Xem Nhiều 3/2023 #️ Triển Khai Kệ Siêu Thị Và Hệ Thống Pos Tại Siêu Thị Tre Việt Đà Lạt # Top 12 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 3/2023 # Triển Khai Kệ Siêu Thị Và Hệ Thống Pos Tại Siêu Thị Tre Việt Đà Lạt # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Triển Khai Kệ Siêu Thị Và Hệ Thống Pos Tại Siêu Thị Tre Việt Đà Lạt mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

VIETPOS RACK triển khai kệ siêu thị và hệ thống Pos tại siêu thị Tre Việt tại Đà Lạt. Siêu thị Tre Việt nằm tại 288 Nguyên Tử Lực, thành phố Đà Lạt. Với hệ thống quy mô lớn, siêu thị đang trong giai đoạn hình thành để khai trương. Để hoạt động một cách chuyên nghiệp, khoa học, quản lí tối ưu,… Siêu thị Tre Việt đã chọn đơn vị VIETPOS RACK là nơi cung cấp giải pháp phần mềm quản lí máy tính tiền POS và kệ siêu thị.

VIETPOS RACK triển khai kệ siêu thị và hệ thống Pos tại siêu thị Tre Việt tại Đà Lạt. VIETPOS RACK với nhiều năm kinh nghiệm chuyên sản xuất kệ siêu thị chất lượng cao, mẫu mã đẹp đa dạng, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn như kệ siêu thị loại mỏng, kệ siêu thị 0.7, kệ siêu thị 0.8… ứng dụng cho các mô hình siêu thị, mini mart, quầy tạp hóa… Hãy gọi cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn. Hotline: 0796.700.777

VIETPOS RACK triển khai kệ siêu thị với nhiều ưu điểm như: giải quyết vấn đề không gian, quản lí hàng hóa một cách hợp lí, dễ dàng kiểm tra hàng hóa, tránh cho hàng hóa bị ẩm mốc, phân chia hàng hóa một cách khoa học… Kệ siêu thị của VIETPOS RACK phù hợp với mô hình như: siêu thị, mini mart, cửa hàng, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng đặc sản… Kệ siêu thị là giải pháp tối ưu cho cửa hàng của bạn. Bên cạnh đó, hệ thống máy tính tiền cảm ứng với nhiều ưu điểm: tính tiền nhanh chóng, chính xác, rút ngắn thời gian chờ thanh toán của khách, chính xác trong thanh toán, đồng nhất dữ liệu, theo dõi doanh thu theo ngày, đảm bảo các kế hoạch kinh doanh, tiết kiệm chi phí nhân sự trong khâu thu ngân… giúp giải quyết những vấn đề khó khăn trong khâu bán hàng, để cửa hàng trở nên chuyên nghiệp hơn.

Kệ siêu thị và hệ thống Pos được VIETPOS RACK lắp đặt

Tham khảo sản phẩm kệ siêu thị tại VietPos Rack

Quy trình sản xuất

VIETPOS RACK với nhiều năm kinh nghiệm chuyên sản xuất và triển khai sản phẩm kệ siêu thị chất lượng cao, mẫu mã đẹp đa dạng, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn và chất lượng cao. VIETPOS RACK chuyên sản xuất và lắp đặt các loại kệ siêu thị như mỏng, dày, tôn liền, … được ứng dụng đa dạng trong nhiều ngành hàng.

Phát Triển “Đô Thị Xanh” Tại Việt Nam

(Xây dựng) – Phát triển đô thị xanh là xu hướng phát triển đặc biệt thích hợp với các đô thị có lợi thế vùng khí hậu và địa hình tự nhiên phong phú, đa dạng. Điều này đang thuộc về các đô thị trung bình và nhỏ với lợi thế dễ dàng phát triển thành các đô thị du lịch, đô thị truyền thống làng nghề, cho phép khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững, hạn chế xây dựng mà vẫn tạo nguồn lực phát triển đô thị, hạn chế việc khai thác tài nguyên theo kiểu làm gia tăng các quỹ đất dành cho xây dựng, dẫn đến bê tông hóa bề mặt đô thị. Bài viết hướng tới đi tìm giải pháp phát triển “đô thị xanh” cho các đô thị trung bình và nhỏ.

Cảnh quan KĐTM Eco Park, Văn Giang, Hưng Yên.

Phát triển đô thị xanh ở nước ta

Quá trình quy hoạch đô thị ở Việt Nam trong nhiều năm qua đã được lập theo các phương pháp thích ứng với thể chế bao cấp theo mô hình quy hoạch tổng thể của khối các nước XHCN từ những năm 30 – 40 của thế kỷ 20, dẫn đến bộ mặt đô thị trên cả nước phát triển giống nhau, không phát huy được yếu tố văn hóa bản địa và mất tính cạnh tranh đô thị. Các đô thị đang phát triển theo chiều hướng mở rộng không ngừng, thành phố của các công trình giao thông, các phương tiện cá nhân, lãng phí tài nguyên, giảm khả năng phát triển bền vững và mất dần tính bản địa của địa phương. Đô thị phát triển với tiêu chí chung là mật độ thấp, dân cư dàn trải, tiêu thụ tài nguyên và ưu tiên phát triển kinh tế bằng mọi giá, do đó hầu hết các mô hình quy hoạch xây dựng đô thị đều dựa trên quy hoạch phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất chức năng dẫn đến việc lãng phí tài nguyên đất, hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái và môi trường sống của con người. Trong tương lai, nếu các đô thị vừa và nhỏ của Việt Nam vẫn phát triển theo hướng trên thì kết quả sẽ tạo nên những đô thị kém bền vững, tiêu tốn năng lượng, môi trường sống bị phá vỡ, mất cân bằng sinh thái giống như các đô thị lớn của Việt Nam hiện nay. Vì vậy, phát triển “đô thị xanh” là xu hướng tất yếu của các đô thị trung bình và nhỏ.

Tại Việt Nam, khái niệm về đô thị xanh còn khá mới, nhiều người vẫn hiểu đô thị xanh là đô thị có nhiều công viên, cây xanh, mặt nước, khá hơn thì có thêm việc sử dụng năng lượng bằng pin mặt trời cho các tòa nhà và trồng cây xanh trên mái. Một số khu đô thị ở thành phố Hà Nội và TP HCM được gọi là đô thị sinh thái hay đô thị xanh cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ có nhiều cây xanh, tổ chức không gian công cộng tốt. Điều đó đúng nhưng chưa đủ để đô thị có thể được gọi là đô thị xanh. Kinh nghiệm của các nước phát triển khi xây dựng đô thị xanh là trong quy hoạch đều tích hợp Quy hoạch xây dựng với sử dụng tài nguyên hiệu quả. Phát triển đô thị trên cơ sở mật độ xây dựng thấp, hệ số sử dụng đất cao, bảo tồn văn hóa bản địa và di sản lịch sử, tiếp tục khai thác có hiệu quả tài nguyên, tạo không gian mở cho đô thị, nâng cao chất lượng và mức độ phổ biến của giao thông công cộng, giảm thiểu giao thông cá nhân đồng thời tích hợp với việc sử dụng đất có hiệu quả.

Phát triển đô thị xanh là xu hướng phát triển đô thị rất phù hợp với các đô thị có lợi thế vùng khí hậu và địa hình tự nhiên phong phú, đa dạng. Các đô thị trung bình và nhỏ có lợi thế về không gian cảnh quan đô thị đa dạng, phong phú, cảnh quan thiên nhiên sông, núi, biển, rừng… đẹp, trên cơ sở đó dễ dàng phát triển thành các đô thị du lịch, đô thị truyền thống làng nghề cho phép khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững, hạn chế xây dựng mà vẫn tạo nguồn lực phát triển đô thị, hạn chế việc khai thác tài nguyên theo kiểu tăng cường các quỹ đất dành cho xây dựng, bê tông hóa bề mặt đô thị.

Hệ thống tiêu chí phát triển đô thị xanh:

Trong thời gian tới, các đô thị trung bình và nhỏ (có thể tương đương từ loại 3 trở xuống) của Việt Nam nhất thiết phải được chuyển hướng từ quy hoạch xây dựng  đô thị sang quy hoạch xây dựng “đô thị xanh”, phát triển đô thị xanh là giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống của người dân đô thị. Quy mô của đô thị trung bình và nhỏ thường chỉ khoảng dưới 1 triệu dân, việc điều chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, quỹ đất dành cho phát triển ít phức tạp hơn các đô thị lớn. Mô hình đô thị trung bình và nhỏ khi được định hướng cho một hình ảnh không gian đô thị xanh sẽ thuận lợi hơn khi vấn đề môi trường còn chưa quá nghiêm trọng và các tiêu chí hướng tới đô thị xanh quan tâm chủ yếu đến việc tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, hạn chế ô nhiễm và đặc biệt quan tâm sâu sắc đến đời sống tinh thần, văn hóa xã hội của con người là các ưu thế đang có tại các đô thị này.

Tiêu chí đô thị xanh áp dụng tại EU:

– Không gian xanh: Đô thị có mật độ cây xanh cao, tỷ lệ cây xanh/người cao, không gian công cộng, không gian công viên, mặt nước được quan tâm.

– Công trình xanh: Xanh hóa công trình, vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng, ưu tiên tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, sử dụng năng lượng hiệu quả và vật liệu thân thiện môi trường.

– Giao thông xanh: Nâng cao tỷ lệ giao thông công cộng, giảm sử dụng các phương tiện cá nhân, giảm khí thải CO2, sử dụng khí tái chế cho giao thông công cộng.

– Công nghiệp xanh: Công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, hạn chế ô nhiễm.

– Chất lượng môi trường đô thị xanh: Môi trường không khí sạch, giảm rác thải, khói, bụi, độ ồn trong đô thị.

– Bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.

– Cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường.

Tiêu chí thành phố môi trường theo Hiệp định thành phố môi trường của Liên hợp quốc – 2005 (2005, Uuited Nations Urban Environmental Accords).

Tại thành phố San Francisco (Hoa Kỳ), vào ngày 5/6/2005, nhân dịp Ngày Môi trường thế giói UNEP đã tổ chức Hội nghị quốc tế về phát triển thành phố bền vững môi trường, có hơn 100 nước và rất nhiều tổ chức quốc tế tham dự. Trong Hội nghị này “Hiệp định thành phố môi trường của Liên hợp quốc – 2005” (2005, United Nations Urban Environmental Accords) đã được thông qua và công bố. Hội nghị quốc tế này đã đưa ra nhận thức chung là các thành phố trên thể giới đang phải đối mặt với thách thức về ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, và lưu tâm đến tác động xấu của suy thoái môi trường và tài nguyên đối với đời sổng cùa dân đô thị và sức khỏe của nền kinh tế của các thành phố. “Hiệp định thành phố môi trường của Liên hợp quốc – 2005”. Các thành phố đã ký kểt Hiệp định này với thời hạn thực hiện đầu tiên là 7 năm (từ năm 2005 đến năm 2012) để thực hiện chưomg trình hành động bao gồm 7 lĩnh vực riêng biệt và mỗi lĩnh vực lại bao gồm 3 hoạt động, cụ thể 7 lĩnh vực hoạt động như sau:

– Năng lượng: Năng lượng tái tạo; Hiệu quả năng lượng; Biến đổi khí hậu;

– Giám chất thải: Thành phố không chất thải; Trách nhiệm cùa nhà sàn xuất; Trách nhiệm của người tiêu dùng;

– Thiết kế thành phố: Công trình xanh; Quy hoạch đô thị; Nhà ổ chuột;

– Thiên nhiên của thành phố: Công viên, vườn hoa; Phục hồi nơi sinh cư của các loài; Động vật hoang dã;

– Giao thông vận tải: Giao thông công cộng; Phương tiện giao thông sạch; Giảm tắc nghẽn;

– Sức khỏe môi trường: Chất độc giảm; Hệ thống thực phẩm an toàn sức khỏe; Không khí sạch;

– Nước: Cấp nước và hiệu quả; Bảo tồn nguồn nước; Giảm thiểu nước thải:

Thành phố môi trường của ASEAN.

Theo đề xuất của Singapore (2005), Hội nghị các Bộ trưởng Bộ Môi trường các nước ASEAN đã thông qua Chương trình “Xây dựng các thành phố môi trường của các nước ASEAN” và thống nhất giao cho Singapore chủ trì thực hiện Chương trình này. Bốn tiêu chí cơ bản của thành phố môi trường ASEAN là:

– Môi trường nước sạch;

– Môi trường không khí sạch;

-Môi trường đất (bao gồm cả chất thải rắn) sạch;

– Bảo tồn đa dạng sinh học.

Thành phố Hạ Long của Quàng Ninh đã được công nhận là “Thành phố Môi trường ASEAN” năm 2009 và thành phố Đà Nẵng cũng đã được công nhận là “Thành phố Môi trường ASEAN” năm 2011.

Đề xuất giải pháp phát triển đô thị xanh ở Việt Nam

Để đô thị trung bình và nhỏ hướng tới đô thị xanh đáp ứng các tiêu chí trên cần tập trung các vấn đề sau:

Giải pháp xây dựng đô thị nén kết hợp không gian mở:

Giải pháp đô thị nén (compact city) là một lựa chọn quan trọng của đô thị xanh hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, bao hàm sự hợp lý về mối liên hệ giữa các thành tố của đô thị có đủ điều kiện bảo đảm chất lượng tiện nghi đô thị và môi trường sống mà vẫn tiết kiệm được nguồn đầu tư và năng lượng cung cấp cho mạng lưới hạ tầng kỹ thuật vận hành phục vụ đô thị. Lựa chọn mô hình phát triển theo hướng tập trung để tiết kiệm đất đai, không chỉ cần thiết vận hành đối với các đô thị mới mà cả các đô thị cải tạo chỉnh trang hoàn toàn có thể tính tới giải pháp này để giảm chi phí năng lượng chủ yếu trong giao thông và vận hành mạng lưới kỹ thuật hạ tầng. Lựa chọn khu vực mật độ xây dựng cao để dành quỹ đất tạo không gian mở dành lại các quỹ đất hợp lý cho cây xanh và công trình công cộng.

Các đô thị trung bình và nhỏ hiện có mật độ thấp do xây dựng thấp tầng, phân bổ dàn trải cần được cải thiện lại cấu trúc, tăng các khu dân cư mật độ cao hoặc trung bình, có quy mô giới hạn bởi các không gian xanh, có thể lựa chọn cơ cấu đơn hoặc đa trung tâm để tổ chức trung tâm, đảm bảo giao thông nối kết nốt từ trung tâm đến trung tâm phụ và các khu vực đô thị. Sự tập trung theo hướng tăng mật độ đô thị cần được cân bằng lại bằng giải pháp đan xen bổ sung vào các khu vực xây dựng đô thị các yếu tố mở để cân bằng lại các tiện nghi khí hậu cần thiết.

Hình thức đô thị nén sẽ tạo thuận lợi trong việc tiếp cận các dịch vụ đô thị, định hướng quy hoạch đô thị có thể dựa trên các nguyên tắc để phân bổ các dịch vụ đô thị. Hình thành các khu vực chủ đạo của một đô thị theo xu thế phát triển đô thị hiện đại có cấu trúc gồm đơn vị ở, các khu vực chuyên biệt và các hành lang không gian. Phân bổ một số chức năng chính như trung tâm đô thị, các khu ở, làm việc, nghỉ ngơi, giải trí, với từng đô thị đều có các yêu cầu khác nhau với những lựa chọn phát triển riêng biệt, tuy nhiên vẫn tuân thủ nguyên tắc chung cho một đơn vị ở bền vững có quy mô 7000 – 8000 người, quy mô đất 40 – 50 ha, mật độ ở 160 – 200 người/ha và khoảng cách đảm bảo đi bộ từ trung tâm đến biển là 5 phút và có phương án tiếp cận mạng lưới giao thông công cộng đô thị tốt.

Nguyên tắc giữ lại tối đa và sử dụng hiệu quả những vùng tự nhiên trong khu vực phát triển đô thị xanh là yêu cầu đối với mọi lựa chọn về hình thái tổ chức không gian đô thị trung bình và nhỏ. Các đô thị này có các đặc trưng riêng bằng cách tổ chức hệ thống sông suối, kênh rạch, đầm hồ, đồi núi, rừng và các thảm thực vật. Khuyến khích cải tạo đô thị tại khu vực trung tâm, tái phục hồi các khu vực tự nhiên như bờ sông, hồ, sông nhỏ, suối qua đô thị đã bị che phủ. Sử dụng một số khu đất nông nghiệp đặc biệt trong phạm vi phát triển đô thị như các khu vườn ươm, vườn cây trái hoặc những thảm thực vật nông nghiệp giá trị đặc biệt. Tổ chức không gian xanh trong đô thị thường mang lại hiệu quả cải thiện điều kiện vi khí hậu cho đô thị, với các đô thị có tỷ lệ cây xanh tối thiểu 10 – 20% diện tích đô thị có thể giảm 3,3 – 3,90c. Đô thị có tỷ lệ cây xanh đạt 20 – 50% diện tích đô thị có thể giảm 5 – 5,60c. Đô thị có 25% diện tích lớp phủ thực vật sẽ làm giảm tới 17 – 57% năng lượng làm mát do hiệu quả che bóng mát và làm ẩm.

Giải pháp mật độ đô thị hợp lí trong sử dụng đất đô thị:

Mô hình xây dựng mật độ cao kết hợp với giải pháp phát triển hỗn hợp sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm đất đai xây dựng. Khu vực mật độ cao nên được bố trí tại khu vực có tiềm năng về thương mại, giao lưu so với các khu vực xung quanh để vừa khai thác hiệu quả của vị trí và hệ thống giao thông vừa để nâng cao giá trị sử dụng đất tại những khu vực như khu trung tâm thương mại đô thị, trung tâm khu ở, dọc các trục thương mại, khu vực cửa ngõ đô thị, đầu mối giao thông… Tuy nhiên cần lưu ý, đối với các đô thị trung bình và nhỏ, các khu vực mật độ cao cũng không phát triển nhà cao tầng với tần suất cao, nếu có cũng chỉ có tính chất như tạo điểm nhấn khu vực nội đô mà thôi.

Tại các khu vực có ưu thế tiếp cận không gian tự nhiên, các khu vực trung tâm, khu dân cư… quỹ đất tiếp giáp với không gian tự nhiên như công viên, hồ nước, đồi, núi nên được xây dựng mật độ cao để tận dụng ưu thế vị trí và cảnh quan tự nhiên, đặc biệt đối với khu vực trung tâm đô thị, khu đô thị. Các giải pháp tạo điều kiện để khu vực có mật độ xây dựng cao nhưng điều kiện vi khí hậu vẫn được duy trì đặc biệt với các đô thị nhỏ khu vực miền Trung Tây Nguyên, với các đô thị lớn không thể có những lợi thế này.

Giải pháp hạ tầng kĩ thuật và giao thông theo hướng hạ tầng xanh, phát triển giao thông công cộng hạn chế phát thải khí CO2.

Phát triển đô thị trung bình và nhỏ theo hướng đô thị nén sẽ đạt được mục tiêu về chi phí xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp các dịch vụ hạ tầng kĩ thuật, giảm chi phí năng lượng. Trong giải pháp chiếu sáng đô thị, tiếp cận với các công nghệ sản xuất thiết bị chiếu sáng đô thị có khả năng tiết kiệm năng lượng, sử dụng hệ thống chiếu sáng công cộng bằng pin sử dụng năng lượng mặt trời. Trong giải pháp cấp thoát nước đô thị, cần bổ sung các chiến lược sử dụng các công nghệ xử lí để tái sử dụng nguồn nước thải cho tưới cây, rửa đường, sử dụng cho các thiết bị vệ sinh…Trong giải pháp xử lý rác thải, có chiến lược sử dụng khí bể bioga cho từng khu đô thị để sử dụng khí tái chế cho việc đun nấu cũng như sử dụng cho ô tô công cộng…

Các giải pháp giao thông đô thị cho đô thị xanh cần được thiết kế dựa trên đặc điểm địa hình, tạo trục cảnh quan, hướng chiếu sáng thuận lợi và đồng thời tạo các trục lưu thông không khí cho đô thị. Mật độ lưới đường phù hợp sử dụng đất, tổ chức không gian để tăng hiệu quả đất đai. Qui mô đường và không gian lưu thông đủ điều kiện để tổ chức giao thông công cộng, không gian để đi bộ hoặc xe đạp, giải pháp cây xanh đường phố, mặt lát đường…góp phần cải tạo vi khí hậu và đóng góp bảo vệ các không gian đô thị. Mạng giao thông hợp lí, đô thị phát triển tập trung hơn sẽ tạo cho các dịch vụ cung cấp hạ tầng kĩ thuật cho đô thị hoạt động hiệu quả và giảm được chi phí năng lượng để vận hành mạng lưới. Cấu trúc của hệ giao thông đô thị sẽ quyết định tới khả năng khai thác và sử dụng đất. Đồng thời cơ cấu sử dụng đất sẽ quyết định tới nhu cầu đi lại.

Các mô hình tổ chức giao thông hiệu quả phổ biến hiện nay là: Các khu vực trung tâm thương mại, khu văn phòng, công viên giải trí… phát triển dựa trên tuyến GTCC (TOD) có thể được bố trí tại khu vực có mật độ dân cư cao để khai thác tối đa công suất của hệ thống GTCC, chất lượng dịch vụ cao và giá rẻ có vai trò quan trọng để thu hút ngưòi dân sử dụng GTCC. Với bán kính từ 800-1200m từ điểm đỗ (khoảng 30 ha đất), khu vực phát triển hỗn hợp có hệ thống lối đi bộ, bãi đỗ xe… hoàn chỉnh và thuận tiện từ các nơi tới điểm đỗ, bến GTCC. Hình thành các khu dân cư với hạt nhân là các công trình dịch vụ khu vực gắn bến GTCC, với bán kính tới nơi ở nhỏ hơn 800m, 5 – 10 phút đi bộ (Walking Neighborhood). Công trình công cộng có thể là vườn hoa khu vực, cửa hàng, trường học, công trình văn hoá, giải trí khu vực…

Giải pháp tổ chức không gian xanh, không gian mở đô thị:

Một trong các tiêu chí rất quan trọng của một đô thị xanh là thiết kế không gian xanh cho mục đích giảm chi phí năng lượng, cải thiện vi khí hậu. Lựa chọn bố trí không gian mở có chức năng phục vụ đô thị như các công viên, mặt nước cảnh quan, thảm cây xanh đô thị, khu thể thao, công viên giải trí, công viên văn hóa, khu du lịch, vườn thực vật, vườn ươm, khu bảo tồn thiên nhiên. Các đô thị có đặc trưng địa hình tự nhiên là bán sơn địa hoặc núi cao, có thể bị hạn chế do sự thay đổi cao độ của địa hình tạo ra các vùng vi khí hậu không thuận lợi do bị che chắn, cần được đánh giá và lựa chọn mức độ khai thác, hạn chế xây dựng.

Các không gian mở trong đô thị có hiệu quả cao nhất khi tiếp cận không gian nhà ở và không gian công cộng, tiện nghi cho sử dụng và phân bổ phù hợp với các khối kiến trúc công trình. Không gian mở như các quảng trường, tuyến phố là không gian công cộng gắn với hệ thống giao thông đô thị, đặc biệt giao thông công cộng. Mức độ sử dụng hiệu quả của một không gian mở được xác định theo ngưỡng diện tích để vị trí phù hợp loại hình và bán kính phục vụ. Chỉ tiêu cây xanh đô thị là một chỉ số có hiệu quả cao nhất khi được phân bổ hợp lí trong các khu vực xây dựng tạo nên đô thị xanh. Số liệu sau đây của Pháp có thể tham khảo áp dụng cho đô thị xanh Việt Nam.

Hiện nay các quy định về diện tích bình quân cây xanh của khu đô thị chỉ là mức tối thiểu và giới hạn trong khái niệm “không gian xanh”, chưa làm rõ cách tiếp cận hệ thống không gian trống, trong đó không gian xanh chỉ là một bộ phận cấu thành. Cây xanh trong đô thị được tổ chức thành nhiều cấu trúc khác nhau như hành lang bảo vệ sông suối, đồi cây, công viên, vườn hoa, tuyến cây trục phố, vườn cây gia đình. Trong đô thị xanh nên liên tục có khoảng vườn cây xanh với khoảng cách 200m, với diện tích tối thiểu là 0,1ha sẽ có tác dụng tốt làm mát không khí và tạo điều kiện thông gió tự nhiên của khu vực.

Đối với các đô thị trung bình và nhỏ, không gian thảm thực vật đặc biệt như vườn ươm cây, sản xuất nông nghiệp sạch, rừng tự nhiên… chuyển hoá để có thể tham gia vào không gian đô thị, ven đô thị, trở thành công cụ hiệu quả theo hướng tiết kiệm năng lượng, có tác dụng giảm khoảng cách và chi phí vận tải cung cấp các sản phẩm rau, thực phẩm sạch cho đô thị và phục vụ du lịch.

Sử dụng các yếu tố xanh tự nhiên và nhân tạo phục vụ hạ tầng đô thị kết hợp cải thiện vi khí hậu và có thể làm giảm khối lượng thoát nước mặt, giảm hiện tượng ngập úng trong đô thị. Các hồ đào (khai thác quỹ đất để san nền và xây dựng hồ điều hòa), thảm thực vật vườn ươm… bố trí tại đầu hướng gió chủ đạo, khu vực cửa ngõ đô thị.. Không gian xanh của khu ở còn được tính tới các khoảng trống giữa các khối xây dựng, không gian đó tạo được hướng nắng và hướng gió tốt, xử lí cây xanh trong khuôn viên khu ở sẽ tham gia che mát trực tiếp cho công trình…, đặc biệt giảm nhu cầu năng lượng làm mát và chiếu sáng cho các khu vực cao tầng, mật độ cao.

Dưới tác động của đô thị hóa, các đô thị trung bình và nhỏ của Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và đóng góp rất quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tuy nhiên để đô thị phát triển bền vững, cần sớm chuyển hướng để phát triển đô thị theo hướng đô thị xanh, đô thị thân thiện với môi trường tiết kiệm năng lượng và đô thị sống tốt cho tất cả mọi người, trong đó có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đảm bảo, sử dụng tài nguyên, đất đai có hiệu quả, kết nối cộng đồng tốt và thỏa mãn nhu cầu của người dân sống tại đô thị.

Về chính sách tổng thể, để phát triển đô thị Việt Nam theo hướng xanh hóa và bền vững, đầu tiên cần phải tính toán từ khâu quy hoạch, kế hoạch. Các quy hoạch đô thị phải đảm bảo chất lượng, tầm nhìn và có cách tiếp cận theo hướng đô thị bền vững như đô thị xanh, đô thị sinh thái…Các quy hoạch không gian đô thị phải đảm bảo hài hòa hiệu quả kinh tế – sinh thái, thân thiện môi trường, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng. Đặc biệt, các quy hoạch đô thị cần đi trước một bước theo nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ sinh thái trong đô thị, tạo thêm nhiều không gian cây xanh mặt nước và đảm bảo các khu vực chức năng phải thỏa mãn các tiêu chí về chất lượng môi trường.

Bên cạnh đó, cần đưa quan điểm phát triển xanh và tiêu chí xanh vào công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị như: cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, cung cấp năng lượng, viễn thông, phát triển mạng lưới giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và không gian xanh đô thị. Sau đó là phải ưu tiên phát triển hạ tầng đô thị xanh với hệ thống giao thông xanh, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải; sử dụng năng lượng tái tạo, đổi mới và sử dụng công nghệ, kỹ thuật, vật liệu sạch. Tiếp cận, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học – công nghệ trong phát triển công trình xanh, đô thị xanh cũng là giải pháp không thể thiếu.

Siêu Đô Thị Lấn Biển Cần Giờ Mở Rộng Quy Mô

Trước đó, tháng 9/2018, UBND chúng tôi đã có quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ (còn gọi là Saigon Sunbay) với quy mô 2.870 ha tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ (điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ).

Bãi biển Cần Thạnh, Cần Giờ sẽ được quy hoạch lấn biển

Theo báo cáo của UBND chúng tôi CTCP Đô thị du lịch Cần Giờ chủ đầu tư (CĐT) dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ đã hoàn thiện và nộp hồ sơ đề nghị mở rộng dự án từ quy mô 600 ha lên 2.870 ha. CĐT đã được giao diện tích quy hoạch 600 ha từ trước và đã bắt đầu khởi động dự án từ năm 2007. Hiện nay, trong 2.270 ha quy hoạch mở rộng theo đề xuất, có hơn 1.208 ha đang được các hộ dân sản xuất nghêu và khai thác hải sản tự nhiên.

Theo báo cáo của CĐT, khu vực lấn biển Cần Giờ 2.870 ha như đề xuất không có cư dân sinh sống, chỉ có các cơ sở kinh tế của người dân. Dự kiến có 767 hộ (1.696 nhân khẩu) đang nuôi nghêu, đánh bắt trên địa bàn xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh; 232 phương tiện (856 nhân khẩu) khai thác đánh bắt hải sản ven bờ bị ảnh hưởng trực tiếp.

Đối với phần diện tích mở rộng, công ty đã đàm phán, thỏa thuận về việc hỗ trợ với các hộ dân bị mất diện tích canh tác gồm 79 tổ nuôi nghêu với 1.567,5 ha. Đến nay, tổng kinh phí hỗ trợ cho các tổ hợp tác nuôi nghêu bị ảnh hưởng này là khoảng 123,5 tỷ đồng. CĐT đã hoàn thành giai đoạn 1 việc chi trả kinh phí và có được với diện tích trên 908 ha. Giai đoạn 2, đang thực hiện với tổng diện tích được hỗ trợ dự kiến trên 1.577 ha (đã thỏa thuận xong với hộ dân và bàn giao mặt bằng được khoảng 1.497 ha).

Theo hồ sơ, dự án trên gồm các hạng mục: Đất ở gồm nhóm nhà ở, công trình dịch vụ đô thị cấp đơn vị ở, cây xanh công cộng cấp đơn vị ở có quy mô hơn 750 ha (khoảng 26,1%); còn lại trên 2.119 ha là đất cho các công trình dịch vụ cấp đô thị, cây xanh, công trình đấu nối hạ tầng kỹ thuật và đất an ninh quốc phòng… Tổng vốn đầu tư dự án là hơn 217.000 tỷ đồng, trong đó vốn CĐT bỏ ra để thực hiện dự án là 32.588,1 tỷ đồng (tương đương 15%). Khi đề xuất chủ trương đầu tư dự án, CĐT đưa ra tiến độ hoàn thành là trong 11 năm kể từ ngày có quyết định chủ trương và chia làm 3 giai đoạn.

Đặc biệt, CĐT cũng cam kết dự án sẽ ưu tiên sử dụng lao động là người địa phương; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho học nghề hoặc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân nhằm giải quyết tình trạng việc làm cho cư dân địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Được biết, từ năm 2000, UBND thành phố đã giao dự án hệ thống công trình lấn biển và Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ cho Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn thực hiện, CĐT trực tiếp là CTCP Đô thị du lịch Cần Giờ, nhưng do không đủ tiềm lực tài chính nên dự án đình trệ (!?). Đến tháng 6/2015, thành phố đồng ý cho Vingroup góp vốn điều lệ tăng thêm CĐT để tiếp tục thực hiện dự án. Sau đó, CTCP Đô thị Du lịch Cần Giờ đã hoàn tất thủ tục tăng vốn điều lệ lên 32.561 tỷ đồng. Hơn thế, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội cũng cam kết cấp tín dụng dự án, cho vay tối đa là 182.513 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 25/12/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đồng ý bổ sung dự án sân golf Cần Giờ (quy mô 36 lỗ) vào Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.

Bài và ảnh Ngọc Hậu

Nguồn:

Hệ Thống Thông Tin Thống Kê Du Lịch Việt Nam

Khái quát về du lịch và hệ thống thông tin thống kê du lịch

Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam phát triển mạnh, duy trì tốc độ tăng trưởng cao liên tục so với thế giới và khu vực. Ngành Du lịch đang nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác,…”

Thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân. Dựa trên việc đánh giá, phân tích hệ thống thông tin thống kê, chúng ta có thể đánh giá được những đóng góp của du lịch trong phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời kịp thời nắm rõ thực trạng, các nguồn lực, khả năng đáp ứng của ngành cho xã hội ở phạm vi quốc gia cũng như từng địa phương; tình trạng hoạt động du lịch trong từng thời kỳ cụ thể, từ đó đề xuất được giải pháp đúng đắn và phù hợp nhằm phát triển ngành du lịch.

Thông tin thống kê là dữ liệu thống kê được xử lý, tổng hợp và phân tích theo phương pháp, quy trình, chuyên môn, nghiệp vụ thống kê để phản ánh đặc trưng, thuộc tính của hiện tượng nghiên cứu. Thông tin thống kê gồm số liệu thống kê và bản phân tích số liệu đó. ( Theo Luật Thống kê 2015, số 89/2015/QH13).

Hệ thống thông tin thống kê du lịch Việt Nam

Hệ thống thông tin thống kê du lịch là hệ thống dữ liệu thống kê được xử lý, tổng hợp, phân tích theo phương pháp thống kê để phản ánh đặc trưng, thuộc tính của du lịch. Trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị đặt ra nhiệm vụ: ” Bổ sung, hoàn thiện công tác thống kê du lịch để xác định rõ vị trí của ngành du lịch trong tổng thể phát triển của nền kinh tế quốc dân và của các địa phương có các tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch “.

Đối với ngành du lịch, một ngành được xác định là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Hệ thống thông tin thống kê du lịch cần phải được xây dựng thành hệ thống đầy đủ và toàn diện, gồm những chỉ tiêu phản ánh được cung – cầu trong kinh tế du lịch, phản ánh vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế – xã hội, phản ánh về hoạt động kinh doanh du lịch, phản ánh về năng lực hoạt động của ngành du lịch, phản ánh về hoạt động đầu tư và phát triển du lịch, và đảm bảo tính so sánh trong khu vực và quốc tế. Hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch được thiết lập theo kỳ hạn nhất định (thông thường Tháng/Quý/Năm). Tuy nhiên, cũng có những chỉ tiêu có thể được thống kê theo thời gian thực.

Luật Thống kê 2015 quy định rõ các hệ thống thông tin thống kê Việt Nam, bao gồm: hệ thống thông tin thống kê quốc gia; hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành; hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh; hệ thống thông tin thống kê cấp huyện. Luật quy định rõ mối quan hệ giữa các hệ thống thông tin thống kê và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng các hệ thống thông tin thống kê.

Sơ đồ hệ thống thông tin thống kê du lịch

Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành là tập hợp các chỉ tiêu thống kê do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành để thu thập thông tin thống kê hình thành hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành.

Hiện nay, ngành Du lịch đang triển khai áp dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo Quyết định 5139/QĐ-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó có 16 chỉ tiêu thuộc lĩnh vực du lịch, và 3 Thông tư của Bộ VHTTDL ban hành ngày 31/12/2014, gồm: Thông tư 25/2014/TT-BVHTTDL quy định Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL (trong đó có 16 biểu mẫu thống kê thuộc lĩnh vực du lịch); Thông tư 26/2014/TT-BVHTTDL Quy định Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với các cơ sở, doanh nghiệp do ngành Du lịch quản lý, cấp phép; Thông tư 27/2014/TT-BVHTTDL quy định Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với cơ quan quản lý du lịch thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hệ thống các chỉ tiêu này đã đảm bảo phản ánh khá toàn diện về vai trò, về năng lực, kết quả hoạt động của ngành Du lịch, đồng thời có các chỉ tiêu được xây dựng theo mô hình của Tài khoản vệ tinh du lịch (TSA) theo khuyến cáo của UNWTO. Do đó, với các chỉ tiêu này, nếu được thu thập, tổng hợp đầy đủ sẽ tạo ra được hệ thống thông tin thống kê du lịch rất có giá trị đối với công tác quản lý ngành, xây dựng chính sách phát triển của ngành, cũng như đảm bảo tính so sánh quốc tế. Bên cạnh đó, tại Việt Nam đang trong quá trình triển khai áp dụng hệ thống TSA, đã có nguồn số liệu và tính toán được 7 bảng chỉ tiêu trong hệ thống 10 bảng chỉ tiêu, là cơ sở để tính và đánh giá đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế.

Thu thập thông tin thống kê du lịch: để có một hệ thống thông tin thống kê tương đối hoàn chỉnh, phải kết hợp từ nhiều cách thức khác nhau:

– Điều tra thống kê;

– Sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước;

– Báo cáo thống kê.

Triển khai trong thực tế:

Hội thảo Tăng cường công tác thống kê du lịch ở Việt Nam

Với hệ thống chỉ tiêu du lịch cấp bộ, ngành: Từ khi hệ thống chỉ tiêu được ban hành (16 chỉ tiêu cấp bộ, ngành kèm theo là 16 biểu mẫu thống kê cho TCDL, 3 biểu mẫu cho cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch, 3 biểu mẫu thống kê cho các Sở VHTTDL, Sở Du lịch), công tác thống kê du lịch đã và đang từng bước triển khai từ Trung ương, đến các Sở VHTTDL, sở Du lịch, các doanh nghiệp/cơ sở. Tuy nhiên việc thu thập, tổng hợp đảm bảo các hệ thống chỉ tiêu đặt ra vẫn chưa đầy đủ xét về cả góc độ thời gian, số lượng chỉ tiêu thống kê và số lượng các đơn vị gửi biểu tổng hợp báo cáo. Cho đến nay, nhiều chỉ tiêu thống kê chưa được thu thập thành hệ thống. Một số chỉ tiêu quan trọng muốn có được phải thông qua cuộc điều tra kết hợp với phương pháp tính như Số lượt khách du lịch trên địa bàn và Tổng thu từ khách du lịch trên địa bàn. Nhưng trong thực tế, đến nay nhiều tỉnh mới chỉ có số báo cáo về Doanh thu của các cơ sở kinh doanh du lịch hay Số lượt khách do các cơ sở dịch vụ phục vụ trong kỳ báo cáo, nhiều tỉnh chưa tổ chức các cuộc điều tra thông tin từ khách nên chưa đủ cơ sở để tính được Số lượt khách du lịch đến địa bàn, Tổng thu từ khách du lịch trên địa bàn cũng như chưa tính được đóng góp của du lịch trong kinh tế của địa phương.

Tổng cục Du lịch đã đầu tư ứng dụng CNTT trong công tác thống kê du lịch. Cụ thể: đã xây dựng phần mềm nhận – gửi báo cáo thống kê theo Chế độ báo cáo theo Thông tư 25, 26, 27 nói trên; xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê du lịch (trong quá trình hoàn thiện và cập nhật thông tin, dữ liệu thống kê du lịch).

Tuy nhiên, công tác thống kê hiện nay vẫn gặp những và . Đội ngũ chuyên trách công tác thống kê du lịch ở Trung ương và các địa phương rất mỏng, thường phải kiêm nhiệm, nhiều khi có sự thay đổi; các nguồn lực đầu tư cho điều tra thông tin thống kê rất hạn hẹp. Công tác thu thập, tổng hợp báo cáo thống kê ở nhiều địa phương còn gặp khó khăn, vướng mắc nhất định, việc thực hiện báo cáo thống kê còn chậm và chưa đầy đủ. Điều này làm ảnh hưởng chung đến công tác thống kê du lịch ở cấp độ quốc gia.

Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê du lịch

Hệ thống thông tin thống kê du lịch cần tiếp tục được hoàn thiện để đảm bảo phản ảnh được những thay đổi mới và nhu cầu quản lý của ngành, cũng như bắt kịp, phù hợp với xu hướng và việc áp dụng của thế giới. Việc hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê du lịch phải từ hai góc độ: (1) hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch, và (2) thu thập và xử lý thông tin thống kê đầy đủ theo biểu mẫu chỉ tiêu quy định.

* Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch:

– Xem xét chỉnh sửa trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phản ảnh rõ hơn kết quả thuộc ngành du lịch (cần phân tách chỉ tiêu Doanh thu dịch vụ lưu trú du lịch và Doanh thu dịch vụ ăn uống).

– Rà soát, hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch (cấp bộ, ngành) phù hợp với Luật Thống kê 2015 và Luật Du lịch 2017.

– Cần bổ sung tiêu chí trong một số biểu mẫu thống kê đảm bảo tính đồng bộ, đầy đủ đối với một số biểu thống kê.

– Tiếp tục nghiên cứu triển khai áp dụng đầy đủ các bảng chỉ tiêu theo hệ thống các bảng TSA.

– Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật để bắt kịp với xu hướng và việc áp dụng hệ thống thống kê du lịch của quốc tế, nghiên cứu bổ sung vào hệ thống chỉ tiêu cấp quốc gia hoặc cấp bộ, ngành (Đo lường việc làm, đo lường những tác động đa chiều của du lịch, Khung thống kê về đo lường du lịch bền vững, ở cả 3 trụ cột gồm: kinh tế, xã hội và môi trường).

* Nhóm giải pháp thu thập và xử lý thông tin thống kê: để có hệ thống thông tin thống kê hoàn thiện, việc thu thập và xử lý thông tin rất quan trọng. Từ thực tế hiện nay, cần:

– Tuyên truyền nâng cao nhận thức từ các cấp quản lý đến các cơ sở hoạt động/kinh doanh trong lĩnh vực du lịch đối với công tác thống kê du lịch; Nâng cao trách nhiệm cung cấp thông tin thống kê của doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân, tổ chức.

– Củng cố đội ngũ nhân lực cho công tác thống kê ở các cấp từ Trung ương đến địa phương, cần được bổ sung về số lượng, được bồi dưỡng về nghiệp vụ thống kê, du lịch.

– Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra, thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin; hình thành cơ sở dữ liệu thống kê du lịch, tạo một công cụ thuận lợi, tiện ích cho các đối tượng cung cấp thông tin quản lý, và khai thác thông tin thống kê du lịch.

– Tăng đầu tư kinh phí thường xuyên cho công tác thống kê du lịch, cho công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo, cho các cuộc điều tra thống kê du lịch.

Một số khái niệm/thuật ngữ thường dùng:

* Khách du lịch:

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến (Luật Du lịch 2017).

Phân loại khách:

Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài (Điều 10, Luật Du lịch).

Khách du lịch (visitor) còn được phân loại xét theo từng góc độ thống kê/nghiên cứu:

Phân loại khách theo hình thức lưu trú (có lưu trú tại nơi đến du lịch hay không): khách nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú (overnight visitor hoặc tourist) và khách tham quan trong ngày (same-day visitor hoặc excursionist)

Phân loại khách theo hình thức tổ chức chuyến đi du lịch: khách đi theo tour và khách tự sắp xếp chuyến đi

* Tổng thu từ khách du lịch và Doanh thu của các cơ sở dịch vụ:

– Tổng thu từ khách du lịch là tổng thu từ số tiền chi tiêu của khách du lịch (khách du lịch quốc tế đến, khách du lịch quốc tế đi (phần chi tiêu trong nước trước và sau chuyến đi ra nước ngoài) và khách du lịch nội địa trong lãnh thổ Việt Nam (Thông tư 25).

– Doanh thu của các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng (mã số 5202 (Thông tư 25)) hoặc Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành (mã số 1703 (Luật Thống kê)): được hiểu là các chỉ tiêu phản ánh kết quả doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của các cơ sở.

Th.S. Phan Thái Hà

Trung tâm Thông tin du lịch

Bạn đang xem bài viết Triển Khai Kệ Siêu Thị Và Hệ Thống Pos Tại Siêu Thị Tre Việt Đà Lạt trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!