Cập nhật thông tin chi tiết về Yên Bái: Quy Hoạch Tổng Thể Khu Du Lịch Hồ Thác Bà mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hồ Thác Bà có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thảm thực vật phong phú. Trong lòng hồ có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều hang động có giá trị cảnh quan và tâm linh. Cùng với đó, khu vựchồThácBà là nơi hội tụ các giá trị về di tích lịch sử, bản làng văn hóa dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Dao, Cao Lan.., văn hóa ẩm thực, lễ hội truyền thống và các phong tục, tập quán phong phú khác.
Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, hồ Thác Bà được xác định là một trong 47 địa điểm có tiềm năng phát triển trở thành khu du lịch quốc gia với các sản phẩm du lịch sinh thái hồ kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số, du lịch thể thao nước và vui chơi giải trí.
Non nước hồ Thác Bà đẹp tựa bức tranh thủy mặc
Dự án quy hoạch sẽ góp phần tạo cơ sở quản lý đầu tư phát triển và kinh doanh du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch, cảnh quan môi trường, phát triển bền vững và bảo đảm quốc phòng – an ninh; đồng thời góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững cho khu vực hồ Thác Bà nói riêng, toàn tỉnh ên Bái và vùng trung du Bắc Bộ nói chung.
Đi trên Hồ Thác Bà chúng ta mới cảm nhận được sự mênh mang của trời đất và những kỳ vĩ do con người tạo ra. Nếu ai chưa từng đến Hồ Thác Bà chắc sẽ không thể mường tượng được sự mênh mang của đất trời nơi đây. Được đi trên Hồ, được nghe kể về Hồ Thác Bà về những sự tích, kể về sức mạnh của dòng nước và những gì hồ Thác Bà đã chứa đựng trong lòng nó. Trước đây cả khu vực này là khu vực sinh sống của rất nhiều dân tộc anh em, có chợ, có làng, chợ Ngọc, nhà thờ, đền Thác Bà… Hồ Thác Bà, hồ thủy điện đầu tiên của Việt Nam đã và đang đem lại nguồn sáng cho đất nước và cũng là sự chia sẻ, góp sức của những người dân nơi đây đã phải di chuyển nhà cửa, mồ mả của cha ông vì sự nghiệp phát triển của đất nước.
Khối lượng nước khổng lồ trên núi cũng không khác gì biển cả. Khí hậu nơi đây đã thay đổi và trở nên khác hơn so với trước khi có hồ. Nếu đi từ tây sang đông men theo đường ven hồ ta sẽ cảm nhận được sự thay đổi thời tiết, phía tây hồ mưa nhưng phía đông hồ lại nắng. Sóng trên mặt hồ cũng rất mạnh đủ để kéo bất cứ vật gì xuống lòng hồ và khi thời tiết thay đổi cũng mạnh mẽ như biển cả vậy.
Các đảo nhỏ được tạo bởi các ngọn núi, ngọn đồi đan sen như bát úp. “Hạ long trên núi” là một hình ảnh tượng trưng cho hồ Thác Bà. Người dân nơi đây đã và đang tạo dựng một cuộc sống với sông nước, mây, trời. Những hòn đảo với các ngành nghề dịch vụ đã và sẽ mọc lên. Nếu ai có thú vui sơn thủy sẽ tưởng rằng mình đang đi vào một nơi mà ở đó những gì chúng ta nhìn thấy là sự thu nhỏ của thiên nhiên, của vạn vật. Đứng trên một hòn đảo chỉ có vài trăm m2 xung quanh là nước, được thưởng thức ẩm thực rừng núi: gà đồi, cá hồ tự nướng, lợn cắp nách đủ món, rau rừng, rau dớn…, bỏ qua chốn phồn hoa đô hội vào dịp cuối tuần và thực sự đắm mình vào thiên nhiên, vui vẻ cùng người thân, bạn bè, đồng nghiệp thật là một kỷ niệm khó quên.
Đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai đã và đang kéo gần khoảng cách giữa Lào Cai- ên Bái và Hà Nội- ên Bái gần hơn trong các dịp nghỉ cuối tuần. Chỉ với 1-2 tiếng đồng hồ trên đường cao tốc là có thể di chuyển đến điểm du lịch. Du lịch hồ Thác Bà đang trở nên hấp dẫn và là sự lựa chọn của rất nhiều người vào ngày nghỉ cuối tuần. Hãy đến đây để cảm nhận và chia sẻ chắc chắn quý khách sẽ có một trải nghiệm khó quên.
Hồ Thác Bà không chỉ là một thắng cảnh đẹp, dệt nên những truyền thuyết đầy nhân bản, mà nó còn là một vùng di tích lịch sử. Tại đây đã diễn ra trận đánh ở châu Thu Vật (nay thuộc huyện ên Bình) do Trần Nhật Duật (một vị tướng tài ba của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn) chỉ huy, đã đánh tan đạo quân hùng mạnh của Nguyên – Mông năm 1285. Đặc biệt vùng thượng hồ, một số nơi là cơ sở hoạt động của các cơ quan Trung ương thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Giữa hồ Thác Bà có động Mộng Sơn là nơi Tỉnh ủy ên Bái làm việc trong những năm miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ từ 1965-1967. Hồ Thác Bà nguồn cung cấp năng lượng cho Nhà máy thủy điện Thác Bà, là công trình thủy điện đầu tiên ở nước ta do Liên Xô giúp đỡ.
Du khách hôm nay đến thăm khu vực vùng hồ Hồ Thác Bà (tỉnh Yên Bái) thường được nghe hai câu ca dao rất hay:
Còn tiền Chợ Ngọc Chợ Ngà Hết tiền ta lại Thác Bà Thác Ông.
Đắc Nguyên
Thủ Tướng Duyệt Quy Hoạch Khu Du Lịch Quốc Gia Hồ Thác Bà Yên Bái
Theo quy hoạch, Khu du lịch quốc gia (DLQG) Hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái có diện tích khoảng 28.800 ha, trong đó khu vực tập trung phát triển (không tính phần mặt nước) khoảng 1.200 ha.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu DLQG Hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Phạm vi lập quy hoạch nằm trên địa phận hành chính các xã: Ngọc Chấn, Phúc Ninh, Cẩm Nhân, Mỹ Gia, Yên Thành, Phúc An, Vũ Linh, Vĩnh Kiên, Đại Đồng, Tân Hương, Thịnh Hưng, Hán Đà, Mông Sơn, thị trấn Yên Bình và thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Mục tiêu đến trước năm 2025, Khu du lịch Hồ Thác Bà đáp ứng các tiêu chí để được công nhận là Khu du lịch quốc gia. Phấn đấu đến năm 2030, phát triển Khu DLQG Hồ Thác Bà thành một trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của tỉnh Yên Bái và vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, có sản phẩm chủ đạo, đặc trưng và hình thành thương hiệu cho Khu DLQG Hồ Thác Bà.
Đến năm 2025 đón khoảng 380 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 40 nghìn lượt. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 1,0 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 140 nghìn lượt.
Tổng thu từ khách du lịch: Đến năm 2025 đạt 300 tỷ đồng. Đến năm 2030 đạt khoảng 900 tỷ đồng.
Về việc làm, năm 2025 tạo việc làm cho trên 1.000 lao động trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030 tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động trực tiếp.
Phát triển cơ sở lưu trú du lịch, năm 2025 có khoảng 600 buồng lưu trú. Đến năm 2030 có khoảng 1.300 buồng lưu trú.
Phát triển Khu DLQG Hồ Thác Bà trong không gian kết nối với các khu du lịch, điểm du lịch quan trọng của tỉnh Yên Bái, thủ đô Hà Nội; hình thành mối liên kết chặt chẽ với các khu du lịch quốc gia, trọng điểm phát triển du lịch khác trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực để phát triển, gắn với chuyển đổi và sử dụng hiệu quả lao động nông thôn để phát triển bền vững Khu DLQG Hồ Thác Bà, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
Phê Duyệt Quy Hoạch Tổng Thể Khu Du Lịch Quốc Gia Tại Phú Yên
(VnMedia) – Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia (DLQG) vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên đến năm 2030. Khu DLQG vịnh Xuân Đài thuộc địa bàn thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An. Diện tích vùng lõi tập trung phát triển Khu DLQG là 1.200ha (chưa bao gồm diện tích mặt nước).
Mục tiêu đến năm 2025, vịnh Xuân Đài đón khoảng 850 nghìn lượt khách, trong đó khoảng 25 nghìn lượt khách quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 1,2 triệu lượt khách, trong đó khoảng 35 nghìn lượt khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành) năm 2025 đạt trên 400 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 900 tỷ đồng.
Trong đó, thị trường khách du lịch nội địa tập trung khai thác thị trường khách du lịch đến từ chúng tôi Hà Nội, các đô thị phía Bắc, các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và khách nội tỉnh; từng bước mở rộng ra các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long, tập trung vào phân khúc thị trường khách du lịch cuối tuần, du lịch tham quan trải nghiệm trên vịnh, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng.
Thị trường khách quốc tế chú trọng thu hút thị trường khách Tây Âu, Bắc Mỹ và Đông Âu; tập trung khai thác, thu hút thị trường gần như Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản); tiếp cận và khai thác thị trường Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia) qua các tỉnh Tây Nguyên, tập trung vào phân khúc thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, khám phá, tìm hiểu văn hóa, lịch sử.
Khu DLQG vịnh Xuân Đài phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo gồm: Du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ dưỡng trên vịnh như du thuyền, nhà nổi (bungalow); các khu nghỉ dưỡng đặc thù gắn với đá (khu nghỉ dưỡng đá, khu nghỉ dưỡng đá kết hợp thiền…); các khu nghỉ dưỡng cao cấp, biệt lập trên bờ (khu nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn cao cấp, khu spa cao cấp)… Và sản phẩm du lịch khác gồm du lịch tham quan, trải nghiệm trên vịnh; du lịch thể thao, vui chơi giải trí; du lịch sinh thái (lặn biển ngắm san hô, khám phá hệ sinh thái biển…); ngắm cảnh, chụp ảnh các rạn san hô gần bờ, các sinh vật biển…; đi bộ, dã ngoại, cắm trại, quan sát động, thực vật trong rừng.
Sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử gồm tham quan di tích thắng cảnh quốc gia Gành Đá Đĩa, tìm hiểu không gian văn hóa đá; tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng, các di tích khảo cổ, di tích lịch sử; du lịch gắn với văn hóa ẩm thực, thưởng thức văn hóa ẩm thực và đặc sản biển… cũng là những sản phẩm du lịch quan trọng.
Quy hoạch Khu DLQG vịnh Xuân Đài cũng đề ra các giải pháp chủ yếu như giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch; giải pháp cơ chế, chính sách về thuế, đầu tư, huy động vốn đầu tư, phát triển du lịch cộng đồng; giải pháp phát triển hệ thống hạ tầng du lịch; giải pháp về nguồn nhân lực…
Khánh An – vnMedia
Kinh Nghiệm Du Lịch Hồ Thác Bà, Yên Bái (Cập Nhật 11/2020)
Kinh nghiệm du lịch Hồ Thác Bà, Yên Bái
Cùng Phượt – Ai đã một lần du lịch Hồ Thác Bà (Yên Bình, Yên Bái) chắc hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp của một hồ nước trong xanh, nên thơ và kỳ vĩ. Không chỉ cung cấp nguồn nước để phát điện lưới quốc gia, hồ Thác Bà còn là khu sinh cảnh thiết yếu bảo đảm không khí trong lành và điểm dừng chân của các tour du lịch tâm linh. Nơi đây được ví như một viên ngọc quý, một “Hạ Long trên núi” của vùng Tây Bắc. Là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, có diện tích rộng khoảng 20.000 ha với trên 1.300 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Cách Hà Nội 140km về phía Tây theo quốc lộ 2, trong lưu vực sông Chảy thuộc địa phận huyện Yên Bình và một phần huyện Lục Yên, Thác Bà là tên gọi hồ nước nhân tạo được khởi công xây dựng từ năm 1962 và hoàn thành năm 1970 với mục đích làm nghẽn dòng sông Chảy tạo ra hồ nước phục vụ cho công trình nhà máy thủy điện Thác Bà.
Trước khi đắp đập làm hồ, trong khu vực hồ Thác Bà hiện nay đã từng tồn tại hai thác nước liên hoàn với dòng nước đổ mạnh và chảy xiết, được người dân địa phương gọi là “thác Ông” – “thác Bà”. Sau này khi hình thành hồ thủy điện, cả hai thác này đều bị vùi sâu trong lòng hồ. Để lưu danh những thác nước nổi tiếng gắn với niềm tin thánh tín của người dân địa phương nay chỉ còn trong ký ức, hồ đã được đặt tên “Thác Bà”. Tên “Thác Ông” cũng được đặt cho một cây cầu gần đó.
Vào thời điểm xây dựng, hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, nguồn cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Thác Bà – công trình thủy điện đầu tiên của Việt Nam. Ngoài dòng sông Chảy là nơi cung cấp nguồn nước chủ yếu, hồ Thác Bà còn nhận thêm nguồn nước từ hệ thống ngòi lớn như ngòi Hành, ngòi Cát…, làm tăng lượng phù sa và phong phú các loài sinh vật.
Dòng sông Chảy cùng hệ thống các ngòi lớn đã hào phóng bồi đắp phù sa nuôi dưỡng những bản làng trù phú ven hồ. Quanh khu vực hồ Thác Bà hiện có đến 13 tộc người gồm Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan… sống trên triền núi hoặc ven hồ. Các cư dân vẫn giữ được nét hoang sơ cùng bản sắc văn hóa độc đáo với những tập tục, truyền thống, lễ hội mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Đi du lịch Hồ Thác Bà vào thời gian nào?
Với chiều dài 80km, chiều rộng nơi lớn nhất 30km, hơn 23400 ha diện tích mặt nước nên vùng khí hậu ở Thác Bà rất mát mẻ và dễ chịu, ngay giữa mùa hè nhiệt độ vùng quanh hồ luôn thấp hơn từ 1-2 ºC so với nền nhiệt chung cùng với hơi ẩm từ mặt nước khiến ngay cả trong những ngày oi bức nhất các bạn vẫn cảm thấy dễ chịu.
Tùy thời gian rảnh rỗi mà các bạn có thể du lịch hồ Thác Bà kết hợp với những địa điểm du lịch khách ở Yên Bái, lúc này thời điểm thích hợp để đi hồ Thác Bà phụ thuộc vào các địa điểm bạn dự định đi cùng.
Có thể khám phá hồ Thác Bà vào khoảng thời gian mùa hè, thời điểm này miền Bắc khá nóng nhưng ở những vùng hồ như Thác Bà hay Thung Nai nhiệt độ lại khá dễ chịu, mát mẻ do có sự điều hòa từ hồ nước. Các bạn chú ý chỉ cần tránh đi vào dịp mưa quá nhiều, những thời điểm này thường lượng nước đổ về hồ rất lớn nên đôi khi các tuyến du lịch đường thủy sẽ tạm dừng.
Nếu thích du lịch tâm linh, lễ hội đền Thác Bà diễn ra vào ngày 8-9 tháng Giêng hàng năm.
Hướng dẫn đi tới Hồ Thác Bà
Từ Hà Nội nếu muốn đi tới Hồ Thác Bà các bạn có thể đi theo đường QL32 đi Yên Bái hoặc cao tốc Hà Nội – Lào Cai, thoát ra ở điểm giao cắt Tp Yên Bái. Từ điểm ra này đến hồ Thác Bà chỉ khoảng hơn 30km.
Bảo Ngân Lịch trình: Thác Bà – Mỹ Đình Giờ xuất bến: Thác Bà 7h00 Mỹ Đình 12h00 Điện thoại: 0989 556 856
Homestay là một loại hình du lịch lý tưởng đối với những ai yêu thích khám phá văn hóa tại các vùng đất mới. Khi đi du lịch homestay, thay vì ở khách sạn hoặc nhà nghỉ chúng ta sẽ ở ngay tại nhà của dân địa phương để có một góc nhìn gần gũi và thực tế hơn với cách sống và nền văn hóa của chính họ. Một chuyến du lịch ngắn ngày không quá tốn kém về mặt kinh phí, song chúng ta được đến với các bản làng xinh đẹp còn nguyên nét văn hóa dân tộc truyền thống, với những khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng nguyên sinh, những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng…
Khách đến du lịch hồ Thác Bà thường lựa chọn ở homestay trong bản Ngòi Tu thuộc xã Vũ Linh, nằm cạnh ngay bên hồ thủy điện Thác Bà. Ngòi Tu hấp dẫn du khách không những bởi có một vị trí đẹp, một phần đất liền và một nửa còn lại tiếp giáp mặt hồ nước mênh mông mà còn bởi nơi đây là sự hội tụ các giá trị truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Dao, Cao Lan, Nùng. Đến với Ngòi Tu ngoài việc được thưởng thức những món ăn dân dã bạn sẽ còn được hòa mình vào phong cảnh hữu tình, say lòng cùng những làn điệu dân ca, những điệu múa: làm chay, xúc tép, rước dâu truyền thống.
Chơi gì khi du lịch Hồ Thác Bà
Nhà máy thủy điện Thác Bà
Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà nằm trên dòng Sông Chảy trên địa bàn huyện Yên Bình, đây là nhà máy thủy điện đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc ngay trong thời kỳ chiến tranh.
Nằm bên hồ Thác Bà yên ả, Làng văn hóa Ngòi Tu xã Vũ Linh, huyện Yên Bình đang là một điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước với hình thức du lịch cộng đồng. Ngòi Tu được thiên nhiên ban tặng cảnh quan đặc sắc kết hợp cùng những giá trị văn hóa lâu đời của đồng bào nơi đây đã tạo nên một nét hấp dẫn rất riêng biệt. Với những lợi thế ấy, Ngòi Tu đã và đang được đầu tư phát triển du lịch cộng đồng.
Hồ Thác Bà được hình thành khi đập thủy điện Thác Bà hoàn tất năm 1971 làm nghẽn dòng sông Chảy và tạo ra hồ. Diện tích vùng hồ: 23400 ha, diện tích mặt nước: 19050 ha, dài: 80 km, mực nước dao động từ 46 m đến 58 m, chứa được 3 đến 3,9 tỉ mét khối nước. Ngoài dòng sông Chảy là nơi cung cấp nước chủ yếu, hồ Thác Bà còn có một hệ thống sông ngòi lớn như: ngòi Hành, ngòi Cát,… đổ về, làm tăng lượng phù sa lớn và các loài sinh vật phong phú cho hồ.
Khi chưa có nhà máy Thuỷ điện, đền Thác Bà định vị tại điểm cân bằng phía đông xã Minh Phú huyện Yên Bình, cách thị trấn huyện lỵ cũ 15 km và thành phố Yên Bái 35 km về phía đông nam. Theo yêu cầu xây dựng nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, tháng 4 năm 1963, nhà đền, thiện nam tín nữ và toàn dân xã Minh Phú tự nguyện rước Mẫu sang xã Vĩnh Kiên bên kia sông Chảy cách vị trí đền Thác Bà 5km để lấy chỗ thi công.
Động Xuân Long nằm ẩn trong núi đá. Đi sâu vào trong động du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những tượng đá tự nhiên kỳ lạ.
Tên gọi Đền, Chùa Thác Ông Đồ xuất phát từ tên của nhân vật Ông Đồ, người đã có công dạy chữ nho cho dân bản. Khi làng bị dịch bệnh tả hoành hành, làm chết nhiều người ông đã lập đàn tế trời 3 ngày trên một tảng đá lớn tại thác nước này, cứu giúp người dân tai qua nạn khỏi nhưng ông đã bị một cơn lũ cuốn đi. Để tưởng nhớ công ơn của ông, nhân dân nơi đây lập đền thờ tại thác nước này. Sau đó, một ngôi chùa thờ Phật cũng được dân bản lập lên tại khu thác nước, hình thành nên cụm di tích: Đền, Chùa Thác Ô Đồ (Đền, Chùa Thác Ông Đồ).
Núi Cao Biền nằm bên hồ Thác Bà, thuộc địa phận xã Phúc An. Khách đến du lịch hồ Thác Bà thường rất thích leo núi bởi sẽ được ngắm toàn cảnh hồ, cùng với đó là tìm hiểu thêm về văn hóa và phong tục tập quán của bà con sống quanh hồ.
Ăn gì khi du lịch Hồ Thác Bà
Hồ Thác Bà với sản lượng thủy sản hàng nghìn tấn mỗi năm, hành trình khám phá hồ Thác Bà các bạn không thể bỏ qua món ngon được chế biến từ các loại cá. Những con cá tươi với đủ các loại cân nặng để lựa chọn được người dân đánh bắt hàng ngày ngay trên lòng hồ qua bàn tay chế biến của người dân bản địa đã tạo thành những hương vị rất riêng cho du lịch hồ Thác Bà.
Cá được tẩm ướp bằng các loại gia vị như dầu điều, mật khoái, gừng riềng sả ớt, tiêu, tỏi rồi được nướng trên than hồng.
Cá được sử dụng để làm gỏi phải là cá từ chính hồ, sau khi làm sạch thì thái mỏng rồi tẩm ướp với các gia vị, trộn thính, các loại rau thơm băm nhỏ.
Nguồn tôm trên hồ rất phong phú, chất lượng thịt thơm, ngon. Hiện tôm trên hồ được khai thác chủ yếu thông qua các thuyền săn tôm với quy mô nhỏ của người dân, lượng tôm thu được sẽ tập trung lại về chợ và chuyển xuống bán ở dưới miền xuôi. Ở các homestay bên lòng hồ Thác Bà, trong bữa ăn các bạn sẽ được thưởng thức món tôm rang rất thơm ngon.
Nem trứng kiến được làm từ nguyên liệu chính là trứng kiến kết hợp với các nguyên liệu làm nem truyền thống tạo nên một nón nem mới độc đáo nhưng vẫn giữ được hương vị riêng vốn có. Trứng kiến béo ngậy bọc trong vỏ nem giòn tan khiến người thưởng thức muốn lưu giữ mãi hương vị này nơi đầu lưỡi. Món này hiện không dễ dàng có thể thưởng thức do lượng trứng kiến trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt.
Xôi ngũ sắc Yên Bái được làm từ các nguyên liệu khá đặc biệt. Ngay từ cách lựa chọn nguyên liệu, người ta cũng phải chú ý thật kỹ càng, phải lựa chọn được loại gạo ngon thì xôi mới dẻo, thơm (gạo Tú Lệ; hạt to). Ngoài ra, để tạo màu cho xôi người ta dùng các loại lá rừng (lá cẩm…) hoặc củ nghệ, quả gấc (cơm tím; cơm đỏ; cơm đen; cơm cam; cơm vàng; cơm trắng). Hầu hết các địa điểm du lịch ở Yên Bái đều có món này để phục vụ du khách, có khác nhau cũng thường chỉ là nguyên liệut để tạo ra các loại màu.
Đây là một món ăn nói chung là khá phổ biến đối với người dân vùng cao, cơm được nấu chín trong các ống tre, nứa bằng phương pháp nướng trên lửa. Tùy vào loại gạo sử dụng và các nguyên liệu trộn vào trong quá trình chuẩn bị mà cơm lam ở mỗi vùng sẽ có những hương vị khác nhau.
Gà được những hộ dân kinh doanh homestay hay trang trại nuôi ngay trên những vùng đất xung quanh hồ. Thường chỉ khi có khách du lịch đặt thì người dân mới chuẩn bị. Thịt gà được nướng bằng cây màng tang, mùi nhựa thơm hăng hắc quyện với gừng, củ sả và mắc khén, mỡ chảy xuống lớp than đỏ rực cháy xèo xèo tạo thành một mùi thơm vô cùng quyến rũ với du khách.
Gà là loại được nuôi thả quanh hồ. Sau khi thịt thì làm sạch, bỏ riêng nội tạng. Sau đó, chặt thịt gà ra nhiều miếng nhỏ đem ướp với măng chua (măng giang, măng bương càng muối lâu càng tốt) cùng với gia vị bóp ướp để từ 20-30 phút cho ngấm hương vị của măng cùng gia vị vào miếng thịt. Sau đó, cho vào nồi vần quanh bếp củi than khoảng 1-2 giờ. Khi thịt gà và măng đã chín nhừ, rắc thêm một chút hạt dổi nướng giã nhỏ.
Nói đến hoa chuối rừng, người ta đã cảm nhận ngay cái thân quen, gần gũi mà mộc mạc, thứ quà của làng quê núi rừng Tây Bắc. Cách làm nộm hoa chuối cũng khá đơn giản nhưng cần sự tỉ mỉ, chu đáo. Hoa chuối chọn lấy bẹ non, thái chỉ nhỏ như sợi miến. Để hoa chuối không bị thâm, sau khi thái ngâm luôn vào chậu nước có pha chút giấm. Những sợi hoa chuối ánh sắc tím ngâm mình trong nước cong tròn. Để món nộm hoa chuối được ngon hơn, người ta thường nộm hoa chuối với thịt tai lợn. Tai lợn sau khi làm sạch, luộc chín, thái miếng nhỏ cỡ ngón tay để nộm cùng hoa chuối. Bước cuối cùng là trộn các loại gia vị.
Cũng như các món nộm khác, nộm hoa chuối cần có thêm vừng lạc. Món nộm ngon phải có vị chua của chanh, chút ngọt của đường, hơi cay của ớt và tất nhiên không thể thiếu kinh giới, húng, mùi tàu. Các loại rau thơm sẽ làm cho món nộm có thêm màu xanh bắt mắt cạnh màu tím của hoa chuối, màu trắng của thịt, loáng thoáng màu đỏ tươi của ớt.
Hương vị đặc trưng của nộm hoa chuối là cái giòn sần sật của hoa chuối với hương nồng của các loại rau thơm, chất cay cay của ớt và vị bùi của lạc rang… Tất cả gắn quyện như một bản nhạc đa âm sắc, thưởng thức một lần lại thòm thèm muốn ăn nữa.
Hồ Thác Bà được nhắc đến là một thắng cảnh đẹp của tỉnh Yên Bái. Đây cũng là nơi có trữ lượng thủy sản lớn đem lại nguồn thu nhập cho tỉnh và người dân quanh vùng hồ Thác Bà. Thác Bà được ví là một vựa tôm tép và món mắm tép hồ Thác Bà cũng từ đó mà nổi tiếng nức vùng.
Với diện tích trải dài từ huyện Yên Bình đến huyện Lục Yên, do vậy các xã nằm bên hồ có lợi thế về đánh bắt thủy sản trong đó có tép. Người dân ở các xã Vĩnh Kiên, Đại Đồng, Phúc An, Yên Thành, Xuân Lai, Mỹ Gia, Cảm Nhân, Tân Hương, Xuân Long, Minh Tiến, Vĩnh Lạc, Tân Lĩnh, Tân Lập, Phan Thanh… đã sớm nhận ra tiềm năng lớn này và họ đã tự chế biến cho mình món mắm tép đầy khoái khẩu với độ đạm cao.
Với món mắm tép này có thể ăn kèm chuối xanh và thịt lợn luộc, khế cùng rau đinh lăng, hoặc có thể đem hấp vào cơm cùng với trứng gà sẽ được một món ăn ngon lành mà là lạ chẳng kém gì đặc sản.
Yên Bình có giống bưởi Đại Minh ngon nổi tiếng. Từ xa xưa, bưởi này từng được gọi là bưởi tiến vua. Do đặc thù của khí hậu, thổ nhưỡng nên Bưởi Đại Minh trồng ở vùng đất này cho chất lượng quả ngon và ngọt nhất so với các vùng đất khác.
Cây bưởi Đại Minh thấp, lá tròn, dày, tán rộng. Quả có hình dẹt, nhẵn bóng, trọng lượng từ 0,6kg – 1,4kg, khi quả chín chuyển sang màu vàng, những quả ở cây bưởi già sẽ nhỏ nhẵn hơn, dễ phân biệt với loại bưởi khác. Bưởi Đại Minh ngon có tiếng, từ lâu đã trở thành đặc sản của vùng quê này và là niềm tự hào của người dân Yên Bái. Khi bổ ra, bưởi có mùi thơm thoang thoảng, múi róc, mọng nước.
Lịch trình du lịch Thác Bà
Ngày 1: Hà Nội – Hồ Thác Bà
Sáng xuất phát từ Hà Nội đi Tp Yên Bái. Khoảng trưa các bạn sẽ tới Tp Yên Bái, nếu muộn thì có thể ăn trưa trên đường trước khi tới Thác Bà.
Tham quan nhà máy thủy điện Thác Bà, di chuyển tới homestay mà các bạn đã đặt phòng trước.
Tối nghỉ ngơi, thưởng thức các đặc sản ở Thác Bà, một số món ăn ngon ở Yên Bái.
Ngày 2: Thác Bà – Hà Nội
Dậy sớm ngắm bình minh, ăn sáng, uống trà hoặc cafe. Sau đó thuê thuyền đi tam quan Hồ Thác Bà, đền Thác Bà, Thác Ông, động Thủy Tiên
Trưa quay lại nhà sàn nghỉ ngơi ăn uống, làm thủ tục trả phòng rồi quay lại Hà Nội
Tối có mặt Hà Nội kết thúc chuyến đi
Hà Nội – Thác Bà – Nghĩa Lộ – Mù Cang Chải
Tiếp tục di chuyển đi thăm thủy điện Thác Bà, thuê thuyền dạo chơi lòng hồ thủy điện. Trưa dừng ăn uống thưởng thức cá nướng Thác Bà, có thể tìm các nhà hàng ven lòng hồ để đặt ăn.
Khám phá Thị xã Nghĩa Lộ, tối nghỉ ngơi và thưởng thức đặc sản Nghĩa Lộ ở trong các bản du lịch cộng đồng.
Ngày 2: Nghĩa Lộ – Tú Lệ – Mù Cang Chải
Sau khi ăn sáng xong từ Nghĩa Lộ đi Mù Cang Chải. Chặng đường khoảng 100km trên đoạn này vô cùng đẹp với những cánh đồng lúa trải dài vàng óng (nếu đi vào mùa lúa chín). Thăm Tú Lệ mua cốm và gạo nếp, lên đèo Khau Phạ – một trong tứ đại đỉnh đèo của miền Bắc.
Ăn trưa trên đèo ở nhà hàng Khau Phạ, ở đây có thể thưởng thức đặc sản cá hồi, cá tầm nuôi ngay trên đèo. Một trong những trang trại nuôi 2 loại cá này khá lớn của miền Bắc.
Sang bên kia đèo sẽ là Mù Cang Chải, các bạn sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng cánh đồng Cao Phạ, ruộng bậc thang La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình… đây đều là những địa điểm thuộc danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải vô cùng đẹp mắt.
Chiều tối đến Mù Cang Chải (thực ra chặng đường này không xa nhưng kiểu gì cũng dừng lại chơi bời chụp ảnh trên đương nên khả năng chiều tối mới về đến trung tâm thị trấn)
Tối nghỉ ngơi ở thị trấn hoặc đặt homestay ở Mù Cang Chải, thưởng thức các món ăn ngon ở đây.
Ngày 3: Mù Cang Chải – Hà Nội
Ngày cuối dành toàn bộ thời gian để quay ngược về Hà Nội, đi theo đường Nghĩa Lộ quay ngược về QL32 đi Thanh Sơn – Thu Cúc để về Hà Nội.
Tìm trên Google:
kinh nghiệm du lịch Hồ Thác Bà 2020
hồ thác bà tháng 11 có gì đẹp
du lịch thác bà tháng 11
review Hồ Thác Bà
hướng dẫn đi Hồ Thác Bà tự túc
ăn gì ở Hồ Thác Bà
phượt Hồ Thác Bà bằng xe máy
Hồ Thác Bà ở đâu
đường đi tới Hồ Thác Bà
chơi gì ở Hồ Thác Bà
đi Hồ Thác Bà mùa nào đẹp
địa điểm chụp ảnh đẹp Hồ Thác Bà
homestay giá rẻ Hồ Thác Bà
Bạn đang xem bài viết Yên Bái: Quy Hoạch Tổng Thể Khu Du Lịch Hồ Thác Bà trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!