Top 9 # Yếu Kém Của Du Lịch Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Mổ Xẻ Yếu Kém Của Ngành Du Lịch

Ngày 9-8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam diễn ra hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch với sự có mặt của lãnh đạo các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước cùng đại diện nhiều doanh nghiệp.

Quá nhiều bất cập

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết thời gian qua, ngành du lịch đạt tốc độ tăng trưởng cao cả về lượng du khách, tổng thu từ khách và cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong 7 tháng đầu năm, cả nước đón 5,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2015; phục vụ 38,2 triệu lượt khách nội địa; tổng thu đạt 235.000 tỉ đồng (tăng 22,9% so với cùng kỳ năm 2015). Dù vậy, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện vẫn chỉ ra hàng loạt hạn chế, yếu kém của ngành về cơ sở vật chất, nguồn lực, tình trạng “chặt chém”, chèo kéo du khách …

Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho rằng chiến lược xúc tiến du lịch hiện nay chưa phù hợp, nhiều địa phương không xác định được thị trường trọng điểm, chưa phù hợp với những thói quen khác nhau của khách quốc tế, nhất là khách châu Âu. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các tỉnh, thành trong phát triển du lịch còn yếu kém.

Ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, chỉ rõ công tác quản lý hướng dẫn viên du lịch rất quan trọng nhưng đang bị thả nổi. Đại diện Tập đoàn Tuần Châu nhấn mạnh muốn phát triển thì con người là rất quan trọng. Vì thế, cần thành lập Bộ Du lịch. Bà Nguyễn Thị Hoa Lệ, Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Hòa Bình, nói thẳng hiện hoạt động lữ hành đưa đón khách Trung Quốc, Hàn Quốc, nhất là ở TP Đà Nẵng và TP Nha Trang, rất lộn xộn. Có tình trạng các công ty trong nước cho các công ty nước ngoài núp bóng để đưa khách vào Việt Nam với giá rẻ, phá giá khiến những công ty làm ăn chân chính chịu thiệt.

Thiếu tiền, thiếu cả ý tưởng, đặt mục tiêu cao

Sau khi lắng nghe các ý kiến tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay tầm quan trọng, tiềm năng phát triển cũng như các vấn đề đặt ra đối với du lịch Việt Nam để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn đã được nhận diện đầy đủ, vấn đề là việc thực hiện, biến nhận thức thành hành động cụ thể như thế nào.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận xét chúng ta vừa thiếu tiền lại thiếu ý tưởng nên hiệu quả không cao. Việt Nam đứng thứ 5 trong 10 nước ASEAN về lượng khách quốc tế tới. Tuy nhiên, 70% khách đến Việt Nam không quay trở lại vì 7 nỗi sợ gồm: cướp giật, trộm cắp, kẹt xe, tai nạn giao thông, thái độ phục vụ và sự trân trọng du khách chưa tốt, nhà vệ sinh mất… vệ sinh, ô nhiễm môi trường.

Trước ý kiến cho rằng nên thành lập ” phố đèn đỏ” và mở cửa casino cho người Việt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam không nên hình thành “phố đèn đỏ” và không để casino tràn lan mà phải có quy hoạch. Thủ tướng cũng cho biết Quốc hội đã thông qua bộ máy của Chính phủ nên trong 5 năm tới, chưa thành lập được Bộ Du lịch. Trước mắt, địa phương nào thực sự có ngành du lịch là kinh tế mũi nhọn thì sẽ xem xét cho thành lập sở du lịch. Bộ Công an đã có dự án thành lập Cảnh sát Du lịch và Chính phủ đang xem xét. Chính phủ cũng đã cấp 200 tỉ đồng cho Bộ Công an làm visa điện tử và đầu năm 2017 sẽ đưa vào hoạt động.

Nêu rõ quyết tâm của Đảng, nhà nước và nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển du lịch Việt Nam những năm tới rất nặng nề, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, cố gắng, quyết tâm hơn nữa để thúc đẩy du lịch phát triển, làm sao đến năm 2020, ngành phải đón lượng du khách cũng như thu ngân sách gấp đôi hiện nay.

Mạnh tay xử lý hướng dẫn viên xuyên tạc lịch sử

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 2 HĐND TP Đà Nẵng khóa IX (nhiệm kỳ 2016-2021) vào sáng 9-8, báo cáo của Ban Pháp chế HĐND TP cho biết gần đây, tình trạng người nước ngoài hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn khách du lịch trái pháp luật, thậm chí xuyên tạc văn hóa, lịch sử Việt Nam, đang gây bức xúc đối với nhân dân TP.

Nguyên nhân là do công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực còn sơ hở, thiếu sót, nhất là việc cấp phép kinh doanh du lịch, quản lý cư trú. Vì vậy, đề nghị tăng cường tổ chức thanh – kiểm tra xử lý quyết liệt các trường hợp vi phạm.

H.Dũng Thị thực cần thoáng hơn

Trong các kiến nghị của doanh nghiệp với Chính phủ tại hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch, một lần nữa vấn đề mở rộng diện miễn thị thực (visa), đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh cho khách quốc tế lại được đề cập. Dù mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định gia hạn miễn thị thực thêm một năm cho 5 nước Tây Âu (gồm Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Ý) với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh nhưng nhiều doanh nghiệp du lịch nhìn nhận chính sách này chưa đủ hấp dẫn.

Thị thực được xem là “tấm vé” đầu tiên mở cánh cửa đón du khách quốc tế. Bằng chứng là thời gian qua, các nước trong khu vực liên tục có chính sách đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh để tăng sức cạnh tranh trong thu hút khách quốc tế. Trong khi Việt Nam mới miễn thị thực đơn phương cho du khách đến từ một số nước và miễn thị thực song phương cho 9 quốc gia trong khu vực ASEAN thì những đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong thu hút khách quốc tế như Thái Lan, Malaysia, Singapore… lại không ngừng mở rộng diện được miễn thị thực. Ngay cả 2 nước láng giềng là Lào và Campuchia cũng đang sử dụng chính sách thị thực thông thoáng trong thu hút khách quốc tế. Campuchia còn đột phá trong chính sách này khi áp dụng thị thực điện tử giúp du khách có thể bất cứ lúc nào đăng ký trên mạng rồi in ra và nộp ở các cửa khẩu làm thủ tục nhập cảnh nước này.

Nếu xem du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn thì chính sách thị thực phải thông thoáng để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực. Xin thị thực còn liên quan tới thời gian chờ đợi, mức độ phức tạp của quy trình cấp thị thực… nếu các chi phí này cao hơn kỳ vọng của du khách, họ có thể chọn điểm đến khác thay vì tới Việt Nam. Do đó, muốn kéo khách quốc tế tới thì không chỉ miễn thị thực mà phải nhanh chóng áp dụng thị thực điện tử để du khách có thể tới Việt Nam bất cứ khi nào.

Thái Phương

3 Điểm Yếu Của Du Lịch Việt Nam

Vừa qua, tờ Financial Times (Anh) đã nêu ra 3 nhược điểm cơ bản của du lịch Việt Nam. Điều đáng nói là những điểm này không mới nhưng vẫn tiếp tục tồn tại.

3 nhược điểm cơ bản được nêu ra là thiếu chiến lược tiếp thị hiệu quả, rào cản visa và sự bùng nổ của bất động sản du lịch. Một lần nữa, những người làm du lịch trong nước lại được nhắc nhở về những điều không mới.

Phân tích của Financial Times cho thấy một bộ phận lớn du khách quốc tế ngày càng quan ngại rằng chất lượng du lịch Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Bài phân tích cũng lưu ý sự bùng nổ của các dự án bất động sản du lịch gần đây có thể gây ra tình trạng thừa cung trong thời gian tới.

Ông Baron Ah Moo, một đại diện của nhóm vận động hành lang của các nhà đầu tư vào ngành du lịch Việt Nam cho biết, trong năm 2010, số khách quốc tế tới Việt Nam là 5 triệu lượt, tăng gần 35% so với năm khủng hoảng kinh tế 2009. Tuy nhiên, con số này vẫn ít hơn so với các nước như Bulgaria, Syria và Ukraine vốn có tiềm năng du lịch kém hơn Việt Nam. Thậm chí, 2 quốc gia láng giềng là Lào và Campuchia với dân số và diện tích nhỏ hơn nhưng vẫn vượt Việt Nam về tỉ lệ du khách quốc tế tính trên đầu người. Mỗi nước thu hút khoảng 2,5 triệu du khách trong năm qua trên tổng số dân lần lượt là 6,5 và 14,7 triệu người.

Chi tiết hơn, theo thống kê từ Tổng cục Du lịch Việt Nam (VNAT), trong năm 2010, số khách nước ngoài tới Việt Nam với mục đích du lịch, nghỉ ngơi chỉ khoảng 3,1 triệu lượt. Còn lại, khách đến công tác khoảng 1 triệu lượt, khách thăm thân nhân (Việt kiều) gần 600.000 lượt và một số đến vì mục đích khác. Như vậy, con số chính xác du khách quốc tế đến Việt Nam trong năm qua chỉ ở mức 3,1 triệu lượt, kém xa so với con số của Malaysia là 24 triệu lượt, Thái Lan 15 triệu lượt và Singapore 11 triệu lượt.

Vậy nhược điểm của du lịch Việt Nam nằm ở đâu? Theo Financial Times, vấn đề nổi trội đầu tiên cần giải quyết là xây dựng một chiến lược tiếp thị dài hơi và phù hợp để du khách quốc tế luôn xem Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn trong kế hoạch nghỉ dưỡng của mình. Về vấn đề này, VNAT đã phát động cuộc thi tìm kiếm khẩu hiệu cho chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015 với thế mạnh là du lịch biển, sinh thái, văn hóa. Kết thúc cuộc thi, tác phẩm của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn Thiết kế Cowan đoạt giải nhất với khẩu hiệu “Việt Nam – Sự khác biệt Á Đông” (Vietnam – A Different Orient). Tuy nhiên, sau đó, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã nêu rõ quan điểm: “Kết quả cuộc thi và việc lựa chọn biểu tượng và khẩu hiệu thay thế là hai việc khác nhau vì khi đưa ra thăm dò rộng rãi trong ngành và trên các phương tiện truyền thông thì giải nhất chỉ mới chiếm được 43-56% số phiếu bầu chọn. Kết quả trưng cầu này mới chỉ đạt mức trung bình và cũng còn nhiều điểm chưa ổn khiến Bộ chưa thể chọn đây là biểu tượng và tiêu đề chính thức”. Như vậy, kế hoạch quảng bá với khẩu hiệu mới đến nay vẫn chưa hoàn tất. Trong khi đó, hoạt động quảng bá của các nước trong khu vực đã trở nên phổ biến với khẩu hiệu rõ ràng. Malaysia có khẩu hiệu “Châu Á đích thực” (Truly Asia), Ấn Độ có “Ấn Độ với những điều không thể tin được” (Incredible India) và Thái Lan là “Kinh ngạc Thái Lan” (Amazing Thailand).

Khẩu hiệu “Việt Nam – Sự khác biệt Á Đông” (Vietnam – A Different Orient) đạt giải nhất nhưng khi thăm dò thì chỉ chiếm 43-56% phiếu bầu nên chưa được chọn.

Vấn đề nổi trội tiếp theo là thủ tục visa nhập cảnh. Tuy đã được đơn giản hóa thời gian qua nhưng đã đến lúc cơ quan thẩm quyền cần phải mở rộng chính sách miễn visa đối với công dân của một số nước Đông Bắc Á và Tây Âu. Được như vậy, Việt Nam mới có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh với các nước Thái Lan, Singapore, Malaysia hay Indonesia.

“Hàng trăm chuyên gia nước ngoài làm việc trong khu vực có thói quen chơi golf vào cuối tuần nhưng họ thường đến các nước lân cận thay vì Việt Nam do phải xin visa. Đây là một thất thu lớn của ngành du lịch”, ông Kenneth Atkinson, Giám đốc Điều hành Công ty Grant Thornton Việt Nam, cho biết.

Tại buổi trình bày với các quan chức ngành du lịch về kế hoạch đầu tư hồi cuối tháng 5 vừa qua, ông Ah Moo (khi đó là đại diện mảng đầu tư khách sạn và resort của Quỹ Đầu tư Indochina Capital) cho biết du lịch Việt Nam phải đối mặt với một thử thách nữa. Đó là tình trạng thừa cung từ các cơ sở lưu trú trong cả nước với hơn 2.500 phòng khách sạn dự kiến sẽ được đưa ra thị trường tại Hà Nội, chúng tôi Nha Trang và Đà Nẵng trong năm nay và khoảng thêm 3.700 phòng nữa trong năm 2012.

Ông Nguyễn Minh Sơn, chủ một doanh nghiệp khách sạn mini ở Q.1, chúng tôi nhận xét: “VNAT đặt mục tiêu thu hút tới 5,5 triệu khách quốc tế trong năm nay nhưng tôi tin con số thực đạt sẽ chỉ khoảng 4 triệu là may, hoặc chỉ khoảng 3,1 triệu như năm 2010. Như vậy, nguồn cung phòng khách sạn chắc chắn sẽ thừa và sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành”.

Điểm Yếu Của Du Lịch Việt

Tổng cục Du lịch cho biết, 2 quý đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 7,89 triệu lượt, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2017; khách du lịch nội địa ước đạt 42,8 triệu lượt; tổng thu từ du khách đạt 312.000 tỷ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi cả căm 2017, Việt Nam đón 12,9 triệu lượt khách quốc tế.

Hướng dẫn viên thuyết minh tại Trung tâm Cải huấn Phú Hải – Trại Phú Tường, thuộc hệ thống Nhà tù Côn Đảo, Vũng Tàu

Nói như vậy để thấy tiềm năng của du lịch Việt là rất lớn. Thế nhưng hiện tại, cả nước mới có trên 1,3 triệu lao động du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước; trong đó chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được huấn luyện tại chỗ. Chính vì thế, số lao động có chuyên môn, kỹ năng cao vừa thiếu, vừa yếu; nhưng số lao động chưa đáp ứng yêu cầu lại dư thừa.

Theo Tổng cục Du lịch, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, yêu cầu mỗi năm phải đào tạo thêm 25.000 lao động mới và phải đào tạo lại số lượng tương tự.

Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình nhấn mạnh: Tiềm năng của du lịch Việt Nam vượt trội hơn so với các nước trong khu vực. Dự báo thời gian tới tốc độ tăng trưởng của ngành đạt từ 25%-35%/năm và kế hoạch đến năm 2020, ngành công nghiệp không khói này cần khoảng trên 2 triệu lao động chất lượng cao, chưa kể hàng ngàn lao động lĩnh vực du lịch tàu biển.

Đặc biệt, hiện hàng loạt khách sạn 4, 5 sao liên tục được các DN lớn đầu tư đưa vào hoạt động, nên nguồn lao động chất lượng cao được “săn đón” quyết liệt. Trong khi đó, mỗi năm, các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của ngành, dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực du lịch.

Việc thiếu hướng dẫn viên, đặc biệt là hướng dẫn viên chất lượng cao đang khiến các DN lữ hành đau đầu. Hiện cả nước có hơn 13.500 hướng dẫn viên quốc tế phục vụ cho gần 13 triệu lượt khách quốc tế và hơn 7 triệu lượt khách Việt Nam ra nước ngoài; hơn 8.200 hướng dẫn viên nội địa phục vụ hơn 73 triệu lượt khách. Trong khi ước tính, để phục vụ lượng khách trên, cần tối thiểu khoảng 25.000 hướng dẫn viên quốc tế và 50.000 hướng dẫn viên nội địa. Vào mùa cao điểm du lịch hè, tour trong nước bán chạy khiến các DN phải tuyển thêm hướng dẫn viên tự do.

Giám đốc Công ty Du lịch hàng không Avitour Nguyễn Trung Quân chia sẻ: “Bình thường, công tác phí của hướng dẫn viên nội địa khoảng 400.000 đồng mỗi ngày nhưng mùa này, trả 600.000 – 700.000 đồng cũng khó tìm người. Thậm chí, có hướng dẫn viên nhận lời đi tour nhưng đến phút chót lại hủy vì nơi khác trả công tác phí cao hơn”.

Để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực, đặc biệt là lao động có kỹ năng đạt chuẩn, nhiều DN đã chủ động tổ chức mô hình “trường trong doanh nghiệp” và “doanh nghiệp trong trường” với sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên. Tiêu biểu phải kể đến Trung tâm Điều hành Hướng dẫn viên Việt Nam thuộc Công ty Vietravel có khoảng 110 hướng dẫn viên đang làm việc chính thức và hơn 1.000 hướng dẫn viên cộng tác. Là đơn vị cung ứng nguồn nhân lực dẫn tour đầu tiên trong cả nước, nhưng đơn vị này cũng không tránh khỏi tình trạng thiếu người khi vào mùa cao điểm.

Tương tự, Tổng Công ty Du lịch Saigontourist cũng mở Trường Trung cấp Du lịch – Khách sạn Saigontourist nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của đơn vị trong mùa cao điểm, chứ chưa nói tới việc cung cấp cho thị trường.

Nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, đầu tháng 7, Trường Trung cấp Nghề du lịch Hà Nội đã thành lập công ty cung ứng nhân lực du lịch đầu tiên tại Việt Nam có tên THPRO. Công ty này sẽ tập hợp đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ trong ngành khách sạn, nhà hàng do chính Trường Trung cấp Nghề Du lịch Hà Nội đào tạo hoặc đã được đào tạo ở đơn vị khác để kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn chung châu Âu và tiêu chuẩn ASEAN.

Căn cứ kết quả kiểm tra, công ty sẽ xếp hạng sao tương ứng với kinh nghiệm, hiệu suất làm việc của lao động. Khi tham gia cùng THPRO, các DN sẽ dễ dàng trong công tác tuyển dụng nhân sự đúng yêu cầu, tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo về chất lượng nhân sự và được đồng hành trong việc đánh giá chất lượng lao động. Còn người lao động sẽ được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, dễ dàng kết nối với các nhà tuyển dụng khác, được đào tạo nâng cao năng lực theo yêu cầu cá nhân để phục vụ cho công việc.

Thời gian qua, các cơ sở đào tạo và DN du lịch đã có nhiều nỗ lực, tuy vậy, các liên kết vẫn ở quy mô nhỏ, chưa thể khỏa lấp được “lỗ hổng” lớn về nhân lực du lịch hiện nay. Giới chuyên môn nhận định, trong khi chúng ta chưa có một trường đại học nào đào tạo chuyên về du lịch, tốc độ phát triển khách quốc tế và nội địa lại tăng trưởng mạnh từ 20 – 30%, thậm chí có thể đạt 35%, chẳng bao lâu nữa, những thiếu hụt về nhân lực du lịch sẽ là trở ngại lớn đối với ngành công nghiệp không khói.

Việt Nam Có Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Không Thua Kém Singapore

Nhân dịp này, phóng viên HNMO có dịp trò chuyện với Tiến sĩ Edward Koh, Giám đốc điều hành Tổng cục Du lịch Singapore khu vực Đông Nam Á, về tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam cũng như chiến lược thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai quốc gia Việt Nam – Singapore trong thời gian tới.(HNMO) – Lễ hội Singapore do Tổng cục Du lịch Singapore và Đại sứ quán Singapore tại Việt Nam phối hợp tổ chức, diễn ra trong hai ngày 23 và 24-3 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Đây là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức tại Hà Nội, mang đến nhiều thông tin bổ ích để công chúng Việt Nam khám phá văn hóa cũng như trải nghiệm cơ hội du lịch tại quốc đảo sư tử.

Tiến sĩ Edward Koh, Giám đốc điều hành Tổng cục Du lịch Singapore khu vực Đông Nam Á.

– Lần đầu tiên tổ chức lễ hội tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch Singapore kỳ vọng gì ở lễ hội này, thưa ông? Singapore và Việt Nam có mối quan hệ thân thiết, hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Chúng tôi đã tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến quảng bá văn hóa, du lịch tại TP Hồ Chí Minh và cũng có một số hoạt động tại Hà Nội, nhưng đây là lần đầu tiên một lễ hội Singapore quy mô lớn được diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Chúng tôi hy vọng, lễ hội này sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị để người Việt Nam hiểu hơn về đất nước chúng tôi, đồng thời mang đến nhiều cơ hội hấp dẫn để người Việt Nam đến Singapore.

Từ năm 2018, lượng khách Việt Nam đến Singapore đã tăng 11% so với năm 2017. Việt Nam cũng là một trong 7 quốc gia có lượng khách du lịch đến Singapore đông nhất. Chúng tôi luôn coi Việt Nam là đối tác lớn trong phát triển du lịch. Được biết, tại Việt Nam, khách Singapore cũng chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2018, Singapore đứng thứ 12 trong các thị trường khách du lịch đến Hà Nội, đạt hơn 80.000 lượt khách, chiếm 28% tổng số khách Singapore đến Việt Nam. – Ông đánh giá thế nào về lượng khách Việt Nam đến Singapore và ngược lại?

– Ông nhận định tiềm năng du lịch của Việt Nam như thế nào so với các nước trong khu vực Đông Nam Á? Việt Nam có điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi với nhiều bờ biển và danh thắng, cùng với lượng di sản văn hóa đồ sộ – điều mà Singapore luôn ao ước. Tôi đánh giá, Việt Nam đang có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc. Ở trong khu vực Đông Nam Á, tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam không thua kém gì Singapore. Tôi cho rằng, các bạn đang sở hữu nhiều thế mạnh, và thực tế Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách, trong đó có du khách từ Singapore.

– Singapore là quốc gia nổi tiếng về các dịch vụ giải trí hấp dẫn, hiện đại cùng các công trình công cộng sạch sẽ, quy củ và thân thiện với môi trường. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm từ nước mình để giúp Việt Nam có thể xây dựng một môi trường du lịch tốt hơn? Singapore là quốc gia có diện tích nhỏ nên chúng tôi khá dễ dàng trong việc quản lý. Chúng tôi thường xuyên sử dụng nguyên liệu tái chế, hạn chế dùng đồ nhựa mà thay vào đó là túi đựng bằng giấy. Theo thông tin tôi được biết thì Việt Nam cũng đã chú ý đến vấn đề này. Nhiều nơi đã vận động người dân, thậm chí chủ động sử dụng các nguyên liệu như cốc, ống hút bằng giấy. Tôi cho rằng, với điều kiện của Việt Nam đang có và những việc đang làm thì du lịch Việt Nam sẽ có bước tiến dài.

– Singapore có chiến lược thu hút khách du lịch thế nào, đặc biệt là trong việc áp dụng chính sách về thị thực? Chúng tôi luôn cố gắng làm mọi việc có thể để tạo sự thoải mái, tiện lợi nhất cho du khách nước ngoài đến đất nước mình. Hiện nay, Singapore áp dụng nhiều công nghệ trong việc quản lý, cấp visa cho du khách, chẳng hạn như việc du khách chỉ cần quẹt dấu vân tay là cơ quan quản lý có đầy đủ thông tin để cho nhập cảnh vào Singapore một cách dễ dàng.

Những hoạt động trong Lễ hội Singapore diễn ra tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.

– Thời gian tới, Singapore sẽ hợp tác như thế nào với Việt Nam trong phát triển văn hóa, du lịch, thưa ông? Sau Lễ hội Singapore tại Hà Nội, chúng tôi tiếp tục tiến hành nhiều chương trình, hoạt động hấp dẫn khác tại Việt Nam. Chúng tôi muốn xây dựng một chiến lược lâu dài và bền vững để nhân dân hai nước thêm hiểu nhau hơn trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, từ đó sẽ kích cầu du lịch cho cả hai quốc gia.

– Ông đã đến Việt Nam trải nghiệm du lịch với tư cách cá nhân chưa? Là khách du lịch, ông ấn tượng điều gì ở Việt Nam? Từ Singapore đến Việt Nam có rất nhiều chuyến bay, rất dễ dàng để di chuyển. Gần như bất cứ lúc nào bạn cũng có thể đi được, chỉ cần thu xếp thời gian thôi. Tôi đã tham quan đất nước các bạn nhiều lần rồi, khi thì đi cùng bạn bè đến TP Hồ Chí Minh, khi thì đi cùng gia đình đến Hà Nội. Ẩm thực của Việt Nam quả thật là tuyệt vời, đây đúng là “thiên đường” cho những ai thích khám phá và yêu ẩm thực. Mỗi lần du lịch đến Việt Nam, tôi và gia đình mình đều dành phần lớn thời gian để khám phá ẩm thực. Tôi thích phở và món chả cá của nước bạn vì hương vị rất khác biệt. Tôi tin rằng, nhiều người dân Singapore khi đến Việt Nam cũng có chung cảm nhận đó.

– Cảm ơn ông về những chia sẻ!