Top 10 # Ý Nghĩa Du Lịch Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Ý Nghĩa Thực Sự Của Du Lịch

Tôi nhận thấy rằng hoạt động du lịch ngày nay trở lên phổ biến hơn bao giờ hết khi mức sống của người dân ngày một nâng cao. Nhớ lại những năm trước khi phương tiện đi lại và cơ sở hạ tầng còn hạn chế, dân mình chủ yếu đi du lịch tại những địa danh gần nơi mình sinh sống. Thời đó đúng hơn nên gọi là đi tham quan danh thắng vì người dân chưa hề biết tới khái niệm nghỉ dưỡng. Mỗi năm cả gia đình gồm ông bà, bố mẹ, con cháu đi một vài chuyến xa nhà đã là thích thú lắm. Hiện nay, có gia đình đi nghỉ dưỡng hàng tuần tại các địa điểm cách xa nơi họ ở vài trăm thậm chí đến cả nghìn km.

Ngày nay, các phương tiện quảng bá cho ngành du lịch hết sức phát triển như truyền thông báo chí và mạng xã hội. Nhờ đó, du khách có thể check in mọi lúc, mọi nơi và gần như truyền tải thông tin ngay lập tức. Điều đó giúp du lịch cất cánh như chiếc máy bay phản lực loại tối tân nhất.

Tuy nhiên, tôi cảm thấy ý nghĩa của du lịch ngày càng đi xa với chính định nghĩa của nó. Hồi còn nhỏ, mỗi lần đi du lịch tôi luôn tò mò, háo hức đến địa điểm nơi mình sắp đến. Đêm nằm thao thức không ngủ bởi trong đầu hiện ra biết bao câu hỏi: Không biết chỗ đó có gì thú vị, người dân địa phương ra sao, đặc sản nơi đó có gì hấp dẫn… Còn bây giờ đi du lịch dường như là cơ hội để người ta phô diễn cuộc sống “sang chảnh” của mình cho người khác biết. À tất nhiên mỗi người một niềm vui, anh thích đi du lịch để thưởng lãm phong cảnh, văn hóa nhưng có người thích đi để chụp ảnh, check-in đâu có ảnh hưởng gì đến ai, không nên áp đặt. Điều đó không sai nhưng tôi xin kể một câu chuyện có thật như sau.

Tháng 10 năm ngoái vợ chồng tôi di chuyển một lộ trình khoảng hơn 1000 km bay từ Hà Nội vào Thành phố biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, sau đó tiếp tục thuê xe máy đi gần 100 km để đến được với danh thắng cấp quốc gia Gành Đá Đĩa tại Tuy An, tỉnh Phú Yên. Dưới cái nắng miền trung gay gắt, chúng tôi vẫn cảm thấy hết sức vui vẻ. Trên đường đi, biển trời Phú Yên hiện ra thật đúng với câu nói “xứ hoa vàng trên cỏ xanh.” Từ khu gửi xe xuống đến Gành Đá Đĩa còn phải đi bộ một quãng, khi chúng tôi chuẩn bị xuống đến nơi gặp một gia đình từ dưới Gành đi lên. Người phụ nữ tay cầm ô, mồ hôi nhễ nhại bực bội nói với người chồng: “Xuống dưới đó nắng nôi có cái đếch gì đâu! Chả chụp được ảnh nào ra hồn! Phí cả tiền!” Bỗng nhiên, tôi thấy chạnh lòng cho chính bản thân và những du khách khác đang háo hức được chiêm ngưỡng một kì quan của tạo hóa. Tại sao một danh thắng cấp quốc gia được thiên nhiên tôn tạo nên hình thù hết sức kì lạ nằm chênh vênh giữa biển xanh thăm thẳm lại phải có cái gì nữa để cho du khách chụp ảnh sống ảo. Tôi cho rằng, người phụ nữ đó dù có đi đến chốn bồng lai tiên cảnh thì trong lòng cũng rỗng tuếch, không có chút cảm xúc nào hết.

Đối với tôi, mỗi lần được đặt chân đến một miền đất mới, tôi luôn cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Tôi quên đi mình là ai, và có một câu hỏi bỗng dưng hiện ra trong đầu: “Tôi là gì giữa cuộc đời này?”

Nếu bỏ qua hết danh tính, trách nhiệm, nghĩa vụ mà cuộc sống hàng ngày ban cho ta và đến một nơi hoàn toàn xa lạ. Nơi đó không ai biết mình là ai, mình có địa vị gì trong xã hội mà người dân địa phương chỉ coi mình đơn thuần như mọi du khách khác thì mình sẽ được đối xử thế nào? Tôi cho rằng đó là một trải nghiệm đáng quý trong cuộc đời mỗi người.

Mọi người có thể trách tôi coi du lịch như một trải nghiệm ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình như vậy thì còn đâu cái gọi là quảng bá du lịch nước nhà, rằng ai cũng như tôi thì làm sao du lịch có thể phát triển. Tuy vậy, tôi nhận thấy đa số lứa thanh niên trẻ chúng tôi đi du lịch rồi về viết bài đánh giá chi tiết đăng lên các hội nhóm du lịch chỉ tập trung vào việc mình đi những đâu, ăn những gì, tối đa thời gian hay tiết kiệm chi phí nhất… Còn những cảm nhận về giá trị văn hóa, cái hay, cái đẹp của phong cảnh thiên nhiên hay con người địa phương lại chẳng bao giờ thấy đề cập đến. Nhưng tôi nghĩ chính những gì bị bỏ quên đó sẽ chạm đến trái tim không chỉ du khách Việt Nam mà còn cả những khách du lịch trên khắp thế giới. Những người vượt hàng ngàn dặm đường đến Việt Nam để tìm kiếm một cuộc hành trình mang lại nhiều cảm xúc.

Mảnh đất hình chữ S trải dài từ Bắc vào Nam với biết bao cảnh thiên nhiên đẹp đến mê hồn mà ta chưa khám phá hết. Bởi vậy, khi đi xa ta nên coi thiên nhiên cũng như con người. Mỗi điểm đến đều có tâm hồn riêng và chúng cứ đợi ta tới khám phá. Để mỗi lần chạm bước tới địa danh nào, ta bỗng thấy cuộc đời mình thật đáng sống!

Tác giả: thanhqt1009

Ý Nghĩa Của Du Lịch Sinh Thái

Hiện nay du lịch sinh thái là hình thức mang ý nghĩa to lớn trong quá trình khai thác tiềm năng du lịch của nước ta. Được sự ưu ái của mẹ thiên nhiên ban tặng Việt Nam là một trong những quốc gia có nền du lịch sinh thái đa dạng nhất trên thế giới, ý nghĩa to lớn của du lịch sinh thái góp phần thúc đẩy qua trình ngày càng đi lên của đất nước ta xứng tầm với các nước láng giềng xung quanh.

Nước ta có hệ sinh thái khá đa dạng phục vụ cho mọi nhu cầu khám phá thế giới tự nhiên của các du khách khi đến tham quan các khu du lịch sinh thái trong nước ta hiện nay. Khi khám phá sinh thái tự nhiên của nước ta các du khách sẽ hiểu hơn về thiên nhiên – đất nước – con người của Việt Nam, cùng khám phá nhiều địa danh với cảnh sắc thơ mộng, bình dị, chân thực, hung vĩ và đầy sức quyến rũ với cảnh sắc non nước hữu tình của Việt Nam.Nước ta hiện nay có 3 hệ sinh thái cơ bản đang được chú ý khai thác trong nước ta mà các bạn nên tham gia các hoạt động này khi có thể:

Hệ sinh thái san hô: Việt Nam có khá nhiều khu du lịch bãi biển gắn liền với dịch vụ ngắm san hô dưới đáy đại dương, chính thiên nhiên ban tặng cho nước ta một hệ sinh thái san hô khá đa dạng và rất phong phú cho các du khách tham quan, quần thể san hô ở nước ta được ví như một vùng Tây Thái Bình Dương thu nhỏ với đầy đủ các loại san hô và quần thể sinh vật dưới đáy đại dượng đều có mặt tại đây. Các du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị khi chọn hình thức du lịch này cho kì nghỉ của mình.

Hệ sinh thái đất ngập nước với các khu du lịch sinh thái rất nổi tiếng như các hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng nhiễm phèn tại các khu vực ven biển, cây cố phát triển khá đa dạng và rất nhiều hình dáng khác nhau phát triển tự nhiên mang cảm giác khám phá kì vĩ của thiên nhiên tạo hóa từ thời hoang sơ. Ngoài ra với hệ sinh thái này các du khách còn được khám phá rất nhiều điều bổ ích và lý thú với các trải nghiệm thực tế trong các khu rừng này, khám phá sự đa dạng của thiên nhiên về sinh vật các loài cá, tôm, giống cây lạ, và nhất là có thể khám phá nơi cư trú của các loại chim tại các sân chim trên các khu vực thuộc hệ sinh thái ngập nước trong nước ta hiện nay.

Hệ sinh thái vùng cát ven biển như hệ sinh thái vùng cồn cát trắng vàng, hệ sinh thái vùng đất cát biển, hệ sinh thái vùng đất cát đỏ. Với hệ sinh thái khá đa dạng này đã giúp cho các khu du lịch của nước ta được các du khách không chỉ trong nước mà tất cả các du khách nước ngoài đều mong muốn khám phá các địa danh du lịch của nước ta trong hoạt động du lịch ngày nay.

Hệ sinh thái có ý nghĩa rất lớn với đất nước chúng ta, không chỉ đơn giản mang ý nghĩa của đất nước giúp đất nước ta phát triển hơn và có vị trí đứng trong lòng các nước bạn và nhất là các du khách nước ngoài mà với ý nghĩa của việc phát triển hệ sinh thái này còn giúp nâng cao ý thức của con người trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường hạn chế các tình trạng khai thác rừng và tàn phá thiên nhiên của con người, giúp chúng ta có ý thức hơn với thiên nhiên và cùng chung tay góp phần cải thiện các hệ sinh thái của nước ta thành các địa điểm du lịch nổi tiếng và có nhiều cảnh đẹp tự nhiên hoang sơ nhất. Và nhất là làm cho hình ảnh Việt Nam khi gắn với các du khách mỗi khi nhắc đến Việt Nam sẽ là hình ảnh Việt Nam và du lịch.

Tags: ý nghĩa của du lịch sinh thái, y nghia du lich sinh thai.

Ý Nghĩa Logo Du Lịch Đà Nẵng

Ý tưởng tạo hình chủ đạo của logo chính là cách điệu 2 chữ D và N, hai chữ cái đầu tiên của tên Đà Nẵng. Đồng thời, để thế hiện ý tưởng về sự đa dạng và sức sống tươi trẻ của du lịch Đà Nẵng, các hình khối trong logo được kiến tạo từ những đường nét vươn lên khỏe khoắn và những màu sắc sống động.

Để tăng hiệu quả thị giác, logo được tạo khối nhờ những nét chia cắt. Ấn tượng hình khối đặc biệt thể hiện rõ khi người xem quan sát từ xa. Các đường nét dứt khoát trong tạo hình giúp củng cố ý tưởng về sự vươn lên mạnh mẽ của Đà Nẵng. 5 hình khối trong logo tượng trưng cho 5 ngọn núi của Ngũ Hành Sơn. Với danh hiệu “Nam thiên danh thắng”, Ngũ Hành Sơn là một trong những biểu trưng sâu sắc gợi nhắc về du lịch Đà Nẵng.

5 hình khối với 5 màu chủ đạo đều là những gam màu tươi sáng mang đến cảm nhận về một thành phố trẻ, năng động. Mỗi màu sắc lại thể hiện một đặc trưng của du lịch Đà Nẵng. Màu xanh lá cây tượng trưng cho sự trong lành và gần gũi thiên nhiên. Màu vàng và cam là màu nắng chan hòa của xứ nhiệt đới đang nhuộm lấp lánh trên sóng, trên cát biển. Màu đỏ và tím là vẻ đẹp của sự nồng hậu, thân thiện của người dân Đà Nẵng. Và màu xanh dương, không gì khác hơn chính là gợi nhắc về một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh… Tất cả sự bay bổng về tạo hình và màu sắc này được đặt trên một chân đế vững vàng, đó là tên DANANG và Slogan “Fantasticity!”, từ đó tạo thành một thể thống nhất chặt chẽ và hoàn chỉnh.

Bên cạnh những ý nghĩa rất rõ ràng, tạo hình của logo còn gợi lên hình ảnh của những cánh buồm căng gió. Không chỉ là một hình ảnh đầy chất thơ về một thành phố biển, những cánh buồm đón gió làm sức đẩy để vươn ra biển lớn còn là biểu tượng của sức sống trẻ trung và ý chí vươn tới mạnh mẽ. Đà Nẵng trong cảm nhận của tôi là một thành phố như vậy: trẻ trung, năng động và ngày một phát triển để vươn tới những thành tựu mới.

Nhìn tổng thể, những mảng màu kết hợp lại trong hình dáng một đóa hoa sắp nở. Vừa biểu trưng cho một Đà Nẵng duyên dáng, một Đà Nẵng đầy hứa hẹn, đây còn là đóa hoa bừng nở trong lòng du khách khi dừng chân ở nơi đây. Không phải là một địa danh di sản như Huế, Quảng Nam, cũng chưa hẳn là một thành phố biển du lịch sôi động, sầm uất như Nha Trang, tuy nhiên trong chiến lược phát triển bền vững, Đà Nẵng đang dần tích lũy giá trị để phát triển một nền du lịch có tính đặc trưng: sự đa dạng, thân thiện của điểm đến, sự kết nối các di sản, sự gìn giữ và bồi đắp các giá trị truyền thống, sự hoàn thiện hướng đến các tiêu chuẩn sống và giá trị hiện đại…

Tôi đã từng đọc một bài báo nói rằng, người Đà Nẵng không biết cách marketing cho du lịch của họ, nếu bạn hỏi người Đà Nẵng rằng xứ của anh có gì hay, anh ta sẽ ngắc ngứ không biết trả lời thế nào nhưng anh ta có thể đưa bạn đi, để bạn tự trải nghiệm và để những cảm nhận tốt đẹp về vùng đất miền Trung này dần nảy nở trong lòng. Và cảm nhận trong tôi là:

Những nụ cười của chuyên viên hỗ trợ du khách, của các sứ giả du lịch, của đội ngũ Xích lô Du lịch khi đón chào du khách chính là tấm lòng hiếu khách của người Đà Nẵng. Những cây cầu độc đáo, hiện đại chính là biểu trưng cho sự phát triển năng động. Những bãi biển cát trắng mịn, đầy nắng ấm và lao xao sóng vỗ, những thảm rừng nguyên sinh còn chưa khám phá hết chính là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp Đà Nẵng mang đến cho du khách. Những làng nghề tản mác gợi nhắc về nét đẹp truyền thống xứ Quảng Đà đang chờ ngày khôi phục… Mỗi hình khối, mỗi sắc màu, mỗi vẻ đẹp mà du khách cảm nhận khi đến với Đà Nẵng như đang hé nở một cánh hoa thiện cảm. Để khi cảm nhận trọn vẹn nét đẹp của Đà Nẵng, giống như một đóa hoa đã bừng nở trong lòng, du khách có thể thốt lên lời ngợi khen “FantastiCity!” – “Tuyệt vời!”

Slogan “FantastiCity!” là sự kết hợp giữa chữ “Fantastic” và chữ “city”, có nghĩa là thành phố tuyệt vời. Vì có chung một chữ “C” nên hai từ được ghép lại thành một nhưng vẫn có sự tách biệt rõ, điều này tạo nên sự lạ lẫm và cuốn hút. Hai chữ này tuy 2 mà giống như 1 và khi phát âm giống như một danh từ nào đó trong tiếng Anh vậy. Việc chọn lọc từ ngữ trong slogan mang đến một slogan dễ hiểu, dễ cảm nhận và không bị hiểu sai nghĩa. Cùng với dấu chấm than ở cuối, “FantastiCity!” chính là một nhận xét được thốt ra từ một người đang cảm thấy thích thú và hạnh phúc. Đây cũng chính là triết lý mà du lịch Đà Nẵng cần hướng đến: Sự vui vẻ và hạnh phúc của du khách khi khám phá, trải nghiệm một thành phố tuyệt vời!

Theo Đoàn Hải Tú – Chi Giao

Ý Nghĩa Logo – Slogan Du Lịch Việt Nam

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực trạng phát triển của du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch và chuyên gia quốc tế đã xác định những sản phẩm, những giá trị cốt lõi, những cảm nhận, kinh nghiệm mà du lịch Việt Nam mang lại cho du khách. Đó là những trải nghiệm mới, những cảm xúc mới về sự đa dạng, năng động, đậm chất văn hoá và lịch sử, con người thân thiện, thiên nhiên, cảnh quan phong phú tươi đẹp, có thế mạnh về các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng biển.

Thương hiệu Du lịch Việt Nam cần góp phần chuyển đổi nhận thức về Du lịch Việt Nam từ vẻ đẹp tiềm ẩn đến sự cởi mở, sinh động và tự tin; từ các chuyến đi ngắn ngày thành các chuyến đi dài ngày hơn, lặp lại thường xuyên hơn, tập trung vào du lịch biển đảo; từ sự tò mò đến khám phá, vui chơi và giải trí; từ ấn tượng về một nước đang phát triển thành đất nước có cơ sở hạ tầng tốt, có các sản phẩm và dịch vụ tốt đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch quốc tế, có hệ thống giao thông thuận tiện, dễ tiếp cận.

Thông điệp mà thương hiệu du lịch Việt Nam muốn chuyển tải đến khách du lịch đó là một nơi của những trải nghiệm mới, phong cảnh đa dạng, những gương mặt lạc quan và nụ cười đôn hậu. Một nơi mà các ý tưởng quốc tế giao thoa với vẻ đẹp địa phương, thiết kế hiện đại giao thoa với nét đẹp tự nhiên. Một nơi mà cùng một lúc có thể nhận được những trải nghiệm khác nhau, thưởng thức sự khác biệt, sự mới mẻ và những điều bất ngờ.

Về tiêu đề: Trên cơ sở những nghiên cứu, phân tích trên, chuyên gia chiến lược đã đề xuất sử dụng cụm từ “Việt Nam – Timeless Charm”, “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận”. Giai đoạn 2005 -2011 Du lịch Việt Nam đã sử dụng tiêu đề “Việt Nam – The hidden Charm” “Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn”. Chính vì vậy, từ “Charm” – “Vẻ đẹp” đã gắn bó với Du lịch Việt Nam một thời gian tương đối dài và đã bước đầu để lại được ấn tượng đối với công chúng và khách du lịch. Sử dụng từ “Charm” – “Vẻ đẹp” là có tính kế thừa những kết quả đã đạt được trong việc xây dựng thương hiệu trước đây.

“Timeless” – “bất tận” vừa có ý nghĩa về thời gian vừa có ý nghĩa về sự đa dạng. “Timeless” – “trường tồn”: Việt Nam có vẻ đẹp vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian, trước đây, hiện nay và mãi mãi về sau vẫn đẹp. Timeless – bất tận: Việt Nam có nhiều loại hình, sản phẩm, dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch và khách du lịch cần nhiều thời gian để khám phá vẻ đẹp của Việt Nam.

Tiêu đề “Timeless Charm – Vẻ đẹp bất tận” vừa có tính kế thừa vừa gợi ra một chân trời rộng mở về không gian, thời gian, sự đa dạng của các sản phẩm du lịch.

Về biểu tượng:

Ý nghĩa của biểu tượng: Hoa sen (dự kiến sẽ là quốc hoa của Việt Nam) được lựa chọn là hình tượng chính cho logo bởi nó tượng trưng cho những ý nghĩa cao quý, vẻ đẹp của con người Việt, tâm hồn Việt và Non nước Việt. Bông sen được cách điệu với 5 cánh 5 sắc màu tượng trưng cho Du lịch Việt Nam đầy sức quyến rũ và đang toả hương sắc. Số 5 theo triết lý phương Đông là một con số đẹp thể hiện sự sinh sôi, sức sống mãnh liệt. Bông sen được tạo hình sống động và duyên dáng. Màu sắc của cánh hoa gợi mở sự liên tưởng về các sản phẩm du lịch, những trải nghiệm phong phú, những cung bậc cảm xúc tốt đẹp của du khách khi đến với Việt Nam. Màu xanh nước biển là màu chủ đạo biểu thị cho du lịch biển đảo, một trong những sản phẩm du lịch chính của Việt Nam. Màu xanh lá cây tượng trưng cho du lịch sinh thái, thiên nhiên; màu vàng cam tượng trưng cho du lịch văn hoá, lịch sử; màu tím tượng trưng cho du lịch khám phá, mạo hiểm; màu hồng tượng trưng cho sự năng động, lòng hiếu khách của con người Việt Nam.

Hoa sen là hình ảnh tiếp nối của biểu tượng trước đây – khi đó mới là nụ sen với vẻ đẹp còn đang “tiềm ẩn”, hình ảnh bông sen với những cánh hoa hé nở khẳng định giai đoạn phát triển mới của Du lịch Việt Nam là giai đoạn đang toả hương sắc.

Như vậy, tiêu đề – biểu tượng mới “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận” với những cánh hoa sen đang hé nở đã thể hiện được tính kế thừa và phát triển từ tiêu đề – biểu tượng “Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn”.

EuroCham gửi thư chúc mừng Tiêu đề và Biểu tượng mới của Du lịch Việt Nam cho giai đoạn 2012 – 2015

Kính gửi: Ngài Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam 51 – 53, Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Kính gửi: Ngài Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh

Nhóm tiểu ban ngành nghề Du lịch và Khách sạn của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) xin gửi đến Ngài lời chào trân trọng. Chúng tôi xin nhân cơ hội này được gửi đến Ngài lời chúc mừng nồng nhiệt về việc công bố tiêu đề và biểu tượng mới cho ngành du lịch Việt Nam.

Thay mặt cho Nhóm tiểu ban ngành nghề Du lịch và Khách sạn của EuroCham, chúng tôi xin được gửi đến Ngài lời chào trân trọng và lời chúc mừng năm mới. Chúc Ngài sức khỏe và thành công.

Trân trọng, Ts. Matthias Duehn  Giám đốc điều hành EuCham

 

Ông Ken Atkinson

Chủ tịch nhóm tiểu ban ngành nghề DL&KS

 

 

Ông Kai Marcus Schroter

Phó CT Nhóm tiểu ban ngành nghề DL&KS

 

Ý kiến:

PGS.TS Trương Quốc Bình – Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia:

               

Mẫu này thể hiện sự sáng tạo của tác giả trên cơ sở kế thừa được một số yếu tố của logo trước đó. Về bố cục: sự lan tỏa của các cánh sen, kết hợp với chữ “Vietnam” tạo nên sự hài hòa. Đây là một tác phẩm đồ họa. Yêu cầu logo thường là chi tiết cô đúc. Phần chữ cũng là một yếu tố của tạo hình. Logo để quảng bá cho đất nước Việt Nam, du lịch Việt Nam nên chữ “Vietnam” là nên có. Nhìn là biết của Việt Nam. Tác giả đã chọn hoa sen, loài hoa dường như được lựa chọn là quốc hoa.

 

Về màu sắc: Một bông sen đang nở, nhiều màu sắc, sinh động, mỗi một màu tượng trưng cho một sản phẩm du lịch tuy rằng cách diễn giải về màu sắc, không phải ai cũng nghĩ được như thế. Song tựu trung lại, sử dụng hoa sen có tính chất biểu tượng quốc gia như thế này là đạt.

Khi logo và slogan mới ra đời, có những người chấp nhận, cảm thụ được ngay, có người phải qua một thời gian mới cảm thụ được. Do đó, ngành Du lịch phải quảng bá, giới thiệu, sử dụng logo và slogan như một yếu tố không thể thiếu của ngành mình: từ danh thiếp, biển hiệu, băng rôn. Yêu cầu các văn phòng lữ hành, khách sạn sử dụng logo và slogan trong giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, từng bước logo và slogan sẽ đại chúng hóa.

 

 

Mr.Andy Isbister – Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Australia tại Việt Nam:

Tôi không có ý kiến gì về bố cục Logo nhưng về Slogan tôi đồng ý với sự phân tích về ý nghĩa “Timeless charm”. “Timeless” có nghĩa là bất tận, trường tồn nên đã khái quát: Việt Nam có vẻ đẹp vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian, cả trước đây, hiện nay, và mãi mãi về sau vẫn đẹp. Tiêu đề “Timeless charm – Vẻ đẹp bất tận” vừa có tính kế thừa, vừa gợi ra một chân trời rộng mở về không gian, thời gian.

 

Tuy nhiên nếu dưới góc độ của một người khách du lịch khi nghe Slogan này tôi không thấy nó có ý nghĩa nhiều về sự đa dạng của sản phẩm du lịch. Không phải là sản phẩm du lịch Việt Nam không đa dạng mà slogan này không có gợi ý gì đến sự đa dạng.

Nói chung, tôi nghĩ Slogan này hay. Trong tiếng Anh, từ “charm” không hẳn chỉ có nghĩa là đẹp mà còn có thêm nghĩa “dễ thương”. Như vậy trong hoàn cảnh này các bạn đã thể hiện được một Việt Nam vừa đẹp vừa dễ thương.

 

PGS – Họa sĩ Lê Anh Vân- Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam:

Trước hết tôi thấy rằng Logo và Slogan của ngành Du lịch tạo ấn tượng, có tinh thần cởi mở, bởi bông hoa sen nở, Logo sử dụng nhiều màu sắc, trong đó có màu xanh của biển nói lên tiềm năng và thế mạnh của du lịch biển, đảo Việt Nam. Tác giả chọn hoa sen là thích hợp, đây là biểu tượng của Quốc hoa. Đồng thời thể hiện bông sen như bàn tay 5 ngón mời gọi, 5 cánh sen 5 màu sắc khác nhau biểu hiện 5 vẻ đẹp khác nhau, con số 5 ứng với quan niệm của người Á đông theo 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ theo chu trình. Bố cục của Logo và Slogan chặt chẽ, dùng yếu tố màu bắt mắt, đã có tính kế thừa và được hoàn thiện hơn. Ở đây tác giả sử dụng kiểu chữ có chân, một kiểu chữ đẹp, trang trọng, chữ V được tạo dáng dưới bông sen nở hơi giống như lá phần nào đã tạo nên sự hạn chế, tôi vẫn thích vẻ đẹp tiềm ẩn để có thể khám phá.

 

Khi đã có Logo và Slogan mới, chúng ta cần đẩy mạnh quảng bá Logo và Slogan mới, quảng bá nét đẹp, sức hấp dẫn của các điểm đến đối với khách, một cách thực sự, bài bản và liên tục. Trong quá trình triển khai các hoạt động du lịch có thể từng bước rút kinh nghiệm để Logo và Slogan ngày càng đẹp, hoàn thiện góp phần đưa Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển.

(Theo baodulich.net.vn)