Du lịch Việt Nam triển khai các phương thức xúc tiến trên internet
Để tiến hành nghiên cứu này, tác giả tiến hành thu thập thông qua các dữ liệu thứ cấp. Nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp chủ yếu từ các báo cáo của Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (báo cáo Du lịch Việt Nam 2005 – 2014, báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2013 và báo cáo 6 tháng đầu năm 2014). Bên cạnh đó, thông qua việc tìm kiếm trên mạng internet về việc triển khai các phương thức xúc tiến điện tử cụ thể của ngành Du lịch Việt Nam
Theo khảo sát của Tổng cục Du lịch về tác động của các kênh thông tin đến hành vi tiêu dùng, khách hàng thường sử dụng 5 – 6 kênh thông tin để chọn sản phẩm, nhà cung cấp, gồm thông tin truyền miệng (79%), website (71%), ý kiến chuyên gia trên internet (63%), mạng xã hội (63%), 31% khách hàng tin vào những người quen biết, 28% các ý kiến tích cực trên mạng xã hội tác động đến quyết định tiêu dùng. Khảo sát trên cho thấy tiềm năng xúc tiến, quảng bá du lịch qua e- marketing là rất lớn, nếu được ứng dụng thích hợp.
Facebook fanpage: http://facebook.com/Vietnamtourism.fanpage là nơi giao lưu, tương tác giữa ngành Du lịch Việt Nam và khách du lịch hoặc các sự kiện được ngành Du lịch Việt Nam đưa lên fanpage để khách du lịch tham gia… Mọi thông tin đưa lên Fanpage sẽ được đăng lên Tường của các trang cá nhân của khách cũng như các thành viên trong fanpage, bạn bè của các thành viên trong fanpage cũng có thể thấy được thông tin, qua đó thông tin cũng như hình ảnh ngành Du lịch Việt Nam được lan truyền.
Việc sử dụng hai chương trình ứng dụng này giúp các tổ chức và doanh nghiệp đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và quảng bá thương hiệu du lịch.
Tăng cường các phương thức xúc tiến qua mạng
– Đẩy mạnh xúc tiến trên công cụ tìm kiếm SEO: Khi khách du lịch tìm thông tin về chương trình du lịch thông qua các website tìm kiếm, họ thường có thói quen chỉ tìm ở những trang xuất hiện đầu tiên. Chính vì vậy, việc xuất hiện ở top đầu trong trang web tìm kiếm sẽ khiến cơ hội doanh nghiệp được khách hàng biết đến và lựa chọn nhiều hơn.
SEO là một cách quảng cáo ít tốn kém trên các bộ máy tìm kiếm. SEO là quy trình tối ưu hóa trang web nhằm làm sao cho các bộ máy tìm kiếm ưu tiên trong sắp xếp đưa ra kết quả tìm kiếm. Mục tiêu chính của SEO là đưa trang web lên hàng đầu trong kết quả tìm kiếm theo một số từ khóa cụ thể. Ngoài tìm kiếm từ khóa, SEO còn bao gồm cả tìm kiếm ảnh, sách, clip… Du lịch Việt Nam có thể sử dụng trong dài hạn hình thức này.
Với hình thức SEO này, tùy từng thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam mà chúng ta có thể lựa chọn các từ khóa khác nhau:
Đối với thị trường inbound, do khác biệt về ngôn ngữ, nên khách inbound khi tìm thông tin qua trang web tìm kiếm bằng tiếng Anh thường hay sử dụng các cụm từ như: travel to vietnam, vietnam travel, travel vietnam, vietnam tours…
Trước khi lựa chọn cụm từ khóa nào, các doanh nghiệp cần phân tích xu hướng tìm kiếm, khảo sát lưu lượng truy cập các từ khóa đó, có thể thông qua công cụ google insights for search hoặc clues yahoo.
Các công cụ này sẽ cho chúng ta biết số lượng tìm kiếm, xu hướng tìm kiếm mỗi từ khóa trong khoảng thời gian nhất định, sự quan tâm tìm kiếm theo từng vùng. Thậm chí, công cụ clues yahoo còn tổng hợp được thông tin về độ tuổi, giới tính của những người tìm kiếm. Đây là những cơ sở quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn từ khóa thích hợp
Theo thống kê của google về hành vi người tìm kiếm, có đến 90% người tìm kiếm có xuống gợi ý mà Google đưa ra khi gõ từ khóa. Thống kê này cho biết là khi bắt đầu gõ từ khóa mà có gợi ý ở dưới thì người tìm kiếm sẽ tìm kiếm ngay từ khóa đó.
Các cuộc thi này là một cách giúp fanpage của ngành Du lịch Việt Nam hấp dẫn hơn, tăng khả năng tương tác và khuyến khích những fans tiềm năng tham gia. Các cuộc thi với phần thưởng hấp dẫn sẽ là một công cụ marketing rất tốt cho ngành Du lịch Việt Nam.
Thống nhất trong việc xúc tiến qua video clip: Để video đến với bạn bè quốc tế, tất nhiên cần có phụ đề song ngữ Anh – Việt, hoặc thuyết minh bằng tiếng Anh kèm phụ đề tiếng Việt (hoặc ngược lại).
Các video nên được kết thúc bằng slogan “Việt Nam – Timeless Charm” (Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận) và biểu tượng bông hoa sen hoặc slogan du lịch của địa danh trong video nếu có.
Ngoài ra, ngành Du lịch cũng cần tập hợp và duy trì đội ngũ chuyên gia để xử lý các dữ liệu trở thành những video chuyên nghiệp theo đúng tiêu chí đã đề ra.
Đầu tư kinh phí, thông tin và chuyên nghiệp hóa cho hoạt động xúc tiến trên internet: Để góp phần tạo sự đột phá cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch cùng với xu hướng du khách tìm kiếm điểm đến thông qua mạng internet gia tăng, tiếp thị du lịch qua kênh trực tuyến cần phải được đầu tư về kinh phí xúc tiến. Bên cạnh đó, mặc dù các doanh nghiệp du lịch Việt Nam và ngay cả cơ quan quản lý đã thực hiện quảng bá qua kênh trực tuyến, nhưng vẫn chưa tận dụng phương thức này hiệu quả để tiếp thị hình ảnh Du lịch Việt Nam. Vì thế, muốn thu hút khách hàng qua kênh trực tuyến, thông tin trên internet cần liên tục, được cập nhật một cách sáng tạo. Điều quan trọng là phải chuẩn bị thật tốt những “tài sản số” của mình, bao gồm ảnh, câu chuyện, tư liệu, thông tin, video clip… để quảng bá. Ngành du lịch có thể thuê các công ty quảng cáo trực tuyến chuyên nghiệp tiến hành phát triển các phương thức xúc tiến này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Bưu chính Viễn Thông, Chiến lược phát triển công nghệ thông tin, truyền thông và internet Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020
3. Trường ĐH Thương mại và Trường ĐH Shu-Te (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế – Những vấn đề cơ bản về quản trị kinh doanh và thương mại trong bối cảnh công nghệ thông tin và kinh tế trí thức
4. Kent Wertime và Ian Fenwick (2009), Tiếp thị số: Hướng dẫn thiết yếu cho truyền thông mới và Digital Marketing, NXB Tri thức và VNN Publishing.
ThS. Kiều Thu Hương (Nguồn: Tạp chí Du lịch)