Xem Nhiều 4/2023 #️ Văn Hóa Ẩm Thực Trong Phát Triển Du Lịch Quảng Nam # Top 9 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 4/2023 # Văn Hóa Ẩm Thực Trong Phát Triển Du Lịch Quảng Nam # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Hóa Ẩm Thực Trong Phát Triển Du Lịch Quảng Nam mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Quảng Nam là một trong những điểm du lịch hấp dẫn, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế không chỉ ở miền Trung mà còn của cả nước. Bên cạnh những loại hình du lịch truyền thống như văn hóa – lịch sử, sinh thái, nghỉ dưỡng biển, tham quan nghiên cứu, lễ hội,… những năm gần đây, nhiều loại hình du lịch như tham dự, hội nghị và mạo hiểm, văn hóa ẩm thực được xem là những sản phẩm du lịch mới của Quảng Nam.

Đối với người Việt, ẩm thực không chỉ đơn thuần là nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống, mà trên hết là hình thức biểu hiện của văn hóa, một bộ phận cấu thành của bản sắc dân tộc Việt Nam. Trong quá trình thưởng thức ẩm thực, người Việt không chỉ cầu no, đủ, mạnh khỏe, mà còn cầu ngon. Họ xem ẩm thực là khoa học, nghệ thuật mà người chế biến đã thổi hồn và gửi gắm vào đó những sắc thái văn hóa địa phương. Như vậy, văn hóa ẩm thực có thể được hiểu là cách ăn, kiểu ăn, món ăn đặc trưng của từng dân tộc, địa phương, qua đó ta biết được trình độ văn hóa, lối sống, tính cách của con người trong xã hội.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam phong phú và đa dạng, bên cạnh lối cầu kỳ, cao sang, lại có lối bình dân, dung dị… Tuy vậy, người Việt cũng có tiêu chuẩn khá khắt khe về món ăn. Món ăn ngon phải đảm bảo tiêu chuẩn 4 ngon: ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng, ngon lòng. Những tiêu chuẩn cơ bản trên là một trong những yếu tố tạo nên nghệ thuật ẩm thực trong phát triển du lịch. Khi đến một địa danh du lịch nào đấy, yếu tố còn đọng lại trong cảm nhận chính là hương vị của món ăn, thức uống. Nắm bắt được xu thế này, loại hình du lịch văn hóa ẩm thực ra đời.

Du lịch văn hóa ẩm thực phát triển và có xu hướng tăng mạnh trong thời gian sắp tới là vì: nhu cầu ăn uống của con người ngày một cao; thông qua ẩm thực góp phần g iới thiệu văn hóa, thiên nhiên, con người Việt Nam; tạo thêm sản phẩm du lịch mới và đặc thù; hiện đại hóa các món ăn dân dã, phát triển nhiều phong cách ẩm thực; lưu giữ được nhiều món ăn truyền thống có nguy cơ thất truyền và tạo ra những món ăn nổi tiếng có mặt trong nền ẩm thực của Việt Nam và thế giới; đem lại lợi ích kinh tế nhanh và hiệu quả; tạo ra việc làm cho nhiều người; khi ẩm thực trở nên nổi tiếng, các sản phẩm khác sẽ phát triển theo, …

Du lịch hiện nay được xem là con gà đẻ trứng vàng, ngành công nghiệp không khói, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sự tồn tại và phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn này đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới: là sự mới mẻ, đa dạng và chất lượng về sản phẩm du lịch, đánh giá của du khách về chất lượng du lịch, hay sự hài lòng khi hưởng thụ một giá trị văn hóa bản địa,… Điều đó tạo cho các nhà kinh doanh du lịch và du khách những áp lực trong sự lựa chọn. Ẩm thực là dạng tài nguyên du lịch đặc biệt, thành tố quan trọng tạo nên bản sắc và phong vị quê hương, trở thành những giá trị vĩnh hằng trong tâm tưởng của con người. Đó có thể là tô Phở 24h (Hà Nội) thơm nóng, tô bún bò Huế cầu kì, hay thậm chí chỉ là một bát nước chè xanh thắm đượm nghĩa tình…

Quảng Nam – địa danh nằm ở vị thế trung tâm của cả nước với thế ưỡn ngực ra biển Đông, cho nên văn hóa và phong vị ẩm thực của vùng đất này có những nét khác biệt so với hương hoa đất Bắc và hào phóng miền Nam, mà mang đậm phong vị miền Trung với trường phái ẩm thực cổ điển no và đậm. Ẩm thực Quảng Nam nổi tiếng gần xa với: mì Quảng, cơm gà Tam Kỳ, gà tre Đèo Le, bê thui Cầu Mống, bánh tráng cuộn thịt heo, cao lầu Hội An, rượu Hồng Đào, trái bòong boong Tiên Phước, cá niên sông Tranh, rượu tà vạt Cơ tu,…

Đến với Quảng Nam ta không thể không đến Hội An, Tam Kỳ, những nơi tập trung nhiều đặc sản của vùng. Chợ Hội An, phố Cẩm Nam luôn tấp nập khách đến thưởng thức hằng ngày. Tuy không phải là thành phố du lịch như Hội An, nhưng chắc hẳn, nếu một ai đã từng đặt chân đến Tam Kỳ sẽ không bỏ qua phố ẩm thực đêm Huỳnh Thúc Kháng, phường ẩm thực Trường Xuân với các món ăn mang hương vị đất Quảng như mì Quảng, bánh xèo, bánh đập,… Hay trên con đường xuôi ngược Bắc Nam, những cái tên như mì Cây Trâm, mì Tư Châu, mì gà 92, mì gà Bà Tự, bánh tráng cuộn thịt heo Bụi Tre, bún Phấn, … là địa chỉ mà du khách không thể bỏ qua.

Các hoạt động về ẩm thực như: đêm hội ẩm thực, hội chợ ẩm thực, tuần lễ văn hóa ẩm thực, festival ẩm thực, … đã có sức hấp dẫn, đánh thức trí tò mò tham dự và thưởng thức của du khách và đem lại nguồn lợi về kinh tế đáng kể cho các đơn vị tham gia. Các chương trình du lịch khám phá và tận hưởng nét ẩm thực thôn quê và cooking class (chương trình dạy nấu ăn cho du khách) luôn được các đơn vị kinh doanh du lịch lồng ghép với các sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao và du lịch lớn như: Quảng Nam một điểm đến hai di sản, giao lưu văn hóa Việt – Nhật tại Hội An, hội nghị APEC, … Đây chính là một lợi thế mà không nhiều tỉnh thành trên nước ta có được. Từ thế mạnh này, Quảng Nam có thể trở thành một điểm nhấn trong du lịch, một tiểu vùng văn hóa ẩm thực xứ Quảng trong con mắt du khách khi biết kết hợp với những tài nguyên vốn có để phát triển du lịch.

Quảng Nam là tỉnh hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn với những địa danh nổi tiếng. Nhằm khơi dậy và phát triển tài nguyên du lịch văn hóa ẩm thực Quảng Nam, xin đưa ra 5 giải pháp:

Cần lấy văn hóa, trong đó có văn hóa ẩm thực, làm nền tảng cơ sở để phát triển du lịch bền vững. Bởi lẽ, “văn hóa là hồn của du lịch”. Hơn nữa, chính văn hóa sẽ là điều kiện, nền tảng và động lực để du lịch phát triển bền vững. Phát triển sản phẩm du lịch trên cơ sở các giá trị văn hóa truyền thống luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vì vậy, quá trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong tương lai cần quán triệt nhận thức này. Du lịch phải lấy văn hóa làm cơ sở để phát triển, do đó, công tác xây dựng khung chương trình đào tạo phải đặc biệt chú trọng các học phần chuyên sâu về văn hóa, các học phần về du lịch chỉ cần cung cấp kiến thức mang tính tổng quát (hay tổng quan), để từ đấy, sinh viên khi ra trường trên cơ sở các kiến thức đã được học mà lựa chọn việc làm. Vấn đề này, thiết nghĩ, rất cần thiết, bởi lẽ, khi ra trường, được giao ở mọi vị trí và công việc khác nhau, sinh viên sẽ cảm thấy tự tin làm lĩnh vực văn hóa và không lạ lẫm khi làm lĩnh vực du lịch;… Tóm lại, cần thay đổi nhận thức về hoạt động du lịch, từ đó có những sự thay đổi trong nội dung và phương pháp đào tạo cho du lịch.

Cần xã hội hóa trong phát triển loại hình du lịch văn hóa ẩm thực. Nguồn nhân lực du lịch không đơn thuần là những người làm trực tiếp mà bao gồm cả những người gián tiếp tham gia vào hoạt động này. Đặc biệt, nên phát triển du lịch cộng đồng (homestay) tại các huyện với những hình thức hay sản phẩm du lịch khác nhau. Hội An đã rất thành công trong việc phát triển sản phẩm du lịch mới từ việc khai thác tiềm năng văn hóa ẩm thực vốn có. Một ngày làm người dân phố cổ là loại hình du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch tham dự đang thu hút sự quan tâm của du khách hiện nay (khách du lịch sẽ được trở thành một người dân phố cổ thực thụ, cùng ăn, ngủ, làm với người dân; chẳng hạn, khi người dân vào bếp để chuẩn bị bữa ăn thì khách cũng được bày vẽ cách nấu, chuẩn bị, và cách thức ăn;…). Hình thức kinh doanh này sẽ đem lại lợi ích cho đơn vị du lịch, người dân, và cả nhà nước: đơn vị du lịch tăng doanh thu, đa dạng sản phẩm du lịch; người dân có việc làm, tạo cơ hội tăng thu nhập; nhà nước đỡ mất công sức và tiền bạc để khôi phục và bảo tồn;…

cần liên kết giữa du lịch văn hóa ẩm thực với các loại hình du lịch khác để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù Quảng Nam. Du lịch văn hóa ẩm thực không thể tự thân phát triển nếu như không có sự liên kết đồng bộ và mang tính chiều sâu trong mối tương quan với các loại hình du lịch khác. Do đó, cần xác định đây là một trong những yếu tố quan trọng phát triển du lịch Quảng Nam, và phải nhanh chóng tạo ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo mang đậm bản sắc riêng của vùng đất này. Phải tiến hành điều tra đánh giá về hiện trạng của sản phẩm du lịch Quảng Nam hiện có về: chất lượng, số lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách,… những tiềm năng chưa được khai thác… để từ đó có kế hoạch xây dựng những sản phẩm mang tính đặc thù, chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu những thị trường khách chính của Quảng Nam. Từng bước, m ở thêm các tour, tuyến du lịch mới cho du khách khám phá. Tiếp tục duy trì, làm mới và đưa các sản phẩm có thương hiệu vào khai thác như: di sản văn hóa thế giới (đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn), các di tích văn hóa lịch sử (kinh thành Trà Kiệu, Phật viện Đồng Dương, tháp Chiên Đàn, tượng đài chiến thắng Núi Thành, địa đạo Kỳ Anh, giếng Hà Nhì, khu căn cứ Nước Oa,…); hoặc khai thác lợi thế của nền văn hóa Chăm trên đất Quảng Nam để hình thành tour du lịch “hành trình khám phá bí ẩn tháp Chăm Quảng Nam”; các làng nghề truyền thống (rau Trà Quế, mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà , làm hương truyền thống Quán Hương, dệt thổ cẩm Cơ Tu, đúc đồng Phước Kiều, trái cây Đại Bình… ) ; lễ hội dân gian định kỳ (lễ hội bà Thu Bồn, lễ hội cầu ngư, lễ hội rước cộ bà Chợ Được, lễ hội đâm trâu Cơ Tu, lễ hội Long Chu, lễ hội Tết Nguyên Tiêu, … ); các sự kiện quan trọng (hội nghị APEC, diễn đàn ASEM, ASEAN, các cuộc thi sắc đẹp,…); và các hình thức văn hóa văn nghệ dân gian (hô hát Bài Chòi, hát Tuồng, hát Bả Trạo,…),… với các loại hình du lịch tương ứng như tham quan nghiên cứu, tham dự, cộng đồng, lễ hội, hội nghị,… Từ đó, lồng ghép và liên kết các sản phẩm du lịch đơn lẻ này lại với nhau sẽ tạo nên điểm khác biệt, thu hút du khách.

Cần có các hình thức maketing, quảng bá rộng rãi về văn hóa ẩm thực Quảng Nam . Hiện nay, thông tin về loại hình du lịch văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng chưa phát triển mạnh. Vì vậy, việc biên soạn những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch văn hóa ẩm thực Quảng Nam là công việc cần thiết hết để giới thiệu tới du khách về tính cách và phong vị ẩm thực Quảng Nam. Những thông tin cần thiết cho khách như các điểm tham quan và thưởng thức văn hóa ẩm thực, các nhà hàng, các món ăn, giá cả các món ăn,… Kết quả khảo sát sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng một kế hoạch mang tính khả thi cao để có những điều chỉnh phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả, tao ra sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh với các địa phương khác, của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, trong hệ thống nhà hàng, cần khuyến khích mở rộng nhiều loại hình dịch vụ bổ sung để hấp dẫn du khách. Quảng bá, marketing văn hóa ẩm thực không chỉ trên các ấn phẩm hay tờ rơi thông thường, còn đ a dạng hóa các kênh marketing thông qua các phương tiện đại chúng như panô du lịch, CD, báo, tạp chí, internet, truyền hình trong nước và quốc tế… Đồng thời, cần tổ chức các sự kiện giới thiệu hình ảnh du lịch văn hóa ẩm thực của Quảng Nam: tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo về văn hóa ẩm thực,…

Du lịch ẩm thực đang trở thành mốt chuộng, đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế Quảng Nam, trơ thành cầu nối trong mối liên hệ chặt chẽ giữa các loại hình du lịch khác để phát huy hết tiềm năng sẵn có, đưa Quảng Nam sớm trở thành vùng du lịch trọng điểm của miền Trung cũng như của cả nước.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 327, tháng 9-2011

Tác giả : Dương Văn Út

Ý kiến bạn đọc

Văn Hóa Ẩm Thực Góp Phần Phát Triển Du Lịch

Du lịch Đồng Nai với lợi thế được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp, nhiều khu, điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách gần xa. Bên cạnh đó với khí hậu ôn hòa, thuận lợi nên mỗi điểm đến ở Đồng Nai có rất nhiều đặc sản nổi tiếng hấp dẫn du khách. Nếu bạn đến khám phá huyện Vĩnh Cửu thì sẽ được thưởng thức những đặc sản ngon từ xứ bưởi Tân Triều; nếu bạn đến với vùng đất Long Khánh thì sẽ được thưởng thức nhiều loại trái cây hấp dẫn như: Chôm chôm, sầu riêng, Măng cụt…hay nếu bạn khám phá rừng thì sẽ được thưởng thức những món ăn, đặc sản của núi rừng rất dân dã nhưng cũng không kém phần sang trọng.

Trong những năm trở lại đây, Đồng Nai đã đẩy mạnh quảng bá đặc sản, ẩm thực địa phương với nhiều loại hình du lịch như: Du lịch cộng đồng, du lịch gắn với nông nghiệp, du lịch miệt vườn …Đặc biệt vào mùa hè khi trái cây chín rộ, là thời điểm rất thuận lợi để phát triển loại hình du lịch vườn trái cây và thưởng thức ẩm thực dân dã của địa phương. Không chỉ mời gọi du khách đến tham quan, thưởng thức trái cây tại vườn mà còn đa dạng hình thức quảng bá để thu hút du khách. Nổi bật là sự kiện tổ chức Lễ hội Trái cây Long Khánh. Lễ hội được tổ chức từ năm 2018 đến nay, thông qua lễ hội du khách được thưởng thức những trái cây đặc sản, giao lưu, tìm hiểu văn hóa của địa phương, đồng thời được tham gia các tour du lịch miệt vườn kiểu mẫu. Điều đó cho thấy việc khai thác các đặc sản ẩm thực ngày càng đa dạng và hiệu quả hơn

Trong xu thế phát triển ngày càng đa dạng về nhu cầu du lịch, ẩm thực không chỉ đóng vai trò là yếu tố phục vụ khâu ăn uống đơn thuần của du khách, mà còn được xác định là một trong những mục đích chính của các chuyến du lịch. Du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn, đồ uống ngon, độc đáo, mà còn cung cấp những trải nghiệm, khám phá về bản sắc văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của điểm đến gắn với từng món ăn, đồ uống đó

Có thể nói ẩm thực là con đường tiếp cận nhanh chóng và gần gũi để phát triển du lịch. Do đó để phát triển du lịch, ẩm thực chính là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn, định vị sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến để thu hút du khách đến và trải nghiệm không chỉ một lần mà rất nhiều lần.

DH

Nét Đặc Trưng Trong Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam

22/05/2019

Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Đối với nhiều dân tộc, quốc gia, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống…

Và mỗi khi nhắc đến đất nước Việt Nam xinh đẹp thì ẩm thực luôn là một đề tài thú vị. Ẩm thực của người Việt không chỉ là những món ăn, công thức chế biến mà đây là một nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Chúng được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau nhằm giúp tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn.

Với một đất nước có chiều dài lịch sử lâu đời và vị trí địa lý khác biệt, thì mỗi một vùng miền trên dải đất hình chữ S này lại có những món ăn đặc trưng, những món đặc sản riêng biệt không thể hòa lẫn.

Và trong số đầu tiên của Khám phá ẩm thực, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ẩm thực Việt Nam là gì? Và những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy có ít nhiều có sự khác biệt giữa các vùng miền, dân tộc thì ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng người Việt.

Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam, cùng với đó là 54 dân tộc anh em. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng. Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò,…

Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như thịt chó, thịt dê, thịt rùa, thịt rắn, thịt ba ba,… thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp liên hoan, tiệc nào đó với rượu uống kèm. Người Việt cũng có một số món ăn chay theo đạo Phật được chế biến từ các loại thực vật, không có nguồn thực phẩm từ động vật. Tuy nhiên, trong cộng đồng thì lại có rất ít người ăn chay trường, chỉ có các sư thầy trong các chùa hoặc người bị bệnh nặng buộc phải ăn kiêng.

Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo (ví dụ như các món măng, chân cánh gà, phủ tạng động vật…).

Trong thực tế, nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm thực Việt Nam có sự khác biệt với các nền văn hóa ẩm thực khác trên thế giới: món ăn Trung Hoa ăn bổ dưỡng, món ăn Việt ăn ngon miệng, món ăn Nhật nhìn thích mắt. Tuy nhiên, đặc điểm này ngày càng phai nhòa trong thời hội nhập.

Theo ý kiến của Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, ẩm thực Việt Nam có 9 đặc trưng:

– Tính hoà đồng hay đa dạng

Bắt đầu từ tính cách dễ dàng tiếp thu văn hóa, đặc biệt là văn hóa ẩm thực từ các dân tộc khác của người Việt, để từ đó chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc chí Nam.

– Tính ít mỡ.

Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ (khá ít món ăn nấu ngập dầu), không dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa.

– Tính đậm đà hương vị.

Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị khác,… nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.

– Tính tổng hoà nhiều chất, nhiều vị.

Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều lọai thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo…

– Tính ngon và lành.

Ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng riêng. Những thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm… Đó là cách cân bằng âm dương rất thú vị, chỉ có người Việt Nam mới có…

– Dùng đũa.

Giống một vài nước châu Á khác thì việc sử dụng đũa là một nét đặc trưng rất thú vị của ẩm thực Việt, bạn có thể sử dụng đũa trong hầu hết các món ăn, từ kho, xào, chiên, hay thậm chí là cả canh. Đôi đũa Việt có mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt cũng ít dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây. Kèm với đó thì gắp là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn…

– Tính cộng đồng hay tính tập thể.

Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong bữa cơm cũng có bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy.

– Tính hiếu khách.

Trước mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác…

– Tính dọn thành mâm.

Người Việt có thói quen dọn sẵn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong một bữa lên cùng một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào mới mang món đó ra.

Đặc điểm ẩm thực Việt theo từng miền

Miền Bắc

Ẩm thực miền Bắc đặc trưng với khẩu vị mặn mà, đậm đà, thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến… và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá. Nhiều người đánh giá cao ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì… và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.

Ẩm thực miền Nam, có thiên hướng hảo vị chua ngọt, đây là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường cho thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía…). Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui…

Ẩm thực miền Trung

Đồ ăn miền Trung được biết đến với vị cay nồng, với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Các tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua, các loại mắm ruốc hay các loạiđặc sản bánh kẹo Đà Nẵng, Huế. Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày. Một mặt khác, do địa phương không có nhiều sản vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều món khác nhau.

Ẩm thực thể hiện văn hóa tinh thần người Việt

Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong bữa ăn, làm vui lòng nhau qua thái độ ứng xử lịch lãm, có giáo dục. Việc ăn uống đều có những phép tắc, lề lối riêng, từ bản thân, đến trong gia đình, rồi các mối quan hệ ngoài xã hội.

Bản thân mỗi người phải biết giữ gìn, thận trọng trong khi ăn, cũng như đề cao danh dự của mình: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, hay “ăn phải nhai, nói phải nghĩ.

Trong gia đình: ăn chung mâm, ưu tiên thức ăn ngon cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ”kính trên nhường dưới”, thể hiện sự kính trọng, tình cảm yêu thương. Bữa cơm hàng ngày được xem là bữa cơm xum họp gia đình, mọi người quây quần bên nhau, cùng nhau vui vầy sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Ngoài xã hội: việc mời khách đến nhà thể hiện nét văn hóa giữa người với người trong xã hội. Khi có dịp tổ chức ăn uống, gia chủ thường làm những món ăn thật ngon, nấu thật nhiều để đãi khách. Chủ nhà thường gắp thức ăn mời khách, tránh việc dừng đũa trước khách, và có lời mời ăn thêm khi khách dừng bữa. Bữa cơm thiết không chỉ đơn thuần là cuộc vui mà còn thể hiện tấm lòng hiếu khách đặc trưng của người Việt.

Ẩm thực Việt Nam là một bức tranh đầy màu sắc, nêu bật lên bản sắc riêng của từng dân tộc, vùng miền nhưng chúng vẫn mang trong mình cốt cách, linh hồn Việt đồng nhất. Đậm đà vị dân tộc không thể xóa nhòa.

Khai Thác Văn Hóa Ẩm Thực Trong Du Lịch

Thời gian gần đây, ẩm thực Việt được quan tâm đưa vào các sự kiện lớn nhằm quảng bá rộng rãi ra với du khách, cộng đồng quốc tế. Nhiều món ăn đã được định vị từ tên gọi, nguồn gốc.

Tuy nhiên, trong thực tế khai thác khách du lịch thì mảng ẩm thực chưa có được vị trí tương xứng với tiềm năng phong phú và sự hấp dẫn, độc đáo; cũng như chưa được chú trọng đặt nó trong những không gian văn hóa cụ thể để hướng đến cái phần hồn cốt, tinh túy nhất của ẩm thực Việt.

Săn chuột đồng trong trang trại lúa hữu cơ ở Đồng Tháp.

Nếu chỉ nói phần chung nhất, phần “đại diện” thôi thì ẩm thực Việt Nam đã vô cùng đa dạng, phong phú, như: ẩm thực 3 miền, ẩm thực các dân tộc, ẩm thực xưa và nay… có thể nói không quá, đó là cả một thế giới đa sắc màu văn hóa.

Ở đó, có sự cầu kỳ, tinh tế lẫn sự mộc mạc hoang sơ; sự kết nối giữa quá khứ đến hiện tại, sự giao thoa giữa dân tộc và thế giới, mà mỗi món ăn là một câu chuyện ly kỳ của lịch sử, văn hóa và những nét đẹp truyền thống về phong tục tập quán của dân tộc và vùng miền.

Tuy nhiên, phần lớn chúng ta chưa khai thác được cái thế mạnh đặc biệt này; trong khi ẩm thực chính là một cấu thành cực kỳ quan trọng trong mỗi chuyến lữ hành của du khách.

Xin nói “gọn gọn” ở khu vực đồng bằng Nam Bộ và một số định hướng đang mở ra niềm hy vọng lớn từ những tài nguyên du lịch sẵn có, nhưng có thể tạo nên sự hấp dẫn mới lạ, sự khác biệt.

Đương nhiên, trong việc thiết kế tour để chào bán cho du khách, trong đó có ẩm thực, chúng ta phải tùy phân khúc, tùy dạng khách Âu, Á, Mỹ… mà có sự linh hoạt để phù hợp với “khẩu vị” của từng dạng khách, từng đoàn khách.

Tuy nhiên, đối với dạng khách chuyên đề, chính là lúc chúng ta cần phát huy tối đa ý tưởng để có thể xây dựng những chương trình ẩm thực thật đặc biệt, để giới thiệu trọn vẹn cái “phần xác” lẫn “phần hồn” của văn hóa ẩm thực.

Và cao hơn nữa là một chiến lược quảng bá thương hiệu mang tính vùng miền, quốc gia đối với văn hóa ẩm thực trong du lịch.

Cũng cần ghi nhận trong nhiều năm qua, các công ty du lịch của Vĩnh Long đã có nhiều sáng kiến xây dựng các tour riêng biệt nhằm tạo nên sự hấp dẫn cho du khách trong quá trình thưởng thức các món ăn bản địa.

Du khách tham gia thu hoạch tôm càng xanh trong trang trại lúa- tôm của anh Huỳnh Chí Phương ở Kiên Giang.

Trong đó, đáng chú ý như các tour: tát mương bắt cá, mò ốc, mò cua, hay như các tour dỡ chà, chài lưới…, những món ăn được chế biến từ chính sản phẩm mà du khách đánh bắt được.

Tuy nhiên, dòng đời sản phẩm đến lúc nào đó cũng được kết thúc, khi mà câu chuyện được dẫn dắt như “diễn tuồng” hơn là sự thâm nhập thực tế vào đời sống, sinh hoạt văn hóa thực sự của một vùng đất.

Ngược lại, nếu một tour thực tế được tổ chức trong môi trường sinh thái thiên nhiên thì sẽ tạo nên sự cuốn hút thực sự và du khách hiểu sâu hơn lịch sử, văn hóa thông qua không gian câu chuyện được dẫn dắt bởi những món ăn.

Điển hình như chuyện giăng câu, cắm câu, chài lưới trong trang trại lúa mùa của ông Lê Quốc Việt ở Minh Lương (Kiên Giang); chuyện săn chuột đồng trong trang trại lúa của anh Tiếng ở Đồng Tháp.

Ấn tượng như tour tham gia mùa thu hoạch tôm càng xanh trong ruộng lúa của Công ty ADS của anh Huỳnh Chí Phương ở Kiên Giang…

Món ăn không đơn thuần được dọn sẵn lên bàn, mà được chính tay du khách khai thác trong môi trường sinh thái thực sự, tái hiện lại đúng như không gian Nam Bộ xưa, bên cạnh những ruộng lúa mênh mông, những bầy trâu đang ngâm mình trong nước; chính người miền Tây còn cảm thấy vô cùng hứng thú với những hoạt động này.

Món ăn lúc này nó thể hiện trọn vẹn phần “vật thể” và “phi vật thể” của văn hóa ẩm thực trong một chương trình du lịch.

Khai thác văn hóa ẩm thực theo hướng này nó cũng phù hợp với định hướng khai thác cái thế mạnh nông nghiệp trong du lịch đối với vùng đất ĐBSCL.

Và nó thực sự là thế mạnh đối với những trang trại nông nghiệp kết hợp khai thác tour du lịch. Gần đây, một doanh nghiệp ở Vĩnh Long đang triển khai một mô hình bảo tàng nông nghiệp với quy mô lớn, hướng đến khai thác du lịch cùng với hệ thống nhà hàng, khách sạn, các cụm homestay liên hoàn, là một tín hiệu đáng mừng của ngành du lịch.

Hy vọng đây sẽ là định hướng mang tính bứt phá, tạo nên sự khác biệt rất đặc biệt khai thác được thế mạnh nông nghiệp và văn hóa ẩm thực Nam Bộ trong tương lai không xa.

Bài, ảnh: NGỌC TRẢNG

Bạn đang xem bài viết Văn Hóa Ẩm Thực Trong Phát Triển Du Lịch Quảng Nam trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!