Xem Nhiều 6/2023 #️ Tour Du Lịch Miền Trung Khám Phá Vẻ Đẹp Đặc Trưng # Top 14 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 6/2023 # Tour Du Lịch Miền Trung Khám Phá Vẻ Đẹp Đặc Trưng # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tour Du Lịch Miền Trung Khám Phá Vẻ Đẹp Đặc Trưng mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Du lịch miền Trung tour du lịch hấp dẫn

Đến với địa điểm du lịch miền Trung, du khách có cơ hội dạo quanh khu phố cổ Hội An. Hội An nổi tiếng với những ngôi nhà cổ kính, thách thức thời gian. Hay Ngũ Hành Sơn huyền bí, hữu tình với bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Đó là 2 địa điểm không thể bỏ lỡ trong các tour du lịch miền trung. Ngoài ra, Khu du lịch Bà Nà – Núi Chúa, Chùa Linh Ứng, Đồi Vọng Nguyệt, biệt thự Khâm Sứ Trung Kỳ… cũng là những điểm đến thú vị mà khách đi du lịch miềm trung có cơ hội tham quan. Hành trình khám phá miền Trung sẽ cho khách du lịch những trải nghiệm khó quên tại các điểm đến nổi bật như: Huế, Hội An, Đà Nẵng…

Tour du lịch miền trung với những địa danh nổi tiếng

Cố đô Huế: là một trong những điểm dừng nổi bật trên con đường Di sản miền Trung với hệ thống các cung điện, lăng tẩm, chùa chiền cổ kính. Huế là mảnh đất ghi lại những dấu ấn vàng son của vua chúa triều Nguyễn một thời. Những di tích cố đô Huế có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn đối với quốc gia và nhiều địa danh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa. Ngoài ra, Huế cũng đẹp mộng mơ bên dòng sông hương thơ mộng, núi ngự hùng vĩ. Các món ăn ngon, trình bày tinh tế cũng là những yếu tố hấp dẫn khách du lịch đền với xứ Huế trong tour du lịch miền Trung.

Đà Nẵng: đang trên đà phát triển và hiện là một trong những trung tâm về kinh tế, giáo dục, văn hóa của miền Trung. Đà Nẵng là một thành phố trẻ nhưng ít ai biết được, nơi đây đã có một nền lịch sử hơn 2000 năm, kể từ thời vua Chăm Pa. Vì vậy, Đà Nẵng cũng là một điểm dừng chân thú vị trong chuyến du lịch miền trung để khám phá văn hóa nơi đây. Trong đó, thánh địa Mỹ Sơn, nổi tiếng là kinh đô, là trung tâm tôn giáo, văn hóa, tín ngưỡng của người Chăm. Đà Nẵng còn quyến rũ với các bãi biển đẹp hoang sơ như biển Mỹ Khê, biển Bắc Mỹ An, biển Non Nước. Ngoài ra, nhà thờ Con Gà, Bảo tàng Chăm và ngôi chùa linh thiêng, phật bà quan âm – chùa Linh Ứng, vòng quay mặt trời, Vòng quay mặt trời… cũng là những điểm dừng chân tuyệt vời cho du khách khi đi du lịch miền Trung.

Hội An: từ lâu đã được biết đến là một điểm tham quan du lịch của miền trung và được UNESCO công nhận là một Di sản văn hóa. Mảnh đất hiền hòa, cổ kính với những ngôi nhà cổ xưa, nơi một thời là thương cảng quốc tế sầm uất. Có lẽ những gì hiện hữu ngày nay, là minh chứng rõ nét cho một thời hưng thịnh của Hội An. Và điều đó vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay, biểu hiện rõ nét với khung cảnh sầm uất hai bên con sông Thu Bồn. Ẩm thực Hội An cũng là một trong những yếu tố mà bạn nên khám phá. Công ty du lịch tuổi trẻ sẽ giúp du khách thưởng thức những món ăn ngon, hấp dẫn, đặc trưng của chính Hội An. Những món như cao lầu, bánh xèo chiên giòn, mì quảng sẽ khiến bạn một lần thưởng thức khó lòng quên khi tham gia tour du lịch miền Trung.

Tour du lịch miền Trung, du khách không chỉ có những trải nghiệm tuyệt vời ở những địa danh hấp dẫn, mà còn là tận hưởng những giây phút thư giãn thoải mái cùng thiên nhiên. Hơn nữa, hành trình còn là cơ hội mà khách du lịch được hiểu rõ hơn về văn hóa, phong tục và khí chất của những người dân miền Trung chân chất, hiếu khách.

Khám Phá 6 Nét Đẹp Văn Hóa Huế Đặc Trưng

Ai đã từng đến Huế một lần đều thương nhớ khôn nguôi mảnh đất cố đô này. Khám phá 6 nét đẹp văn hóa Huế đặc trưng với con người, lễ hội, kiến trúc, ẩm thực Huế truyền thống.

Huế là kinh đô cũ của nước Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn. Trải qua hơn 7 thế kỉ hình thành và phát triển, từ Thuận Hóa đến Phú Xuân và cuối cùng là Huế ngày nay, cố đô vẫn giữ trong mình nét đẹp trầm mặc, cổ kính mà du khách không thể tìm thấy được ở bất cứ nơi nào trên dải đất hình chữ S. Được hình thành trên nền đất văn hóa Sa Huỳnh, Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu tạo nên một bản sắc rất riêng cho mảnh đất Huế “thương” này.

Văn hóa Huế đặc sắc trong cách thể hiện, phong phú về nội dung thể hiện sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ kiến trúc, văn học, âm nhạc, mỹ thuật, phong tục tập quán, phong cách sống, phong cách giao tiếp,…

Con người Huế

Bạn đã từng tiếp xúc với người Huế thì sẽ không thể quên giọng nói ngọt ngào, nhẹ nhàng, dễ thương của họ. Mặc cho ở bất kì đâu nhưng chỉ cần nghe tiếng “dạ”, “thưa” mềm mại thì ai cũng có thể nhận ra đấy là giọng Huế đặc trưng. Người Huế thân thiện, nhiệt tình và vô cùng hiếu khách. Đặc biệt là ở người con gái Huế, bạn sẽ không thể nào không yêu quý họ bởi sự thanh tao, nhẹ nhàng trong cử chỉ, duyên dáng trong cách cư xử và giọng nói dễ thương trong tà áo dài sắc tím mộng mơ bên chiếc nón bài thơ. Văn hóa Huế đặc trưng chính bởi vẻ đẹp trong con người Huế dù bạn có tiếp xúc một lần nhưng mỗi lần nhớ đến cũng khiến bạn không khỏi yêu mến.

Khi đến du lịch Huế, bạn sẽ như ngược dòng thời gian trở về nước Việt xưa những năm thế kỉ 17, 18 với nhiều loại hình kiến trúc đền đài, thành quách, lăng tẩm. Kiến trúc Huế rất đa dạng, phong phú với kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu đan xen cùng kiến trúc truyền thống và hiện đại. Trong đó công trình kiến trúc nổi bật nhất ở Huế chính là kinh thành Huế. Mỗi công trình kiến trúc đều là những tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, đặc sắc thể hiện một phần yếu tố triết lý cũng như tâm lý. Hơn nữa, kiến trúc Huế còn nổi tiếng bởi những công trình kiến trúc cổ mang đậm tính chất phong thủy. Bình phong và hòn non bộ được xem là những tiểu cảnh không thể thiếu trong các kiến trúc truyển thống Huế.

Văn hóa nghệ thuật Huế

Nghệ thuật tuồng ở Huế

Nghệ thuật tuồng phát triển sớm từ thế kỉ 17 dưới thời chúa Nguyễn. Đến triều Nguyễn, tuồng trở thành quốc kịch và rất được xem trọng. Triều đình nhà Nguyễn đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nghệ thuật tuồng phát triển. Ngày nay khi đến du lịch Huế, bạn có cơ hội đi thăm Đại Nội Huế sẽ được tham quan nhà hát Duyệt Thị Đường, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Đường. Dưới triều Minh Mạng, nhà vua đã cho xây dựng Thanh Bình Thự làm nơi dạy tuồng cho diễn viên. Vua Tự Đức thì thành lập Ban Hiệu Thư chuyên chỉnh lí, hiệu đính và sáng tác tuồng. Các vở tuồng cung đình vẫn còn được lưu truyền, thường xuyên biểu diễn ngày nay có thể kể đến như: Sơn Hậu, Dương Chấn Tử, Tam nữ đồ Vương, Hồ thạch phủ, Lý Phụng Đình, Giác oan,…

Một bản ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt. Khi biển diễn ca Huế sẽ kết hợp với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trông Huế, sanh loan và sanh tiền tạo nên những khúc nhạc sâu lắng chạm vào tâm hồn người nghe.

Ngày nay, tham gia tour du lịch Huế ngồi trên thuyền rồng lênh đênh trên dòng Hương giang, lắng nghe những lời ca trữ tình của ca Huế sẽ là một trải nghiệm văn hóa Huế đặc sắc mà du khách không nên bỏ qua.

Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế là thuật ngữ dùng để chỉ loại nhạc chính thống dùng trong cung đình phong kiến thời xưa mỗi dịp lễ tế và triều hội, là sản phẩm kết hợp giữa lễ và nhạc. Nhã nhạc cung đình bắt nguồn từ thời Lê nhưng phải đến thời Nguyễn, nhã nhạc phát triển một cách có hệ thống và bài bản. Nhã nhạc cung đình Huế đã được tổ chức Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2003.

Vũ khúc cung đình là sản phẩm mang tính kế thừa của chế độ phong kiến hàng nghìn năm và được kết tinh dưới thời nhà Nguyễn. Có hơn 15 vở múa lớn từ múa lễ, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng. Các vở diễn thường được tổ chức quy mô hoành tráng, số lượng người tham gia đông thể hiện vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và phô diễn kĩ thuật múa tinh xảo được kết tinh qua hàng nghìn năm của người Việt.

Đến du lịch Huế, bạn sẽ được trải nghiệm hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình thường chú trọng vào phần lễ hơn phần hội, phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều đình. Lễ hội dân gian gồm nhiều lễ hội phong phú như: lễ hội Huệ Nam ở Hòn Chén theo tín ngưỡng người Chăm Pa, lễ hội tưởng nhớ những vị thánh thành lập làng, lễ hội tưởng nhớ những tổ nghề của các làng nghề truyền thống. Trong dịp lễ tết ở các lễ hội dân gian, các hoạt động văn hóa dân gian diễn ra sôi nổi như kéo co, đấu vật, đua thuyền,… thu hút sự quan tâm của du khách.

Mỹ thuật Huế

Mỹ thuật Huế được chia làm hai dòng: mĩ thuật cung đình (cung thành, lăng tẩm…) và mĩ thuật dân gian (chùa, đình, nhà ở của người dân…). Mỹ thuật Huế là sự giao thoa của nền văn hóa Chăm và nghệ thuật trang trí Tây Phương. Trang trí cung đình Huế còn tiếp thu và nâng cao mĩ thuật dân gian Việt Nam. Mỹ thuật Huế đặc sắc trong các tác phẩm chạm khắc trên nhiều chất liệu như gỗ, xà cừ, vàng bạc, khảm sành sứ, ngọc ngà,… Ngoài ra Huế còn là quê hương của nhiều họa sĩ tranh sơn dầu, kể như họa sĩ tranh sơn dầu đầu tiên của Việt Nam Lê Văn Miên.

Nói đến ẩm thực xứ Huế, bạn sẽ không khỏi cảm thán bởi sự cầu kì trong cách chế biến, bài trí của họ. Chỉ đi một vòng tour Huế thưởng thức hết các món ngon đặc sản Huế nổi tiếng từ bún bò, cơm hến, bún hến đến các loại bánh đặc sản xứ Huế, chè Huế, bạn sẽ cảm thấy thời gian không bao giờ là đủ để cảm nhận hết những món ăn này.

Các món ăn dân gian được nấu theo lối Huế vẫn được người Huế lưu giữ hơn 1000 món ăn khác nhau. Người Huế nấu ăn chú trọng vào chất hơn lượng với nghệ thuật trình bày đẹp mắt, nghệ thuật tinh tế. Nếu có cơ hội hãy một lần chiêm ngưỡng bàn ngự thiện của nhà vua nhà Nguyễn, bạn sẽ không khỏi cảm giác thán phục những món ăn cao lương mĩ vị, được bố trí công phu, tỉ mỉ, nấu nướng cầu kì.

Khám Phá Vẻ Đẹp Của Tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

Tên gọi “Sơn Đông” xuất phát từ vị trí của tỉnh này ở phía Đông Thái Hành Sơn, giản xưng của tỉnh Sơn Đông là “Lỗ”, theo tên nước Lỗ thời cổ. Trước thời nhà Kim, Sơn Đông về mặt khái niệm địa lý là khu vực lưu vực Hoàng Hà rộng lớn ở phía đông Hào Sơn, Hoa Sơn hoặc Thái Hành Sơn. Thời cổ, trên địa bàn tỉnh Sơn Đông ngày nay có nước Tề và nước Lỗ. Sơn Đông nằm ở duyên hải phía đông Trung Quốc, thuộc hạ du Hoàng Hà, là địa phương cực bắc của vùng Hoa Đông. Tỉnh lị của Sơn Đông là Tế Nam.

Ở một nửa phía Tây, Sơn Đông giáp với các tỉnh khác tại Trung Quốc, từ bắc xuống nam lần lượt là: Hà Bắc, Hà Nam, An Huy và Giang Tô. Ở trung bộ, địa hình Sơn Đông cao đột ngột với đỉnh Thái Sơn là điểm cao nhất trên địa bàn. Bán đảo Sơn Đông giáp với Hoàng Hải, cách bán đảo Liêu Đông qua eo biển Bột Hải, bảo vệ Bắc Kinh-Thiên Tân và Bột Hải, đối diện với bán đảo Triều Tiên qua Hoàng Hải, đông nam bán đảo là vùng biển Hoàng Hải rộng lớn.

Tỉnh Sơn Đông có lịch sử lâu dài và văn hóa phong phú. Các nhà sáng lập tư tưởng Nho giáo như Khổng Tử và Mạnh Tử, nhà sáng lập tư tưởng Mặc gia là Mặc Tử, các nhà quân sự nổi tiếng như Tôn Tử, Tôn Tẫn, Ngô Khởi đều được sinh ra ở Sơn Đông. Với dân số trên 90 triệu người, Sơn Đông là tỉnh có dân số đông thứ hai Trung Quốc, chỉ sau Quảng Đông. Sơn Đông là một tỉnh lớn công – nông nghiệp, đóng góp một phần chín giá trị của nền kinh tế Trung Quốc, tổng GDP của Sơn Đông đứng thứ ba tại Trung Quốc.

Địa hình chủ yếu của Sơn Đông là đồng bằng. Tây Bắc Bộ, Tây Bộ, tây nam bộ của tỉnh đều là một bộ phận của bình nguyên Hoa Bắc rộng lớn. Trung bộ Sơn Đông có địa hình núi non hơn, trong đó Thái Sơn được biết đến nhiều nhất. Đông bộ Sơn Đông là bán đảo Sơn Đông nhiều đồi núi kéo dài ra đến biển; bán đảo này tách Bột Hải ở phía tây bắc với Hoàng Hải ở phía đông và nam. Đỉnh cao nhất ở Sơn Đông là đỉnh Ngọc Hoàng thuộc Thái Sơn với cao độ 1.545 mét .

Hoàng Hà chảy qua tây bộ Sơn Đông, đổ ra biển ở vùng bờ biển bắc bộ Sơn Đông; đoạn sông chảy qua Sơn Đông được đắp đê hai bên, do bồi tích trong một thời gian dài nên lòng sông cao hơn các khu vực đất đai ngoài đê, ngoài ra một số vùng ở tây bộ Sơn Đông cũng thuộc lưu vực Hải Hà ở phía bắc và lưu vực Hoài Hà ở phía nam. Đại Vận Hà đi vào Sơn Đông ở phía tây bắc và tây nam. Hồ Vi Sơn là hồ lớn nhất Sơn Đông, với diện tích 1266 km². Chiều dài đường bờ biển của Sơn Đông là khoảng 3.000 kilômét . Bán đảo Sơn Đông có một đường bờ biển nhiều đá với các vách đá, vịnh và hải đảo. Vịnh Lai Châu là vịnh cực nam trong ba vịnh lớn của Bột Hải, nằm ở phía bắc bán đảo, giữa Đông Dinh và Bồng Lai. Vịnh Giao Châu nhỏ hơn nhiều vịnh Lai Châu, nằm ở phía nam bán đảo, cạnh Thanh Đảo. Quần đảo Trường Sơn kéo dài về phía bắc từ bờ biển phía bắc của bán đảo.

Sơn Đông có khí hậu ôn hòa, nằm ở vùng chuyển giao giữa khí hậu cận nhiệt đới ẩm và khí hậu lục địa ẩm với bốn mùa phân biệt. Mùa hè nóng và mưa nhiều , trong khi mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình của Sơn Đông là −5 đến 1 °C vào tháng 1 và 24 đến 28°C vào tháng 7. Lượng mưa bình quân là 550 đến 950 milimét , phần lớn là vào những tháng mùa hè, do ảnh hưởng của gió mùa.

Sơn Đông là một phần của khối phía Đông thuộc nền cổ Hoa Bắc. Bắt đầu vào Đại Trung sinh, Sơn Đông đã trải qua một quá trình mỏng hóa vỏ trái đất, một điều khác thường của một nền cổ và nó đã khiến lớp vỏ trái đất giảm từ 200 km xuống còn 80 km. Sơn Đông do đó đã từng chịu các ảnh hưởng kéo dài của núi lửa trong Phân đại Đệ tam. Một số thành hệ địa chất tại Sơn Đông có nhiều hóa thạch. Ví dụ như tại Chư Thành ở đông nam bộ Sơn Đông, người ta đã phát hiện ra nhiều hóa thạch khủng long. Một phát hiện lớn đã tìm được 7.600 xương khủng long, bao gồm hài cốt của tyrannosaurus và ankylosaurus, được công bố vào năm 2008, và được cho là bộ sưu tập lớn nhất từng được phát hiện.

NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN NỔI TIẾNG

Thái Sơn

Nằm ở phía Bắc thành phố Thái An thuộc tỉnh Sơn Đông, núi Thái Sơn là một ngọn núi mang ý nghĩa văn hoá và lịch sử lâu đời. Theo như sử sách ghi chép thì các Hoàng đế đều thường xuyên lên núi để tế lễ và thiền tịnh từ hơn 1000 năm trước công nguyên. Và do có vị trí đối mặt về phía Đông nên núi Thái Sơn được nhiều du khách chọn làm nơi ngắm mặt trời mọc khi đi du lịch Trung Quốc.

Núi Lao Sơn

Lao Sơn là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Thanh Đảo và cũng là ngọn núi nằm ven biển cao nhất nước với độ cao hơn 1.133 mét. Địa danh này từ lâu được biết tới vì có những tảng đá hình thù kỳ lạ, những cây cổ thụ lâu năm và dòng suối trong vắt. Ngoài ra thì trên đỉnh núi Lao Sơn còn có những ngôi chùa Đạo giáo với hơn 1000 đạo sĩ sinh sống bên trong.

Hồ Đại Minh

Nằm ngay trung tâm thành phố Tế Nam, hồ Đại Minh là một điểm tham quan nổi tiếng ở Sơn Đông mà du khách nên ghé xem. Hồ được cung cấp nước bởi nhiều dòng suối tự chảy trên vách núi đá vôi nên luôn giữ được mực nước ổn định trong suốt cả năm. Vào mùa hè, những bông hoa Sen nở đầy khắp mặt hồ Đại Minh tạo nên bức tranh thiên nhiên rực rỡ. Nhiều khách du lịch đều muốn chụp vài tấm hình để lưu lại cảnh tượng tuyệt vời đó.

Quần đảo Trường Đảo

Quần đảo Trường Đảo ở thành phố Yên Đài bao gồm một chuỗi 32 hòn đảo nằm ngay đoạn giao nhau của biển Bột Hải và biển Hoàng Hải. Nhờ nổi tiếng với những bãi biển cát trắng, vách núi đá vôi hùng vĩ mà nơi đây trở thành một điểm tham quan thu hút ở Sơn Đông. Ngoài cảnh đẹp thiên nhiên thì du khách còn được thăm công viên địa chất quốc gia Trung Quốc ở trên đảo.

ẨM THỰC ĐẶC SẮC CỦA TỈNH SƠN ĐÔNG

Nổi tiếng nhất Trung Quốc là ẩm thực Sơn Đông, nơi đây là một trong những cái nôi văn hóa Trung Hoa cổ đại. Tỉnh Sơn Đông nằm ở hạ lưu sông Hoàng Hà, với sự ưu đãi đặc biệt của tự nhiên mà chính nơi đây trở thành vựa lúa mì của Trung Quốc và đặc biệt nổi tiếng với trái cây và rau quả tốt tươi.

Đặc điểm món ăn mang vị nồng đậm, đặc biệt rất nặng mùi hành tỏi (hai nguyên liệu được nêu là bắt buộc phải có trong ẩm thực Sơn Đông), nhất là những món ăn về hải sản. Nơi đây có sở trường làm món canh và nội tạng động vật.

Món ăn nổi tiếng của Sơn Đông là cá chép chua ngọt và ốc kho và nơi đây mạnh về các món rán, nướng, hấp với màu sắc tươi và đậm. Cũng chính vì sự bắt mắt, tươi ngon và phong phú mà đã đưa ẩm thực Sơn Đông trở thành đệ nhất ẩm thực của Trung Quốc.

Khám Phá Vẻ Đẹp Khác Biệt Của Ẩm Thực Miền Tây

Đặc biệt, cái hay của lẩu mắm không chỉ ở hương vị mà còn bởi đây là món ăn dân dã nên có thể bỏ tất cả các loại ẩm thực vào nấu chung. Nồi lẩu mắm miền Tây được ví như tính cách của người dân nơi đây, rất hào phóng và giản dị.

Chắc chắn mỗi người khi đến miền Tây nếu đã thử qua thì đều sẽ xiêu lòng trước món ăn dân dã này. Đây cũng là món ăn được người miền Tây dùng để chiêu đãi bạn bè, người thân phương xa đến chơi.

Nhắc đến ẩm thực miền Tây thì chắc chắn cá lóc hấp bầu là món không thể bỏ qua, hương vị của món ăn này khiến thực khách quyến luyến không thể quên, ăn một lần lại muốn ăn thêm lần nữa.

Để đúng chuẩn hương vị miền Tây thì nên ăn kèm món cá lóc hấp bầu với rau xà lách, rau thơm, lá húng quế, bánh tráng … chấm cùng nước mắm chua cao do chính bàn tay người nơi đây pha.

Có thể cho thêm một số loại rau để món ăn thêm hút mắt và ngon. Muốn cháo được đậm vị hơn thì dùng kèm với nước chấm cay thơm vị gừng và ớt.

Nhắc đến đặc sản của các tỉnh miền Tây thì không thể bỏ qua món đuông dừa. Đuông dừa sinh sống trên thân cây dừa, thịt nó rất giàu protein và đặc biệt rất béo ngọt. Thường thì đuông dừa sẽ được ăn sống ngay sau khi bắt được và chấm với mắm ớt, nhưng đây được coi là một món ăn khá ghê rợn của ẩm thực miền Tây. Rất nhiều người không dám thưởng thức đuông dừa theo cách này vì cảm thấy ghê sợ.

Những con chuột đồng béo ngậy xuất hiện ở các đồng lúa được người dẫn bẫy đem về chế biến thành món ăn, thịt chuột đồng ăn gần giống thịt gà nhưng ngậy hơn. Chuột đồng nướng muối ớt là món ăn được thực khách tìm kiếm nhiều nhất khi đến .

Ngoài ra, khi đến với miền Tây bạn sẽ được thưởng thức hàng trăm, hàng nghìn các món ăn đặc sản khác mà không nơi nào có được. Những món ăn được liệt kê bên trên chỉ là một số ít của ẩm thực miền sông nước. Vì vậy, bạn hãy tự mình đến và thưởng thức để thấy được sự độc đáo của ẩm thực miền Tây.

Bạn đang xem bài viết Tour Du Lịch Miền Trung Khám Phá Vẻ Đẹp Đặc Trưng trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!