Cập nhật thông tin chi tiết về Về Xứ Hòa Hảo, Du Khách Sẽ Xuyến Xao Vùng… mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khu du lịch sinh thái Hồng Sơn sắp khai trương
Phú Tân là điểm đến hấp dẫn với vùng sinh thái tự nhiên, hoang sơ, mộc mạc và các làng nghề truyền thống, đền thờ, lễ hội, cơ sở tôn giáo tâm linh bản địa giàu bản sắc. Đặc biệt, hàng năm diễn ra 2 lễ trọng của đạo Phật giáo Hòa Hảo (18/5 và 25/11 âm lịch) thu hút trên hàng trăm ngàn lượt khách từ các nơi đến.
Sắp tới đây (9h00, ngày 22/8/2020), tại số 138, đường Tôn Đức Thắng, thị trấn Phú Mỹ (cách Công an huyện Phú Tân khoảng 1km hướng về phà Thuận Giang), khu du lịch sinh thái Hồng Sơn sẽ khai trương với các trãi nghiệm thú vị cho du khách như: Bơi xuồng hái cà na, bóng lăn, cầu dây… Diện tích khu này rộng trên 02 hecta.
Lòng hồ Tân Trung
Đến Phú Tân, ngoài khu du lịch sinh thái Hồng Sơn, du khách còn tham quan các khu, điểm du lịch hấp dẫn như: Điểm du lịch sinh thái lòng hồ Tân Trung là nơi đến hấp dẫn cho du khách tham quan và trải nghiệm, nghiên cứu môi trường sinh thái, cuộc sống sinh hoạt của người dân như hái ấu, hái bông điên điển, bông súng, bắt cá, xem ngư dân thả lưới bông lau kết hợp với đàn ca tài tử… Tham quan làng nghề thủ công truyền thống bánh phồng, rèn Phú Mỹ và bó chổi Phú Bình… Ngoài ra, còn làng nghề làm lò đất xã Phú Thọ, nghề làm đũa xã Phú Hiệp…
Làng bánh phồng Phú Mỹ
Lễ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo (18/5 âm lịch)
Chưa hết du khách còn tham quan Tổ đình là ngôi nhà tổ của Đức Thầy (Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ), đây cũng là nơi Đức Thầy khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo; An Hòa Tự mang di tích lịch sử của đạo Phật giáo Hòa Hảo còn gọi là Chùa Thầy. Nơi đây cũng chính là trụ sở chính của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo.
Cánh đồng dừa cạn.
Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng những cánh đồng dừa cạn đẹp mê hồn được người dân trồng làm thuốc nam tại các xã Phú Hưng, Phú Thạnh, Phú Xuân, Tân Hòa.
Để du lịch Phú Tân là điểm đến hấp dẫn cho du khách, chính quyền nơi đây đã từng bước phát triển cơ sở hạ tầng, các sản phẩm du lịch của địa phương, mang đậm bản sắc dân tộc. Ngoài ra, phát triển du lịch homestay gắn với sinh hoạt đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Hiện tại trên địa bàn huyện có một tổ kinh doanh dịch vụ du lịch, 36 cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch.
Hải Nhu
Những Địa Điểm Du Lịch Ở Bắc Kinh Làm Bạn Xuyến Xao
Bắc Kinh là thủ đô của Trung Quốc, vô cùng xa hoa, tráng lệ. Nền văn hóa đặc sắc, những khung cảnh tuyệt đẹp cùng các món ăn ấn tượng khiến Bắc Kinh là điểm đến mơ ước của nhiều người. Có rất nhiều điểm đến du lịch Bắc Kinh hấp dẫn thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
Những điểm du lịch ở Bắc Kinh phải kể tới địa danh Vạn Lý Trường Thành. Đây là một trong những kỳ quan nổi tiếng thời Trung cổ. Thực sự vinh dự vào năm 1987, công trình này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Do vậy, mỗi lần nhắc tới Vạn Lý Trường Thành trong ánh nhìn con người Trung Hoa hiện lên một vẻ đầy tự hào.
Bức tường thành trải dài hơn 6000km, từ Đông sang Tây, trải dài từ sa mạc qua đồng cỏ núi non. Không phải dễ dàng mà công trình được dựng xây, 1 triệu công nhân phải bỏ mạng vì Vạn Lý Trường Thành. Do vậy, công trình này còn có tên gọi là “nghĩa địa dài nhất thế giới”.
Tách biệt sự ồn ào, náo nhiệt giữa phố thị Bắc Kinh, công viên Bắc Hải là ốc đảo xanh tĩnh lặng. Không gian yên tĩnh, bầu không khí trong lành, du khách có cơ hội chìm đắm trong thế giới bình yên ấy.
Được xây dựng từ thời Liêu, khoảng thế kỷ thứ 10, công viên là sự kết hợp sự cổ điển của khu vườn ở phía bắc, sự tinh tế ở khu vườn phía nam cùng với sự đan xen những công trình quy mô, tráng lệ và trang nghiêm. Mỗi ngày người dân địa phương thường tụ tập vào mỗi sáng, chiều tối để tập thể dục, tản bộ và thư giãn. Những địa điểm du lịch ở Bắc Kinh không thể bỏ qua địa danh hấp dẫn này trong lộ trình tham quan.
Cung điện mùa hè – Di Hoà Viên
Từng là ngự viên lớn nhất Trung Quốc, Di Hoà Viên nằm bên bờ sông Côn Minh, hút hồn du khách bởi quang cảnh nên thơ. Sự đan xen những công trình kiến trúc độc đáo, tuyệt đẹp đã góp phần tạo nên cung điện mùa hè điểm du lịch lý tưởng.
Được xây dựng vào thời nhà Thanh, cách Bắc Kinh khoảng 15km, công trình từng là nơi vui chơi giải trí của hoàng thân quốc thích. Di Hoà Viên cung điện khá rộng, du khách phải dành trọn 1 ngày để khám phá một trong những địa điểm du lịch ỏ Bắc Kinh này.
Những địa điểm di lịch ở Bắc Kinh – Phố cổ Hutong
Phố cổ Hutong được xây dựng từ thời nhà Nguyên, được xem là linh hồn của Bắc Kinh. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, những mái nhà cổ kính rêu phong vẫn còn in hằn. Khi được đặt chân tới Hutong, du khách tưởng chừng như lạc vào thế giới cổ xưa của Trung Hoa. Sẽ là một trải nghiệm thú vị khi du khách tản bộ dọc các con đường ngắm nhìn những căn nhà cổ kính, đơn sơ ấy.
Quảng trường Thiên An Môn
Một trong những địa điểm du lịch ở Bắc Kinh không thể bỏ qua trong chuyến du lịch, đó là là quảng trường Thiên An Môn. Một trong những hoạt động được tổ chức có quy mô to lớn được diễn ra ở quảng trường rộng lớn này. Tên gọi công trình này được đặt theo tên của cổng thành ở phía bắc, dùng để ngăn cách quảng trường và Tử Cấm Thành – cổng thành Thiên An Môn. Trung tâm quảng trường, một tấm bia kỷ niệm người anh hùng của nhân dân Trung Hoa – chủ tịch Mao Trạch Đông được dựng lên, phía đông là viện Bảo tàng quốc tế về lịch sử Trung Hoa, phía tây là Đại hội đường nhân dân.
Phố mua sắm Vương Phủ Tỉnh
Những địa điểm du lịch ở Bắc Kinh làm bạn xuyến xao. Cùng nhau thưởng ngoạn vẻ đẹp cổ kính và hiện đại tại thành phố nổi tiếng này cùng hội cạ cứng lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất cuộc đời. Nhanh chóng book ngay từ bây giờ để khám phá những điều thú vị đang chờ bạn phía trước.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH TRUNG QUỐC
Tây Tạng Về Vùng Đất Thiêng
Được đăng: 19 Tháng 12 2019
Lượt xem: 470
“Không một ai đặt chân vào Tây Tạng mà không chịu ảnh hưởng của nó, và không ai có thể chui rúc vào đời sống chật hẹp khi đã nhìn thấy sự hùng vĩ, bao la của rặng Tuyết Sơn”(Đường mây qua xứ tuyết, Anagarika Govida, dịch giả: Nguyễn Tường Bách)
Trong suy nghĩ của nhiều người, du lịch Tây Tạng là vùng đất huyền bí, kì lạ và không kém phần linh thiêng. Vùng đất này có một sức hút kì lạ nhưng lại quá khó khăn để họ được đặt chân đến, phần vì địa hình hiểm trở, vì lo lắng không đủ sức khoẻ, phần vì không biết phải đến đây bằng cách nào.
Để đến được Tây Tạng
Với địa hình hiểm trở, nằm ở độ cao trung bình 4.700m so với mực nước biển và được “bao quanh” bởi các dãy núi hiểm trở, chưa kể Tây Tạng nay là một khu tự trị vủa Trung Quốc nên để đến được đây, bạn phải đảm bảo được hai vấn đề là giấy phép để nhập cảnh và sức khoẻ để có thể có những trải nghiệm tuyệt vời ở đây.
Tuỳ vào việc bạn đi những đâu ở khi du lịch Tây Tạng mà cần có những loại giấy phép tương ứng. Nếu chỉ là một chuyến đi thông thường từ 9 -10 ngày tham quan các địa điểm chính ở đây mà không đến EBC (Everest base camp) hay đi hành hương quanh núi Ngân Sơn (Kailash), bạn cần có 2 loại giấy phép là TTP (Tibet travel permit) và ATP (Alien’s travel permit). Giấy phép này chỉ được cấp thông qua một công ty du lịch địa phương và sau khi bạn đã có visa nhập cảnh Trung Quốc. Chưa kể, bạn cần phải có giấy phép này để trình cho hải quan trước khi nhập cảnh nên thông thường, bạn sẽ tới một địa điểm nào đó ờ Trung Quốc để công ty địa phương gửi giấy phép đến trước khi bạn đi tiếp vào Tây Tạng.
“Chạm” vào vùng đất Thiêng Nhiều người lo sợ cho việc không đảm bảo sức khoẻ khi đến đây đến độ họ không dám đi hoặc một số người đã gặp phải hội chứng sốc độ cao (AMS: Acute Moutainous Sickness) khi vừa đặt chân tới Lhasa (thủ phủ và cũng là thành phố lớn nhất Tây Tạng), phần lớn là do vấn đề tâm lý. Nếu bạn không bị một trong các bệnh mãn tính về đường hô hấp, bệnh về tim mạch hay huyết áp, chỉ cần sức khoẻ bình thường, cộng thêm việc luyện tập hít thở đúng cách và tâm lý thoải mái là đã có thể đảm bảo có một chuyến đi tuyệt vời. Ngoài ra, để phòng hờ, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc trong thành phần có chứa Acetazolamid, uống nhiều nước nhất là các gói bổ sung điện giải để cơ thể không bị mất nước, uống thêm thuốc giảm đau khi có triệu chứng đau đầu và các loại thuốc bổ để bổ sung vitamin và khoáng chất. Một vấn đề cần lưu ý mà các nhà tour chuyên nghiệp và kinh nghiệm sẽ tư vấn và sắp xếp cho bạn hợp lý đó là khi vừa tới Lhasa (với độ cao 3.700m), bạn cần nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động mạnh. Trong các khách sạn lớn ở đây đều có máy thổi ô-xy, tuy nhiên, cần hạn chế để cơ thể thích nghi với độ cao mới. Các ngày đầu chỉ nên tham quan quanh Lhasa. Sau khi cơ thể đã thích ứng và làm quen với môi trường ở đây, mới nên đi tham quan tiếp các địa điểm khác với các độ cao tăng dần.
Không chỉ nổi tiếng bởi những cảnh đẹp hùng vỹ mà không nơi nào có được, Tây Tạng còn được biết đến như một vùng đất linh thiêng với văn hoá độc đáo và tôn giáo Mật tông (Kim Cương Thừa) đặc sắc bao trùm và chi phối mọi hoạt động của con người ở đây. Tất cả đều mang một màu sắc huyền bí và linh thiêng khó tả.
Các địa điểm linh thiêng nhất ở đây có thể kể đến là Cung điện Bố Đạt La (Potala), Đền Đại Chiêu (Jokang) và Trát Thập Luân Bố (Tashilunpo). Potala được xây dựng vào từ thời Tạng Vương Tùng Tán Cán bố (Songtsen Gampo) nhưng phải đến đời Lạt Ma thứ 5 là Bốc Tạng Gia Mục Thố (Losang Gyatso), khi ông cho xây dựng lại cung điện này thì nơi đây mới chính thức trở thành nơi ở và học tập của các vị Đạt Lai Lạt Ma. Ngày nay, Potala như một biều tượng của Tây Tạng và là một kỳ quan tôn giáo không chỉ của Lhasa nói riêng mà của cả nhân loại nói chung. Địa danh này được UNESCO công nhận là di tích lịch sử văn hoá từ năm 1994. Đền Đại Chiêu dẫu không hoành tráng như Potala nhưng lại là nơi được người Tạng tin là nơi linh thiêng nhất ở đây. Trong đền còn lưu giữ bức tượng Phật được Văn Thành công chúa (Princess Wencheng) đem sang từ Đại Đường vào thế kỷ thứ VII. Trát Thập Luân Bố nằm gần Shigatse là nơi ở của các Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Latma), một chức sắc trong Mật Tông Tây Tạng chỉ đứng sau Đạt Lai Lạt Ma và là người có trách nhiệm đi tìm hoá thân của các Đạt Lai Lạt Ma.
Đi và trở về với ít nhiều thay đổi
Lê Hoàng Giang, phượt thủ nổi tiếng với kinh nghiệm nhiều lần chinh phục Himalaya đã có lần chia sẻ sau khi trở về sau chuyến du lịch Tây Tạng: “Hãy vào một tu viện nho nhỏ ở đây, nhìn những ngọn đèn bơ leo lét, nhìn sâu vào ánh lửa tôi thấy mình với những tham-sân-si; nhìn những vết thời gian, những thân cột bạc màu, những bức tường nứt nẻ như chứng nhân cho bao kiếp người trôi qua, tu viện vẫn ở đó, tôi quan sát trong thinh lặng. Đi để về sống bình dị hơn”. Thật vậy, không một ai một khi đã đặt chân đến đây mà trở về không có ít nhiều thay đổi.
Một khi được tận mắt thấy văn hoá và con người Tạng ở đây, phần lớn du khách đều có chung một cảm nhận và suy nghĩ về cuộc sống, về giá trị sống. Với người Tạng, đức tin hay tin ngưỡng là điều quan trọng nhất và bao trùm, chi phối gần như tất cả hoạt động trong đời sống của họ. Trong tín ngưỡng Phật giáo Mật Tông, họ quan niệm cuộc sống trần thế chỉ là tạm bợ và chết không phải là chấm hết, mà là bắt đầu một chương mới. Bất kể thời điểm nào trong năm, ở những địa điểm quan trọng như đền Đại Chiêu, tu viện Bố Đạt La, tu viện Trát Thập Luân Bố, bạn sẽ thấy hàng đoàn người Tạng đi nhiễu Phật (đi kora) với Luân Xa trên tay. Một số người còn thể hiện lòng thành kính bằng cách đi tạm bộ nhất bái (ba bước đi một bước lạy, hay còn gọi là ngũ thể nhập địa với 5 bộ phận cơ thể chạm đất khi vái lạy). Những hình ảnh đó luôn gây những xúc cảm về tâm linh mãnh liệt và đọng lại trong tâm trí của khách thập phương những trăn trở về được-mất-hơn-thua trong đời.
Hơn cả một vùng đất linh thiêng, Tây Tạng là một vùng đất của sự đổi thay trong tiềm thức mỗi người một khi đã “chạm” vào đây, bất kể bạn xuất thân từ giai cấp nào, thuộc thành phần xã hội hay mang quan điểm tôn giáo nào.
Theo Thành Cao – Tạp chí Thời Trang Trẻ
Khám Phá Vẻ Đẹp Nguyên Sơ Vùng Đất Hạ Hòa
BNEWS Huyện Hạ Hòa, vùng đất cửa ngõ phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ là nơi có nhiều danh thắng và các di tích lịch sử, văn hóa gắn với những truyền thuyết thời đại Hùng Vương dựng nước.
Cảnh trí nơi đây hiện vẫn còn mang đậm nét nguyên sơ, thuần khiết của tạo hoá. Từ nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú này đã tạo cho Hạ Hòa một tiềm năng du lịch hấp dẫn và đầy triển vọng của đất Tổ Vua Hùng.
Nhiều điểm du lịch hấp dẫn
Nổi bật trong các điểm đến du lịch sinh thái kết hợp tâm linh là Đầm Ao Châu. Đầm Ao Châu nằm trên địa bàn thị trấn Hạ Hòa và các xã Y Sơn, Ấm Hạ và Phụ Khánh thuộc huyện Hạ Hoà, cách thị xã Phú Thọ 50km, cách thành phố Việt Trì 70km.
Đến Hạ Hòa du khách có thể đi bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy tới Đầm Ao Châu đều thuận lợi. Ao Châu đúng như tên gọi của nó, trông xa như một viên ngọc minh châu xanh biếc, lấp lánh.
Ao Châu còn được ví như Vịnh Hạ Long của Phú Thọ. Theo truyền thuyết xưa, Vua Hùng thứ 16 đã từng định chọn nơi đây để định đô.
Ao Châu có diện tích mặt nước khoảng 300ha và có tới khoảng 100 hòn đảo lớn, nhỏ được bao phủ bởi một thảm thực vật đa loài dày đặc và phong phú. Đến với Đầm Ao Châu, du khách sẽ được đi du thuyền khám phá 99 ngách nước uốn lượn qua 99 ngọn núi tựa như những hòn đảo – đỉnh cao nhất là 700m và thấp nhất là 60m.
Cảnh trí nơi đây vẫn còn giữ được nét nguyên sơ, thuần khiết của tạo hoá. Mặt đầm trải rộng mênh mông, phẳng lặng, nước sạch và trong xanh. Xung quanh đầm là những đồi cây trái sum suê đua nhau soi bóng xuống mặt nước, tất cả tạo nên một khung cảnh êm đềm, thơ mộng hiếm có ở vùng đồi trung du…
Khu du lịch Ao Châu đang trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, tỉnh Phú Thọ đã quy hoạch chi tiết Khu du lịch Đầm Ao Châu với diện tích khoảng 1.500ha; đồng thời phát triển thành Khu du lịch sinh thái với các loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, bơi thuyền, câu cá, leo núi…
Ðiểm đến nổi bật nhất của du lịch tâm linh ở huyện Hạ Hòa được nhiều du khách biết đến là Ðền Mẫu Âu Cơ, một di tích lịch sử văn hóa lâu đời gắn với truyền thuyết Âu Cơ – Lạc Long Quân thuộc xã Hiền Lương, cách Ðền Hùng khoảng 50 km về phía Bắc.
Truyền thuyết kể lại, khi bà Âu Cơ dẫn 50 người con lên núi, đi đến đâu cũng truyền dạy dân cấy lúa, nuôi tằm, dệt vải. Một ngày kia, Người đến một nơi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, có núi cao, đầm rộng, sông dài, cây cỏ hoa lá tốt tươi.
Người cho khai hoang, lập ấp, dạy dân trồng lúa, trồng dâu, dệt lụa. Khi Người cùng bầy tiên nữ bay về trời đã để lại dải yếm lụa dưới gốc đa và nơi đây, nhân dân đã lập đền thờ, giữ gìn hương khói đời này sang đời khác.
Năm 1991, Bộ Văn hóa – Thông tin đã xếp hạng và cấp bằng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia Ðền Mẫu Âu Cơ. Năm 1998, chính quyền và nhân dân xã Hiền Lương tổ chức khởi công trùng tu lần một và đến năm 2007 đã hoàn thành với khuôn viên mở rộng… tạo không gian xanh, sạch, đẹp, tôn vinh vẻ uy nghi, tôn kính của Ðền Mẫu Âu Cơ.
Hằng năm, nhân dân Hạ Hòa mở lễ hội Ðền Mẫu Âu Cơ vào đầu tháng Giêng Âm lịch. Cùng với lễ rước thành kính là phần hội có nhiều hoạt động thể thao, trò chơi dân gian sôi động, thu hút hàng nghìn nhân dân trong vùng và du khách tham gia.
Bên cạnh đó, Hạ Hòa còn có hàng chục di tích khác như di tích quốc gia Ðình Ðông- Ðền Nghè xã Văn Lang, nơi thờ nhị vị Tướng quân Lê Anh Tuấn và Lê Ả Lan có công với đất nước, nơi hằng năm vẫn đón hàng nghìn lượt du khách về dự lễ hội rước nước độc đáo.
Ngoài ra là các di tích được tỉnh xếp hạng như: đền Nguyễn (xã Vụ Cầu), đền Chu Hưng (xã Ấm Hạ), đình Trắng (xã Hậu Bổng), đền Ðức Thánh Bà, Kim Sơn Tự tại thị trấn Hạ Hòa… Hạ Hòa còn được du khách biết đến bởi nơi đây từng có các chiến khu cách mạng lừng danh trong kháng chiến chống thực dân Pháp như, chiến khu Vần – Hiền Lương xã Hiền Lương; chiến khu 10 ở Ðại Phạm – Hà Lương – Gia Ðiền – Ấm Hạ…
Hạ Hòa sẽ là trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh
Mỗi năm, Hạ Hòa thu hút khoảng 50.000 lượt khách đến tham quan, doanh thu ước đạt trên 100 tỷ đồng; giải quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp cho 2.100 lao động, góp phần đáng kể trong công tác xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Trong Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030, Hạ Hòa được xác định là một trong năm trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh. Trong đó, thế mạnh là loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa với các điểm du lịch Đầm Ao Châu, Đền Mẫu, Ao Giời-Suối Tiên, Đầm Vân Hội…
Huyện chú trọng đào tạo đội ngũ, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch và trình độ cán bộ, nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.
Trên cơ sở các quy hoạch đã được phê duyệt, huyện đã và đang khẩn trương hoàn thành các dự án đầu tư phát triển du lịch; gắn phát triển du lịch với phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng nông thôn mới và gắn phát triển du lịch với phát triển văn hóa, con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
Cùng với việc thực hiện quy hoạch, huyện Hạ Hòa cũng đã có giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, kinh doanh dịch vụ du lịch.
Trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn, Hạ Hòa đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch. Ngành văn hóa cũng đã có kế hoạch xây dựng nhiều tuyến du lịch nội tỉnh để kết nối các trung tâm du lịch với nhau, trong đó điểm dừng chân là các khu du lịch ở Hạ Hòa để đẩy mạnh quảng bá hình ảnh về con người và tiềm năng của huyện./.
Bạn đang xem bài viết Về Xứ Hòa Hảo, Du Khách Sẽ Xuyến Xao Vùng… trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!