Cập nhật thông tin chi tiết về Việt Nam Thu Hút Kỷ Lục Khách Du Lịch Từ Thái Lan mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
BNEWS Ngành du lịch đang bùng nổ ở Việt Nam đã thu hút được một số lượng kỷ lục khách du lịch từ Thái Lan trong 4 tháng đầu năm nay.
Ngành du lịch đang bùng nổ ở Việt Nam đã thu hút được một số lượng kỷ lục khách du lịch từ Thái Lan trong 4 tháng đầu năm nay, khiến cho các hãng hàng không của Thái Lan phải tăng tuần suất các chuyến bay, nhất là tới những điểm đến hàng đầu như Đà Nẵng và Đà Lạt.
Phóng viên TTXVN tại Thái Lan dẫn nguồn tin từ báo Bangkok Post cho biết, những điểm du lịch mới ở hai thành phố Đà Nẵng và Đà Lạt cùng với những chương trình khuyến mãi lớn đã thu hút được 174.777 lượt khách du lịch Thái Lan tới Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2019, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là mức tăng trưởng cao nhất, tiếp theo là khách du lịch Indonesia (29%), Đài Loan (25%), Philippines (24,4%), Hàn Quốc (23,2%) và Malaysia (15,7%).
Tờ báo dẫn lời trưởng bộ phận thương mại của Hãng hàng không giá rẻ Thai Vietjet Air, ông Ranon Viputsiri cho biết số lượng khách du lịch Thái Lan đã tăng nhanh kể từ giữa tháng 4 khi ở Thái Lan có kỳ nghỉ lễ kéo dài. Hành khách đi máy bay của hãng này tăng 30% trong thời gian đó.
Theo ông Ranon, hầu hết hành khách của Thai Vietjet là người Thái Lan mua vé khứ hồi để tới các địa điểm đặc trưng như Bana Hills và Cầu Vàng ở Đà Nẵng, hoặc tới Đà Lạt – thành phố có những biệt thự kiểu Pháp. Ông Ranon cũng nói thêm rằng một số dự án cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đang được triển khai và sẽ là một điểm cộng cho ngành du lịch của Việt Nam.
Thai Vietjet Air đã tăng thêm các chuyến bay tới Đà Nẵng và Đà Lạt để đáp ứng nhu cầu của hành khách. Kể từ tháng 4/2019, tuyến Bangkok – Đà Nẵng đã tăng từ hai lên ba chuyến bay mỗi ngày, trong khi tuyến Bangkok – Đà Lạt được nâng cấp lên bay hàng ngày so với số lượng 5 chuyến mỗi tuần trước đây.
Hãng hàng không Bangkok Airways cũng đã gia tăng tần suất của tuyến Bangkok – Đà Nẵng lên tới 14 chuyến bay mỗi tuần và mở một đường bay trực tiếp từ Bangkok tới Cam Ranh với số lượng 4 chuyến bay mỗi tuần trong Quý I/2019.
Thái Lan Tăng Cường Thu Hút Du Khách Việt Nam
Khách du lịch tham quan Cung điện Hoàng gia Thái Lan tại thủ đô Bangkok.
Trả lời phỏng vấn báo Bangkok Post, Giám đốc Văn phòng TAT tại Thành phố Hồ Chí Minh Napasorn Kakai cho biết các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và Cần Thơ sẽ có các chuyến bay trực tiếp với giá phải chăng tới Thái Lan.
Từ tháng 10 vừa qua, TAT đã làm việc với các đại lý ở Nha Trang và Cần Thơ để quảng bá cho các gói du lịch tới Thái Lan và khoảng1.000 người đã mua các gói du lịch.
Vào năm tới, TAT có kế hoạch liên kết với các công ty du lịch như TripU (do Vietravel điều hành) và chúng tôi (trang web đặt khách sạn và tour du lịch trực tuyến đầu tiên của Việt Nam) để du khách có thể đặt các chuyến đi trực tiếp trên mạng.
Thái Lan là điểm đến hàng đầu của du khách Việt Nam kể từ năm 2017. Năm ngoái, số lượng khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài đạt con số 9 triệu người trong tổng dân số 97 triệu người. Trong số này, có 1,07 triệu người Việt Nam đến Thái Lan du lịch, mang lại nguồn thu 33 tỷ Baht (hơn 1,08 tỷ USD) cho Thái Lan.
Mức chi tiêu trung bình của mỗi chuyến đi là 32.000 Baht (1.054 USD), với thời gian lưu trú trung bình 4 ngày 3 đêm. Trong 11 tháng đầu năm 2019, khoảng 900.000 du khách Việt Nam tới Thái Lan, đóng góp khoảng 30 tỷ Baht vào nền kinh tế nước này.
Bà Napasorn nhận định Thái Lan sẽ tiếp tục là một điểm đến ưa thích của du khách Việt Nam, với tỉ lệ tăng trưởng 2%-3%, nhờ được miễn thị thực nhập cảnh theo Hiệp định khung ASEAN về miễn thị thực nhập cảnh.
Ngoài ra, hiện có thêm nhiều chuyến bay trực tiếp do các hãng hàng không của cả hai nước thực hiện. Số lượng các chuyến bay giữa hai nước hiện là 301 chuyến mỗi tuần, tăng so với mức 288 chuyến mỗi tuần hồi năm ngoái.
Theo bà Napasorn, các đối thủ cạnh tranh với Thái Lan trong việc thu hút sự chú ý của du khách Việt Nam là Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia. Bất chấp những thách thức này, bà Napasorn bày tỏ tin tưởng rằng Thái Lan vẫn sẽ là một địa điểm được ưa thích đối với thị trường Việt Nam do có nhiều điểm mua sắm ở Bangkok và các vùng đô thị khác.
Bà Napasorn nêu rõ TAT có kế hoạch thu hút thêm nhiều người Việt Nam. Theo đó, 10 cơ quan báo chí địa phương như đài truyền hình quốc gia VTV và báo chí mạng sẽ được mời tham gia một chuyến đi thực tế ở Bangkok từ ngày 11/12 tới.
Chuyến đi này sẽ quảng bá cho những địa điểm du lịch mới dành cho du khách tự đi Thái Lan vào các dịp cuối tuần, đặc biệt trong kỳ nghỉ lễ dài như Tết Nguyên đán vào cuối tháng 1 tới.
Thái Lan ‘xốc lại’ chất lượng thức ăn đường phố để thúc đẩy du lịch
Ngày 16/8, Bộ Y tế Thái Lan đã cam kết nâng cao chất lượng thực phẩm đường phố để thúc đẩy du lịch và tăng …
Việt Nam đứng đầu tăng trưởng khách du lịch tới Nhật Bản
Ngày 21/6, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) đã công bố Sách trắng Du lịch năm …
Thu Hút Khách Du Lịch Tàu Biển Vào Việt Nam
Hiện trạng đón khách du lịch tàu biển của Du lịch Việt Nam
Giai đoạn 1997-2002, lượng khách tàu biển đến Việt Nam tăng nhanh. Tuy nhiên, năm 2003 do tác động của dịch SARS, lượng khách tàu biển vào nước ta giảm gần 60.000 lượt so với năm 2002. Năm 2004, khách tàu biển vào Việt Nam có dấu hiệu phục hồi nhưng năm 2005 lại giảm xuống (do hãng tàu Star Cruises chuyển hướng kinh doanh, không đưa khách sang Việt Nam) và đến năm 2006, khách bắt đầu tăng trở lại.
Các tàu khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua chủ yếu dưới dạng quá cảnh, sau đó tiếp tục hành trình đi nước khác nên thời gian tham quan và lưu trú tại các cảng biển ở Việt Nam còn ngắn, thời gian ghé bình quân thường từ 2 – 3 ngày, ghé từ 1-2 cảng và thời gian neo đậu tại mỗi cảng từ 8-24 tiếng. Do đó, khách không có nhiều cơ hội tham quan, giải trí, mua sắm tại các điểm du lịch ở Việt Nam nên hiệu quả khai thác loại hình du lịch này còn hạn chế.
Các chương trình du lịch phục vụ khách du lịch tàu biển của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam thời gian qua thường là các chương trình tham quan các thành phố nơi cập cảng, đồng bằng sông Cửu Long, các di sản thế giới tại miền Trung, vịnh Hạ Long, thăm các làng nghề thủ công truyền thống hoặc các cơ sở thủ công như sơn mài, điêu khắc đá, bánh tráng, làm nón lá, điêu khắc gỗ, gốm sứ, và một số chương trình tham quan đặc biệt như tham quan kết hợp với học nấu các món ăn truyền thống, làm đèn lồng hay gốm sứ, kết hợp với thưởng thức nhạc dân tộc Việt Nam, múa rối nước, triển lãm tranh nghệ thuật, giao lưu và trao đổi văn hoá với sinh viên-thanh niên Việt Nam, thăm các cơ sở từ thiện…
So với các nướctrong khu vực như Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Malaysia, số lượng tàu khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam chưa nhiều và chưa thường xuyên. Nước ta hiện cũng chưa có các đội tàu khách du lịch đạt chuẩn quốc tế (về an toàn hàng hải, dịch vụ trên tàu và đội ngũ thuyền viên chuyên nghiệp) hoạt động cận duyên, thực hiện các chương trình du lịch dài ngày dọc bờ biển Việt Nam cho khách du lịch muốn khám phá.
Để thúc đẩy hoạt động du lịch tàu biển, thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, Ngành chức năng đã có nhiều chính sách đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút khách tàu biển vào Việt Nam
Một số hạn chế cần khắc phục
Mặc dù đã có một số chuyển biến nhất định, du lịch tàu biển của nước ta còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của các hãng tàu biển và khách du lịch tàu biển vì những nguyên nhân:
– Chưa có chiến lược phát triển du lịch biển để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và giải pháp phát triển du lịch biển trong từng thời kỳ, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO nhằm phát huy tối ưu tiềm năng du lịch biển Việt Nam.
– Hầu hết các cảng biển của nưóc ta là cảng hàng hóa, chưa có cảng hành khách phục vụ cho việc đón khách tàu biển. Nhiều tàu có tải trọng lớn không cập được vào bờ. Các trang thiết bị tại cầu cảng vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Các dịch vụ tại cảng chưa đáp ứng nhu cầu của số lượng lớn khách tàu biển. Các dịch vụ vui chơi giải trí và bán hàng phần nhiều mang tính tự phát dẫn đến tình trạng lộn xộn, ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh du lịch Việt Nam.
– Đặc điểm của khách du lịch tàu biển là đi với số lượng đông, đa quốc tịch, đi tham quan theo nhiều chương trình riêng. Trong khi đó, Du lịch Việt Nam còn thiếu phương tiện vận chuyển và thuyền du lịch chất lượng cao cũng như thiếu đội ngũ hướng dân viên sử dụng các ngoại ngữ ít thông dụng, ảnh hưởng đến việc bán tour trên tàu và thực hiện các chương trình tham quan cho khách tại Việt Nam. Ngay cả đội ngũ hướng dẫn viên sử dụng ngoại ngữ thông dụng thì kinh nghiệm và kỹ năng vẫn còn hạn chế, trong khi đó người hướng dẫn viên đóng vai trò rất quan trọng vào thành công của việc thực hiện các chương trình du lịch cho khách.
– Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu đa dạng, ít được đổi mới nên chưa hấp dẫn được khách du lịch; Chất lượng dịch vụ như dịch vụ ăn uống, mua sắm, tham quan, giải trí tại cảng và tại nhiều điểm tham quan du lịch của ta chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch tàu biển.
– Vấn đề hạn chế tốc độ trên các tuyến quốc lộ đã ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện các chương trình du lịch cho khách tàu biển. Do đó, nhiều hãng tàu biển đã huỷ các chương trình tham quan đi đến các điểm du lịch ở xa cảng đến.
– Vấn đề vệ sinh, môi trường tại nhiều cảng và tại nhiều điểm tham quan du lịch chưa được quan tâm nên tình trạng mất vệ sinh cũng tạo ra ấn tượng không tốt cho khách du lịch tàu biển khi đến Việt Nam.
– Công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá về du lịch biển Việt Nam trên thị trường quốc tế còn yếu và chưa chuyên nghiệp. Hầu như Du lịch Việt Nam chưa tham gia vào các Hội nghị và Hội chợ về du lịch tàu biển trên thế giới. Hình ảnh về du lịch biển Việt Nam trên thị trường du lịch tàu biển quốc tế còn mờ nhạt.
Định hướng thu hút khách du lịch tàu biển vào Việt Nam
Để tăng cường thu hút khách du lịch tàu biển vào Việt Nam, biến Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hàng đầu về du lịch tàu biển trong khu vực trong thời gian tới, Du lịch Việt Nam cần tập trungphát triển du lịch tàu biển theo định hướng sau đây:
1. Xây dựng chiến lược phát triển du lịch biển Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Tăng cường thiết lập quan hệ với các hãng tàu biển lớn trên thế giới để thu hút sự quan tâm của họ tới Việt Nam và có kế hoạch nghiên cứu, xây dựng và chào bán các chương trình du lịch tàu biển cho khách du lịch tới Việt Nam.
2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường khách du lịch tàu biển; tham gia vào các hội chợ về du lịch tàu biển trên thế giới, tổ chức các sự kiện xúc tiến du lịch tại các thị trường du lịch biển lớn như Mỹ, Canađa, Anh, Italia… để thu hút khách; nghiên cứu mở văn phòng đại diện du lịch tại Mỹ và một số nước Tây Âu để hỗ trợ nghiên cứu thị trường và tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch tàu biển tại những thị trường này; tăng cường quảng bá trên các kênh truyền hình lớn về du lịch biển Việt Nam; sản xuất các ấn phẩm về du lịch biển theo hướng chuyên nghiệp hơn.
3. Tập trung quy hoạch, đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống các cảng biển chuyên dụng dành cho việc đón khách du lịch tàu biển, có ga hành khách hiện đại với đầy đủ tiện nghi và dịch vụ cần thiết.
4. Tập trung quy hoạch tổng thể và chi tiết các điểm du lịch biển nổi tiếng của Việt Nam theo hướng phát triển các khu du lịch biển cao cấp, kiến trúc hài hoà với thiên nhiên, cảnh quan, hệ thống dịch vụ lưu trú, ăn uống, nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí đa dạng, chất lượng cao, có đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, cởi mở và hiếu khách. Phát triển các loại hình du lịch biển như lặn biển, lướt sóng, đua thuyền buồm, đi thuyền kayak… để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch biển.
5. Áp dụng chính sách miễn visa cho khách du lịch đường biển, kể cả những khách đến bằng đường biển và xuất cảnh bằng đường không hoặc đường bộ. Điều chỉnh mức cảng phí phù hợp, sao cho có thể cạnh tranh hơn với các nước trong khu vực; mở cửa, tạo điều kiện cho các hãng tàu nước ngoài được chạy định tuyến dọc bờ biển Việt Nam.
6. Có cơ chế khuyến khích phát triển các trung tâm mua sắm hiện đại tại các cảng biển du lịch. Khuyến khích phát triển các dịch vụ nhà hàng, giải trí tại khu vực cảng đến, dỡ bỏ những hạn chế đối với các hoạt động giải trí tại khu vực cảng sau 12 giờ đêm.
7. Chú trọng công tác giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sinh thái biển, đặc biệt tại các cảng biển và các điểm du lịch biển, đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững
Du Lịch Việt Nam Ghi Nhận Kỷ Lục Mới Trong Tháng 11/2019
BNEWS Thông tin chính thức từ Tổng cục Thống kê cho thấy: Tháng 11/2019 ghi nhận mốc mới của du lịch Việt Nam với lượng khách quốc tế đạt trên 1,8 triệu lượt người, cao nhất từ trước đến nay.
Tính đến hết tháng 11 của năm 2019, tổng số khách quốc tế đến nước ta trong 11 tháng đạt gần 16,3 triệu lượt người, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khách đến bằng đường hàng không chiếm 79,8% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 14,1%; bằng đường bộ tăng 21,4%; bằng đường biển tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 11 tháng của năm nay, khách quốc tế đến nước ta từ châu Á đạt gần 13 triệu lượt người, chiếm 79,6% tổng số khách quốc tế, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước. Khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều tăng: Trung Quốc tăng 15,1%; Hàn Quốc tăng 22,3%; Nhật Bản tăng 15,4%; Đài Loan tăng 30,2%; Malaysia tăng 12,9%; Thái Lan tăng 47,1%. Bên cạnh đó, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có số khách đến nước ta giảm như: Lào giảm 18,3%; Hong Kong giảm 37,5%.
BNEWS Thông tin chính thức từ Tổng cục Thống kê cho thấy: Tháng 11/2019 ghi nhận mốc mới của du lịch Việt Nam với lượng khách quốc tế đạt trên 1,8 triệu lượt người, cao nhất từ trước đến nay.
Tính đến hết tháng 11 của năm 2019, tổng số khách quốc tế đến nước ta trong 11 tháng đạt gần 16,3 triệu lượt người, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khách đến bằng đường hàng không chiếm 79,8% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 14,1%; bằng đường bộ tăng 21,4%; bằng đường biển tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 11 tháng của năm nay, khách quốc tế đến nước ta từ châu Á đạt gần 13 triệu lượt người, chiếm 79,6% tổng số khách quốc tế, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước. Khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều tăng: Trung Quốc tăng 15,1%; Hàn Quốc tăng 22,3%; Nhật Bản tăng 15,4%; Đài Loan tăng 30,2%; Malaysia tăng 12,9%; Thái Lan tăng 47,1%. Bên cạnh đó, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có số khách đến nước ta giảm như: Lào giảm 18,3%; Hong Kong giảm 37,5%.
Bạn đang xem bài viết Việt Nam Thu Hút Kỷ Lục Khách Du Lịch Từ Thái Lan trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!