưng.

Năm 1329, thượng hoàng Trần Minh Tông đi đánh mán Ngưu Hống, thổ tù Mường Mỗi, tại Mang Việt đạo Đà Giang thu nạp đất châu Yên (Mang Việt), Phù Hoa, Mường Mỗi (châu Thuận) là các vùng đất nay là các huyện Yên Châu, Phù Yên, Thuận Châu, Tuần Giáo, Sơn La, Mai Sơn tỉnh Sơn La.

Theo Minh sử, năm 1405, Đèo Cát Hãn dâng sớ lên triều đình nhà Minh tố cáo nhà Hồ đánh chiếm 7 trại Mãnh Man thuộc châu Ninh Viễn dưới quyền Đèo Cát Hãn, vốn thuộc phủ Lâm An của tỉnh Vân Nam, giết con rể của ông, bắt con gái của ông để khống chế. Trong các nguyên do mà nhà Minh viện ra khi sang đánh nhà Hồ có lý do này. Nhà Hồ lúc đó yếu thế phải trả lại Đèo Cát Hãn các trại này. Châu Ninh Viễn đến thời Lê sơ gọi là Mường Lễ.

Đến năm 1431, Lê Lợi thu phụ Đèo Cát Hãn, có thêm châu Phục Lễ (Mường Lễ), vùng thượng lưu sông Đà do Đèo Cát Hãn cai quản, từng là châu Ninh Viễn của Vân Nam, nhập về. Mường Lễ sau đổi Thành Phục Lễ phủ An Tây gồmː đất Mường Lễ (châu Lai), Tuy Phụ (Mường Tè), Hoàng Nham (Mường Toong, Mường Nhé), Chiêu Tấn (Phong Thổ), Lễ Tuyền (Mường Boum), Hợp Phì (Xiềng My, nay là Giả Mễ huyện Kim Bình, Vân Nam), Khiêm Châu (Mường Tinh), Quảng Lăng (Mường La, nay là Mường Lạp huyện Kim Bình, Vân Nam), Tung Lăng (Phù Phang), Luân Châu (Mường Báng), Quỳnh Nhai (Mường Chăn).

Năm 1467 Lê Thánh Tông thu nạp vùng sách Câu Lộng (Mã Giang) từ Ai Lao (nay là khoảng huyện Sông Mã tỉnh Sơn La).

Năm 1478, vua Lê Thánh Tông, sau khi thu phục tiểu vương quốc Bồn Man đã sáp nhập vùng phía tây Sơn La (thượng lưu sông Mã, nay là khoảng các huyện Sốp Cộp, Sông Mã tỉnh Sơn La), các huyện phía tây Thanh Hóa, Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn của Lào ngày nay vào đất Đại Việt. Đến thời Lê Thánh Tông, cơ bản vùng Tây Bắc Việt Nam đã hình thành và thuộc vào lãnh thổ Đại Việt. Và từ đây cho đến cuối thế kỷ 19, toàn bộ vùng Tây Bắc Việt Nam đều tương đương với cương vực của một địa danh duy nhất mang tên Hưng Hóa, ban đầu là thừa tuyên Hưng Hóa, rồi đến xứ Hưng Hóa, sau đó là trấn Hưng Hóa và cuối cùng là tỉnh Hưng Hóa.

Đến cuối triều Lê trung hưng, trong những năm 1684- 1777, khoảng 7 châu của trấn Hưng Hóa Đại Việt, giáp giới với tỉnh Vân Nam đã bị mất về lãnh thổ Trung Quốc, gồm: Mường La-Quảng Lăng, Mường Tè-Tuy Phụ, Mường Tong-Hoàng Nham, Phong Thổ-Chiêu Tấn, Mường Boum hoặc M.Léo-Lễ Tuyền, Tché My (Xiềng My)-Hợp Phì, Khiêm Châu – Mường Tinh (M.Tía), Tung Lăng – Phù Phang (Pou Fang gần Mường Nhé (M.Nhié)) hoặc Quảng Lăng (Ta Leng Po).

Năm 1768-1769, quân nhà Lê- Trịnh, tiến đánh Hoàng Công Chất cát cứ Mường Thanh của Lào Lung, thu nạp đất này lập ra châu Ninh Biên ( Điện Biên Phủ) thuộc trấn Hưng Hóa.

Cũng cuối nhà Lê trung hưng, triều Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng 36 (1776), châu Mộc chia tách thành 3 châu làː châu Đà Bắc, châu Mộc (nay là huyện Mộc Châu và Vân Hồ), châu Mã Nam. Sau đó khoảng những năm 1780 đến đầu thời nhà Tây Sơn, Thổ tù các châu này vốn là anh em họ Xa, bất hòa. Thổ tù châu Mã Nam về theo châu Xiềng Khô của Vương quốc Luang Phrabang (Lào Lung). Từ đó vùng lãnh thổ của trấn Hưng Hóa Đại Việt nằm bên bờ nam sông Mã là châu Mã Nam (nay là khoảng huyện Sop Bao) tiếp giáp phía nam tỉnh Sơn La ngày nay trở thành lãnh thổ Lào, mà không còn thuộc Tây bắc Việt Nam nữa.

Sang thời nhà Nguyễn vùng Tây Bắc Việt Nam là vùng lãnh thổ thuộc trấn Hưng Hóa (1802-1831) sau là tỉnh Hưng Hóa (1831-1884). Tuy nhiên, thời này vùng Tây Bắc Việt Nam không bao gồm các vùng lãnh thổ Hưng Hóa mất sang nhà Thanh Trung Quốc (7 châuː Tung Lăng, Quảng Lăng, Tuy Phụ, Hoàng Nham, Lễ Tuyền, Hợp Phì, Khiêm) và châu Mã Nam mất về Lào).

Tháng Tư năm 1884 quân Pháp dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Brière de l’Isle mở cuộc hành chinh đánh lấy thành Hưng Hóa. Quân nhà Nguyễn cùng quân Cờ Đen thấy không giữ được nên nổi lửa đốt thành rồi bỏ ngỏ đồn lũy, rút lên mạn ngược (khu vực sau là các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái). Chiếm được Hưng Hóa, người Pháp cho phân định lại địa giới, cắt thêm những tỉnh mới cùng tiểu quân khu để dễ dàng cai trị: tháng 5 năm 1886 thành lập tỉnh Chợ Bờ (tức tỉnh Mường, sau đổi thành tỉnh Hòa Bình); ngày 7 tháng 1, 1899 thành lập đạo quân binh IV bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai, Tiểu quân khu Vạn Bú… Lào Cai là đạo lỵ (về sau đổi thành các tỉnh dân sự như: tỉnh Yên Bái (1895), tỉnh Vạn Bú (1895, sau đổi thành tỉnh Sơn La), tỉnh Lào Cai (tháng 7 năm 1907) và tỉnh Lai Châu (tháng 6 năm 1909)…

Sau khi cắt đi 16 châu, 4 phủ và hai huyện Trấn Yên, Văn Chấn để thành lập đạo quan binh IV với các tiểu quân khu, khu quân sự… Tỉnh Hưng Hoá chỉ còn lại huyện Tam Nông và huỵện Thanh Thuỷ. Toàn quyền Đông Dương đã điều chỉnh một số huyện của tỉnh Sơn Tây sang, cộng với 2 huyện còn lại để thành lập tỉnh Hưng Hoá mới.

Năm 1887, Pháp ký kết với nhà Thanh công ước Pháp-Thanh hoạch định biên giới, quy định cắt toàn bộ khu vực lãnh thổ châu Chiêu Tấn phủ An Tây tỉnh Hưng Hóa nhà Nguyễn (tức là khu vực các huyện Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường, Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai) về cho nhà Thanh. Khu vực này cùng với khu vực 6 châu phủ An Tây Đại Việt đã mất vào thời nhà Lê là Mường Tè (Tuy Phụ), Mường Nhé (Hoàng Nham), Mường Chà (Khiêm Châu), Hợp Phì, Lễ Tuyền, Tung Lăng, Mường La (Quảng Lăng) vốn là đất thế tập tự trị của dòng họ Đèo người Thái trắng. Châu Chiêu Tấn, đương thời do Đèo Văn Trị cần vương kháng Pháp cai quản, bị Pháp chuyển cho nhà Thanh.

Ngày 8 tháng 9 năm 1891, ba huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây nhập vào tỉnh Hưng Hoá.

Ngày 9 tháng 12 năm 1892 huyện Cẩm Khê thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái nhập về tỉnh Hưng Hoá.

Ngày 5 tháng 6 năm 1893, huyện Hạ Hòa thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái được nhập vào tỉnh Hưng Hoá.

Năm 1895, cùng với sự đầu hàng của Đèo Văn Trị và sự suy yếu của nhà Thanh, Pháp đã ký kết với nhà Thanh công ước hoạch định biên giới sửa đổi, quy định lấy lại phần đất tỉnh Hưng Hóa cũ đã mất cho nhà Thanh trong công ước năm 1887, và lấy thêm các phần đất nay là các huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu, Mường Nhé, Mường Chà tỉnh Điện Biên về cho xứ Bắc Kỳ thuộc Pháp. Phần đất các huyện Mường Tè, Mường Nhé, Mường Chà này là một phần (3/6 châu) của 6 châu (Tuy Phụ, Hoàng Nham, Khiêm Châu, Tung Lăng, Lê Tuyền, Hợp Phì) đã mất cho nhà Thanh Trung Quốc từ thời nhà Lê trung hưng, đến suốt thời nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn độc lập chưa lấy lại được. Các phần đất này sau nhập vào tỉnh Lai Châu thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đổi lại Pháp cắt cho Trung Quốc phần còn lại sau công ước 1887 của vùng đất Tụ Long Hà Giang, nơi có nhiều mỏ khoáng sản quý.

Ngày 17 tháng 7 năm 1895, hai châu Thanh Sơn và Yên Lập thuộc khu quân sự Đồn Vàng chuyển về tỉnh Hưng Hoá.

Ngày 24 tháng 8 năm 1895 hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan của phủ Đoan Hùng thuộc tiểu quân khu Tuyên Quang; đạo quan binh 3 Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hoá.

Như vậy tỉnh Hưng Hóa mới gồm 2 phủ 10 huyện và 2 châu. Trong đó 2 huyện Tam Nông, Thanh Thủy và 2 châu Thanh Sơn, Yên Lập vốn là đất cũ của tỉnh Hưng Hoá; phủ Đoan Hùng với 2 huyện Hùng Quan và Ngọc Quan, phủ Lâm Thao và 6 huyện: Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì là những phủ, huyện mới từ tỉnh Sơn Tây chuyển sang. Tỉnh lỵ tỉnh Hưng Hoá đặt tại thị xã Hưng Hóa (thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1895, vốn là thành Hưng Hóa), đóng tại xã Trúc Khê, huyện Tam Nông (nay là thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ).

Ngày 5 tháng 5 năm 1903 tỉnh Hưng Hóa mới (phần còn lại) được đổi tên thành tỉnh Phú Thọ.

Tại vùng Tây Bắc thời Pháp thuộc đã lập ra xứ Thái tự trị. Năm 1955, Khu tự trị Thái-Mèo được thành lập, gồm 3 tỉnh Lai Châu, Sơn La và Nghĩa Lộ, và đến năm 1962 gọi là Khu tự trị Tây Bắc. Khu tự trị này giải thể năm 1975.

Vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược trong an ninh-quốc phòng. Hiện nay, vùng Tây Bắc do Quân khu 2, Quân khu 3 bảo vệ.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nơi đây đã diễn ra nhiều trận đánh và chiến dịch quân sự ác liệt mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngoài ra còn có trận Nà Sản cũng trong thời kì Chiến tranh Đông Dương