Top 10 # Xúc Tiến Du Lịch Nha Trang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Hội Nghị Xúc Tiến Đầu Tư, Du Lịch, Thương Mại Nha Trang, Khánh Hòa – Nhật Bản 2022

Nội dung Trang

​​Ngày 05/09/2018, Tỉnh Khánh Hòa và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản đã phối hợp với Cục Lao động, Công Thương Tỉnh Osaka, Phòng Thương mại Công nghiệp Osaka, JETRO Osaka tổ chức “Hội nghị Xúc tiến Đầu tư, du lịch, thương mại Nha Trang, Khánh Hòa – Nhật Bản 2018” tại Thành phố Osaka. Tham dự Hội nghị có khoảng 100 đại biểu trong các lĩnh vực du lịch, công nghiệp, đánh bắt và chế biến thủy hải sản, ngân hàng, xây dựng, bất động sản, lao động, các tổ chức kinh tế Thành phố Osaka và khu vực Kansai đã tham dự Hội nghị.

Tại Hội thảo, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka Vũ Tuấn Hải đã cung cấp thông tin tổng quan về kinh tế Việt Nam và quan hệ Việt Nam – Nhật Bản cập nhật. Trong khuôn khổ Hội nghị, Ban quản lý Khu Kinh tế Vân Phong và Công ty Cổ phần Nanotek International đã ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác đầu tư dự án tại Khu Kinh tế Vân Phong, giữa Công ty Yến Sào Khánh Hòa và Ông Shinohara Makoto, công ty Du lịch Vietravel và công ty du lịch VJSC Nhật Bản đã ký kết thỏa thuận hợp tác khai thác cũng như cung ứng dịch vụ khách du lịch từ Khánh Hòa sang Nhật, cũng như từ Nhật – đặc biệt là Osaka sang Khánh Hòa.

Một số doanh nghiệp Nhật Bản cũng chia sẻ các đánh giá tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh và nguồn nhân lực của tỉnh Khánh Hòa và bày tỏ mong muốn Việt Nam chú trọng hơn nữa đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động và tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nhất là đơn giản hóa thủ tục hải quan, thuế quan…

Dự kiến trong thời gian tới, Tổng lãnh sự quán sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương khác của Việt Nam kết nối với các tỉnh thuộc khu vực Kansai./.

Xúc Tiến Du Lịch Việt Nam

Trong khuôn khổ hoạt động Những ngày Văn hóa, Du lịch Việt Nam tại Lào, ngày 19/7, TCDL Việt Nam tổ chức hội thảo xúc tiến du lịch Việt Nam – Lào tại thủ đô Viêng Chăn, Lào.

Lào là thị trường gần, có nhiều điều kiện thuận lợi như cùng chung biên giới, đi lại thuận tiện cả đường bộ và đường hàng không; văn hóa hai nước vừa có những nét riêng, độc đáo, vừa có những nét tương đồng. Bên cạnh việc liên kết chặt chẽ với du lịch Việt Nam, nhân dân hai nước hiểu biết và có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp là những điều kiện để phát triển du lịch.

Du khách Lào tìm hiểu về các điểm đến của Việt Nam

Hoạt động này là một phần trong Kế hoạch hợp tác về Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật và du lịch trong năm 2017 giữa Bộ VHTTDL Việt Nam và Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào.

Với kỳ vọng thúc đẩy trao đổi khách hai chiều Việt Nam – Lào, hội thảo giới thiệu tiềm năng, sản phẩm, khu, tuyến, điểm du lịch của Việt Nam đến các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông và các doanh nghiệp du lịch của Lào. thông qua xúc tiến, quảng bá tiềm năng, sản phẩm du lịch của Việt Nam và Lào. Đồng thời, đây là dịp trao đổi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch, hàng không Việt Nam và Lào tìm hiểu cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh, xây dựng sản phẩm mới.

Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2016, trao đổi khách du lịch giữa hai nước đạt hơn 1,13 triệu lượt, trong đó có hơn 137.000 lượt khách du lịch Lào đến Việt Nam và hơn gần 1 triệu lượt khách du lịch Việt Nam đến Lào. Lào nằm trong nhóm 15 thị trường hàng đầu của du lịch Việt Nam, Việt Nam là thị trường gửi khách lớn thứ 2 của Lào. Trong 6 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đón hơn 68 nghìn lượt khách Lào, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2016. Ngoài ra, một số lượng lớn khách du lịch từ nước thứ ba, nhất là các nước châu Âu, Mỹ, Úc và Nhật Bản đi du lịch cả Lào và Việt Nam theo hành trình kết nối các trung tâm, di sản của Lào như Vientiane, Luang Prabang, Vat Phou… của Lào với Hà Nội, Hạ Long, Huế, Hội An… của Việt Nam. Đây là kết quả của nỗ lực hợp tác và xúc tiến quảng bá hiệu quả giữa hai ngành du lịch trong thời gian qua.

Tường Thụy

Xúc Tiến Du Lịch Indonesia Tại Việt Nam

Xúc tiến du lịch Indonesia tại Việt Nam

(Tạp chí Du lịch) – Ngày 22 và 25/3/2019 lần lượt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, Bộ Du lịch Indonesia và Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam tổ chức chương trình giới thiệu du lịch và tiếp xúc doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hợp tác du lịch giữa doanh nghiệp lữ hành hai nước.

Tại chương trình “Sale Mission 10 Indonesia Branding destination in Vietnam”, ngành Du lịch Indonesia quảng bá “10 điểm đến mới” với thông điệp về một Indonesia “không chỉ có Bali” mà còn rất nhiều sự hấp dẫn và thú vị từ các giá trị văn hóa, thiên nhiên, đa dạng sinh học, ẩm thực… “10 điểm đến mới” được ngành Du lịch Indonesia ưu tiên gồm đền Borobudur, núi lửa Bromo, đảo Morotai, hồ Toba… mang đến nhiều lựa chọn cho du khách với nhiều loại hình du lịch phong phú. Tại Hà Nội, sự kiện thu hút 13 doanh nghiệp Indonesia và khoảng 40 doanh nghiệp du lịch Việt Nam đến tiếp xúc, trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác. Trước đó, sự kiện tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đón 12 doanh nghiệp Indonesia và 30 doanh nghiệp Việt Nam.

Phát biểu tại chương trình, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Ibnu Hadi cho biết: Hợp tác du lịch Việt Nam – Indonesia đang có rất nhiều triển vọng phát triển khi cả hai quốc gia Việt Nam và Indonesia đều đang duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và số lượng người đi du lịch ngày càng tăng cao. Đặc biệt, đường bay Thành phố Hồ Chí Minh – Bali do Vietjet Air dự kiến bắt đầu khai thác vào tháng 6 tới mở ra nhiều cơ hội mới cho trao đổi khách hai chiều.

Cùng chung quan điểm này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, ông Hà Văn Siêu cho rằng: Hợp tác du lịch Việt Nam – Indonesia còn nhiều dư địa để phát triển khi kết nối hàng không được tăng cường và hợp tác du lịch nội khối ASEAN ngày càng được thúc đẩy và thuận lợi hóa. Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu hy vọng trao đổi khách hai chiều sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, tuy nhiên để làm được điều này cần có thêm nhiều đường bay từ Việt Nam đến Indonesia cũng như trong nội địa Indonesia, vì các điểm đến ở Indonesia nằm trên các đảo khác nhau với khoảng cách tương đối xa.

HN

Xúc Tiến Du Lịch Nepal Tại Hà Nội

Phát biểu tại hội nghị, ông Ghanshyam Upadhyaya – đại diện Bộ Văn hóa, Du lịch và Hàng không Nepal khẳng định, trong những năm gần đây Việt Nam là một trong những thị trường ưu tiên đối với Nepal, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Nhắc tới chuyến thăm của Thủ tướng Nepal Khadga Prasad Sharma Oli đến Việt Nam vào tháng 5/2019, ông Ghanshyam nhấn mạnh việc Việt Nam và Nepal là đối tác ngoại giao, có điểm chung tương đồng về mặt kinh tế, công nghiệp hóa, dân số hóa… và cũng không xa về khoảng cách địa lý. Ông Ghanshyam bày tỏ mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp du lịch của hai nước nhằm thúc đẩy phát triển du lịch giữa Nepal và Việt Nam.

Giới thiệu về du lịch Nepal, ông Ghanshyam cho biết: Nepal là điểm đến được nhiều du khách trên khắp thế giới biết đến, không chỉ bởi dãy núi Himalaya hùng vĩ với đỉnh Everest cao nhất thế giới, Lumbini – nơi sinh của Đức Phật, mà còn có rất nhiều điểm đến đa dạng dọc theo chiều dài đất nước. Kathmandu – thủ đô của Nepal được ví như “bảo tàng sống”, với 7 di sản thế giới được UNESCO công nhận… “Chúng tôi sẵn sàng chào đón các bạn Việt Nam đến với đất nước Nepal xinh đẹp, nơi sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và là nơi xuất phát của đạo Phật” – ông Ghanshyam bày tỏ.

Nhận định về điểm đến Nepal, ông Phùng Quang Thắng – Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist cho rằng: Là miền đất nơi sinh ra Đức Phật cùng với phong cảnh hùng vĩ của dãy núi mệnh danh “nóc nhà của thế giới” và khoảng cách địa lý thuận lợi, Nepal sẽ là điểm đến cuốn hút đối với du khách Việt Nam. Hiện nay, mặc dù khoảng cách địa lý không quá xa, nhưng du khách Việt Nam muốn tới Nepal phải nối chuyến qua một nước thứ ba, nên vấn đề đặt ra là cần thúc đẩy trao đổi khách giữa hai nước để các hãng hàng không có đủ lượng khách mở chuyến bay thẳng Việt Nam – Nepal.

Để thúc đẩy trao đổi khách giữa hai bên, ông Phùng Quang Thắng đề xuất: cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh văn hóa, du lịch của hai nước lẫn nhau; tăng cường kết nối, trao đổi thông tin cụ thể và chi tiết giữa doanh nghiệp hai nước về điểm đến, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, mua sắm đặc sản…; tạo thêm nhiều cơ hội để du khách Việt Nam biết đến Nepal cũng như mong muốn của khách Việt Nam đi du lịch Nepal nhiều hơn. Ông Phùng Quang Thắng gợi ý, hàng năm Việt Nam có hai hội chợ du lịch quốc tế lớn ở miền Bắc và miền Nam, đây là cơ hội mà các doanh nghiệp du lịch Nepal có thể tham gia quảng bá du lịch Nepal tới đông đảo du khách và doanh nghiệp du lịch Việt Nam.

“Hiện nay chúng tôi đang thực hiện Chiến dịch xúc tiến du lịch Nepal, hướng tới Nepal là điểm đến phổ biến đối với du khách, mang lại nhiều trải nghiệm hơn cho du khách khi đến với Nepal” – ông Madhu Sudan Upadhyay, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nepal (Sotto-Nepal) cho biết.

Tại hội nghị, Hiệp hội Du lịch Nepal cũng đã giới thiệu những hình ảnh, video về du lịch Nepal với những điểm đến ấn tượng cùng nhiều sản phẩm trải nghiệm đa dạng như: leo núi, trekking, chèo xuồng vượt thác, dù lượn, du hành xuyên rừng, du lịch hành hương… Nhân dịp này, các doanh nghiệp hai bên cũng đã có dịp gặp gỡ, kết nối B2B…

Nepal là một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới về sự đa dạng sinh học, thừa hưởng từ vị trí địa lý độc đáo và sự biến thiên theo vĩ độ. Độ cao so với mực nước biển dao động từ 60m cho đến điểm cao nhất trên trái đất, đỉnh núi Everest ở độ cao 8,848m, tất cả chỉ trong khoảng cách 150km mang tới khí hậu từ nhiệt đới cho đến Bắc Cực.

Hạ Tinh