Xem Nhiều 3/2023 #️ Xúc Tiến Bán Hàng Là Gì? 5 Phương Tiện Xúc Tiến Bán Hàng Hiệu Quả! # Top 7 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 3/2023 # Xúc Tiến Bán Hàng Là Gì? 5 Phương Tiện Xúc Tiến Bán Hàng Hiệu Quả! # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Xúc Tiến Bán Hàng Là Gì? 5 Phương Tiện Xúc Tiến Bán Hàng Hiệu Quả! mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp mang lại những giá trị tăng thêm, động lực kích thích quyết định mua hàng của người tiêu dùng cuối cùng hoặc trung gian phân phối thúc đẩy họ mua nhiều hơn, nhanh hơn.

Xúc tiến bán (promotion) là một hoạt động trong marketing mix ( 5P thậm chí là 7P). Thông thường các hoạt động xúc tiến bán hàng sẽ nhắm vào hai đối tượng chính: Các trung gian phân phối và người tiêu dùng cuối cùng.

Đây là chiến lược hút khách hàng về trung gian phân phối. Một khi khách hàng mua hàng ở nhà phân phối, người phân phối sẽ lại tiếp tục nhập hàng từ nhà sản xuất.

Các nhà làm marketing thường sử dụng cơ chế giao tiếp đẩy – khuyến khích khách hàng sử dụng hàng dùng thử, chơi các trò chơi trúng thưởng, mua hàng để nhận quà tặng…qua đó thúc đẩy doanh số bán hàng, khắc sâu hình ảnh thương hiệu vào tâm trí khách hàng so với đối thủ, củng cố lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

Các phương tiện xúc tiến bán hàng là gì?

Google adwords, Google Shopping, Facebook, Instagram…là những công cụ marketing được các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên. Với sự hỗ trợ của các phần mềm phân tích hành vi khách hàng online, công nghệ digital footprint giúp các nhà làm marketing khắc họa một cách sinh động và rõ ràng chân dung khách hàng

Là phương thức marketing truyền thống rất được các doanh nghiệp hàng tiêu dùng ưa chuộng. Với đối tượng khách hàng đại chúng, doanh nghiệp có thể phủ sóng rộng rãi hình ảnh thương hiệu của mình đến người tiêu dùng một cách thường xuyên.

Đây là một trong những phương tiện thể hiện rõ nhất sự ảnh hưởng của xúc tiến bán hàng. Các hoạt động khuyến mại giúp tăng doanh số vượt trội trong một khoảng thời gian, thúc đẩy người tiêu dùng cuối cùng hoặc các trung gian phân phối mua ngay, nhiều hơn và thường xuyên hơn.

Những hình thức dùng thử sản phẩm, tặng phiếu giảm giá, voucher, mua hàng được quà tặng kèm, giảm giá sản phẩm, bốc thăm trúng thưởng…kích thích khách hàng mua hàng.

Qua những hình thức khuyến mại thương mại như: chiết khấu theo số lượng, khối lượng mua hàng; hàng tặng kèm; Hội thi bán hàng;…nhằm tăng cường mối quan hệ giữa nhà cung cấp và các hệ thống phân phối, khích lệ họ bán ra nhiều hàng hơn bằng những lợi ích trực tiếp.

Để thành công trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay, doanh nghiệp không chỉ tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ với khách hàng và trung gian phân phối, họ còn cần cho công chúng quan tâm nhận biết được hình ảnh thương hiệu lành mạnh và độc đáo của mình.

Yếu tố này thường bị bỏ qua khi nghiên cứu khái niệm xúc tiến bán hàng là gì. Lực lượng bán hàng rất quan trọng với doanh nghiệp. Họ là những người trực tiếp tiếp cận với khách hàng mục tiêu, truyền tải thông điệp truyền thông và phổ biến chương trình khuyến mại tới khách hàng.

Hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, lịch sự, thân thiện…cũng được thể hiện qua chính con người của họ.

Là hoạt động giới thiệu hàng hóa và dịch vụ trực tiếp của người bán hàng cho các khách hàng tiềm năng. Nghĩa là mặt đối mặt cung cấp thông tin, nhân phản hồi và phản hồi trực tiếp của khách hàng.

Các bước thực hiện xúc tiến bán hàng là gì?

Bước đầu tiên rất quan trọng trong quá trình lên kế hoạch xúc tiến bán hàng đó là xác định mục tiêu. Một mục tiêu rõ ràng cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng một cách tối đa các nguồn lực và sử dụng chúng hiệu quả.

Mô hình SMART là một công cụ hữu ích các nhà làm marketing có thể sử dụng để lên một mục tiêu cụ thể, rõ ràng, khả thi.

Lưu ý: khi đặt mục tiêu cho kế hoạch xúc tiến bán hàng đó là cần dựa trên mục tiêu chung của cả chiến lược marketing tổng thể, ngân quỹ tài chính mà doanh nghiệp có thể chi ra cho hoạt động xúc tiến là bao nhiêu?

Các mục tiêu có thể của kế hoạch xúc tiến bán hàng là:

– Mục tiêu doanh số – kết quả trước mắc và cuối cùng là mang về doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

– Phủ sóng thương hiệu – khiến khách hàng biết hoặc nhận thức hoặc yêu thích thương hiệu của doanh nghiệp.

– Thâm nhập thị trường – khiến thị trường mới biết đến và mua hàng của doanh nghiệp.

– Chăm sóc khách hàng – củng cố mức độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, thu hút những khách hàng tiềm năng mới (những người đang lưỡng lự không biết nên chọn sản phẩm của thương hiệu nào…).

Doanh nghiệp cũng cần xác định rõ ràng xem đối tượng hướng đến của chiến lược xúc tiến bán hàng là ai – người tiêu dùng cuối cùng, trung gian phân phối hay cả hai. Để có những biện pháp triển khai phù hợp.

Sau khi đã xác định được rõ ràng mục tiêu của kế hoạch xúc tiến bán hàng là gì thì nhiệm vụ của các nhà làm marketing là lựa chọn phương tiện xúc tiến. Tùy theo đối tượng hướng tới của kế hoạch xúc tiến bán hàng là ai, ngân sách tài chính của doanh nghiệp có thể chi, nguồn nhân lực của công ty cho kế hoạch xúc tiến mà lựa chọn phương tiện phù hợp với kế hoạch triển khai.

Việc lựa chọn phương tiện chính xác ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của kế hoạch xúc tiến bán hàng, vì vậy các nhà làm marketing cần cân nhắc để xác định được phương tiện phù hợp.

Doanh nghiệp bạn lên kế hoạch xúc tiến bán hàng, và đối thủ cũng vậy. Vì thế, hãy xây dựng một chương trình với những ý tưởng sáng tạo, hấp dẫn, tác động đúng tới insight khách hàng mục tiêu để đạt hiệu quả tối đa nhất.

Việc thử nghiệm trước sẽ giúp các nhà làm marketing xác định xem những nỗ lực trước đó có chính xác hay không? khách hàng có hứng thú với những ý tưởng đưa ra hay không?

Triển khai từng bước trong kế hoạch hành động, kiểm tra và củng cố trong từng giai đoạn để xử lý kịp thời những biến cố phát sinh.

Bước cuối cùng trong kế hoạch xúc tiến bán hàng là đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm. Đây sẽ là những cơ sở thông tin hữu ích để doanh nghiệp triển khai những dự án tiếp theo được hiệu quả.

GEM Digital Marketing Agency

Xúc Tiến Bán Hàng Là Gì? Xây Dựng Chiến Lược Xúc Tiến Bán Hàng Hiệu Quả

Xúc tiến bán hàng là một sự kích thích trực tiếp thông qua việc cung cấp những giá trị tăng thêm hoặc động cơ kèm theo sản phẩm cho lực lượng bán hàng, nhà phân phối hoặc người tiêu dùng cuối cùng với mục đích chính là làm tăng lượng bán ngay lập tức.

1/ Xúc tiến bán hàng là gì?

Xúc tiến bán hàng là hoạt động trong chiến lược marketing mix nhằm tăng thêm giá trị cho sản phẩm/dịch vụ và kích thích hành vi mua sắm nhiều hơn của người tiêu dùng, đại lý phân phối. Đối tượng mà hoạt động xúc tiến bán hàng hướng tới là trung gian phân phối và người tiêu dùng.

1.1/ Bản chất của xúc tiến bán

Xúc tiến bán đề cập đến bất kỳ ưu đãi của nhà sản xuất, nhà bán lẻ và ngay cả những tổ chức phi lợi nhuận cũng sử dụng để làm thay đổi tạm thời gái trị hay giá cả nhận thức của một thương hiệu. Nhà sản xuất sử dụng xúc tiến bán với trung gian marketing hay với người tiêu dùng để mua một thương hiệu và khuyến khích lực lượng bán của mình để họ tích cực bán hàng.

Thực sự, xúc tiến bán hàng phục vụ trong ngắn hạn, định hướng hành vi khi xúc tiến bán được thiết kế để thúc đẩy hành vi mua thương hiệu của nhà kinh doanh – chủ thể của hoạt động xúc tiến bán.

Chương trình xúc tiến bán có nhiệm vụ tạo nên thương hiệu ngay lập tức của khách hàng. Chương trình xúc tiến có khả năng ảnh hưởng tới hành vi bởi nó cung cấp cho khách hàng giá trị cao hơn trong ngắn hạn và có thể tạo cho khách hàng cảm thấy tốt hơn về kinh nghiệm mua hàng.

Ngày nay, hoạt động xúc tiến bán cũng đã được các tổ chức phi lợi nhuận sử dụng phổ biến và cực kỳ có hiệu quả nếu được sử dụng một cách hợp lý như một phần của chương trình truyền thông marketing tích hợp.

1.2/ Vai trò của xúc tiến bán.

Các hoạt động xúc tiến bán tới trung gian marketing và tới người tiêu dùng sẽ cung cấp cho lực lượng bán hàng của nhà sản xuất những công cụ cần thiết trong việc tích cực và nhiệt tình bán hàng tới những người mua là nhà bán buôn và bán lẻ. Đó là nhân viên bán hàng có một động cơ để tập trung đặc biệt đẩy mạnh bán những thương hiệu đang được xúc tiến bán.

Việc sử dụng xúc tiến bán với người tiêu dùng phục vụ để kéo một thương hiệu vào kênh phân phối bằng việc cung cấp cho người tiêu dùng với một lý do đặc biệt để mua một thương hiệu được xúc tiến trên cơ sở dùng thử hoặc mua lặp lại.

2/ 5 công cụ xúc tiến bán hàng

Các doanh nghiệp thường sử dụng 5 công cụ hay xây dựng những chiến lược xúc tiến bán hàng trên dựa vào 5 công cụ này.

Mục tiêu thông tin:

+ Thông tin cho thị trường biết về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu

+ Đưa ra những giá trị của sản phẩm

+ Đưa ra những thay đổi mới của sản phẩm: Giá, thiết kế

+ Giải thích những tính năng, nguyên tắc hoạt động của sản phẩm.

+ Thông báo những dịch vụ hiện có

+ Điều chỉnh lại những ấn tượng sai

+ Giảm bớt những băn khoăn, lo lắng về sản phẩm trước khi mua.

+ Điều chỉnh lại những ấn tượng sai

Mục tiêu bán hàng, tăng doanh số:

+ Thuyết phục khách hàng dùng thử sản phẩm

+ Thuyết phục khách hàng mua ngay

+ Đưa giá trị để khách hàng lựa chọn sản phẩm của công ty

+ Thay đổi nhận thức người mua về tính chất sản phẩm

Mục tiêu nhắc nhở người dùng:

+ Nhắc để người dùng nhớ đến sản phẩm

+ Nhắc người dùng nơi bán sản phẩm

+ Nhắc người dùng sắp có khuyến mãi

Một vài hình thức khuyến mại tiêu dùng: dùng thử sản phẩm, giảm giác trực tiếp, tặng phiếu giảm giá, mua 1 tặng kèm quà, tích điểm.

Khuyến mại cho trung gian phân phối như: Chiết khấu số lượng, doanh số cao tặng vàng, xe hoặc điện thoại, …nhằm tăng cường quan hệ với nhà sản xuất đồng thời tăng tỉ lệ hàng bán ra nhiều hơn.

Bán hàng trực tiếp thường bị hiểu lầm là bán hàng, đội ngũ bán hàng mạnh giúp doanh nghiệp phát triển tốt. Đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp giúp khách hàng thiện cảm thì khả năng bán hàng vào những lần sau sẽ cao hơn.

Đây là hoạt động giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của người sales tới khách hàng tiềm năng. Nghĩa là người bán hàng sẽ tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tiếp nhận các thông tin phản hổi từ khách hàng. Bán hàng cá nhân cũng giúp doanh nghiệp tăng được hoạt động xúc tiến bán hàng. Đồng thời tiếp nhận những phản hồi từ khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ

3/ Xây dựng chương trình xúc tiến bán hàng

3.1/ Xác định mục tiêu

Mục tiêu xây dựng kế hoặc xúc tiến phải dựa trên mục tiêu chung của chiến lược marketing tổng thể, ngân sách dự kiến chi cho hoạt động xúc tiến là bao nhiêu?… Trên nền tảng của chiến lược marketing để xác định chiến lược xúc tiến bán hàng.

Doanh nghiệp nên trả lời câu hỏi: Khách hàng hướng tới là gi? Họ có đặc điểm gì? nhu cầu cảu họ là gì? ai mua sản phẩm, ai dùng sản phẩm… và từ đó đưa ra những chương trình xúc tiến bán phù hợp.

Mục tiêu chung khi xây dựng chiến lược xúc tiến bán hàng.

Doanh số: Mục tiêu tăng số lượng bán ra và mang về lợi nhuận

Phủ sóng thương hiệu: Tăng nhận thức về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu

Mở rộng thị trường mới: Tăng sự nhận biết thị trường mới và mua hàng của doanh nghiệp.

Chăm sóc khách hàng: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, chăm sóc lại khách hàng cũ và gia tăng lượng khách hàng mới.

Sau khi đưa ra được chiến lược xúc tiến bán hàng, các marketer sẽ đưa ra kênh tiếp cận phù hợp. Dựa trên chiến lược và ngân sách để chọn phương án phù hợp với kế hoạch triển khai.

Ví dụ: Nếu khách hàng mục tiêu là các bà nội trợ, họ thường rảnh online facebook, xem tivi, tìm kiếm google…thì doanh nghiệp sẽ đưa ra phương án tiếp cận trên các kênh đó để khách hàng mục tiêu có thể thấy.

Lựa chọn đúng kênh tiếp cận sẽ mang đến hiệu quả lớn và tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp.

3.3/ Xây dựng chương trình

Doanh nghiệp cần đưa ra các chương trình hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của tập khách hàng mục tiêu. Vì thế, các nội dung xúc tiến bán hàng cần hấp dẫn, đúng đối tượng, đung insight và khai thác được giá trị sản phẩm.

3.4/ Thử nghiệm chương trình xúc tiến

Kiểm tra và thử nghiệm để xe khách hàng có hứng thú với các chương trình xúc tiến của doanh nghiệp hay không? Từ đó doanh nghiệp có những biện pháp điều chỉnh kịp thời để nội dung chương trình thu hút hơn.

3.5/ Triển khai và đánh giá

Triển khai các chương trình xúc tiến bán hàng được đặt ra trước đó. Sau một thời gian triển khai, các marketer sẽ đúc kết bài học và kinh nghiệm để triển khai các dự án tiếp theo.

Kết Luận: Chiến lược xúc tiến bán hàng là một phần trong chiến lược marketing mix. Nếu có một kế hoạch rõ ràng, định hướng marketing từ trước thì doanh nghiệp sẽ rất dễ dàng đưa ra chương trình xúc tiến đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của người dùng.

Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Xúc Tiến Du Lịch

Tại hội thảo, ông Đinh Ngọc Đức – Vụ trưởng Vụ Thị trường Du lịch, Tổng cục Du lịch cho biết, những năm qua, ngành Du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có sự đóng góp quan trọng của công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Sở dĩ công tác quảng bá xúc tiến du lịch đạt được những kết quả tích cực là do có sự hỗ trợ của Chính phủ, Nhà nước thông qua nhiều chủ trương, chính sách được ban hành như Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luật Du lịch 2017, chính sách miễn visa và visa điện tử…

Việc thành lập các Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch hoặc Trung tâm Xúc tiến Du lịch tại các địa phương và sự chủ động của các doanh nghiệp trong hoạt công tác xúc tiến du lịch đã góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh Du lịch quốc gia (đến nay 58/63 địa phương đã có bộ phận chuyên trách về xúc tiến du lịch). Cùng với đó, công tác hoạch định chiến lược, chính sách xúc tiến đã được quan tâm: đã xây dựng Chiến lược marketing Du lịch Việt Nam đến năm 2020 (với tiêu đề, biểu trưng Vietnam – Timeless Charm), Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, Chiến lược phát triển thương hiệu Du lịch Việt Nam. Một số điểm đến du lịch của Việt Nam đã trở nên nổi tiếng và định vị được thương hiệu đối với khách du lịch quốc tế, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch quốc gia.

Bên cạnh đó, quy mô và phạm vi hoạt động xúc tiến du lịch được cải thiện; việc đa dạng hóa nhiều loại hình, kênh thông tin xúc tiến quảng bá; hợp tác công – tư trong xúc tiến quảng bá được đẩy mạnh… là những yếu tố góp phần tạo nên hiệu quả cho công tác xúc tiến du lịch quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến du lịch thời gian qua còn tồn tại một số hạn chế như: chưa có nghiên cứu thị trường cơ bản, nguồn lực cho xúc tiến du lịch còn rất khiêm tốn so với các quốc gia khác trong khu vực…

Thực tế này đòi hỏi trong thời gian tới cần có giải pháp huy động nguồn lực và phối hợp hoạt động giữa các chủ thể: Đẩy mạnh phối hợp hiệu quả công – tư trong xúc tiến, quảng bá du lịch, tạo đột phá trong phương thức huy động các nguồn lực cho xúc tiến, phát huy vai trò của Hội đồng tư vấn du lịch, huy động nguồn lực từ nhiều nguồn cho quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong công tác xúc tiến du lịch; đẩy mạnh liên kết, phối hợp Du lịch – Hàng không và các hội nghề nghiệp trong hoạt động xúc tiến du lịch…

Tham dự hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Du lịch Việt Nam; huy động nguồn lực và phối hợp hoạt động giữa các chủ thể tập trung cho xúc tiến du lịch; thúc đẩy marketing điện tử trong xúc tiến du lịch; đẩy mạnh liên kết xúc tiến điểm đến và sản phẩm du lịch vùng; cung cấp, trao đổi về kế hoạch xúc tiến du lịch năm 2018…

Thay mặt Lãnh đạo Tổng cục Du lịch, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu cảm ơn những ý kiến trao đổi, đóng góp cởi mở, thẳng thắn của các diễn giả, các đại biểu tại hội thảo; đồng thời nhấn mạnh, mục tiêu của công tác xúc tiến quảng bá là Du lịch Việt Nam thu hút ngày càng nhiều du khách, đó được xem là thước đo cho hiệu quả xúc tiến du lịch. Để đạt được mục tiêu đó, ngành Du lịch Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm du lịch mới, độc đáo, hấp dẫn để thu hút du khách, không ngừng mở rộng quy mô xúc tiến thông qua các công cụ, công nghệ hữu ích, huy động các nguồn lực để thúc đẩy hoạt động xúc tiến du lịch… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trong năm 2018 và những năm tiếp theo.

Thảo Chi

Xúc Tiến Du Lịch Song Phương Việt Nam

Phát biểu khai mạc giao lưu văn hóa kinh tế du lịch Việt Nam – Nhật Bản, ông Nikai Toshihiro – Nghị sĩ Hạ viện, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch toàn Nhật Bản nhấn mạnh, Nhật Bản quan tâm và đánh giá cao quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Hiện nay, hợp tác kinh tế giữa hai nước đang đi vào chiều sâu và đã có được những kết quả tốt nhất. Năm 2019, du khách trao đổi giữa hai nước tăng lên, đạt 1.450.000 lượt, thể hiện được sức hấp dẫn và thu hút về du lịch giữa hai quốc gia.

Cũng tại buổi giao lưu văn hóa kinh tế du lịch Việt Nam – Nhật Bản, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, Việt Nam chủ trương tiếp tục đa phương hóa, đa dạng hóa các đối tác đầu tư và kết nối hữu cơ các khu vực kinh tế trong nước với mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội và nâng cao tính độc lập tự chủ tự cường của nền kinh tế Việt Nam.

Về lĩnh vực du lịch, Việt Nam định hướng phát triển mạnh mẽ môi trường du lịch, kết cấu hạ tầng du lịch, các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, mang bản sắc văn hóa riêng; đồng thời, khuyến khích và kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm tới phát triển du lịch ở Việt Nam.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế thương mại đầu tư du lịch trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra một số đề xuất: (1) Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư Nhật Bản với mong muốn Nhật Bản trở thành nhà đầu tư hàng đầu và tốt nhất tại Việt Nam. (2) Nhật Bản tạo điều kiện, sẵn sàng hợp tác, mở cửa cho thị trường lao động Việt Nam nhằm nâng cao kỹ năng tay nghề để những người lao động Việt Nam sẽ là lực lượng nòng cốt làm việc tại các doanh nghiệp của Nhật Bản đang kinh doanh và làm việc tại Việt Nam. (3) Việt Nam và Nhật Bản nâng cao hơn nữa quy mô hợp tác trong lĩnh vực du lịch, trong đó tập trung vào số lượng khách trao đổi giữa hai nước và phát triển mạnh mẽ của các hãng hàng không nhằm kết nối điểm đến giữa hai quốc gia. (4) Tăng cường hợp tác giao lưu giữa các địa phương của hai quốc gia nhằm tiếp tục thúc đẩy và đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Khai mạc Hội thảo Xúc tiến du lịch song phương Việt Nam – Nhật Bản, Chủ tịch Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản Seino Satoshi đánh giá cao tình hình phát triển du lịch của Việt Nam. Ông cho rằng, số lượng trao đổi khách hai chiều Việt Nam – Nhật Bản có sự tăng trưởng trong 8 năm qua, thể hiện mối quan hệ giữa hai nước đang ngày càng vững mạnh; đồng thời, tin tưởng Nhật Bản sẽ thu hút được nhiều hơn nữa du khách Việt Nam sang tham quan, trải nghiệm và khám phá vào năm 2020, đặc biệt đây là năm Nhật Bản tổ chức sự kiện mang tầm quốc tế: Olympic và Paralympic.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản: chủ động hợp tác với Tổng cục Du lịch Nhật Bản thông qua cơ chế hợp tác hữu nghị giữa hai nước; ký kết Biên bản hợp tác xúc tiến du lịch giữa Tổng cục Du lịch Việt Nam và tỉnh Hokkaido; tổ chức nhiều chương trình giới thiệu Du lịch Việt Nam tại các địa phương của Nhật Bản như Tokyo, Takanawa, Hokkaido, Osaka… Bên cạnh đó, hợp tác xúc tiến du lịch giữa các địa phương của hai nước cũng được mở rộng như: hợp tác giữa Hà Nội và Tokyo nhằm quảng bá cho Du lịch Hà Nội…

Với những kết quả trên, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện hoan nghênh và đánh giá cao những nỗ lực của các cơ quan xúc tiến du lịch hai nước trong nhiều năm qua đã không ngừng hợp tác xúc tiến, thúc đẩy trao đổi khách giữa hai bên; đồng thời, kỳ vọng các cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia hai nước cũng như các địa phương, doanh nghiệp du lịch tiếp tục trao đổi, đề xuất các chương trình hợp tác quốc tế trong thời gian tới để phấn đấu trong năm 2020, số lượng trao đổi khách giữa hai nước sẽ phấn đấu đạt mục tiêu 2 triệu lượt khách, đóng góp tích cực vào sự phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, tinh thần hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Giới thiệu những điển hình thành công về xúc tiến giao lưu song phương, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh chia sẻ, những năm gần đây, Du lịch Việt Nam được coi là một trong những điểm sáng, có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm 2019, Việt Nam đã đón được trên 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa và tổng thu từ du lịch đạt 726 ngàn tỷ đồng (tương đương 31 tỷ USD), tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018. Năm 2020, Việt Nam xác định mục tiêu đón được 20,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 90 triệu lượt khách nội địa và đóng góp của du lịch vào GDP của Việt Nam đạt ít nhất 10%.

Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng đã hình thành nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, chất lượng, hấp dẫn du khách, thời gian qua, Du lịch Việt Nam tập trung xây dựng và quảng bá 4 dòng sản phẩm chủ yếu gồm: du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch tham quan thành phố. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng giới thiệu nhiều loại hình du lịch chuyên đề khác như: du lịch golf, du lịch MICE, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh… Bằng những nỗ lực không ngừng, Du lịch Việt Nam những năm gần đây đã giành được nhiều giải thưởng do Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) trao tặng như: Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2019, Điểm đến du lịch golf tốt nhất thế giới năm 2019, Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á các năm 2017, 2018 và 2019, Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á năm 2019, Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á năm 2019, và phố cổ Hội An nhận danh hiệu Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á năm 2019.

Sức hấp dẫn về tài nguyên và sản phẩm du lịch nêu trên là yếu tố quan trọng để khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng tăng, hợp tác du lịch Việt Nam – Nhật Bản ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu thông qua ký kết những Biên bản ghi nhớ về hợp tác du lịch, và tích cực tham gia các sự kiện do hai bên tổ chức.

Về trao đổi khách giữa hai nước, trong 10 năm vừa qua, khách Nhật Bản đến Việt Nam tăng liên tục, với mức tăng trưởng trung bình từ 8 – 10%/năm. Năm 2019, Việt Nam đón được 952 ngàn lượt khách du lịch Nhật Bản, tăng 15,2% so với năm 2018, đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua. Về phía Nhật Bản đón 495 ngàn lượt khách du lịch Việt Nam năm 2019, tăng 27,3% so với năm 2018. Nhật Bản trở thành một trong những điểm đến yêu thích nhất của khách du lịch Việt Nam. Với nỗ lực của hai bên, Việt Nam hy vọng số lượng trao đổi khách giữa hai bên có thể đạt 2 triệu lượt khách trong thời gian tới.

Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh, chiến lược marketing của Du lịch Việt Nam xác định Nhật Bản là một trong những thị trường ưu tiên, cần tập trung triển khai hoạt động xúc tiến, quảng bá, trong đó hướng tới phân khúc khách theo nhóm gia đình, khách nữ, khách cao tuổi và du lịch học đường. Những sản phẩm du lịch di sản, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, du lịch nghỉ dưỡng, sức khỏe sẽ ưu tiên cho thị trường khách Nhật Bản. Bên cạnh các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, và các tỉnh khu vực miền Trung như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ninh…, thời gian tới, một số điểm đến mới như Ninh Bình, Sapa (Lào Cai), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Phú Quốc (Kiên Giang) sẽ tiếp tục được giới thiệu tới thị trường du lịch Nhật Bản.

Để phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được hiệu quả, hướng tới mục tiêu đón 2 triệu khách du lịch giữa hai bên trong thời gian tới, Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh đề xuất một số nội dung: tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nội dung hợp tác hai bên đã ký kết, trong đó bao gồm triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; duy trì trao đổi thông tin thường xuyên về thị trường, sản phẩm và nhu cầu của khách, đề xuất chính phủ hai nước tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi khách hai bên; hai bên hỗ trợ lẫn nhau tổ chức các sự kiện xúc tiến du lịch tại Việt Nam và Nhật Bản, lồng ghép nội dung quảng bá của hai bên vào các sự kiện, đặc biệt là các hoạt động của JATA và JNTO; duy trì tham gia các hội chợ, sự kiện du lịch lớn do hai bên tổ chức.

Tại hội thảo, đại diện các chính quyền địa phương Nhật Bản và Việt Nam cũng có buổi tọa đàm về xúc tiến giao lưu địa phương nhằm trao đổi về nỗ lực xúc tiến thu hút khách của địa phương và việc tăng cường mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Anh Minh

Bạn đang xem bài viết Xúc Tiến Bán Hàng Là Gì? 5 Phương Tiện Xúc Tiến Bán Hàng Hiệu Quả! trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!