Cập nhật thông tin chi tiết về Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Văn Hóa Việt Nam Dựa Trên Giá Trị Di Sản Và Văn Hóa Ẩm Thực mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày 11/12/2020, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký ban hành Quyết định số 3767/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án xây dựng Thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa.
Phát triển thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa là bước cụ thể hóa Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thông qua phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nhằm góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Đề án xác định mục tiêu định vị thương hiệu du lịch văn hóa Việt Nam dựa trên giá trị văn hóa đặc sắc Việt Nam, tập trung vào giá trị di sản và giá trị văn hóa ẩm thực, qua đó hình thành hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, giá trị cao.
Nhật Hoàng và Hoàng hậu xem Nhã nhạc cung đình Huế năm 2017 (Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế)
Ba nhóm nhiệm vụ sẽ được tập trung triển khai, gồm có: (1) Quảng bá thương hiệu du lịch văn hóa; (2) Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch di sản, du lịch ẩm thực; và (3) Chính sách khuyến khích du lịch di sản, du lịch ẩm thực.
Đồng thời quảng bá tại các hội chợ du lịch; tuần văn hóa Việt Nam; năm du lịch quốc gia; chương trình giới thiệu điểm đến du lịch; chương trình khảo sát phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực, di sản; chương trình gặp gỡ doanh nghiệp; các sự kiện về ẩm thực và di sản. Tổ chức đánh giá, công nhận và vinh danh các danh hiệu. Đáng chú ý, sẽ phối hợp lồng ghép những điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch về di sản và ẩm thực vào các tác phẩm nghệ thuật (phim, ảnh…).
Về hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch di sản, du lịch ẩm thực, sẽ hỗ trợ nghiên cứu, sưu tầm, biên tập, phục dựng và phát triển các giá trị di sản và ẩm thực để hình thành, gia tăng giá trị các sản phẩm du lịch. Tổ chức hội thảo chuyên đề du lịch di sản và du lịch ẩm thực; các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về du lịch di sản và du lịch ẩm thực. Tổ chức các đoàn khảo sát phát triển sản phẩm du lịch di sản và du lịch ẩm thực.
Về chính sách khuyến khích du lịch di sản, du lịch ẩm thực, sẽ tổ chức quy hoạch phát triển các điểm đến du lịch gắn với di sản và ẩm thực. Xây dựng các chính sách phát triển có trách nhiệm với di sản, đa dạng văn hóa, đảm bảo phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa. Xây dựng công cụ kiểm soát an toàn thực phẩm đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch ẩm thực. Khuyến khích sáng tạo khởi nghiệp gắn kết du lịch với các ngành công nghiệp văn hóa; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch văn hóa, đặc biệt là văn hóa ẩm thực và di sản.
Ẩm thực Việt Nam rất được bạn bè quốc tế ưa chuộng và đánh giá cao (Ảnh: Internet)
Trong tổ chức thực hiện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Bộ Công Thương phối hợp xây dựng Đề án trong khuôn khổ của Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam nhằm quảng bá, giới thiệu thương hiệu du lịch văn hóa quốc gia ra thế giới.
Các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Tổng cục Du lịch thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án này.
Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp vai trò bảo vệ di sản, giữ gìn phát huy giá trị của di sản, văn hóa ẩm thực, tham gia các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch quốc gia; trên cơ sở định hướng chung về thị trường, sản phẩm có kế hoạch thực hiện các giải pháp, tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá điểm đến của địa phương.
Đề nghị các hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp phối hợp với Tổng cục Du lịch thực hiện các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch; huy động sự tham gia của doanh nghiệp, đẩy mạnh xã hội hóa trong xúc tiến du lịch.
Trong 2 năm liên tục 2019 và 2020, Việt Nam được Tổ chức giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) bình chọn là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới và 3 hạng mục Điểm đến Di sản, Ẩm thực và Văn hóa hàng đầu châu Á. Qua đó, khẳng định thương hiệu và sức hấp dẫn của du lịch văn hóa Việt Nam trên thế giới, đặc biệt là giá trị di sản và ẩm thực.
Trung tâm Thông tin du lịch
Tôn Vinh Ẩm Thực, Di Sản Để Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Văn Hóa Việt
Năm 2020 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam được bình chọn ở cả 3 hạng mục gồm điểm đến di sản hàng đầu, điểm đến văn hóa và điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á.
Thông tin từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết Việt Nam vinh dự được bình chọn là “Điểm đến Di sản hàng đầu châu Á,” “Điểm đến Văn hóa hàng đầu châu Á” và “Điểm đến Ẩm thực hàng đầu châu Á.”
Đây là kết quả bình chọn khu vực châu Á, do Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) công bố. Năm 2020 cũng là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam được bình chọn ở cả 3 hạng mục này.
Một lần nữa, văn hóa, di sản, ẩm thực lại là những yếu tố nổi trội mang lại những giải thưởng quốc tế danh giá cho du lịch Việt Nam.
Được ví như Hạ Long trên cạn với gần 100 hang động tuyệt đẹp, Quần thể danh thắng Tràng An là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thế giới cả tiêu chí văn hóa và thiên nhiên. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Trong những năm qua, du lịch văn hóa luôn là một trong những loại hình hấp dẫn nhất, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần mang lại sự phát triển bền vững của ngành du lịch.
Hiện Tổng cục Du lịch đang xây dựng Đề án “Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa”, nằm trong kế hoạch của ngành văn hóa, thể thao và du lịch thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đề án do Vụ Thị trường du lịch (Tổng cục Du lịch) xây dựng trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia, tập trung phát triển trên 2 lĩnh vực có thế mạnh của nước ta là ẩm thực và di sản, qua đó hình thành hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, giá trị cao và được thị trường ưa chuộng.
Đề án cũng khái quát hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tại Việt Nam; đưa ra các giá trị cốt lõi của thương hiệu về du lịch văn hóa Việt Nam; định hướng, mục tiêu và nội dung phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa của Việt Nam; giải pháp triển khai và cách tổ chức thực hiện.
Theo nghiên cứu, du lịch văn hóa là một trong 4 dòng sản phẩm du lịch quan trọng của Việt Nam, thu hút đông đảo khách du lịch quốc tế (văn hóa, biển đảo, sinh thái, thành phố); có sức hấp dẫn, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch…
Những năm gần đây, Việt Nam là điểm đến nổi bật trên thế giới gắn với thế mạnh di sản và ẩm thực. Năm 2019, Việt Nam được Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) bình chọn là “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới” và “Điểm đến ẩm thực số 1 châu Á.”
Hiện du lịch Việt Nam đang phát huy khá tốt lợi thế về di sản để phát triển du lịch, nhưng ẩm thực lại chưa khai thác tốt.
Đề án “Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa” đặt ra mục tiêu đến năm 2030, ngành du lịch văn hóa sẽ chiếm 15-20% trong tổng số khoảng 40.000 triệu USD doanh thu từ khách du lịch.
Đến năm 2025, tầm nhìn 2030, Việt Nam sẽ có nhiều sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc mang thương hiệu quốc gia với chất lượng dịch vụ vượt trội, được đầu tư công phu, tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu, làm hài lòng du khách trong và ngoài nước, khẳng định vị thế của du lịch Việt Nam trên trường quốc tế.
Thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa Việt Nam sẽ được mở rộng, ghi nhận tại các thị trường mục tiêu và truyền thống như Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Tây Âu, Bắc Mỹ, New Zeland, Đông Âu, Bắc Âu và thị trường mới Trung Đông.
Theo đó, để phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa, ngành du lịch Việt Nam sẽ tập trung quảng bá thương hiệu du lịch văn hóa; hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch di sản, ẩm thực; đổi mới chính sách khuyến khích du lịch di sản, du lịch ẩm thực.
Dự thảo cũng nêu các giải pháp triển khai du lịch văn hóa, trong đó có giải pháp về nghiên cứu và dự báo; khoa học công nghệ; thương mại, truyền thông; đầu tư, tài chính ứng dụng./.
Theo vietnamplus.vn
Định Vị Thương Hiệu Du Lịch Văn Hóa Việt Nam
Khai thác tối đa thế mạnh
Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, trên thế giới, du lịch văn hóa từ lâu là dòng sản phẩm du lịch cơ bản. Đặc biệt đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ có chiều sâu văn hóa đo bằng hệ thống di sản đậm đặc như nước ta, thì du lịch di sản trở thành một trong những thế mạnh nổi trội. Hiện tại, nhiều địa phương đã khai thác tốt thế mạnh này, coi di sản là cốt lõi để phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch tham quan, trải nghiệm…
Đến nay, cả nước đã có 28 di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản thiên nhiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là di sản thế giới. Trong đó có 8 di sản thiên nhiên và di sản văn hóa vật thể (Vịnh Hạ Long, Hoàng thành Thăng Long, quần thể danh thắng Tràng An, thành Nhà Hồ, Phong Nha – Kẻ Bàng, Cố đô Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn); 13 di sản văn hóa phi vật thể (nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, dân ca quan họ, lễ hội Gióng, ca trù, hát xoan, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, nghi lễ kéo co, đờn ca tài tử Nam Bộ, bài chòi Trung Bộ, hát Then) và 7 di sản tư liệu (mộc bản Triều Nguyễn, châu bản Triều Nguyễn, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê, Mạc, hệ thống thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế, mộc bản trường học Phúc Giang, Hoàng hoa sứ trình đồ). Hà Nội là địa phương sở hữu nhiều danh hiệu được UNESCO trao tặng nhất cũng như sở hữu nhiều di tích nhất, với gần 6.000 di tích lịch sử, văn hóa…
Đánh giá tiềm năng, thế mạnh của các di sản trong phát triển du lịch Thủ đô, Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu, khẳng định, đây là nguồn lực to lớn để thành phố xây dựng các sản phẩm du lịch truyền thống cũng như sản phẩm du lịch mới, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của cả khách nội địa và quốc tế. Thực tế, các di sản của Hà Nội hiện đang được khai thác tối đa, thậm chí đang được nhiều công ty lữ hành đẩy mạnh phát triển, tạo nên dòng sản phẩm du lịch nổi trội. Mới đây, Công ty Lữ hành Hanoitourist đã phối hợp với Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò và Hoàng thành Thăng Long xây dựng tour khám phá về đêm. Một số địa phương cũng tập trung phát huy giá trị di sản, di tích để trở thành điểm nhấn du lịch, như: Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh (huyện Ba Vì), lễ hội Gióng (huyện Sóc Sơn và huyện Gia Lâm)…
Hướng tới xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia
Mặc dù là nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch, nhưng việc khai thác các di sản vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Theo Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, du lịch đại trà đã và đang có những tác động tiêu cực tới di sản. Nhiều nơi xảy ra hiện tượng khai thác thương mại hóa quá mức, xâm hại di sản, phục dựng sai quy cách…
Theo Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist Phùng Quang Thắng, không phải di sản nào cũng được các địa phương khai thác tốt phục vụ cho du lịch. Phần lớn các địa phương mới tập trung phát huy thế mạnh của di sản thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể, còn văn hóa phi vật thể vẫn chưa khai thác tương xứng tiềm năng. Hiện, chỉ có một số địa phương làm tốt việc khai thác thế mạnh di sản văn hóa phi vật thể trong phát triển du lịch, là: Tỉnh Thừa Thiên – Huế phát huy di sản nhã nhạc cung đình, tỉnh Bắc Ninh với di sản quan họ… “Nhiều địa phương vẫn loay hoay trong việc bảo tồn, phát huy di sản, thiếu kế hoạch cụ thể trong việc đưa di sản vào cuộc sống”, ông Phùng Quang Thắng cho biết.
Còn theo Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu, thành phố sẽ đẩy mạnh việc quản lý di sản bằng áp dụng công nghệ, số hóa các dữ liệu, đồng thời khuyến khích các địa phương, đơn vị xây dựng sản phẩm du lịch mới dựa trên giá trị di sản vốn có; tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện, tăng tính trải nghiệm để thu hút, hấp dẫn du khách hơn.
Văn Hóa Ẩm Thực An Giang
Sức hút của ẩm thực An Giang là sự pha trộn của một nền văn hóa ẩm thực đa dạng nhưng mỗi món ăn đều mang bản sắc riêng. Điều kiện môi sinh và thổ nhưỡng với hệ thống chi chít sông, ngòi, ao, hồ, kênh, rạch… khiến cho sản vật dồi dào, nguồn lương thực, thực phẩm phong phú, đa dạng, tạo nên cuộc sống dư giả, phóng khoáng của cư dân nơi đây.
Lúa gạo là nguồn lương thực chính của người dân An Giang. Nguồn thực phẩm chính được sử dụng để chế biến món ăn chủ yếu là các loài thủy sản đánh bắt được như cá, tôm, cua, ốc, ếch, lươn, rắn, chuột… cùng với một số loại rau đồng. Sự giàu có, đa dạng của sản vật đã tạo nên tính chất phóng khoáng cho văn hóa ẩm thực An Giang. Tính phóng khoáng được thể hiện từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu chế biến và cách thưởng thức. Trong quá trình chế biến, tùy theo sở thích, thói quen hay hoàn cảnh gia đình mà có cách kết hợp các loại thủy sản với các loại rau khác nhau. Không cầu kỳ về nguyên liệu và gia vị, không có nguyên tắc chính thống về phương thức chế biến nhưng ẩm thực của người dân An Giang vẫn đảm bảo sự tươi ngon, hấp dẫn của từng món ăn. Bữa ăn của người dân An Giang rất mộc mạc và đơn giản nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao và đẹp mắt.
Có thể nói, những món ăn, thức uống được chế biến từ thốt nốt đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền ẩm thực của An Giang. Đường thốt nốt của người Khmer An Giang có vị ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Nước thốt nốt, thạch thốt nốt, bánh bò thốt nốt, bia chua thốt nốt… là những đặc sản vùng Bảy Núi đáp ứng nhu cầu khám phá văn hóa ẩm thực của du khách.
An Giang còn nổi tiếng với nhiều món ăn gắn liền với các địa danh và luôn có sức hấp dẫn đối với thực khách. Bánh canh Vĩnh Trung (huyện Tịnh Biên) được làm bằng gạo lúa sóc nên cọng bánh mềm, dai có mùi thơm đặc trưng cùng độ dẻo tự nhiên. Bò bảy món Núi Sam (thành phố Châu Đốc) với lòng bò luộc, bò đun bánh hỏi, cháo bò, bò khìa bánh mì, bò xào lá giang, bò lúc lắc và bò bít tết luôn được đánh giá là thơm ngon và mềm, ngọt. Xôi phồng Chợ Mới (huyện Chợ Mới) ăn kèm gà quay được đánh giá là món ăn thơm ngon, hấp dẫn du khách. Bò leo núi Tân Châu (thị xã Tân Châu) lôi cuốn bởi tên gọi, cách chế biến, cách thưởng thức, độ mềm mại và sự thơm ngọt. Bánh xèo Núi Cấm (huyện Tịnh Biên) lôi cuốn thực khách bởi hơn 20 loại rau rừng ăn kèm. Thưởng thức bánh xèo Núi Cấm thực khách sẽ được nếm các loại rau với đủ mùi vị, tất cả hòa trộn thành một hương vị rất đặc biệt.
Từ sự ưu đãi về thiên nhiên và đặc trưng văn hóa của từng tộc người mà An Giang đã có nhiều món ăn mang đậm phong vị địa phương và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Trong đó, văn hóa ẩm thực của người Chăm An Giang có nhiều nét riêng biệt và có sức hấp dẫn du khách rất cao. Người Chăm An Giang không ăn thịt heo nên sử dụng thịt bò, gà, dê, cá là chủ yếu. Trong các món ăn của người Chăm, hầu như món nào cũng sử dụng nước cốt dừa và liều lượng chỉ gia giảm tùy theo từng món ăn. Cà ri, cà púa hay cà rìng, cơm nị là món ăn truyền thống, đặc trưng trong những ngày lễ, tết của dân tộc mang lại cho người thưởng thức những nét hấp dẫn rất riêng. Bên cạnh đó, tung lò mò (lạp xưởng bò) là món ăn truyền thống nổi tiếng lâu đời của người Chăm. Tung lò mò được làm từ thịt bò xay trộn cùng cơm nguội và nhiều loại gia vị bí truyền. Đây là món ăn ngon, bổ dưỡng và thường có mặt trong mâm cơm tiếp đãi khách của người Chăm. Những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực và phong cách ăn uống cùng yếu tố thẩm mỹ của các món ăn là các yếu tố góp phần tăng giá trị về mặt tài nguyên du lịch của các làng Chăm.
Tận dụng nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên, người Khmer đã tạo nên một nền ẩm thực độc đáo và hấp dẫn. Tuy không cầu kỳ và bắt mắt trong phong cách trang trí nhưng văn hóa ẩm thực của người Khmer An Giang rất phong phú, đa dạng và mang bản sắc riêng, thể hiện được cách ứng xử linh hoạt của con người với thiên nhiên. Trong đó, có các món tiêu biểu như cốm dẹp, mắm bò hóc, canh sim lo… có hương vị đậm đà, đặc trưng, được các tộc người cộng cư ưa thích và dần trở thành những món ăn quen thuộc trong đời sống của người dân An Giang.
An Giang còn nổi tiếng với nhiều món ăn mang tính giao lưu tiếp biến văn hóa của các dân tộc như khô, mắm, gỏi sầu đâu, gà hấp lá chúc, bún cá… Đây là những món ăn ngon nổi tiếng của vùng đất An Giang, được nhiều du khách yêu thích. Thành phố Châu Đốc được mệnh danh là vương quốc mắm vì hầu hết các chợ trong vùng đều có một khu dành riêng bán các loại mắm: mắm chốt, mắm sặt, mắm trèn, mắm thái… Mắm Châu Đốc nổi tiếng với mùi đặc trưng, có vị rất đặc biệt và được đánh giá cao về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, ẩm thực mùa nước nổi chỉ có ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó An Giang là nơi đầu tiên nhận con nước về và có mùa nước nổi kéo dài nên ẩm thực mùa nước nổi ở An Giang có phần nổi tiếng hơn các địa phương khác trong khu vực.
Các món ăn được chế biến từ các sản vật địa phương không chỉ phục vụ cho nhu cầu ăn uống của người dân địa phương, mà đã trở thành những đặc sản ưa thích của du khách, trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn của địa phương.
Ths. Nguyễn Thị Mỹ Duyên
Bạn đang xem bài viết Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Văn Hóa Việt Nam Dựa Trên Giá Trị Di Sản Và Văn Hóa Ẩm Thực trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!