Top 5 # Yên Bái Có Khu Du Lịch Nào Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Yên Bái Có Gì Chơi? 10+ Địa Điểm Du Lịch Yên Bái Nổi Tiếng

Một Mù Cang Chải đẹp như tranh vẽ

Những ai đam mê xê dịch chắc hẳn không còn quá lạ với cái tên Mù Cang Chải – một huyện vùng cao của Yên Bái, giáo với 3 thị xã của Lai Châu: Than Uyên, Nghĩa Lộ và Mường La.

Sự kỳ vĩ của Mù Cang Chải thể hiện ở chiều dài mà nó đi qua, đó là tự đèo Khau Phạ cho đến trung tâm thị trấn, một màu vàng rực của lúa chín vào mỗi mùa trổ bông.

Điểm xuyết lên trên màu vàng óng đó là những cánh hoa rừng, những người dân bản làm nương, làm rẫy và những ngôi nhà nhỏ nhắn nằm trên thửa ruộng bậc thang.

Đi trên đường quốc lộ 32 uốn lượn ở Tây Bắc bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi như một phép màu đặc biệt, con đường lại dẫn bạn vào cánh đồng bằng phẳng mang tên Mường Lò.

Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc

Bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi thấy màu vàng óng ả của lúa chín giữa rừng trời Tây Bắc.

Yên Bái có gì? – Hệ thống hồ, suối, thác

Vị trí: Thác Pú Nhu nằm ở bản cùng tên của xã La Pán Tấn của huyện Mù Cang Chải.

Suối Giàng nằm ở xã cùng tên của huyện Văn Chấn – đây là nơi có độ cao trên 1000m so với mực nước biển. Con suối nằm sâu trong dãy núi Fansipan sừng sững của Tây Bắc.

Mảnh đất này là nơi sản sinh ra loại chè nổi tiếng Shan Tuyết được làm từ 300 hộ đồng bào dân tộc Mông trên núi.

Hồ Thác Bà được ví như “Hạ Long trên núi” của Tây Bắc nói chung và Yên Bái nói riêng. Đây là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn của Việt Nam.

Đây là nguồn suối nước nóng tự nhiên với nhiệt độ trung bình khoảng 50 độ C, chảy luồn lách qua những khe đá và nằm luôn ở những ghềnh đá cuội nên tạo thành 2 ao tắm với nhiệt độ khác nhau.

Vị trí: nằm trên đỉnh núi cao của xã Xà Hồ – Trạm Tấu – Yên Bái với chủ yếu là người H’Mông sinh sống.

Đây cũng là một xã bản vùng cao của huyện Trạm Tấu nằm trên độ cao hơn 1000m so với mực nước biển.

Sở dĩ gọi là bản Mù vì nơi đây quanh năm sương mù bao phủ, khí hậu mát mẻ và có thảm động – thực vật phong phú.

Khách ở dài ngày thì có thể đạp xe lên suối Nậm Đông để tắm hay đạp xe 30km lên Trạm Tấu để tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người Mông hoặc có thể tham gia lao động cùng với gia đình. Mọi hoạt động đó đều được chính chủ nhà làm hướng dẫn viên.

Yên Bái có gì? – Các đền, chùa

Đây là một trong số ít những ngôi đền còn sót lại cho đến ngày nay ở dọc bờ sông Chảy, tọa lạc trên núi Hoàng Thị linh thiêng.

Để đến được đền phải vượt qua 365 bậc đá, nhưng lên đến nơi sẽ cảm nhận được sự mát lạnh của biển hồ thổi vào làm cho đền Mẫu Thác Bà càng thanh tinh hơn.

Lễ hội ở đền còn có tên là lễ hội mùa xuân – lớn nhất trong năm và được tổ chức vào ngày 8,9 tháng Giêng hàng năm.

Đền Suối Tiên có khuôn viên khá rộng, nằm trong không gian văn hóa của các dân tộc Lục Yên.

Phía trước đền là giếng nước trong mát quanh năm có loài cá thần, bên cạnh là những núi đá độc lập một mình nhưng lại vô cùng kỳ vĩ.

Đặc biệt, các hang động ở khu đền Suối Tiên là nơi cất giấu vũ khí, lương thực phục vụ cho cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.

Yên Bái có gì? – Khám phá các con đèo

Đèo nằm tại ranh giới của 2 huyện của 2 tỉnh: Văn Chấn – Yên Bái và Phù Yên – Sơn La. Đèo có độ dài là 15km và độ dốc là 10%.

Trong bài thơ “Hoan hô chiến sỹ Điện Biên” của Tố Hữu có đoạn:

Dốc Pha đin, chị gánh, anh thồ.

Đèo Lũng lô, anh hò, chị hát.

Lên đến gần đỉnh của đèo là nơi giáp ranh của 3 tỉnh: Sơn La – Yên Bái và Phú Thọ.

Đèo Khau Phạ là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Tây Bắc, bởi độ dài và hiểm trở của nó. Nằm trên đỉnh núi cùng tên, đèo Khau Phạ quanh co và có dốc thẳng đứng vô cùng, đến độ người ta phong cho nó là “Đèo dốc nhất” Việt Nam.

Khu Du Lịch Hồ Thác Bà (Yên Bái)

Cách Hà Nội 140km về phía Tây theo quốc lộ 2, trong lưu vực sông Chảy thuộc địa phận huyện Yên Bình và một phần huyện Lục Yên, Thác Bà là tên gọi hồ nước nhân tạo được khởi công xây dựng từ năm 1962 và hoàn thành năm 1970 với mục đích làm nghẽn dòng sông Chảy tạo ra hồ nước phục vụ cho công trình nhà máy thủy điện Thác Bà. Nguyên trước khi đắp đập làm hồ, trong khu vực hồ Thác Bà hiện nay đã từng tồn tại hai thác nước liên hoàn với dòng nước đổ mạnh và chảy xiết, được người dân địa phương gọi là “thác Ông” – “thác Bà”.

Sau này khi hình thành hồ thủy điện, cả hai thác này đều bị vùi sâu trong lòng hồ. Để lưu danh những thác nước nổi tiếng gắn với niềm tin thánh tín của người dân địa phương nay chỉ còn trong ký ức, hồ đã được đặt tên “Thác Bà”. Tên “Thác Ông” cũng được đặt cho một cây cầu gần đó.

Vào thời điểm xây dựng, hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, nguồn cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Thác Bà – công trình thủy điện đầu tiên của Việt Nam. Ngoài dòng sông Chảy là nơi cung cấp nguồn nước chủ yếu, hồ Thác Bà còn nhận thêm nguồn nước từ hệ thống ngòi lớn như ngòi Hành, ngòi Cát…, làm tăng lượng phù sa và phong phú các loài sinh vật.

Với chiều dài 80km, chiều rộng nơi lớn nhất 30km, diện tích 23.400ha trong đó diện tích mặt nước 19.050ha, hồ Thác Bà có sức chứa 3 – 3,9 tỉ mét khối nước, mực nước dao động từ 46 – 58m, đã góp phần rất lớn vào việc cải tạo và điều hòa môi trường, làm giảm nhiệt độ mùa Hè 1 – 2ºC, tăng độ ẩm tuyệt đối vào mùa khô lên 20% và lượng mưa từ 1.700 – 2.000mm, tạo điều kiện duy trì thảm thực vật xanh tốt quanh năm.

Lặng lẽ hồ Thác Bà – Ảnh: nguồn ditichlichsuquocgia.violet.vn

Với những giá trị độc đáo cả về cảnh quan và lịch sử, hồ Thác Bà đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận di tích lịch sử danh thắng cấp quốc gia theo quyết định số 2410/QĐ-VH ngày 27-9-1996.

TIỀM NĂNG VÀ TRIỂN VỌNG

Là một hồ nước mênh mông với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hồ Thác Bà được ví như vịnh Hạ Long trên núi cao của vùng Tây Bắc. Điểm làm nên giá trị của hồ Thác Bà là trong lòng hồ có đến 1.334 đồi đảo lớn, nhỏ chiếm đến 4.350ha. Cảnh quan sơn thủy hữu tình cùng hệ thống hang động ẩn sâu trong những dãy núi đá vôi đã biến hồ Thác Bà thành một trung tâm du lịch sinh thái đầy tiềm năng.

Hồ Thác Bà – vịnh Hạ Long trên núi – Ảnh: vietnamplus.vn

Dòng sông Chảy cùng hệ thống các ngòi lớn như ngòi Hành, ngòi Cát… đã hào phóng bồi đắp phù sa nuôi dưỡng những bản làng trù phú ven hồ. Quanh khu vực hồ Thác Bà hiện có đến 13 tộc người gồm Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan… sống trên triền núi hoặc ven hồ. Các cư dân vẫn giữ được nét hoang sơ cùng bản sắc văn hóa độc đáo với những tập tục, truyền thống, lễ hội mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Du khách tham quan làng Ngòi Tu – Vũ Linh – Ảnh: Mạnh Toàn (yenbai.gov.vn)

Du khách tại bến thuyền Khu du lịch Ruby – Ảnh: Trịnh Văn Bộ (Báo ảnh Việt Nam)

Không chỉ mang giá trị về môi sinh và cảnh quan, hồ Thác Bà còn có nguồn lợi thủy sản to lớn với hàng ngàn tấn cá, tôm thu hoạch mỗi năm. Du khách đến đây sẽ có dịp biết đến văn hóa ẩm thực lòng hồ với nhiều món ngon dân dã mà cũng rất tinh tế của đồng bào các dân tộc như cơm lam, nộm hoa chuối rừng, thịt gà nấu măng chua hay gỏi cá, nộm tôm… Những món ăn đặc sản hồ được chế biến khéo léo từ các loài thủy sản đặc trưng vùng hồ như Ba ba, cá Lăng, cá Chiên, cá Quả, cá Tầm… sẽ đem lại cho du khách những trải nghiệm lý thú.

Du khách tại khu du lịch cộng đồng Ngòi Tu – Ảnh nguồn yenbai.gov.vn

Trong những năm gần đây, thắng cảnh vùng hồ Thác Bà được đánh giá là điểm đến hấp dẫn nhưng việc khai thác du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng… Ngoài khu du lịch cộng đồng Ngòi Tu ở Vũ Linh, khu du lịch Tân Hương, khu du lịch sinh thái Ruby, các dịch vụ đưa đón, phục vụ khách của các hộ dân, một vài nhóm văn nghệ không chuyên ở Yên Thành, Xuân Lai sẵn sàng biểu diễn phục vụ khách tham quan, và ở quy mô lớn hơn là các hoạt động “khám phá Thác Bà” trong Chương trình “Du lịch về cội nguồn” phối hợp ba tỉnh Yên Bái – Phú Thọ – Lào Cai, các thành công của việc nghiên cứu, trồng cây phủ vùng bán ngập…, thực tế nơi đây chưa thể hiện nét nổi bật và còn hạn chế về các loại hình dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng.

Nhận rõ điểm yếu cơ bản, hiện tỉnh Yên Bái đang triển khai xây dựng khu du lịch trung tâm hồ Thác Bà với tổng diện tích quy hoạch 206ha, bao gồm các khu chức năng như trung tâm đón tiếp – điều hành, khu vui chơi giải trí, khu khách sạn – dịch vụ – thương mại, khu nghỉ sinh thái, khu tháp viễn thông và thể thao mạo hiểm… Hy vọng trong tương lai gần, hồ Thác Bà sẽ trở thành điểm đến xứng tầm, đáp ứng niềm kỳ vọng của du khách yêu mến cảnh quan thiên nhiên, sông nước hữu tình giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, nên thơ…

PHƯỢT BỐN PHƯƠNG!

[Yên Bái] Top10 Địa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Tại Yên Bái

du lịch Khamphadisan.com – Với khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời của mảnh đất vùng cao với những cung ruộng bậc thang vào thời điểm mùa lúa chín giống như tấm thảm vàng ươm dệt nên khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa hoang dã của nơi đây. Cùng Khám phá di sản điểm mặt 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Yên Bái nhé !

Mù Cang Chải là một huyện vùng cao thuộc tỉnh Yên Bái, nằm Cách Hà Nội gần 300 km về phía Tây Bắc, Mù Cang Chải là điểm đến ưa thích cho người yêu thiên nhiên và thích thưởng thức không khí vùng cao.

Hàng năm vào khoảng tháng 9, hàng nghìn người đến đây để được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất cả nước. Nếu bạn chưa từng đến với mảnh đất này, hãy xách ba lô lên và đi ngay nhé, bạn sẽ không phải hối tiếc đâu.

Vào mùa gặt Mù Cang Chải, những sườn đồi sẽ toàn màu vàng ươm của lúa chín, lượn vòng theo ruộng bậc thang như những lượt sóng mềm mại. Đẹp mộng mị, lãng mạn, mê hoặc và thanh thoát…

Suối Giàng là một xã vùng cao của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, nằm cách trung tâm huyện Văn Chấn 12 km về phía Bắc.

Đến Suối Giàng bạn sẽ ngỡ ngàng trước những rừng chè đến cả trăm năm tuổi, hương thơm nổi tiếng cả trong và ngoài nước thực sự rất có sức hút với những du khách gần xa. Cây chè tuyết với thân cây già đến trắng phau, hiên ngang và sừng sững trước sóng gió, nắng mưa.

Không chỉ có rừng chè cổ thụ, du khách lại bị hút hồn những nét đẹp văn hóa, sinh hoạt rất đặc trưng của người Mông vùng Tây Bắc. Trong tiếng gió chiều sơn cước, hòa với tiếng khèn Mông tạo thành một âm thanh của đại ngàn làm mê mẩn biết bao du khách.

Đến với Suối Giàng du khách sẽ có những phút giây thư giãn cực kì lý tưởng. Cùng với những trải nghiệm về cuốc sống dân cư và sự phát triển của sinh vật nơi đây

Hồ Thác Bà nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên thuộc tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội 180km về phía Tây. Hồ được hình thành khi ngăn sông đắp đập xây thủy điện có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ.

Bằng cách đi du thuyền quanh các hòn đào, bạn sẽ cảm nhận không khí trong lành từ làn nước xanh trong tựa ngọc và làn gió mát lành từ thiên nhiên, ngắm những vạt rừng xanh thăm thẳm, những hang động nằm sâu trong núi đá vôi, xen kẽ là các hòn đảo trùng điệp tạo nên bức tranh lung linh huyền ảo của một vùng trời nước.

Với phong cảnh hữu tình, Hồ Thác Bà là điểm du lịch chân lý tưởng dành cho những ai yêu vẻ hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.

Háng Tề Chơ là tên một bản làng người Mông trong xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Nơi đây quanh năm mây mù che phủ và cũng hiếm dấu chân người “ngoại bang” đến đây như bao bản làng khác nếu không có sự xuất hiện của một con thác hùng vĩ và huyền thoại:thác Háng Tề Chơ.

Có 2 cách để tới với thác Háng Tề Chơ, một đường là đi từ dưới hạ nguồn rồi ngược lên, cách 2 là leo lên lưng chừng thác, ở vị trí này bạn được chiêm ngưỡng được một góc khác thật tuyệt của con thác này. Tiếng nước đổ mạnh mẽ, dường như âm thanh át hết cái mệt, thay vào đó là sự thích thú mãnh liệt. Hơi nước tỏa mạnh khiến toàn bộ khu vực mát lạnh.

Sau bao nhiêu vất vả trên chặng đường chinh phục thác Háng Tề Chơ, ngồi kề bên thác là phần thưởng xứng đáng dành cho những kẻ liều lĩnh muốn chinh phục nơi được gọi là “hiểm địa” này.

Thác Pú Nhu nằm tại bản Pú Nhu, thuộc xã La Pán Tẩn, cách trung tâm huyện Mù Cang Chải chừng 10km về phía Tây, là một trong những điểm đến được thiên nhiên ban tặng là một trong những thác nước chảy từ Than Uyên đổ về.

Thác Pú Nhu nằm giữa hai vách núi, thác Pú Nhu đẹp như một bức tranh thủy mặc. Khí hậu mát mẻ, trong lành là sự lý tưởng để du khách trải nghiệm cảm giác dễ chịu. Những thềm đá được nước chảy xuống êm đềm, nhẹ nhàng là điểm đến để du khách có thể yêu thiên nhiên, yêu con người nơi đây một lần nữa.

Nơi đây chính là điểm đến dành cho những ai muốn tìm đến du lịch sinh thái, muốn chìm đắm trong dòng nước mát lạnh, cho những ai muốn tĩnh lặng.

Nằm cách trung tâm Tp.Yên Bái hơn 10km, hồ Chóp Dù thuộc xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, là hồ nước đẹp,yên tĩnh và thơ mộng , một địa điểm thú vị để du khách có thể khám phá thiên nhiên, tham gia các hoạt động vui chơi, câu cá.

Đến với hồ Chóp Dù bạn sẽ được vãn cảnh bằng thuyền để cảm nhận được bầu không khí mát lành từ nước, từ gió hồ, hòa mình vào thiên nhiên, vào mênh mông trời nước. Đến nơi đầu nguồn của hồ, du khách còn được thưởng ngoạn cảnh non xanh, núi biếc giữa làn hơi nước huyền ảo.

Hồ Chóp Dù có cảnh đẹp nguyên bản, sơn thủy hữu tình. Vẻ đẹp của núi, cây rừng, của những dòng suối róc rách hòa quyện với tiếng chim rừng đua nhau hòa đàn đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp.

Đèo Khau Phạ là một trong những đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam vượt khi qua đỉnh núi Khau Phạ, ngọn núi cao nhất Mù Cang Chải. Từ Tp.Yên Bái, ngược theo QL.32, qua xã Tú Lệ, đèo Khau Phạ huyện Mù Cang Chải hiện ra một vùng cao nguyên bao quanh bởi các dãy núi trùng điệp. Những con đường đèo quanh co giữa những cánh rừng già mang đậm nét nguyên sơ và những triền ruộng bậc thang của các dân tộc Thái, H’Mông.

Đèo Khau Phạ trong tiếng Thái là “sừng trời” cũng bởi vì đỉnh đèo cao 1.200 m như chiếc sừng hiên ngang, vươn thẳng tới bầu trời. Đây là linh hồn của cung đèo, khi leo tới đỉnh đèo cũng là lúc bạn đã chạm vào “linh hồn” của cung đèo danh chấn phương Bắc rồi đấy!

Quốc lộ 32 uốn lượn giữa núi non Tây Bắc “thanh sơn, bích thủy”. Núi cao, vực sâu, bạt ngàn cây núi, lau lách. Như một phép màu, con đường bỗng lọt vào một cánh đồng bằng phẳng biêng biếc sóng lúa Mường Lò. Ngỡ ngàng trước sự mượt mà óng ả trong nắng trải tới chân núi xa.

Cách thành phố Yên Bái 80 km về phía tây, Mường Lò nằm trong lòng thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn. Mường Lò là cánh đồng lớn thứ hai ở miền núi Tây Bắc. Lạc vào đây chúng ta ngỡ ngàng khi chứng kiến vẻ đẹp của những cánh đồng lúa chín vàng, thoai thoải bậc thang tiến về phía núi.

Giật mình trước vẻ đẹp Mường Lò với một bóng con gái Thái gánh lúa trên vai đang rẽ ngang con suối để rồi sẽ chẳng bao giờ quên.

Ở trên cùng một dẻo đất, Vân Hội có một gò cọ Đồng Yếng sánh cùng đình làng Vần, hang Dơi ở xã Việt Hồng trong quần thể Khu di tích lịch sử Chiến khu Vần Hiền Lương.

Chỉ cách trung tâm thành phố Yên Bái chừng 20 km, đường đi lại thuận nên đến với Vân Hội không mất nhiều thời gian. Đây là một hồ nước nhân tạo được hình thành cách đây khoảng ba bốn chục năm.

Dùng thuyền lang bang trên hồ, người ta sẽ cảm nhận được sóng nước lao xao và hòa vào nhịp sống thanh bình của người dân nơi đây. Rồi nữa, bạn có thể khám phá những ngòi Mõng, khe Long Ẩn, vực Đèo Giang để tìm về quá khứ vẻ vang của một vùng quê giàu truyền thống cách mạng.

Đường lên dãy Tà Xùa bắt đầu từ bản Tà Xùa nhưng để lên tới đỉnh cao nhất chỉ có một con đường đất độc đạo với độ dốc rất lớn là thử thách không đơn giản để vượt qua dành cho bất kỳ ai muốn chinh phục.

Dãy Tà Xùa mọc lên sừng sững tạo ra ranh giới tự nhiên giữa Yên Bái và Sơn La, với ba đỉnh kết nối thành một kỳ quan vô cùng hùng vĩ. Đỉnh cao nhất là nơi dựng cột cờ Việt Nam trên độ cao 2.850m, tại đỉnh thứ hai hiện vẫn còn dấu tích cột cờ cũ vốn được dựng lên từ thời Pháp thuộc. Đỉnh cao thứ ba nằm ở giữa, nó như vạch nối tạo thành sống lưng của một con khủng long thời cổ đại.

Dãy núi mỏng như sống dao nhưng lại vô cùng hùng vĩ – bởi vậy những người dân nơi đây đã ví nó tựa như sống lưng khủng long, vắt từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Độ cao của sống lưng áng chừng 2.500m.

Cường Nguyễn

Du Lịch Yên Bái Mùa Hè 2022 Có Gì Hấp Dẫn?

Du lịch Yên Bái mùa hè có gì? là câu hỏi được các bạn trẻ ưa xê dịch hết sức quan tâm. Câu trả lời cho câu hỏi “Du lịch Yên Bái mùa hè có gì?” sau đây sẽ giúp bạn lên kế hoạch cho chuyến đi sắp tới của mình.

Thác Pú Nhu

Thác Pú Nhu thuộc bản Pú Nhu, thuộc xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải chỉ cách trung tâm huyện Mù Cang Chải chừng 10km về phía Tây. Thác được bắt nguồn từ các con suối từ trên các cánh rừng đầu nguồn Than Uyên (Lào Cai) đổ về, thác có độ cao cột nước khoảng 20m và được chia thành nhiều bậc. Mùa hè chắc chắn đây sẽ là điểm đến lý tưởng cho bạn đấy.

Thác Mơ

Thác Mơ nằm giữa hai ngọn đồi Nả Háng A và Nả Háng B thuộc vào địa phận xã Mồ Dề (Mù Căng Chải, Yên Bái).Hành trình chinh phục thác Mơ sẽ có 7 điểm ấn tượng để bạn phải dừng chân, thưởng ngoạn. Từ quốc lộ 32, đi bộ vào khoảng 30′ vào đến chân thác, tiếp tục từ đây bạn sẽ lại tới điểm thác một tầng nơi dòng nước chảy theo hình xoắn ốc rát thú vị. Để đến được điểm thác 4 tầng tiếp theo bạn sẽ lại cần tiếp tục đi bộ ngược dòng thác, đây cũng là nơi ấn tượng nhất của địa danh này để bạn có thể lưu lại những hình ảnh tuyệt đẹp về Thác Mơ.

Hồ Thác Bà

Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ Quốc, hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái là nơi được ví như “Hạ Long trên núi” và còn là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy thuỷ điện Thác Bà.

Hồ Thác Bà rộng gần 23.500 ha với khoảng hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ soi bóng dưới mặt nước cùng với hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi vô cùng kì diệu. Chính sự kỳ bí ấy lại càng tạo cho Thác Bà một vẻ đẹp lung linh huyền hoặc nhưng không kém phần thân thiện, hữu tình. Đi thuyền trên mặt hồ Thác Bà, bạn không chỉ cảm nhận được sự trong lành của bầu không khí từ nước, từ gió hồ Thác mà còn được hoà mình vào với thiên nhiên, thả hồn mình theo dòng nước dưới sự mênh mông của đất trời, điệp trùng núi đảo tưởng chừng như vô tận.

Mong rằng với những gợi ý nhỏ của bài viết “Du lịch Yên Bái mùa hè có gì?” sẽ giúp bạn có 1 chuyến đi tuyệt vời và đáng nhớ!