Cập nhật thông tin chi tiết về Việt Nam Có Mấy Vùng Kinh Tế Trọng Điểm? mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong quá trình hình thành và phát triển, các vùng kinh tế trọng điểm đang phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Hỏi:
Việt Nam có mấy vùng kinh tế trọng điểm?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án:
B. 4
Vùng kinh tế trọng điểm được Đảng và Nhà nước xác định là vùng động lực làm đầu tàu lôi kéo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước. Hiện cả nước có bốn vùng kinh tế trọng điểm gồm: Bắc Bộ, Trung Bộ, phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
A. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh
B. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình
C. Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nam
D. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình
Đáp án:
A. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được thành lập theo quyết định Thủ tướng từ tháng 9/1997 gồm các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương với diện tích hơn 10.000km².
Hỏi:
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có mấy tỉnh, thành trực thuộc trung ương?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Đáp án:
C. 7
Sau khi Quốc hội quyết định mở rộng địa giới thành phố Hà Nội (sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội) thì tổng diện tích vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sau khi bổ sung là hơn 11.300km². Hiện vùng kinh tế trọng điểm này có 7 tỉnh thành gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ
Hỏi:
Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ có mấy tỉnh, thành trực thuộc trung ương?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Đáp án:
A. 5
Vùng kinh tế Trung Bộ được thành lập từ tháng 11/1997 theo quyết định của Thủ tướng, gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Hiện quy mô của vùng được mở rộng thêm tỉnh Bình Định, nâng tổng số tỉnh thành ở vùng kinh tế này là 5.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
B. TP. HCM, Bình Dương, Bến Tre
C. chúng tôi Bình Phước, Bến Tre
D. TP. HCM, Long An, An Giang
Đáp án:
A. TP. HCM, Long An, Bình Phước
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được thành lập từ tháng 2/1998 gồm TP HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu với diện tích tự nhiên hơn 12.600km². Từ giữa năm 2003, Thủ tướng đã quyết định mở rộng ranh giới vùng, bổ sung 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Long An.
Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long
Hỏi:
Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long hiện gồm mấy tỉnh thành?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án:
D. 4
Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập từ tháng 4/2009, gồm tỉnh thành: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau; rộng hơn 16.200km².
Giới Thiệu Về Bản Đồ 7 Vùng Kinh Tế Việt Nam
Tổng quan về bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam
Dựa vào bản đồ Việt Nam trải dài từ Bắc xuống Nam bạn sẽ thấy các vùng kinh tế được phân biệt bằng các màu sắc khác nhau , bạn sẽ dễ dàng thấy được vị trí của cả 7 vùng kinh tế từ trên xuống dưới lần lượt gồm vùng Bắc Bộ, vùng Đồng Bằng sông Hồng, ở khu vực miền Bắc. Vùng Tây Nguyên, vùng Bắc Trung Bộ trải dài ở miền Trung với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ở phía Biển. Cuối cùng là vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng Bằng sông Cửu Long hay còn gọi là vùng Tây Nam Bộ ở miền Nam.
Trong đó, vùng Đồng Bằng châu thổ sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ đang là 2 vùng đầu tàu kinh tế của đất nước.
Đặc điểm các vùng kinh tế từ bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam
Điều kiện tự nhiên bao gồm điều kiện đất đai, điều kiện khí hậu, điều kiện địa hình sẽ quyết định đến điều kiện dân cư cũng như điều kiện kinh tế trong vùng. Tuy nhiên yếu tố kinh tế cũng phụ thuộc vào những chủ trương, chính sách quyết định của nhà nước về hướng đi phát triển kinh tế. Dựa vào bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam, chúng ta có thể quan sát được thông tin của các vùng kinh tế Việt Nam như sau. Bạn cũng có thể tham khảo riêng các mẫu bản đồ vùng miền tại website: http://bandohanhchinh.com/ . Với nhiều loại bản đồ riêng từng vùng miền, từng tỉnh thành sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn theo các vùng.
Vùng kinh tế trung du miền núi Bắc Bộ
Đây là vùng cực Bắc của Việt Nam với địa hình nhiều đồi núi và có nhiều tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú. Dù giao thông đã được nâng cấp khiến cho vùng này trở thành nơi giao lưu các vùng khác trong nước nhờ những tuyến đường quốc lộ được mở rộng nhưng dân cư trong vùng lại tập trung không đông, lao động có tay nghề, trình độ kỹ thuật lại thiếu. Từ đó, nền kinh tế chưa phát triển khả quan do thiếu thị trường và cơ sở vật chất cũng như lao động kỹ thuật so với các vùng khác.
Vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng
Đây là phần lãnh thổ nằm trên và lân cận khu vực đồng bằng sông Hồng, là trung tâm miền Bắc của Việt Nam. Vùng này vừa có diện tích đồng bằng được bồi đắp bởi sông Hồng nên thuận lợi phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải, phát triển dân cư, thương mại lại vừa có nhiều tài nguyên khoáng sản để phát triển khai khoáng.
Dân cư trong vùng tập trung đông đúc tại Hà Nội và những thành phố lân cận như Hải Phòng, Hải Dương với mật độ dân số cao, phát triển được đa dạng mọi ngành nghề. Có thể nói đây là vùng trung tâm kinh tế của cả khu vực Bắc Bộ.
Nền kinh tế của vùng còn bị trở ngại nhiều bởi mật độ dân số thưa thớt, hay bị thiên tai bão lũ nên làm các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài ít lựa chọn đầu tư.
Vùng kinh tế Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên với địa hình chủ yếu là đồi núi, địa hình trung bình cao nhất nước. Mặt ưu đãi của thiên nhiên là thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp lâu năm, phát triển nông nghiệp và khai thác quặng, mỏ. Tuy nhiên, đây là vùng kinh tế kém phát triển bởi dân cư thưa thớt, đa số là lao động thiếu trình độ, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nên không thể phát triển kinh tế đa dạng được.
Vùng kinh tế Đông Nam Bộ
Đây chính là vùng kinh tế đầu tàu của cả nước với địa hình bằng phẳng nhất, tập trung dân cư đông đúc nhất, mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng phát triển tốt nhất. Về nguồn lao động thì vùng này tập trung đầy đủ tất cả lực lượng lao động đủ mọi ngành nghề, có cả những nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Do đó, vùng này phát triển đủ mọi ngành nghề và thu hút mọi nguồn lực kinh tế, nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long
Đây là vùng kinh tế cuối cùng trên bản đồ khu vực kinh tế Việt Nam, tại điểm cực Nam của tổ quốc. Vùng Tây Nam Bộ là vùng đồng bằng lớn nhất cả nước do được hệ thống sông Cửu Long bồi đắp. Điều kiện tự nhiên của vùng vô cùng thích hợp để trồng trọt lúa nước, cây nông nghiệp, cây ăn trái, khai thác và nuôi thủy hải sản,… mang lại nguồn lợi rất lớn dù không có nhiều tài nguyên khoáng sản. Đây là vùng kinh tế nông nghiệp hiệu quả nhất cả nước dù vẫn còn những hạn chế về thiên tai, lũ lụt.
Bạn có thể tìm hiểu thêm tại các bài viết:
Vị trí Vĩ tuyên 17 trên bản đồ Việt NamBản Đồ Việt Nam Các Tỉnh ThànhBản đồ Miền Bắc Việt Nam
Qua bài viết này, tôi cũng muốn giới thiệu đến các bạn cửa hàng Map Design chuyên cung cấp bản đồ khổ lớn, để mua bản đồ các vùng kinh tế Việt Nam bạn hãy liên hệ với nhân viên tư vấn, để nhận được hướng dẫn lựa chọn kích thước phù hợp cho công việc và mục đích sử dụng của bạn.
Việt Nam Có Khu Nghỉ Dưỡng Sang Trọng Nhất Thế Giới
Việt Nam có khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất thế giới
InterContinental Danang Sun Peninsula Resort của Việt Nam vừa đoạt Giải thưởng World Travel Awards – được xem như giải “Oscar của ngành du lịch” xướng tên cho danh hiệu cao quý nhất: Khu nghĩ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới.
Thông tin vừa được World Travel Awards (WTA) công bố chính thức vào lúc 18h ngày 7/12 tại đảo Caribe – tức vào khoảng 5h sáng 8/12.
Sau hơn 20 năm tổ chức trao giải thường niên, WTA được xem như một giải “Oscar của ngành du lịch”. Giải thưởng WTA thực sự là niềm khao khát của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn chuyên nghiệp trên khắp thế giới.
Tại lễ công bố vào lúc 18h tối 7/12 giờ địa phương tại hòn đảo Caribe xinh đẹp, khi xướng tên InterContinental Danang Sun Peninsula Resort ở Việt Nam của chủ đầu tư Sun Group, Chủ tịch của hiệp hội trao giải WTA – Gramham Cooke cho biết: “Suốt năm 2014 vừa qua, đội ngũ WTA đã đi khắp thế giới, chọn ra bằng được những đơn vị tốt nhất trong ngành công nghiệp du lịch. Và đêm nay là đêm trao giải quan trọng nhất”.
WTA lấy tiêu chí cao nhất là sự hài lòng của khách hàng để đánh giá, công nhận và trao giải cho các đơn vị xuất sắc nhất trong ngành công nghiệp không khói trên toàn cầu.
Để đứng ở ngôi vị cao nhất dành cho Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort của Việt Nam đã vượt qua hơn 500 khách sạn và resort đẳng cấp quốc tế tranh giải ở 79 hạng mục của WTA trong năm 2014
InterContinental Danang Sun Peninsula Resort tọa lạc tại bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, nơi có những bãi biển từng được ngợi ca là đẹp nhất hành tinh. Khu nghỉ dưỡng của Việt Nam vừa đoạt giải “Oscar của ngành du lịch này” sở hữu một không gian đẹp như chốn thiên đường với tầm nhìn hướng ra biển Đông.
Du khách đến đây không chỉ đắm chìm trong cảnh trí mê hoặc lòng người, mà còn ấn tượng với kiến trúc độc đáo của khu nghỉ dưỡng được thiết kế bởi “Thầy phù thủy” tiếng tăm trong làng kiến trúc quốc tế – Bill Bensley. Để InterContinental Danang Sun Peninsula Resort có được kiến trúc ấn tượng như ngày nay, “thầy phù thủy” Bill Bensley đã dày công nghiên cứu văn hóa và kiến trúc truyền thống Việt để tạo nên một không gian kiến trúc hiện đại, sang trọng đẳng cấp toàn cầu song vẫn mang hơi thở văn hóa Việt.
InterContinental Danang Sun Peninsula Resort còn “ghi điểm” với du khách đến đây và thưởng thức ẩm thực với hệ thống các nhà hàng Citron, Barefoot, và đặc biệt là La Maison 1888 của đầu bếp 3 sao Michelin huyền thoại với nhiều phong cách ẩm thực, từ phong cách văn hóa ẩm thực Việt, đến phong cách ẩm thực hoàng gia, quý tộc.
Thêm vào đó, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort còn mang đến những trải nghiệm mới lạ, thư thái với hệ thống Harnn Heritage Spa, Majestic Spa Villas và dịch vụ nail cao cấp được điều hành bởi thương hiệu Bastien Gonzalez Studio nổi tiếng thế giới
Dù chỉ mới chính thức đi hoạt động hồi năm 2012, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort của Việt Nam trước đó đã sở hữu hàng loạt giải thưởng danh giá trong ngành du lịch. Trong đó, có các giải thưởng khu vực và các hạng mục dịch vụ của WTA trong năm 2014 như Giải Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất Châu Á, Khu nghỉ dưỡng đẳng cấp nhất Việt Nam, Khu nghỉ dưỡng có dịch vụ Spa tốt nhất Việt Nam, Khu nghĩ dưỡng có dịch vụ Spa sang trọng nhất Việt Nam.
Trong năm 2013, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort cũng từng đoạt giải Khu nghỉ dưỡng mới sang trọng bậc nhất tại Việt Nam và Châu Á của WTA
Ngoài ra,InterContinental Danang Sun Peninsula Resort còn lọt vào top 4 nhà hàng đẹp nhất thế giới do The New York Post – April 2014 bình chọn cho nhà hàng La Maison 1888; top 50 khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới năm 2013 do World Spa & Travel Magazine 2013 bình chọn. World Luxury Hotel Awards 2013 vinh danh InterContinental Danang Sun Peninsula Resort cho danh hiệu Khách sạn mới sang trọng bậc nhất 2013.
Sự kiện InterContinental Danang Sun Peninsula Resort giải thưởng cao quý: World’s Leading Luxury Resort 2014 – Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới đã đem lại cho Việt Nam niềm tự hào và vinh dự lớn; đồng thời là cơ hội quảng bá tốt cho InterContinental Danang Sun Peninsula Resort nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
Dân Trí/Báo Du lịch
Mẹo du lịch:
Để tự vệ khi bị cướp hoặc khủng bố, bạn nên tự học Vịnh Xuân Quyền miễn phí online.
Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên diệt virus, đề phòng bệnh dịch, và đảm bảo sức khoẻ.
Khi ở khách sạn, hãy để ý gài chốt an toàn để phòng tránh trộm cướp.
Nên đeo trên người theo một món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
Đọc các mẹo vặt về sức khoẻ để tự sơ cứu và điều trị khi gặp sự cố.
Kinh Tế Du Lịch Là Gì? Đặc Điểm Và Vai Trò Của Kinh Tế Du Lịch Việt Nam
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, kinh tế du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế đất nước, góp phần vào tiến trình hội nhập quốc tế và thực hiện đường lối đối ngoại của các quốc gia.
1. Kinh tế du lịch là gì?
Kinh tế du lịch là một hệ thống phức hợp những quan hệ và hoạt động kinh tế của các chủ thể tham gia trong quá trình tổ chức sản xuất, cung ứng và tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ du lịch, nhằm đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho các bên tham gia và tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Trong quá trình hội nhập kinh tế, kinh tế du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế đất nước, góp phần vào tiến trình hội nhập quốc tế và thực hiện đường lối đối ngoại của các quốc gia.
Kinh tế du lịch nhằm khai thác tài nguyên có sẵn của thiên nhiên nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Ngành kinh tế du lịch gồm 2 loại:
Du lịch trong nước: là loại hình tổ chức và khai thác các địa điểm tham quan du lịch dành cho khách du lịch trong nước hoặc những khách du lịch tới tham quan tại quốc gia đó.
Du lịch quốc tế: là loại hình du lịch mà khách du lịch của quốc gia nội tại có nhu cầu và thực hiện tham quan di lịch tại quốc gia khác.
2. Đặc điểm của ngành kinh tế du lịch
Tính tổng hợp, liên ngành: ngành du lịch cũng như các ngành khác, đều có mỗi quan hệ liên kết chặt chẽ với các lĩnh vực khác như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, tài nguyên môi trường, thể thao văn hóa…
Tính xã hội hóa: tức là ngành kinh tế du lịch thu hút mọi thành phần kinh tế xã hội tham gia.
Tính xanh và sạch: Đây được đánh giá là ngành công nghiệp không khói, có xu hướng tích cực bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
Tính lợi ích và hiệu quả kinh tế cao: phải khẳng định rằng kinh tế du lịch đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế, góp phần tăng ngân sách và mức đô tăng trưởng GDP của mỗi quốc gia.
3. Vai trò của kinh tế du lịch đối với hội nhập quốc tế
Có thể nói kinh tế du lịch là chiếc chìa khóa thúc đẩy nền kinh tế phát triển đa dạng hóa, đa phương hóa quốc gia tác động mạnh mẽ đến tổng sản phẩm quốc nội GDP; ngân sách nhà nước; tổng vốn đầu tư; công nghệ hiện đại; tổng kim ngạch xuất khẩu; nền văn hóa đa dạng.
Kinh tế du lịch góp phần thúc đẩy phân công lao động, hợp tác khu vực và quốc tế: Kinh tế du lịch là ngành sản xuất ra sản phẩm du lịch để cung ứng ra thị trường với sự kết hợp của một chuỗi các dịch vụ khác nhau, để có được sản phẩm chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường đòi hỏi phải có sự phân công lao động, chuyên môn hóa rất cao trong các công đoạn, phân khúc sản phẩm.
Kinh tế du lịch góp phần tăng cường giao lưu, hội nhập của quốc gia với khu vực và quốc tế: thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, đòi hỏi sự liên kết mở rộng, giao lưu kinh tế và văn hóa.
Kinh tế du lịch góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tham gia mở rộng thị trường nội địa và quốc tế: đây là kênh quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Thông qua hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực du lịch, các quốc gia có thể tận dụng lợi thế để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Việc phát triển kinh tế du lịch góp phần giới thiệu và quảng bá hình ảnh của quốc gia đối với nhiều nước khác trên thế giớ; có cơ hội được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; có cơ hội liên kết mở rộng các tuyến du lịch và các loại hình du lịch mới.
Tuy nhiên để phát triển kinh tế du lịch cũng đối mặt với một số thách thức như làm tăng sự phụ thuộc về khách du lịch của các quốc gia vào thị trường nước ngoài hoặc tạo ra những thách thức trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Bạn đang xem bài viết Việt Nam Có Mấy Vùng Kinh Tế Trọng Điểm? trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!