Cập nhật thông tin chi tiết về Việt Nam Campuchia Lào Tăng Cường Hợp Tác Du Lịch,Viet Nam Campuchia Lao Tang Cuong Hop Tac Du Lich mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
VIỆT NAM – CAMPUCHIA – LÀO TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC DU LỊCH
Hội nghị Bộ trưởng Du lịch Lào, Campuchia và Việt Nam lần thứ nhất, diễn ra ngày 5/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ra tuyên bố về hợp tác du lịch “3 quốc gia-1 điểm đến”. Trong tuyên bố, các Bộ trưởng nhất trí khuyến khích cơ quan du lịch quốc gia ba nước tăng cường trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch du lịch, quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch, phát triển sản phẩm du lịch.
Những món ngon đặc trưng chỉ có tại Lào
Hội nghị Bộ trưởng Du lịch Lào, Campuchia và Việt Nam lần thứ nhất, diễn ra ngày 5/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ra tuyên bố về hợp tác du lịch “3 quốc gia-1 điểm đến”.
Trong tuyên bố, các Bộ trưởng nhất trí khuyến khích cơ quan du lịch quốc gia ba nước tăng cường trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch du lịch, quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch, phát triển sản phẩm du lịch.
Ba nước cũng khuyến khích áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi cho khách du lịch; tăng cường phối hợp tổ chức giao lưu giữa thanh niên, giữa các thành phố kết nghĩa và các di sản văn hóa, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị tăng cường hợp tác phát triển du lịch.
Đại diện quốc gia đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Du lịch 3 nước lần đầu tiên, ông Hoàng Tuấn Anh- Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Việt Nam, đánh giá cao nỗ lực trong việc hình thành cơ chế hợp tác chung giữa ngành du lịch 3 nước. Theo ông, cơ quan du lịch 3 nước cần thường xuyên trao đổi, thống nhất các chương trình và sớm đưa vào thực hiện. Việc triển khai hiệu quả tuyên bố trên sẽ xây dựng 3 nước thành một điểm đến chung, hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao trong khu vực, góp phần quan trọng vào việc tăng cường củng cố mối quan hệ hợp tác toàn diện, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân 3 nước.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh hy vọng ba nước sẽ sớm xây dựng điểm du lịch chung Campuchia-Lào-Việt Nam, với những sản phẩm đa dạng, độc đáo, bền vững, hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao trong khu vực.
** Cùng ngày, Triển lãm quốc tế Du lịch thành phố Hồ Chí Minh (ITE HCMC) 2007 đã được khai mạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (TPHCM). Tham dự triển lãm có Bộ trưởng Du lịch 3 nước Campuchia, Lào, Việt Nam, lãnh đạo UBND TPHCM cùng đại diện ngành du lịch của nhiều nước. Tại ITE HCMC lần thứ 3 này, có 125 người mua đại diện cho 100 doanh nghiệp lữ hành nước ngoài từ 29 quốc gia, vùng lãnh thổ đến gặp gỡ, xúc tiến thương mại với khoảng 180 người bán đến từ 19 tỉnh, thành của Việt Nam và 11 quốc gia khác.
Đây là hoạt động gặp gỡ lớn nhất giữa người mua và người bán trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 7/0.
Cũng trong khuôn khổ ITE HCMC 2007, Hoa hậu Trái đất 2006- Hil Hernandez (Chile), Hoa hậu Nước 2006 – Catherine Untalan (Philippines) và cô Nicole Chen- đại diện Singapore tham gia cuộc thi Hoa hậu Trái đất năm 2007, đã gởi thông điệp về bảo vệ môi trường để phát triển du lịch bền vững.
“Việt Nam là một đất nước xinh đẹp”, Hoa hậu Trái đất người Chilê với nụ cười tươi tắn nhấn mạnh nhiều lần khi trả lời câu hỏi của báo chí về cảm nhận của cô về Việt Nam.
Cô cho biết ngay từ khi ở trên máy bay, cô đã nhìn thấy những mảng xanh của những dòng sông, những cánh đồng, khu rừng miền nhiệt đới cho thấy một đất nước có môi trường và khí hậu tuyệt vời.
Cả Hoa hậu Trái đất lẫn hai người đẹp là Catherine Untalan, người Philpppines, Hoa hậu Nước của Hoa hậu Trái đất 2006 và Nicole Chen Lin, đại diện của Singapore dự thi Hoa hậu Trái đất 2007 đều nói rằng trước đây họ chỉ biết Việt Nam qua sách báo, phim ảnh và internet. Lần này được đến Việt Nam họ mong muốn “những hình ảnh đẹp của đất nước, con người Việt Nam sẽ được mọi người trên thế giới biết đến”. Ba người đẹp Hil Yesnia Hernadez, Catherine Untalan, Nicole Chen Lin cho biết rất vui và vinh dự khi được góp phần quảng bá cho hình ảnh của Việt Nam.
Trong thời gian lưu lại Thành phố Hồ Chí Minh, Hoa hậu Trái đất và các người đẹp quốc tế sẽ tham gia kêu gọi “Hãy bảo vệ Trái đất”, vận động bảo vệ môi trường toàn cầu, quảng bá cho du lịch Việt Nam, cho sự phát triển của du lịch bền vững, thân thiện với môi trường với chương trình “Sự quyến rũ của màu xanh”, tham quan một số điểm du lịch nổi tiếng của thành phố./.
Theo VOV
Tăng Cường Hợp Tác Du Lịch Việt Nam
Chiều ngày 22/1 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn đã tiếp đoàn công tác của Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc do Phó Cục trưởng Vương Chí Phát dẫn đầu.
Tại buổi tiếp, thay mặt Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đánh giá cao chuyến đến thăm và làm việc tại Việt Nam của đoàn công tác Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc, qua đó góp phần tăng cường sự hiểu biết, hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực du lịch.
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh về tiềm năng, thế mạnh của du lịch Trung Quốc, đây là thị trường gửi khách lớn nhất của du lịch Việt Nam nên hợp tác du lịch giữa hai nước thời gian gần đây được Việt Nam chú trọng thúc đẩy.
Trong năm 2013, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam đạt hơn 1,9 triệu lượt, chiếm 25,2% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 33,5% so với năm 2012.
Cho đến nay, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định hợp tác du lịch; thoả thuận hợp tác về du lịch giữa Bộ VHTTDL Việt Nam và Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc giai đoạn 2010-2013; bản ghi nhớ hợp tác du lịch giữa TCDL Việt Nam với tỉnh Tứ Xuyên, với Cục Du lịch Giang Tô, Triết Giang…
Đến nay, Việt Nam đã ban hành quyết định 849/2004 cho phép khách Trung Quốc đến tham quan Việt Nam bằng giấy phép xuất nhập cảnh do Trung Quốc cấp. Việt Nam thường xuyến phối hợp với Trung Quốc tổ chức xúc tiến, quảng bá du lịch và các đoàn khảo sát, Fam trip, Prees trip.
Thời gian qua, Trung Quốc đã cử các chuyên gia hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch, bồi dưỡng kiến thức quản lý…
Theo Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn ,Trung Quốc là nước có ngành du lịch phát triển mạnh trong khu vực, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và phát triển du lịch, đây là thị trường nguồn khách và đầu tư quan trọng của du lịch Việt Nam. Việc tăng cường sự hợp tác, khai thác khách, đầu tư từ thị trường tiềm năng này là rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, củng cố mối quan hệ toàn diện giữa hai nước.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Cục trưởng Vương Chí Phát chúc mừng những kết quả đạt được của ngành du lịch Việt Nam, đây cũng là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch Trung Quốc nói riêng và khách du lịch quốc tế nói chung.
Phó Cục trưởng Vương Chí Phát đánh giá cao mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực trong đó có du lịch giữa hai bên và cho biết: đoàn công tác của Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc vừa có chương trình làm việc, gặp gỡ với các doanh nghiệp tại Tp.Hồ Chí Minh cho thấy có những vấn đề cần phải trao đổi, thống nhất nhằm thúc đẩy sự hợp tác về du lịch giữa hai bên đạt hiệu quả cao hơn. Trước hết, đó là vấn đề xúc tiến, quảng bá điểm đến Trung Quốc tới thị trường Việt Nam cũng như quảng bá du lịch Việt Nam đến thị trường Trung Quốc còn nhiều hạn chế. Phần đông khách du lịch Việt Nam mới đi du lịch, tìm hiểu tập trung ở một số nơi như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông, Quảng Tây, Côn Minh… còn rất nhiều điểm du lịch mới vẫn chưa được quảng bá, giới thiệu, nhiều du khách vẫn chưa biết đến. Đối với thị trường Việt Nam cũng vậy, Việt Nam cũng có nhiều điểm du lịch, nhiều nét văn hoá rất độc đáo cần được khám phá. Vấn đề thứ hai, đó là khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc muốn đi tiếp tới Hồng Kông, Ma Cao vẫn còn gặp trở ngại về vấn đề cấp thị thực. Đồng thời, chi phí ở Trung Quốc cao, ảnh hưởng đến giá tour của các công ty lữ hành. Ngoài ra, về đường hàng không, một số tuyến chưa phù hợp, khả năng vận chuyển còn hạn chế.
Phó Cục trưởng Vương Chí Phát cho rằng, hai bên cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn. Trước hết, hai bên cần xây dựng, hoàn thiện cơ chế hợp tác, thiết lập đầu mối là Tổng cục Du lịch Việt Nam và Vụ Hợp tác quốc tế cùng đại diện du lịch Trung Quốc ở Đông Nam Á có văn phòng tại Singapore phối hợp thực hiện; thành lập các tổ, nhóm công tác trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ, liên hệ trực tiếp,giải quyết những khó khăn trở ngại. Hai bên cần quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất. Năm 2013, Trung Quốc thông qua luật du lịch, sẽ rất thuận lợi đối với sự hợp tác về du lịch đối với một số quốc gia lân cận trong đó có Việt Nam.
Qua trao đổi, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn và Phó Cục trưởng Vương Chí Phát đã thống nhất cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa hai bên, cùng trao đổi, chia sẻ thông tin, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy lĩnh vực du lịch giữa hai nước ngày càng phát triển./.
(
Tăng Cường Phối Hợp Trong Xúc Tiến, Quảng Bá Du Lịch Việt Nam
Với mục tiêu tăng cường sự phối hợp giữa TCDL và các địa phương nhằm huy động sức mạnh tổng hợp trong công tác xúc tiến, quảng bá, TCDL vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác xúc tiến du lịch năm 2020 tại khu nghỉ dưỡng Vinpearl Luxury (thị xã Cửa Lò, Nghệ An). Hội nghị có sự tham dự của Lãnh đạo TCDL, các vụ, đơn vị chức năng trực thuộc TCDL, lãnh đạo các Sở quản lý nhà nước về du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch của nhiều địa phương là trọng điểm du lịch trên địa bàn toàn quốc.
Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Trùng Khánh phát biểu tại Hội nghị
“Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp, sự liên kết trong công tác quản lý, tổ chức các hoạt động du lịch là tất yếu”, đó là nhận định chung của các đại biểu tham dự Hội nghị. Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, TCDL với chức năng là cơ quan quản lý du lịch ở Trung ương cần có cơ chế làm việc định kỳ với các địa phương; chủ động đề xuất cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xúc tiến du lịch. Ngoài việc tăng cường kết nối giữa TCDL với các địa phương, giữa các địa phương với nhau cũng cần tăng cường liên kết trong quảng bá, xúc tiến. Thống nhất với đề xuất này, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải cho biết, trong quá trình thực hiện quảng bá hình ảnh Hà Nội tới các thị trường trong và ngoài nước, Sở Du lịch Hà Nội đã lồng ghép quảng bá chung cho nhiều địa phương trên cơ sở hợp tác với hơn 40 địa phương và các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế. Hà Nội đón khách quốc tế từ hơn 190 thị trường nhưng đã các xác định thị trường trọng điểm, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp. Từ đó, du lịch Hà Nội xây dựng các sản phẩm đáp ứng đặc tính của thị trường khách và tổ chức quảng bá thông qua các ấn phẩm, cách thức phù hợp tại các hội chợ du lịch KOTFA (Hàn Quốc), JATA (Nhật Bản), TOP RESA (Pháp) hàng năm. Nhất trí thực hiện việc tổ chức giao ban định kỳ giữa TCDL và các địa phương, Giám đốc Sở Du lịch Tp. HCM Bùi Tá Hoàng Vũ cho rằng, cần phải xây dựng chiến lược chi tiết cho công tác xúc tiến, trong đó tập trung nguồn lực tổng thể để tiến hành quảng bá tại các thị trường trọng điểm. TCDL với vai trò “nhạc trưởng” tổ chức phân công cho các địa phương tham dự các hội chợ du lịch quốc tế lớn… Để tăng cường công tác phối hợp giữa TCDL và các địa phương trong công tác xúc tiến, Giám đốc Trung tâm xúc tiến du lịch Thừa Thiên Huế Trương Thành Minh đề xuất phổ biến mô hình liên kết giữa Đà Nẵng – Quảng Nam – Thừa Thiên Huế trong hơn 10 năm qua, trong đó có việc phối hợp tổ chức quảng bá, xúc tiến sản phẩm “Con đường di sản miền Trung”.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Kết thúc hội nghị, Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đề xuất về cách thức phối hợp giữa TCDL và các địa phương trong công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung và mỗi địa phương nói riêng thời gian tới. Những ý kiến đề xuất sẽ được tổng hợp, xây dựng thành kế hoạch tổng thể để từ đó tạo cơ chế thống nhất trong hành động. Tổng cục trưởng khẳng định, TCDL sẽ luôn đồng hành cùng các địa phương và ngược lại mong muốn các địa phương gắn kết hơn nữa với TCDL nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương tới địa phương.
Lê Hải
Du Lịch Việt Nam Thua Lào Và Campuchia
Du khách quốc tế đến VN tăng trưởng thấp xa Lào, Campuchia. Ảnh: Đ.N.Thạch Facebok
Campuchia rất nhanh chân đặt văn phòng đại diện du lịch tại chúng tôi thông qua đầu mối là một doanh nghiệp du lịch lớn của họ, để thu hút du khách, quảng bá điểm đến ở VN. Ngược lại, cho tới nay, du lịch VN không có bất kỳ văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài, kể cả ở các thị trường gần như Campuchia hay Lào.
Tại Hội chợ du lịch quốc tế (ITE) 2016 đang diễn ra ở chúng tôi (8 – 10.9), ngành du lịch Campuchia tham gia với một gian hàng quy tụ đông đảo doanh nghiệp của nước này. Sân khấu giữa gian hàng luôn sống động với những điệu múa Apsara, biểu diễn võ thuật truyền thống… Nhưng ấn tượng hơn hết, gian hàng của Campuchia giống như một Angkor Wat thu nhỏ và mô hình này được thống nhất ở tất cả các hội chợ du lịch mà nước này tham gia trên toàn thế giới. Trong khi đó, dù ITE diễn ra ngay tại sân nhà nhưng các công ty du lịch trong nước chỉ thuê gian hàng để bán tour; còn các địa phương như Hà Nội, TP.HCM… chỉ giới hạn trong việc quảng bá điểm đến địa phương. Cho nên, mang tiếng là hội chợ du lịch quốc tế, với vai trò trọng tâm là thu hút khách đến VN, ITE trở thành nơi để du lịch Campuchia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore… lôi kéo khách Việt về nước họ.
Đây chỉ là một trong hàng loạt điểm yếu của du lịch VN so với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt so với Lào, Campuchia. Ngành du lịch hai quốc gia kể trên có xuất phát chậm hơn VN rất nhiều nhưng đã tăng tốc và đang bám sát VN. Du khách nước ngoài đến Campuchia năm 2015 đạt 4,8 triệu lượt, tăng 6,1%, doanh thu từ du lịch tương đương 13% GDP. Trong đó, chỉ riêng Angkor Wat đã thu hút 4,5 triệu lượt người. Còn ngành du lịch Lào giữ mức độ tăng trưởng ổn định trong suốt nhiều năm, chẳng hạn năm 2012 tăng 22% lượng khách quốc tế, đến năm 2015 đạt mức 4,7 triệu lượt, tăng 13%. Trung bình du khách quốc tế đến Lào ở lại gần 8 ngày. Trong đó, đáng chú ý, thị trường khách đến từ các quốc gia láng giềng ASEAN chiếm tới 77% tổng số khách quốc tế của Lào, tăng 11% so với 2014.
Đối với VN, năm 2015 đạt 7,9 triệu lượt, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2014, doanh thu từ du lịch chiếm mức khiêm tốn 6,6% GDP. Trước đó, năm 2013, khách quốc tế đến VN tăng 10% nhưng đến năm 2014 chỉ còn 4%. Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch cho biết hiện VN đứng thứ 5 trong các nước ASEAN về số lượng khách du lịch quốc tế đến, nhưng chỉ bằng 27% số lượng khách của Thái Lan (29,88 triệu), bằng 31% so với Malaysia (25,70 triệu), 52% so với Singapore (15,23 triệu). Trong khi Thái Lan và Singapore có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2011 – 2015 (trung bình lần lượt 12%/năm và 10%/năm) thì VN tăng trưởng chậm hơn (trung bình 7%/năm). So với các nước thuộc nhóm dưới, VN cũng có tốc độ tăng trưởng trung bình thấp hơn so với Lào (15%), Myanmar (51%).
Ông Trần Văn Trường, Giám đốc Công ty du lịch VYC, cho rằng với sự linh hoạt và cởi mở trong chính sách, chắc chắn du lịch Campuchia và Lào sẽ nhanh chóng đuổi kịp VN về số lượng khách.
Chỉ số cạnh tranh về du lịch do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố hai năm một lần cho biết năm 2015, VN xếp trên Lào và Campuchia về xếp hạng chung (VN thứ 73, Lào thứ 96 còn Campuchia là 105) với một số chỉ số cao hơn như nguồn nhân lực, giá cả, hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa… Nhưng, VN cũng thua Lào và Campuchia ở nhiều chỉ số quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực chính sách và điều kiện hỗ trợ. Nếu VN xếp ở nhóm đội sổ với vị trí 112 thì Campuchia ở vị trí 64, Lào là 80. Cụ thể, mức độ ưu tiên cho ngành du lịch VN xếp ở vị trí rất thấp (119), trong khi Campuchia là 37, Lào hạng 50. Về độ mở quốc tế (các chính sách về thị thực…), VN đứng thứ 89, Campuchia thứ 59 và Lào thứ 76…
Ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch HĐQT Công ty du lịch Lửa Việt, thừa nhận du lịch Lào, Campuchia đang có những thay đổi tích cực hơn so với VN. Bộ Du lịch Campuchia 6 tháng một lần công bố phân tích thống kê số lượng khách đến, bao gồm độ tuổi, thị trường, chi tiêu… Dựa vào phân tích này, các công ty du lịch Campuchia sẽ có định hướng chiến lược tiếp thị, kinh doanh chi tiết và chính xác. Cái này du lịch VN chưa làm được. Là một trong những người đầu tiên mở tour đưa khách Việt đến Campuchia, ông Mỹ nhận định, môi trường du lịch nước này rất tốt, ăn đứt VN, khi ở các điểm tham quan chính không hề thấy nạn chèo kéo du khách, hàng rong được “quy hoạch” có chỗ đứng riêng, không có chuyện hai giá (giá dành cho du khách cao hơn giá dành cho người trong nước)… Đối với Lào, tài nguyên du lịch kém hơn VN vì không có biển nhưng lượng khách quốc tế tăng trưởng rất mạnh do giữ được môi trường du lịch sạch sẽ, an toàn; các điểm tham quan mới lạ.
Bên cạnh đó, trong khi Campuchia đã miễn thị thực cho 25 quốc gia, Lào miễn thị thực cho công dân của khoảng 40 quốc gia thì VN chỉ mới miễn thị thực cho khoảng 22 quốc gia, trong đó có 9 nước ASEAN. Campuchia áp dụng hình thức xin visa online (E-visa) gọn nhẹ dành cho hầu hết công dân các quốc gia trên thế giới. Lào áp dụng E-visa và thị thực tại cửa khẩu cho 150 quốc gia. Trong khi đó, VN có thể áp dụng thị thực điện tử từ ngày 1.1.2017. Chính sách thông thoáng trong vấn đề thị thực đã góp phần thu hút nhiều hơn khách quốc tế đến với Lào, Campuchia. Khoảng 5 năm trước, VN từng đề xuất phương án “5 quốc gia, 1 thị thực” cho cả Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và VN, nghĩa là khách chỉ dùng 1 thị thực là có thể đi đến tất cả 5 nước kể trên. Sau đó, ngay lập tức Lào, Campuchia và Thái Lan chính thức hợp tác trao đổi du khách với nhau thông qua hình thức “2 quốc gia, 1 điểm đến” (khách có thị thực vào Thái Lan là có thể vào Lào/Campuchia và ngược lại). Còn VN, dù là phía đề xuất, nhưng lại không thể thực hiện cho tới thời điểm này.
N.Trần Tâm (Thanh niên)
Bạn đang xem bài viết Việt Nam Campuchia Lào Tăng Cường Hợp Tác Du Lịch,Viet Nam Campuchia Lao Tang Cuong Hop Tac Du Lich trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!